HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP MỘT GIA PHẢ DÒNG HỌ



 
 

HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TP. HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH GIA PHẢ


ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN
LÀM MỘT GIA PHẢ CỦA DÒNG HỌ
_______________________________________    TRẦN VĂN ĐƯỜNG
  chuyên viên gia phả biên soạn email: tranvanduong.sg@gmail.com
I/ Mục đích:
"QUỐC HỮU SỬ GIA HỮU PHẢ" tức nước có sử còn nhà có gia phả; các triều vua có NGỌC PHẢ, NGỌC ĐIỆP, THẾ PHẢ, dân gian có GIA PHẢ, các dòng họ đều cần có một gia phả để ghi lại lai lịch của dòng họ mình, chỉ trừ một số dòng họ nghèo không có người biết chữ đành thủ phận như người mù và nhà ai tự nhớ, tự truyền miệng về tổ tiên được đến chừng nào quí chừng ấy. Chúng ta lúc nầy không phải cam phận như thế, tất nhiên phải có gia phả.
Từ xưa, các bộ gia phả của các dòng họ được bắt đầu trên trang mở bằng dòng chữ "MỘC HỮU BỔN THỦY HỮU NGUYÊN, VẠN VẬT HỒ THIÊN NHÂN SANH HỒ TỔ", tức cây có gốc nước có nguồn, người sanh ra không lẽ không có tổ; nhằm nhắc nhỡ con cháu phải biết cội nguồn tiên tổ, phải biết tổ quán là đâu, phải biết dòng họ đã trải qua những thăng trầm dời đổi ra sao ... Chúng ta cần nói với con cháu rằng " các con đi tìm hiểu lai lịch một nhà sáng tác nhạc, một ca sĩ, một nhân vật nổi tiếng, tại sao con không biết được tên tuổi và sự nghiệp ông bà, tổ tiên của nhà con một cách rỏ ràng? Tại sao các con không biết tự hào về dòng máu tổ tông nhà mình?"
Không có gia phả các đời sau không thể nào ngồi tự hình dung về mình có một bề dày giòng giống như thế nào, những bước chân người trước đã đi đến đâu, những người anh em huyết thống gần gủi cũng như quan hệ thế thứ trong dòng họ sẽ rất khó để đối đãi cho đúng lễ nghĩa gia phong. Trong xu hướng mới, con người đã qua một thời chinh chiến loạn lạc đã bắt đầu nghĩ về dòng họ cội nguồn, thiết lập những kết nối trong nước và vượt cả phạm vi quốc gia để tìm lại cội nguồn, dù đến nay máu đào đã loãng nhưng tình huyết thống vẫn cứ như gần gủi. Dòng họ bạn đã hoàn thành một bộ gia phả cho dòng tộc mình chưa hay đã có nhưng là bộ gia phả chữ Hán Nôm long trọng cất trên bàn thờ nhà thờ họ con cháu muốn được xem không phải chuyện dễ dàng. Có thể gia phả của dòng họ bạn đã dịch nhưng cũng chỉ hạn chế trong điều kiện ghi chép thủ công hay còn thiếu nhiều yếu tố đáng được đưa vào để đời sau cháu con biết nhìn nhận một cách đầy đủ để tự hào, để thấy được nỗi đau của cha ông mà rút ra kinh nghiệm sống hoàn hảo.
Qua nhiều năm dựng gia phả cho nhiều dòng họ trong nước cùng với kinh nghiệm của bạn hữu tôi nhận thấy rằng mọi chi họ đều muốn có gia phả, nhưng nhiều gia tộc cảm thấy khó khăn về mẫu mực một gia phả, thậm chí khó khăn cả về kinh phí nên không thực hiện và để kéo càng dài thời gian càng mất hết thông tin, càng thêm khó khăn trong biên soạn. Đúng vậy, sự khó khăn đó đã được trả giá từ 40 triệu, giá khởi điểm chưa có phí đi điền dã gồm ăn ở lộ phí cho nhóm thực hiện của các đơn vị nhận thực hiện một bộ gia phả .
Tuy nhiên, KHÔNG KHÓ LẮM vì hiện nay mọi dòng họ đều có con em học hành sử dụng máy để làm được bộ gia phả khi có được đề cương hướng dẫn này. Tóm lại hãy lo dựng gia phả cho dòng họ mình bằng chữ viết và ngôn ngữ hiện nay, vướng mắc tôi giúp trong khả năng chuyên môn tôi có!
II/ Yêu cầu:
Yêu cầu hiện nay cho một bộ gia phả phải trang trọng, phải đầy đủ chi tiết trung thực và phải có tính khoa học. Muốn xây dựng một bộ gia phả đòi hỏi có nghiên cứu về lịch sử để dựa vào lịch sử khẳng định từng thời điểm diễn biến trong dòng họ, phải có hệ thống đúng tuần tự, dễ tìm, dễ hiểu, thay đổi tư duy phổ biến hơn để con cháu dễ tiếp cận. Để có thể đạt yêu cầu đó trước hết cần:
- Chọn một người biết sử dụng vi tính, chỉ cần hiểu biết microsoft word.
- Cần một vị hiểu chữ Nho, chữ Nôm và biết ngôn ngữ gia phả. Ngôn ngữ gia phả đơn giản nhưng rắc rối làm nhiều thầy Nho và các sinh viên môn Hán Nôm hiện nay vấp phải nhầm lẫn.
Ví dụ như: tổ bá khảo lê đại lang, đệ thập nhất thế hiển tổ khảo Dĩnh Xuyên quận Trần đại phu, chữ nho chữ nào cũng giống nhau không viết hoa, ta phải hiểu chữ nào chuyển quốc ngữ viết hoa, chính điều này rất nhiều thầy Nho dịch là ông bác tên Lê Đại Lang, Đời thứ mười một, ông nội Trần Dĩnh Xuyên Đại Phu là sai; vì Dĩnh Xuyên , Kinh Triệu, Giang hạ, Thái Nguyên, Trần Lưu phải hiểu là gì trong Bách Gia Tánh. Trường hợp thứ hai: kế thất hàng nhị nương nguyễn thị nam trân chi húy, nếu dịch là bà vợ kế thứ hai tên là Nguyễn Thị Nam Trân là sai; vì kỵ húy nên đã mượn chữ nam trân để thế tên bà, mà nam trân là gì không biết điển không biết nỗi, hàng nhị nương là người con thứ hai của gia đình bà. Còn nhiều điều cần động não cả tháng vậy.
- Chọn những vị cao niên thông hiểu dòng họ để nói về những việc được nghe mà tư liệu cũ không có, biết rỏ tiểu sử những người trong họ đã quá vãng, thông hiểu những sự kiện gần đây chưa kip ghi chép, ...
- Chọn một người có khả năng nắm bắt thông tin một cách nhạy bén, ghi chép lại thành văn trôi chảy, không bị trùng lặp và chuyển đổi ý tưởng khéo léo, hóa giải lời kể thành từng đoạn văn nói lên tiểu sử của nhân vật, có thể hùng hồn và có thể tang thương để đời sau con cháu ngồi chung có sự chia sẻ và thương yêu nhau bồi đắp thêm tình cảm gia tộc, không gây phản cảm, phẩn nộ chia rẽ trong thân tộc do quan điểm chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp ...
- Cần một máy hình có thẻ nhớ đủ dung lượng cho toàn bộ ảnh, gồm ảnh chân dung, ảnh gia đình, ảnh lăng mộ, ảnh nhà thờ tộc, bài vị, đền đài hoành phi, liễn đối, làng mạc nơi tổ quán và nơi có nhà từ đường, ...
- Trình bày và in ấn, đề nghị in trên giấy khổ A4, trắng định lượng 70, bìa cứng, màu nâu đỏ chữ giã kim màu vàng, hình thức kinh điển trang trọng.

III/ NỘI DUNG GIA PHẢ
1/ Lời mở đầu:
Ngày... tháng... năm ... Dương lịch
Ngày tháng năm Âm lịch ...
Viết một bài nói lên những cần thiết dòng họ phải dựng gia phả, các bước chuẩn bị để xúc tiến, sự phấn khởi của tộc họ và cảm nhận về tổ tiên trước việc làm này...
Cuối bài viết nên đề:                                  Thừa mệnh Hội đồng gia tộc đồng.
                                                                   Trưởng tộc: nội tôn đời thứ ...
                                                                   Họ tên.
                                                                   chấp bút/ phụng sao.
2/ Phả ký:
a/ - Giới thiệu dòng họ mình theo Bách Gia Tánh.
    - Giới thiệu tổ quán, hình thành dòng họ như thế nào, sự ra đi của chi họ do diễn biến lịch sử thời kỳ nào, tại tổ quán còn lại những gì, thân tộc, nhà thờ, miếu mộ.... (chèn hình ảnh)
    - Giới thiệu trú quán, trải qua bao nhiêu chặng mới dừng chân lập nghiệp tại đây, vị tổ thứ máy là người lập cơ ngơi, sanh đến nay bao nhiêu đời, có bao nhiêu phái/ nhánh, nhà thờ tộc, thân thế và sự nghiệp của gia tộc, bao nhiêu người trong họ lại tiếp tục hành trình tìm đất mới lập thành chi mới, các kỵ giỗ chính của họ ...(chèn hình ảnh)
   - Kết luận phả ký. (chèn hình ảnh)

3/ Gia Phả Cổ:
   - Bản photo gia phả chữ Nho/ Phó ý chữ Nho/ sắc phong thần...
   - Bản dịch phả ký
   - Văn tế
4/ Phả đồ (nên vẽ theo sơ đồ tổ chức) vẽ trên giấy khổ A3, xếp gấp, có thể nhiều tờ, phân chia theo từng phái/ chi, insert hình dạng behind tờ đầu cho thẩm mỹ.
5/ Phả hệ:
Đây là phần dài nhất và chi tiết nhất trong gia phả.
   - Ghi chép theo đời
   - Ghi chép theo phân phái - kết hợp theo đời để giữ thứ bậc đúng các phái.
  - Ghi theo chi nhánh - kết hợp ghi theo đời giữ thứ lớp đúng các phái, các chi nhánh khác.
  - Đời sau mỗi người con là một trang , có quan hệ trực hệ với đời trước một cách chặt chẽ, trường hợp những người con của đời trước chết sớm chưa có danh phận mới không mở thành trang.
  - Cơ cấu trang :


MẪU

NGÀI TRIỆU TỔ


VÕ CHÁNH Đ...
武正德
TUYÊN CHẾ BINH THƯ VỤ TRUNG ĐÔ CẬN THẦN
VÕ ĐẠI LANG
Thụy THƯỢNG SĨ CHI LINH


Sanh hạ:
1/       Bà bà              THỊ   THƯỢNG
2/       Ngài                VĂN  NHƠN
3/       Ngài                CHÁNH TRỰC

                     
 
 













   
ĐỜI THỨ NHẤT

CON NGÀI VÕ CHÁNH Đ...


        Tư liệu xưa ghi trong phó ý như sau:
        Tổ cô      Võ nhất nương,
        húy         Thượng,
        hiệu        Thiện chi linh.
Bà là chị cả, trưởng nữ của ngài Võ đại lang Chánh Đ.... Bà ở lại Nghệ An cùng cha, thân thế và sự nghiệp nơi tổ quán lưu trữ, con cháu ở Quảng Nam lâu đời không ai biết thêm.



ĐỜI THỨ NHẤT
CON NGÀI VÕ CHÁNH ĐỨC


LÊ TRIỀU TRUNG QUÂN ĐỂ LÃNH THỰ QUỐC CÔNG
Tiền Hiền  VÕ VĂN NH...
武文仁
Thụy        TÍN ĐẠO CHI LINH
Thọ         : 74 tuổi
Kỵ ngày :  20 tháng giêng âm lịch
Mộ tại    : xứ Gò Soài Nhị, .


 
TIỀN HIỀN PHU NHÂN
  TRẦN THỊ TR...
 氏忠
Kỵ ngày :20 tháng giêng âm lịch.
Mộ tại    : xứ Gò Soài Nhị



-         Ông là trưởng nam của ngài Chánh Đ..., ông làm quan cuối thời vua Lê – chúa Trịnh.
Chúa Nguyễn Hoàng chiêu tập người đàng Ngoài vào khai phá xây dựng đàng Trong, nhân cơ hội ngài từ quan vào Quảng Nam khai phá, lập ấp Phú Khương, sau đổi thành làng Phú Thái, dân tôn ngài là tiền hiền. Ngài sanh hạ cháu con và là vị tổ đời thứ nhất của họ Võ làng Phú Thái.
-         Bà vốn người làng Thổ Ngõa, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An, là cháu tằng tôn của tướng Trần Nguyên Hãn.
Ông bà ra đi gặp may mắn và đã chọn được nơi đắc địa để an phận, vui thú điền viên, dành lúc an nhàn huấn dụ cháu con học đạo thánh hiền lấy Phật đạo tu học thuần hành cầu quả phúc.





  








Ảnh mộ ông

Ông bà sanh được ba người con trai:
1/ Trưởng nam:          Ngài Võ Kim B...
2/ Nhị lang:                Ngài Võ Viết Ph...
3/ Tam lang:               Ngài Võ Đức Nh...

Khi mất ông thọ 74 tuổi, mộ táng tại Gò Soài Nhị tục gọi xứ mả cố. Năm 1995 (Nhâm Thân) hậu duệ trong và ngoài nước cùng chung nhau xây thành lăng. Đến năm 2003 tu sửa thêm cho khang trang và thụy lập Thiên Định lăng giữa địa thế uy nghi thanh tú..
Lăng bà Tiền Hiền Phu Nhân cũng đã được xây nguy nga vào tháng 3 năm 2003 nhằm tháng 2 năm Quí Mùi, thụy lập Thiên Thuận lăng gần lăng ông..
 
 
  




Ảnh mộ bà



   

ĐỜI THỨ NHẤT

CON NGÀI VÕ CHÁNH Đ...



Tư liệu xưa ghi:
Thúc tổ           Võ tam lang
Húy                Chánh Trực
Hiệu               Phụ Độ chi linh.
Ông là thứ nam của ngài Chánh Đ..., ông ở lại Nghệ An  cùng cha. Thân thế và sự nghiệp của ông lưu truyền nơi tổ quán, ở Quảng Nam không thấy bút tích để lại nữa.






ĐỜI THỨ HAI

CON NGÀI VÕ VĂN NH...

Ngài trưởng nam ngài Lê Triều Trung Quân Để Lãnh Thự Quốc Công, làm quan võ Nhà Nguyễn đến chức Quản cơ, dung mạo ngài phương phi, binh pháp tinh thông.. Thời trai trẻ dọc ngang, nhưng lúc trí sĩ ngài xuất gia cầu đạo tu Phật lấy pháp tự là Bích Nhãn Năng Sư, đạo hiệu là Huyền Thông và thụy là Từ Hạnh Tiên Sanh.
Khi ông mất thọ 67 tuổi, mộ táng tại xứ nhà thờ, lập bia ngày 26.3 năm Nhâm Thân đến 12.7 năm  Ất Hợi (1997) con cháu trong và cả ngoài nước trùng tu xây thành lăng Tổ Sư.
Danh tánh bà không có di chỉ nào ghi lại.

Ông bà sanh năm người con:
1/ Ngài    Võ Văn   C...
2/ Ngài    Võ Văn   Th...
3/ Ngài    Võ Văn   L...
4/ Ngài    Võ Công B...
5/ Bà       Võ Thị    L...



Ông bà có sáu người cháu nội trai nhưng đời sau vô hậu, mả mồ bà xiêu lạc dấu tích.
Một vị quan khi trí sĩ, ông đã chọn thiền môn tìm lý đạo soi lại những thiệt hơn trần thế. Ông đã ngộ ra rằng đúng cũng ở đó và sai cũng ở đó, vì vốn dĩ là vô thường. Trên đầu là cửa Phật dưới chân là bờ Giác, ông ung dung giữa chốn nhiệm màu.
“Vào cửa từ bi, hoằng dương Phật đạo tìm phương giải thoát,
Qua bờ giác ngộ, tịnh cảnh Như lai dụng pháp nhiệm màu.”
Và đời sau đang đề trên bia đá tặng cho ông.

 
 









                                  
                                         Ảnh mộ ngài Võ Kim Bảng Từ Hạnh Tiên Sanh
         














     GIA PHẢ
   HỌ HÀ

THÔN NGỌC TỨ – XÃ ĐIỆN AN
HUYỆN ĐIỆN BÀN




 NĂM QUÝ TỴ
  (2013)

 
 
















Nhà thờ Hà Ngọc tộc


    
LỜI TỰA

Dòng họ Hà Ngọc thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam từ xưa ông bà đã có gia phả. Gia phả cũ do ông Bát Diệp biên soạn lúc cáo quan về quê an dưỡng tuổi già. Gia phả viết chữ Nho, không kết nối được mười đời trước truyền miệng còn mơ hồ trong ký ức và bắt đầu từ đời thứ XI là ngài Hà Ngọc Khanh. Từ đó về sau nối theo chín đời. Chiến tranh, bom đạn thiêu hủy, nhà hư nát, miếu tộc sụp đổ nhưng may mắn tư liệu này còn.  Năm 1972 (Nhâm Tý), ông Hương Cần tục biên thêm đời XX. Ngày 14 tháng 3 năm 1996 (Bính Tý), các anh em ông Hà Ngọc Cần biên chép tay thành nhiều bản đến đời XXII, nhưng vẫn hình thức xưa, hệ thống rời rạc, khó hiểu.
Khi gặp người bạn cùng chiến tuyến, người bạn tù Côn Đảo trước đây giới thiệu bộ Gia phả Họ Trương xã Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tỉnh và bộ gia phả họ Tống Phước phường Kim Long, thành phố Huế do Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Hành Gia Phả TP. HCM biên soạn, ông Cần mừng vui như gặp được quí nhơn. Và Trung Tâm NCTHGP TP HCM đã thực hiện bộ gia phả nầy.

Dựa trên tài liệu cổ, kết hợp thông tin điền dã, các chuyên viên Trung Tâm đã dựng lại theo cấu trúc hoàn chỉnh với kinh nghiệm 20 năm dựng phả của Trung Tâm.
Để dễ dàng tra cứu, TT giới thiệu các phần có trong nội dung như sau:
·        Phần I: Phả ký, giới thiệu nguồn gốc tổ quán và quá trình di chuyển, định cư, hôn nhân gắn liền với lịch sử hình thành địa phương đang sanh sống.
·        Phần II; Tông đồ, phả hệ, hệ thống phả hệ hàng ngang từ đời thứ XI đến XVIII; chia thành hai phái, phái Nhất và phái Nhì; hái Nhì có ba chi; được bố trí theo hệ thống dọc. Phần nầy ghi lại hành trạng từng nhân vật trong gia tộc gồm ngày sanh ngày mất, mộ phần, nơi ở, nơi làm việc, thân thế sự nghiệp.
·        Phần III: Ngoại phả, các bài viết giới thiệu công trình tâm linh của tộc, đất Điện An, xứ sở văn hóa Điện Bàn Quảng Nam; giới thiệu nét đẹp dòng họ (bài viết của gia tộc), quan hệ hôn phối và ảnh hưởng, ngày kỵ giỗ.





Đây là tác phẩm văn hóa dòng họ, tư liệu quí giá của gia tộc, các thành viên trong tộc cần gìn giữ truyền nối nhiều đời để noi gương người trước làm tốt đời sau và đây cũng là tài liệu tốt cho các nhà nghiên cứu văn hóa dòng họ.
Gia phả in sách và ép vào đĩa nhựa thành hai bộ, một gia tộc giữ, một lưu trữ tại TT. Trong quá trình thực hiện do khách quan không nhận được đủ thông tin, có thể có thiếu sót, trong họ cần bổ sung.

Đại diện Hà Ngọc tộc và ban biên soạn kính cáo.
 

































NGƯỠNG VỌNG
 
BỔN ÂM ĐƯỜNG THƯỢNG
CAO ĐẠI VIỄN TỔ LỊCH ĐỢI TÔNG THÂN
LƯ GIANG QUẬN
HÀ TỘC TRIỆU TỔ

TRUY NIỆM
TIỀN NHƠN
BẮC ĐỊA SƠ CƠ HỆ
XUẤT NAM THIÊN QUÁN PHÚ XUÂN THÀNH
 THẬP ĐẠI TỔ TIÊN


SƠ CƠ
NGỌC TỨ THÔN, ĐIỆN AN XÃ,
ĐIỆN BÀN PHỦ, QUẢNG NAM TỈNH,
THẬP NHẤT THẾ TIỀN HIỀN
DĨ HẠ TRUYỀN THỪA
HÀ NGỌC TỘC

PHỤNG SAO – TU SOẠN

 QUÝ TỴ
2013
















ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC CH...

弟十捌世
何玉力
2. Ông HÀ NGỌC L...
Mộ: Thôn Ngọc Tứ, Xã Điện An,
Huyện Điện Bàn
Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp
弟十
阮氏孝
Bà PHẠM THỊ H...
Mộ: Thôn Ngọc Tứ, Xã Điện An,
Huyện Điện Bàn
Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp

Ông Hà Ngọc Lực sinh sống tại xã Điện An, ông là thứ nam của ông Hà Ngọc Chấn, em trai ông Hà Ngọc Nhỏ. Sau chuyển nhà lên làng Túy Loan sanh sống chỉ một thời gian, ông bà mất mộ táng tại quê cũ, hiện nay tại nghĩa địa xã Điện Nam.

Sanh hạ:
1.                 B. HÀ THỊ CHIM
2.                 B. HÀ THỊ MUA
3.                 Ô. HÀ NGỌC ĐỈNH









PHÁI NHẤT

ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC ...

弟十玖世
𪀄
1. Bà HÀ THỊ C...
Sanh …….mất……
Mộ: Thôn ………, Xã ……….,
Huyện ……………
Kỵ ngày…./….
弟十玖世
Ông ………………………
Sanh …….mất……
Mộ: Thôn …………., Xã ………..,
Huyện …………..
Kỵ ngày…./….

Bà Chim trưởng nữ của ông Hà Ngọc Lực, thường gọi là bà ………… lấy chồng  họ…………… người làng Bồ Mưng, Xã Điện An, Huyện Điện Bàn.
Ông bà làm …………………… hiện sanh sống tại ……………… ……………………………………………………………..
Sanh hạ:
1.     …………………….. Sanh năm
2.     ……………………   Sanh năm



ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC ...

弟十玖世
𪀄
2. Bà HÀ THỊ ...
Sanh …….mất……
Mộ: Bồ Mưng, xã Điện Phước,
huyện Điện Bàn
弟十玖世
Ông ………………………
Sanh …….mất……
Mộ: Bồ Mưng, xã Điện Phước,
huyện Điện Bàn.
Kỵ ngày…./….

Bà Mua thường gọi là bà ………………lấy chồng  họ…………… người làng Bồ Mưng, xã Điện An, huyện Điện Bàn.
Ông bà làm nông hiện nay con cháu bà sanh sống tại xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, ít khi về nên không rõ.

Sanh hạ:
1.     …………………….. Sanh năm
2.     ……………………   Sanh năm


ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC ...

弟十玖世
何玉鼎
3. Ông HÀ NGỌC Đ...
Sanh …….mất……
Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An,
huyện Điện Bàn.
Kỵ ngàymùng 2 tháng chạp
弟十
…………….
Bà …………………….
Sanh …….mất…..
Mộ: Châu Bông, gò Chim Chim, thôn Ngọc Tứ, xã Điện An
Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp

Ông Hà Ngọc Đỉnh lập nghiệp tại làng Túy Loan, ông bà chỉ sanh được một người con trai đã cưới vợ chưa con thì chết , ông bà về lại Ngọc Tứ sống cùng anh em trong thân tộc. Ông bà qua đời, vô tự, hương khói theo ngày chạp của tộc. Mộ ông dời về khu mộ tộc nghĩa địa xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn. 

Sanh hạ:
             1.       HÀ NGỌC ĐẠT Chết, mộ tại Châu Bông






Trên đây là mẫu của các gia phả các dòng họ tại Quảng Nam, do copy không thể hiện đầy đủ các behind picture làm draw back, hãy sử dụng nó như một file để gắn nội dung riêng vào.Mỹ thuật đa dạng,văn chương muôn vẻ tùy khả năng mỗi người mà xây dựng cho gia tộc. Gia phả là tác phẩm có giá trị lịch sử,là linh hồn gia tộc, lưu giữ rất nhiều đời nên việc đầu tư là chính đáng.











6/ Ngoại phả
 - Trang  các ngày thanh minh, chạp mả, tế xuân tế thu, kỵ giỗ của các vị tổ  tổ chức tại từ đường. Các ngày giỗ trong dòng họ.
 - Dịch các hoành phi - câu đối
- HƯƠNG ƯỚC, TỘC ƯỚC.
 - Câu chuyện dòng họ, phong tục, danh nhân lịch sử địa phương, ...
 - Hình ảnh sinh hoạt dòng họ, cây đa, giếng nước và những di tích địa phương,...
7/ Mục lục: Luôn có để tra cứu.
8/ Công khai
 - Ngày tháng năm hoàn tất và xuất bản gia phả, số lượng, lưu trử thế nào.
 - Cảm tạ
 - Ban biên tập.
- Trang  các ngày thanh minh, chạp mả, tế xuân tế thu, kỵ giỗ của các vị tổ  tổ chức tại từ đường. Các ngày giỗ trong dòng họ.





















spacer
do