Nhận xét về “An Nam đại quốc họa đồ”

Tên bản đồ này được ghi trân trọng bằng chữ Hán 安南大國畫圖 và bằng chữ quốc ngữ:An Nam đại quốc họa đồ và dịch ra tiếng LaTinh là Tabula Geographica imperii Anamitici.Nguyên bản họa đồ khá lớn, ngang 40, dọc 80cm, ấn hành theo cuốnNam Việt dương hiệp tự vị ( Dictionarium Anamitico – Latinum) mà tác giả là Giám mục Taberd, xuất bản tại Serampore (Ấn Độ) năm 1838.      Jean – Louis Tabrd (tên Việt là Từ) sinh tại Saint – Etienne. Quận Loire (Pháp) ngày 18/6/1794, gia nhập Hội Truyền giáo nước ngoài, trụ sở tai Paris (MEP), thụ phong linh mục ngày 27/7/1878. Ngày 7/11/1820, ông rời Pháp đến Đàng Trong – Việt Nam truyền giáo.
Tới nơi, Taberd nổ lực học tiếng Việt và viết các thứ chữ Hán, Nôm, quốc ngữ Latinh mà tư liệu học tập tốt nhất có lẽ là Tự vị Annam – Latinh (Dictionarium – Anamitico – Latinum) của Bá Đa Lộc (PieremPigneau de Beshaine) hoàn thành từ nă 1773. Taberd chủ yếu lo việc đào tạo các giáo sĩ bản quốc.

          Dưới thời Gia Long (1802 – 1819), việc truyền giáo không dễ dàng như dưới thời Nguyễn Ánh (1778 – 1802) vốn thân thiện với Giám mục Bá Đa Lộc (sinh năm 1771 – 1799), nhưng chưa bị cấm cách. Dưới thời Minh Mạng (1820 – 1840), đạo và tập trung các giáo sĩ ngoại quốc và Huế. Lê Văn Duyệt có thiện cảm với Công giáo nên cho hai thừa sai Resgesreau, Morronne được ở lại Nam Kỳ, còn hai thừa sai Gegelin, Odoric thì gởi ra Huế. Lúc ấy thừa sai Taberd đang ở tại chủng viện Phường Rượu (An Do, Quảng Trị) cũng tuân lệnh tới kinh. Đại Nam thực lục ghi: “Năm Đinh Hợi (1827), tháng 8, bổ người Tây dương là Phú Hoài Nhân (Taberd) làm Chánh thất phẩm thông dịch ở Ty Hành nhân; Tây Hoài Hoa (Gagelin), Tây Hoài Hóa (Odoric) làm Tùng thất phẩm thông dịch Ty Hành nhân. Mỗi tháng cấp cho mỗi người 20 quan tiền, 4 phương gạo lương, 1 phương gạo trắng. Sai phủ Thừa Thiên trông coi, cấm không cho ra ngoài dạy học trò để truyền giáo”. (1) Taberd bị cấm truyền giáo, nhưng có dịp hoàn thiện ngôn ngữ và bổ sung trình độ Việt Nam học. Những kiến thức chắc chắn về chính quyền hay sử địa nhận được từ triều đình trung ương sẽ được trình bày trong từ điển hay bản đồ sau này.
spacer

Con đê và vết hằn lên tính cách người Việt

Những di chỉ khảo cổ đã dẫn dắt các nhà khảo cổ học và dân tộc học từ lâu đến kết luận rằng có một sự diễn tiến liên tục từ văn hoá Phùng Nguyên, qua các văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun đến văn hoá Đông Sơn, rằng chủ nhân văn hoá Đông Sơn chính là tổ tiên của người Việt ngày nay, và rằng “ Những văn hoá Tiền Đông Sơn cùng với văn hoá Đông Sơn hợp thành một hệ thống văn hoá... có thể gọi là hệ thống văn hoá sông Hồng. Trong bài viết này, dựa trên những thành tựu của nghiên cứu địa lý - địa chất vùng đồng bằng sông Hồng, những thành tựu và phát hiện khảo cổ học, những công trình nghiên cứu văn hoá tộc người đã được công bố, chúng tôi thử đưa ra một sự hình dung về một quá trình, tạm gọi là quá trình Đông tiến, của tổ tiên người Việt, chủ yếu dọc theo dòng chảy sông Hồng, từng bước từng bước trở thành chủ nhân của vùng châu thổ Bắc Bộ - cũng là vùng lãnh thổ giữ vai trò hạt nhân trong quá trình hình thành quốc gia - dân tộc. Tuy nhiên, đó lại cũng vẫn là một nhiệm vụ quá lớn, quá nghiêm túc, do vậy câu chuyện chủ yếu sẽ chỉ diễn ra xung quanh việc người Việt từ xưa tới nay đã trở nên thế nào “dọc theo những triền đê”.

spacer
do