BÀI VIẾT CỦA TRẦN QUANG ĐÔNG
+++LẦN NGƯỢC VỀ QUÁ KHỨ TÍT TẮP MÙ KHƠI, ĐỂ TÌM VỊ TỔ TÔNG TRẦN TỘC...
---------
Chính Sử, Ngoại Sử, Tộc Phả, viết về huyết hệ Trần Tộc, thường chỉ nhắc đến vị Tổ cao nhất là TRẦN TỰ KINH...Vậy sinh thành ra Trần Tự Kinh là ai ?... Hẳn nhiên phải là bậc phụ-mẫu, lên đến bậc ông-bà, bậc cụ-kỵ, bậc Tằng-Tổ...Ôi chao ! Thật là mờ mịt.......
Cho mãi đến năm kia, may mắn thế nào, tôi gặp ngay được bộ trường thiên tiểu thuyết dã sử Trần Triều của Yên Trần Cư Sĩ, tức BS Trần Đại Sĩ hiện sống ở bên Pháp. Pho truyện có tựa đề "ĐÔNG A DỰNG CỜ BÌNH MÔNG"...
Rồi năm ngoái, đọc thêm được một vài đoạn trong quyển "Tộc Phả Trần Tộc" do Trần Ích Tắc thủ bút.
Từ hai nguồn văn sử liệu này, tôi lần ra thêm được một số thuộc hàng liệt Tổ liệt Tông vai trên Tổ Trần Tự Kinh, cho đến vị Tổ Trần Tộc xa xưa nhất....
Với hoài vọng :
*Con người phải có Tổ Tông
*Như cây có cội như sông có nguồn
Nay, tôi viết ra bài viết này với hoài bão nêu lên một vấn đề đã bao lâu nay bị khuất lấp chưa được lịch sử soi sáng, nhằm mở rộng thêm chiều dư luận....
*******
Trở ngược về một quá khứ xa xưa tít tắp vào thời Chiến Quốc, theo bậc học giả tiền bối Đào Duy Anh nghiên cứu cho biết lúc này đã có 500 tộc người Bách Việt sống rải rác ở Hoa Nam Trung Hoa, Miến Điện, Bắc VN, và Lào...
Mãi đến năm 227 trước Công Nguyên, một bộ tộc Việt trong số 500 tộc Việt này, sinh sống ở đất Mân, gọi là Mân Việt (Phúc Kiến Trung Hoa), xuất hiện một người HỌ TRẦN rất nổi danh, lên là Phương Chính Hầu TRẦN TỰ MINH. Như vậy :
>>>>>>>>>>TỔ HỌ TRẦN XUẤT HIỆN TỪ ĐÂY (1)<<<<<<<<<<<TRẦN TỰ MINH<<<<<<<<<<<<<<
Ngài họ TRÂN, tên đệm TỰ MINH. Phương Chính Hầu là một chức quan được phong dưới thời Tần Thủy Hoàng, song vì Ông vua Tần này nuôi Bá Mộng diệt lân bang, mở rộng cương thổ, nên Ngài bất bình, bỏ về với Triệu Đà, nào ngờ Triệu Đà cũng cùng nuôi Bá Mộng của người Hán, Ngài lại bỏ Triệu Đà vì bất mãn, và theo dòng người Bách Việt di cư xuống phía Nam....
Trần Tự Minh được vua An Dương Vương thu dụng, trở thành vị tướng tài ba, cùng với Cao Lỗ chống lại Triệu Đà.
Khi Cổ Loa thất thủ, đất nước mất vào tay cha con Triệu Đà, Trần Tự Minh lặng lẽ về sống ẩn dật ở đất Kinh Bắc.
Như vậy, từ năm 227 trước Công Lịch, vị TỔ ĐẦU HỌ TRẦN LÀ TRẦN TỰ MINH xuất hiện, cho đến năm 582 Công Lịch, là một giai đoạn trải dài 809 năm. Trong giai đoạn này, hậu duệ của TRẦN TỰ MINH phát triển thành nhiều nhánh. Riêng ngành đích trưởng, mãi đến năm 582, mới lại có một người nổi lên thành một nhân tài kiệt xuất ở xứ Giao Châu, đó là TRẦN TỰ VIỄN (582-637).......
Cũng cần nói thêm rằng, lâu nay ta vẫn cứ đinh ninh Đình Bảng là quê gốc cửa vương triều nhà Lý, mà ít ai có thể ngờ được rằng đất Kinh Bắc cũng là nơi trú ngụ của các vị Thủy Tổ Triều Trần, mà di tích còn tồn tại đến nay là ngôi đền thờ Thái Sư Trần Thủ Độ tại đây. Nguyên do là :
Hồi ấy, ở Từ Sơn, đất Kinh Bắc, có sư Pháp Hiền là đệ tử của Thiền Sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Ấn Độ) đang dụng công truyền bá đạo Phật phái Thiền Tông, thu nạp rất nhiều môn đệ.
Lịch sử nhà Phật chép rằng sau khi Ti-ni-đa-lưu-chi viện tịch, Pháp Hiền vào Từ Sơn tu tập đạo hạnh.Thân hình ngài như cây khô, mọi vật ngã đều quên, các giống chim và thú rừng đến quấn quýt thân mật bên ngài. Người người lúc này mộ tiếng theo học rất đông không kể xiết. Ngài bèn dựng chùa dậy học, cư tăng lúc nào cũng trên 300 người, Thiền Tông phương Nam bấy giờ là thịnh nhất.
Một chú bé mồ côi kiếm củi gần chùa tên là
>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ VIỄN (582-637) (2)<<<<<<<<<<<<<
Chú bé TRẦN TỰ VIỄN, lần nào cũng như lần nấy, cứ đến giờ giảng về giáo lý Tam Giáo, và vào giờ luyện tập võ nghệ, đều đứng bên ngoài nghe rất say mê, đồng thời múa máy tay chân, bắt chước theo từng thế võ.
Sư Pháp Hiền động tâm thu nạp, yêu mến, dậy thông tam giáo Nho-Phật-Lão và TRUYỀN THỤ CÙNG LÚC CẢ VÕ CÔNG.
Sau nhiều năm tu tập, TỰ VIỄN trở thành môn đệ xuất sắc nhất của phái Thiền Tông, đồng thời cũng nức tiếng VÕ CÔNG CAO CƯỜNG, VỚI 2 TUYỆT KỸ HỔ QUYỀN VÀ ƯNG XÀ QUYỀN.
TRÌNH ĐỘ VÕ HỌC CỦA TRẦN TỰ VIỄN CAO THÂM ĐẾN MỨC ÍT GẶP NGƯỜI NGANG TAY.....Ông đem VÕ CÔNG của mình cùng với môn đồ, phật tử, giúp dân chống lại sự đô hộ của nhà Đường. Dân khắp vùng đều sùng kính, tôn ông là Phật Sống.
>>>>>>CÓ THỂ ĐÂY CŨNG CHÍNH LÀ LÝ DO ĐỂ GIẢI THÍCH VÌ SAO DÒNG HỌ TRẦN SAU NÀY
**** RẤT THƯỢNG VÕ <<<<<<
**** RẤT SÙNG ĐẠO PHẬT
để rồi đến đời Trần Nhân Tông sau này, được khai sáng hẳn thành một THIỀN PHÁI TRÚC LÂM trên Yên Tử.
Họ Trần dòng thống tôn có chữ đệm là TỰ,cư ngụ ở Kinh Bắc, tiếp truyền cho đến đời
>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ AN (1010-1077) (3)>>>>>>>>>
mỗi ngày thêm hiển hách trong giới VÕ LÂM của Đại Việt.
Để phân biệt với các phái võ khác, TỰ AN đặt tên cho võ phái của mình là ĐÔNG A (chữ nho "ĐÔNG và A ghép lại thành chữ TRẦN).
>>>>>>>HAI CHỮ ĐÔNG A XUẤT HIỆN TỪ ĐÂY VÀ CỘNG VỚI HÀO KHÍ 3 LẦN KHÁNG NGUYÊN ĐỂ TRỞ THÀNH ======HÀO KHÍ ĐÔNG A====== <<<<<<
Thời ấy ở Đại Việt ta có 3 phái võ danh tiếng lẫy lừng cả nước, đó là
--1/ Phái Lĩnh Nam, xuất phát từ Mê Linh, sau lưu truyền quanh vùng Tam Đảo, Ba Vì .
--2/ Phái Hoa Sơn xuất phát từ Kinh Bắc rồi lan truyền ra đến Thăng Long và các vùng phụ cận .
--3/ Phái ĐÔNG A của Trần Tự An.
Ba phái võ trên đều tràn đầy nhiệt huyết và lòng tự tôn dân tộc, song le, lại có sự khác nhau về hệ tư tưởng, và mỗi phái đều nuôi tham vọng phái mình phải ở vị trí thống lĩnh võ lâm toàn quốc, nên sự mâu thuẫn càng ngày càng gay gắt.
Phái Lĩnh Nam sùng bái đạo Lão ; 2 phái Hoa Sơn và Đông A cùng xuất phát từ Kinh Bắc, cùng theo đạo Phật hệ phái Thiền Tông, nhưng lại khác nhau về thân phận và võ thuật. Phái Hoa Sơn thuộc Hoàng Tộc Nhà Lý, nên lấn át phái Lĩnh Nam và Đông A về nhiều phương diện.
Thế nhưng Đông A với sự dìu dắt của TRẦN TỰ AN thời ấy, xuất sinh ra 3 người con, gồm 2 gái một trai, võ công lừng lẫy đương thời,đến độ trong giới võ lâm gọi là "Côi Sơn Tam Anh". Đó là
*TRẦN THÔNG MAI,
*TRẦN TỰ MAI
*TRẦN THANH MAI.
Trần Thông Mai xuất gia cửa Phật, Trần Thanh Mai lấy con trai thứ 3 của Lý Thái Tổ là Hoàng Tử Lý Long Bồ....Như vậy :
>>>>>TRẦN TỰ MAI LÀ TỔ TIẾP TRUYỀN (4)
Trần Tự Mai, sau khi giúp nhà Tống đánh bại Tây Hạ, được vua gả công chúa Huệ Nhu và phong tước Kinh Nam Vương, được cai quản địa hạt từ Trường Sa tới sát biên giới Đại Việt ....
Trần Tự Mai vẫn tiếp tục sống ở đất Kinh Bắc. Tại đây, tiếp truyền dòng dõi thêm 2 đời nữa :
Trần Tư Mai sinh ra :
>>>>>>>>>>>>TRẦN VỊ HOÀNG (5)<<<<<<<<
Trần Vị Hoàng sinh ra :
>>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ QUANG (6)<<<<<<<<<
Trần Tự Quang sinh ra :
>>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ KINH (7)<<<<<<<<<<<
Trần Tự Kinh sinh ra :
>>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ HẤP (8) con trưởng <<<<
>>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ DUY (8a) con thứ<<<<<<
Trần Tự Hấp sinh ra :
>>>>>>>>>>>>>TRẦN LÝ (9)<<<<<<<<<<
Trần Lý sinh ra :
>>>>>>>>>>>>>TRẦN THỪA (10)-(Thái Tổ Trần Triều)
****Ngành con thứ(8a)****
----TRẦN TỰ DUY SINH RA TRẦN THỦ HUY
----TRẦN THỦ HUY SINH RA ===TRẦN THỦ ĐỘ======
Trước khi qua đời, Tự An di ngôn lại cho con trai TỰ MAI nên tìm cách chuyển võ đường Đông A đi một nơi khác nhằm tránh sự sung đột với phái Hoa Sơn, có hại chung cho sự nghiệp võ lâm của Đại Việt.
Lúc đầu Tự Mai chuyển đến ở ĐÔNG TRIỀU-CHÍ LINH. Sau đó đến đời chắt (khoảng TK XI) là TRẦN TỰ KINH (Trần Kinh) lập trại ở Tức Mạc cùng với 2 con trai rất giỏi võ là TRẦN TỰ HẤP và TRẦN TỰ DUY. Về cuối đời, TRẦN TỰ KINH nghe theo lời con trưởng là TRẦN TỰ HẤP chuyển cư hẳn về ấp Thái Đường và ở luôn nơi này tạo nhiều ân đức với dân trong vùng. Đến đời Tự Hấp tiếp tục làm chưởng môn phái Đông A. Thanh thế họ Trần lúc này đã rất lớn.
Huyền tích trong tộc phả giải thích lý do họ Trần chuyển nơi ở từ Tức Mạc về Thái Đường, khá ly kỳ :--Sau khi vua Lý Nhân Tông băng hà, triều đình nhà Lý bắt đầu rối ren vì phe phái.
Một hôm, Tự Kinh cùng 2 con là Tự Hấp và Tự Duy với mấy chục đệ tử rong thuyền vãn cảnh, Tự Hấp bỗng phát hiện thấy một xác người bị đóng bè trôi sông, bèn sai thủ hạ vớt lên. Trong số môn đồ phái Đông A, có Phạm Tử Tuệ rất giỏi về y thuật. Tử Tuệ bấm mạch thấy xác còn hơi ấm, kinh mạch trì bế nhưng chưa tắt hẳn, nên ra sức cứu chữa theo lệnh của Tự Hấp. Kẻ được cứu nạn là Đoàn Thông, quê ở lộ Hồng Châu (Vĩnh Phúc ngày nay). Ông bị một tên gian quan ở Thăng Long là Nguyễn Cố hãm hại. Vốn là thầy địa lý có tiếng tăm, Đoàn Thông mách với Tự Hấp rằng ở vùng Thái Đường có khu đất tụ nhiều linh khí. Nếu đặt mộ tổ vào đó, ắt có ngày sẽ phát đế vương. Tự hấp nghe xong cả mừng, xin cha cho đi gấp về Đông Triều chuyển mộ cụ tổ TRẦN TỰ MAI về an táng tại Thái Đường, rồi chuyển gia quyến về đó sinh sống. Nhờ vậy gia tộc họ Trần mỗi ngày thêm phát đạt, VÕ PHÁI ĐÔNG A ngày thêm lừng lẫy, thu hút nhân tài khắp nơi về tụ hợp....
----------
VietDieuDongA-DTQ
P/S :
***Bài viết này cũng là lời giải đáp với các đệ- Trần Tiệp--Trần Hạnh--Trận Huy Vũ--và David Trần...
***Từ (1) đến (10) là tuần tự các đời Tổ .
spacer

Lạ lùng vị Tể tướng nhờ đi tắm bị trộm áo quần mà lấy được vợ

(Dân việt) Thuở hàn vi, một lần Tể tướng Nguyễn Văn Giai đi tắm bị mất trộm hết quần áo, được một cô gái lén để cho mảnh vải đóng khố về. Khi đã đỗ đạt, ông hỏi cưới cô gái ấy để trả ơn.
Nguyễn Văn Giai (1553 – 1628) là một Tam nguyên Hoàng giáp, từng giữ chức Tể tướng, tước Thái bảo, Quận công, là công thần có công phò giúp nhà Lê trung hưng. Ông là người nổi tiếng chính trực và giữ nghiêm pháp luật triều đình, được người đương thời nể trọng.
Tể tướng Nguyễn Văn Giai quê ở thôn Phù Lưu Trường, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Xuất thân trong một gia đình có tổ tiên từng nhiều đời đỗ đạt, như Trạng nguyên Nguyễn Văn Long, Bảng nhãn Nguyễn Văn Quý, Thám hoa Nguyễn Văn Cẩn, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Văn Lâm, nhưng đến đời người cha là Nguyễn Văn Củng thì chỉ còn là một khóa sinh nghèo.
Vốn có sức khỏe bẩm sinh, Nguyễn Văn Giai phải làm đủ các nghề khó nhọc như gánh củi thuê để lấy tiền mua giấy bút để theo học một ông Thái học người cùng làng.
Một hôm gánh thuê về, trời nóng bức, Tể tướng Nguyễn Văn Giai khi ấy lội xuống tắm ở cái ao trước cửa nhà thầy học. Trong lúc đương bơi lội, quần áo trên bờ bị đứa vô lại nào lấy mất, ông phải ngâm mình dưới nước mãi không dám ngoi lên.
Bên kia ao là nhà một ông giám sinh, có cô con gái ra ao định giặt, nhưng thấy ông đương tắm đành phải quay vào. Một lúc nữa, trở ra lại thấy như vậy. Rồi một lúc nữa, cô kia ra, loanh quanh ở bờ ao, bỏ lại trên bờ mấy chục thước vải. Ông cảm lòng cô gái, lấy vải đó đóng khố rồi đi về nhà.
Năm 1579, nhà Lê trung hưng mở khoa thi ở Thanh Hóa (khi đó kinh thành Thăng Long vẫn do nhà Mạc chiếm giữ), ông thi đỗ Giải nguyên. Năm 1580, vua Lê mở khoa thi Hội đầu tiên ở sách Vạn Lại, ông đi thi tiếp, đỗ Hội nguyên, rồi vào thi Đình đỗ luôn Đình nguyên nhị giáp Tiến sĩ. Ông là vị Tam nguyên đầu tiên của thời Lê trung hưng.
Sau khi thi đỗ, ông đến nói với ông giám sinh, hỏi cô gái ấy làm vợ thứ. Sách Tang thương ngẫu lục của hai tác giả Phạm Đình Hồ, Nguyễn Án kể rằng, ông giám sinh phải phân trần với ông Giai:
– Con gái tôi vô duyên. Hôm qua, tôi đã trót nhận lời gả cho một người học trò của tôi, cũng là bạn đồng khoa của ông đấy. Xin ông đừng lấy làm lạ sao tôi lại từ chối.
Ông đồng khoa kia đến, hai bên tranh biện mãi, không giải quyết xong. Ông nói:
– Tôi vốn đã có vợ từ lâu, không phải dám tham sắc đẹp để mua cười với bạn. Chỉ vì hồi trẻ, hàn vi, từng được đội ơn người khuê các để mắt xanh đến, nên đã dốc lòng mến yêu từ đấy. Giời đất quỷ thần hẳn đều soi xét, lòng này có dám man muội đâu.

Nhân kể rõ câu chuyện ngày xưa. Ông giám sinh vào trong nhà, hỏi chuyện con gái thì con nói cũng đúng như vậy. Bèn gả cho ông Giai. Đó là bà phu nhân thứ ba của ông, ông yêu quý bà như bà cả vậy.
Đền thờ tể tướng Nguyễn Văn Giai. 

Sau khi đỗ Đình nguyên, Nguyễn Văn Giai được chúa Trịnh Tùng bổ nhiệm chức Tán ký lục trong quân đội. Ông đóng vai trò tham mưu kế sách quân sự trong trướng cho Trịnh Tùng, có nhiều công lao vào việc đánh bại nhà Mạc, chiếm lại kinh thành Thăng Long năm 1592. Năm sau, Nguyễn Văn Giai được thăng chức Đề hình Giám sát Ngự sử.
Năm 1608, ông được thăng làm Đô ngự sử. Ông có nhiều công lao trong việc bang giao với nhà Minh, đánh dư đảng nhà Mạc ở Cao Bằng, nên được thăng lên đến chức Tham tụng, Thượng thư bộ Lại, nắm việc cả sáu Bộ kiêm Đô ngự sử, hàm Thiếu bảo, tước Lễ quận công, được xem là người có công lao đứng đầu lúc đương thời.
Ông mất khi đang tại chức năm 1628, thọ 75 tuổi, được triều đình truy tặng chức Đại tư đồ.
spacer
do