Tư liệu: Hồ Con Rùa và khám Chí Hòa trong thế trấn yểm long mạch Sài Gòn

Hai kiến trúc độc đáo này không chỉ nổi tiếng ở Sài Gòn mà còn có rất nhiều giai thoại mang màu sắc huyền bí, ly kỳ xung quanh. 

Con rùa lớn yểm đuôi rồng
 Hồ Con Rùa không phải là hồ tự nhiên, và giờ cũng không thấy con rùa nào. Hãy tìm hiểu lịch sử hình thành, gắn liền với sự thịnh suy của các “triều đại” cũ đất Sài thành.

Trước 1836: là cổng thành
Trước năm 1790, vị trí này là cổng thành Bát Quái (tiền thân của thành Gia Định) do Gia Long xây dựng. Sau năm 1833, Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt chiếm thành, chống lại triều đình. Đến năm 1836, quân triều đình lấy lại thành và phá bỏ để xây thành mới là Gia Định. Lúc này, cổng thành Bát Quái cũ trở thành nằm bên ngoài thành, trên đường xuống bến sông.

Thời Pháp: là tháp nước
Người Pháp chiếm được thành Gia Định, san phẳng vào năm 1859 và tiến hành quy hoạch lại Thành phố. Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ngay cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng. Năm1865, Thống đốc Nam Kỳ đặt tên con đường số 16 là đường Catinat. Một tháp nước cũng được xây dựng ở vị trí Hồ Con Rùa để cung cấp nước cho dân cư.

Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển. Sau 1921: là giao lộ
1921, con đường Catinat được mở rộng nối dài đến đường Mayer (đường Võ Thị Sáu). Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre. Cắt giao lộ là đường Testard (Võ Văn Tần bây giờ) và đường Larclauze (Trần Cao Vân).

Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp, người dân ở đây thường gọi là Công trường ba hình. Đến năm 1956 thì bị người Việt phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ trong quần thể tượng đài và được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.

Hồ Con Rùa có tên chính thức là Công trường Quốc tế (trước là Công trường Chiến sĩ trận vong). Đây là nút giao của 3 con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Tuy không chính thức được xác nhận, nhưng rất nhiều giai thoại cho rằng hồ Con Rùa được thiết kế thêm hồ phun nước hình bát giác, con rùa đội bia. Và trụ đứng vươn lên cao ở giữa hồ chính là biểu tượng bát quái đồ, Kim Quy cùng chiếc đại đinh đóng xuống đất là để yểm đuôi rồng.

Các vị cao niên kinh qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của vùng đất này đã kể những giai thoại rằng, vốn là người đa nghi và cuồng tín. Bởi vậy, sau khi nhậm chức tổng thống, ông luôn trong tâm trạng bất an, lo lắng cho vị thế của mình. Vào năm 1967, nghe tin có thầy địa lý cao tay ở Hong Kong, Thiệu liền cho người mời sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập.
Thầy địa lý nghiên cứu đến mấy ngày sau rồi phán: “được xây trên long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng. Đuôi rồng nằm cách đó non 1 km, rơi vào vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con rùa lớn trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống mới mong bền vững”.

Ho con rua tại sài gòn
Đây là hình chụp năm 1972 chúng ta còn thấy con rùa với cái bia trên lưng khắc tên những quốc gia đồng minh trong chiến tranh

Vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu lập tức tin theo, cho xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ, một biểu tượng phong thủy thường dùng để của người xưa. Hồ có 4 đường đi bộ xoắn ốc đều hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội bia đá.

Ngoài ra, khu vực trung tâm còn có một cột cao mang hình cánh hoa xòe phía trên. Cột cao này được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Năm 1972, Công trường Chiến trị trận vong được đổi thành Công trường quốc tế. Vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ. Tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

Lại có giai thoại khác liên quan đến việc hồ Con Rùa là sản phẩm trấn long mạch Sài Gòn. Giai thoại này gắn liền với nguồn gốc xây Dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, lấy núi giả trong Thảo Cầm Viên làm bình phong, sông Thị Nghè làm lưu thủy, tạo thế long chầu, hổ phục.
Người Pháp biết rõ điều này, liền cho xây nhà thờ Đức Bà mặt trước bên phải Dinh, hòng phá vỡ thế chữ Vương (gồm đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Pastuer – Phạm Ngọc Thạch hiện nay), thêm một chấm thành chữ Chủ nhằm phá luôn long mạch của Dinh. Do vậy phải xây thêm hồ Con Rùa để phá thủy, làm nước phun lên.

Nhưng còn một điều rất huyền diệu về hồ Con Rùa mà rất ít người bình thường để ý đến, chỉ có các thầy phong thủy và các kiến trúc sư học thêm bộ môn trấn yểm mới hiểu tận tường những bí ẩn trong thiết kế tổng quan của Sài Gòn xưa. Đó là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh nằm ngay giữa ngã tư Võ Văn Tần – Lê Quý Đôn xưa chính là chùa Khải Tường. Chùa Khải Tường là nơi chúa Nguyễn Phúc Ánh trên đường bôn tẩu tránh sự truy đuổi của Tây Sơn có ghé qua tá túc. Và hoàng tử Đảm – sau này trở thành vua Minh Mạng – đã được sinh tại nơi đây.
Tương truyền, khi hoàng tử Đảm – chân mệnh đế vương – ra đời, chùa Khải Tường đã phát ra hào quang đến 3 đêm liền. Nếu nhìn trên bản đồ chụp từ vệ tinh thì chùa Khải Tường thẳng trục với Dinh Độc Lập và vuông góc với hồ Con Rùa. Việc trấn yểm này còn liên quan đến ngũ hành, âm dương, phá thủy, giả sơn mà các thầy chiêm tinh, địa lý nào cũng phải biết.
Do đó, không phải ngẫu nhiên mà hồ Con Rùa nằm thẳng trục với nhà thờ Đức Bà trên đường Phạm Ngọc Thạch, còn chùa Khải Tường thẳng trục Dinh Độc Lập. Bốn công trình nổi tiếng này đều được xây dựng tại những địa điểm mà xưa kia ít nhiều đều dính dáng đến long mạch của Sài Gòn và càng không phải ngẫu nhiên mà tạo thành một hình vuông, nếu chiếu bóng sẽ trở thành một đường thẳng.

Bát quái trận giam giữ linh hồn người đã khuất
Một kiến trúc khác được cho là biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa. Toàn bộ khu trại giam này rộng khoảng 7 ha, được người Pháp xây dựng từ những năm 1943.
Sở dĩ người ta cho rằng khám Chí Hòa là một biểu tượng phong thủy dùng để trấn yểm Sài Gòn là bởi kiến trúc của nó khá đặc biệt. Trại giam này được một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái. Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, có hình bát giác với 8 cạnh đều nhau, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ: càn, khôn, chấn, tốn, cẩn, khảm, đoài, ly.
Đây là công trình được đánh giá khá cao, bởi nó hòa hợp được những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.

khám Chí Hòa
Khám Chí Hòa nhìn từ trên cao xuống
Một vài tài liệu nghiên cứu cho rằng, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trân bát quái trận đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín phía ngoài, còn phía trong toàn song sắt. Toàn khu trại giam chỉ có một cửa vào, người ta gọi đó là cửa Tử. Qua cửa này là hệ thống đường hầm.
Trại giam Chí Hòa, được người Pháp cho xây dựng từ năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hoà rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch. 

Điều đặc biệt nhất của khám Chí Hòa là tất cả các lối di chuyển bên trong đều được thiết kế theo cung vị. Chính vì thế, người bình thường khi bước qua cửa Tử sẽ mất hết phương hướng, như lạc vào một mê cung trận đồ, không thể tìm thấy lối ra. Chính giữa hình bát giác là một sân rộng cũng được thiết kế theo hình bát quái đồ, với 8 khu hình tam giác chụm vào nhau.
Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phu nước như cột cao của hồ Con Rùa đã nói ở phần trên. Nhìn từ trên cao, đài phun nước này có hình dáng như một thanh gươm đâm thẳng xuống đất. Những giai thoại về khám Chí Hòa đều ghi lại vai trò mấu chốt của thanh gươm này và gọi tên nó là “tru tiên kiếm”.

Tru tiên kiếm trấn yểm khám Chí Hòa, khiến những tên tội phạm dù có xảo quyệt, tinh ranh đến đâu cũng không thể trốn được. Nếu tru tiên kiếm bị nhổ lên thì toàn bộ bát quái trận đồ được thiết kế công phu sẽ tự vỡ.
Chính lối kiến trúc áp dụng bát quái trận đồ nhuốm màu sắc huyền linh này mà người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử. Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch vốn là môn khoa học không phải bất kỳ ai cũng nghiên cứu và tiếp nhận được.

Người ta xem khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ giữa lòng Sài Gòn, bởi lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công. Một là của người tù cộng sản vào năm 1945, và hai là của tên giang hồ khét tiếng Phước “tám ngón” sau đó 50 năm.
Hiện tại, bát quái trận đồ đã bị san bằng một nóc nhà cũng bởi tính quá hoàn hảo của nó. Trước kia, các nhà nghiên cứu kinh dịch, lý số khi nhìn vào khám Chí Hòa đều lắc đầu bởi âm binh, chướng khí tại nơi này quá nặng. Vì những tù nhân chẳng may qua đời ở đây thì linh hồn bị bát quái trận đồ giam giữ, không tài nào thoát ra được.

Không biết thật giả ra sao, nhưng chính tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tin vào điều này. Ông Diệm đã cho mời một thầy địa lý cao tay nhằm hóa giải một phần trận đồ. Và sau đó, nóc nhà khu GF của bát quái trận đồ vô cùng hoàn hảo đã bị san bằng. Thuận theo ý trời, lòng người, ngoài cửa Tử, cửa Sanh đã được mở để cho các linh hồn được bay đi và sớm siêu thoát.
Có thể những truyền thuyết, giai thoại nhuốm màu huyền linh, kỳ bí nhưng xét về khía cạnh khoa học ngày nay thì không có thật. Nhưng cũng phải thừa nhận, khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ hoàn hảo, ở đó giống như một mê cung đồ khiến ta mất hết mọi khái niệm về phương hướng lẫn không gian và thời gian.
spacer

Thực hư âm mưu trấn yểm nước Việt của Mã Viện

Câu chuyện về cột đồng Mã Viện trong lịch sử
Mã Viện tự Văn Uyên, người Phù Phong, Mậu Lăng nay là huyện Phù Phong, địa cấp thị Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Việc Mã Viện dựng cột đồng có liên quan mật thiết với cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng.
Theo đó, ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (tức năm 41), nhà Hán thấy Hai Bà Trưng xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, các quận biên thùy, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương. Đồng thời, Vua Hán cũng giao cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược.
 
 
Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc, Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc. Năm Quý Mão (tức năm 43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô nên bị thua, đều tử trận.
Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong. Sau đó, Mã Viện bèn dựng cột đồng, tương truyền ở trên động Cổ Lâu, châu Khâm làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán và khắc lên đó dòng chữ thề: “Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt” (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt).
Có nhiều tài liệu lịch sử ghi lại câu chuyện về việc Mã Viện dựng cột đồng này. Theo sách “Thủy Kinh chú sớ” của Lịch Đạo Nguyên thì: “Mã Văn Uyên (Mã Viện, tên tự là Văn Uyên) đã cho dựng cái mốc đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía nam Trung Quốc ngày nay.
Mốc đồng ấy tức là cột đồng”. Sách “Đại việt sử lược” cũng chép rằng: “(Kiến Vũ) năm thứ 19 (tức năm 43), Trưng Trắc càng nguy khốn bèn trốn chạy, bị Mã Viện giết... (Sau đó) Mã Viện dựng trụ đồng làm ranh giới cuối cùng (của nhà Đông Hán)”.
Trong sách “Việt Nam sử lược”, sử gia Trần Trọng Kim cũng nhắc lại chuyện cột đồng: “Mã Viện đánh được Trưng Vương, đem đất Giao Chỉ về thuộc nhà Hán như cũ,... Đem phủ trị về đóng ở Mê Linh, và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới”. Theo đó, cột đồng Mã Viện là có thật. Tuy nhiên, chỗ dựng thì cả ba sách đều biên chép khá mơ hồ.
Về địa điểm dựng cột đồng, một số ý kiến cho rằng cột đồng được dựng ở Khâm Châu. Theo đó, sách “Lĩnh ngoại đại đáp” của Chu Khứ Phi đời Tống (Trung Quốc) và “An Nam chí lược” của Lê Tắc đời Trần (Việt Nam) đều chép Cột đồng Mã Viện được dựng ở vùng hang động Cổ Sâm (có sách ghi là Cổ Lâu) thuộc Khâm Châu (trước thuộc Quảng Đông, nay thuộc Quảng Tây), Trung Quốc.
Đến cuối thế kỷ XVII, sử thần Ngô Sĩ Liên trong bộ sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng ghi là cột đồng tương truyền dựng ở trên động Cổ Lâu, thuộc châu Khâm. Tuy nhiên, cũng có một số thông tin cho rằng, cột đồng Mã Viện được dựng ở Lâm Ấp.
Sách “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn đã viết: “Theo Tùy sử, tướng Lưu Phương khi đi đánh Lâm Ấp, qua cột đồng của Mã Viện, đi về phía nam 8 ngày thì đến quốc đô Lâm Ấp. Trong khoảng niên hiệu Nguyên Hòa (806 - 820) đời Đường, An Nam đô hộ là Mã Tổng lại lập hai cột đồng ở chỗ Mã Viện dựng cột đồng trước, để tỏ ra mình là dòng dõi con cháu Phục Ba (Mã Viện)”.
 
Do địa điểm dựng cột đồng Mã Viện vẫn còn là một bí ẩn chưa được giải mã nên có một số ý kiến cho rằng câu chuyện cột đồng chỉ là chuyện đặt thêm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc Mã Viện dựng cột đồng chỉ là giai thoại và không nên chép chuyện này vào sử sách vì không có chứng có chính xác.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu khác lại nói thêm: “Nhiều nhà nghiên cứu, nhà chính trị Trung Quốc ở thế kỷ sau đã nhiều lần tìm lại dấu vết cột đồng Mã Viện mà không thấy. Họ cho rằng cột đồng đã bị đá bồi lấp mất hay bị nước biển cuốn đi. Thực ra, theo nhà nghiên cứu sau này, cột đồng và câu chuyện về cột đồng của Mã Viện đều là chuyện đặt thêm”.
Tuy nhiên, vẫn có người tin rằng chuyện “cột đồng Mã Viện” là có thật, bởi trong lịch sử Trung Quốc việc dựng cột để ghi công sau một cuộc viễn chinh là chuyện thường thấy. Sau Mã Viện, những tướng khác như Hà Lý Trinh, Trương Chu và Mã Tống thuộc đời Đường; Mã Hy thuộc đời Hậu Tấn cũng đã dựng cột đồng ở các xứ phía Nam. Một số triều đại phong kiến ở Trung Quốc đã tỏ ra khá quan tâm về chuyện cột đồng Mã Viện.
Giai thoại dân gian và câu chuyện bùa trấn yểm
Trong dân gian vẫn còn lưu truyền những câu chuyện liên quan đến cột đồng Mã Viện. Có chuyện kể lại rằng: “Mã Viện, tướng nhà Đông Hán, dựng cột đồng ở biên giới - tương truyền là trên ngọn rú Rum (Lam Thành). Cột đồng có khắc dòng chữ “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt”, làm cho dân Việt vô cùng căm giận. Có vợ chồng nhà kia ngày ngày lên núi hái thuốc về sao chế, đem ra chợ bán, làm kế sinh nhai...
Một hôm, lên núi, họ phát hiện ra nơi trồng cái cột đồng đáng nguyền rủa. Hôm sau, họ mang theo cái cưa lên núi. Hai vợ chồng dốc sức kéo cưa, quyết hạ cho được cột đồng. Chẳng bao lâu, chiếc cột đã bị cưa đứt và bị ném xuống sông. Người trong vùng nghe chuyện đều cảm phục.
Về sau dân Châu Hoan nhớ công lao, bèn lập đền thờ, tôn vợ chồng họ làm Thành hoàng. Trong đền có thờ cả đôi quang gánh để nhắc đến nghề nghiệp cũ của thần. Tương truyền, ngôi đền ấy ở một xóm nhỏ bên bờ biển Đông, sau này là đất phường Trung Ca, huyện Thiên Lộc”.
Cho đến sau năm 1945, ở thôn Trung Thịnh (tên mới của phường Trung Ca, nay thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc), vẫn còn ngôi đền thờ một vị thần có hiệu “Dực bảo trung hưng Linh phù bản cảnh Thành hoàng Linh ứng Đôn ngung tôn thần” là tổ sư nghề hát, nghề thuốc và là “người cưa đứt cột đồng Mã Viện”.
Cho đến nay, đền thờ đã không còn nhưng vẫn còn có 3 đạo sắc phong thần (vào năm đầu đời Thành Thái (1889), năm thứ 3 đời Duy Tân (1909) và năm thứ 9 đời Khải Định (1922). Cùng với đó là bản thần tích do ông Cung Khắc Lược đã phát hiện ra.
Bản thần tích bằng chữ Hán được đề là “Hà Tĩnh, Can Lộc huyện, Trung Thịnh thôn bản cảnh Thần hoàng sự tích” do vị hương lão họ Trần viết vào tháng giêng Thành Thái năm đầu (1889). Bản thần tích được dịch ra tiếng Việt với nội dung như sau: “Tương truyền, thời Trung Nữ Vương, ở Dung Sơn có vật yểm. Mã Viện muốn hại dân nước Nam, thường lập cột đồng tại các yếu địa.
Đương thời ở thôn Trung Thịnh có chàng trai lực điền họ Hoàng tên Cơ Thạch, nhà nghèo, thân đơn chiếc, nhưng tính tình vui vẻ, ham thích hát ca. Ngày ngày, chàng lên Rum sơn, nơi bốn mùa cây cỏ tốt tươi, phong phú, là kho thuốc quý, hái thuốc về, trữ đầy cả gian nhà tranh, sao chế, đóng gói đưa ra chợ vừa bán, vừa cho, để giúp người bệnh và có tiền độc nhật.
Một hôm lên núi, chàng thấy có vật lạ, về hỏi các cụ già, mới biết đó là cây cột đồng chôn để yểm trấn. Hôm sau, chàng dậy sớm, mang theo cơm gạo, búa, cưa, vội vã lên núi quyết phá cho được cái vật đáng nguyền rủa kia. Chàng hì hục cưa từ sáng đến chiều thì cây cột đổ. Dân là biết chuyện đều hết sức thán phục.
Trong làng có phường hát, chàng họ Hoàng cũng nhập hội, quanh năm cùng vui vẻ hát hò, và vẫn làm nghề thuốc cứu người. Lúc về già chàng truyền nghề thuốc, nghề hát cho đám trai trẻ trong làng nên ở đây rất nhiều người giỏi thuốc, giỏi hát.
Ông già Hoàng Cơ Thạch không ốm đau, một hôm nằm ngủ thiếp đi và qua đời... hôm ấy là 20 tháng giêng. Dân làng vô cùng thương tiếc. Hằng năm vào ngày này, họ làm giỗ ông, rồi về sau, dựng đền thờ, để tưởng nhớ công lao của ông”.
Về việc cột đồng Mã Viện là bùa trấn yểm nước Việt thì theo nhà khảo cứu độc lập Thiên Đức, cột đồng này chính là một phần của trận đồ phong thủy được lập để diệt tận mọi mầm mống phản kháng ở nước ta. Cụ thể, Mã Viện đã sử dụng một loại bùa rất hiếm hoi đề cập trong sách vở là loại bùa Lưỡng Nghi tức là bùa Âm Dương có hiệu lực cao hơn bùa bát quái hai bậc theo Kinh Dịch.
Yếu tố Dương trong bùa yểm này là chiếc cột đồng, còn yếu tố Âm là Kiến Thành - tòa thành hình cái kén được Mã Viện cho xây ở Phong Khê. Hình dáng Kiến Thành kết hợp với cột đồng Mã Viện tạo nên một đạo bùa mạnh nhằm trấn yểm không cho người đàn bà Giao Chỉ (mà thời nhà Hán gọi là yêu nữ) tiếp nối truyền thống anh hùng dân tộc.
Nói theo kiểu dung tục thì Mã Viện đã chơi một trò rất thô bỉ là “đóng cọc” người đàn bà Giao Chỉ nhằm triệt tiêu con đường kết phát vương quyền cho nữ giới Việt Nam sau này. Ngoài ra, câu “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” về bản chất là một câu thần phù hay một lời nguyền.
Chữ “chiết” ở đây không có nghĩa là gãy mà có nghĩa là tách làm hai. Do đó, câu này nên giải thích là “trụ đồng tách huyệt (đế vương) ra làm hai, vua Giao Chỉ bị giết”, chứ không thể dịch là “trụ đồng bị gãy, dân Giao Chỉ bị giết”. Chữ “huyệt” và chữ “vương” là hai chữ đã bị ẩn trong câu này.
Theo Hôn nhân & Pháp luật 
 
Nguồn: Hôn Nhân & Pháp Luật
 
spacer

Khám phá mộ thứ phi vua Quang Trung ở Bình Định

Trong cuộc tàn sát trả thù của vua Gia Long khi nhà Tây Sơn sụp đổ, có một người may mắn trốn thoát. Đó chính là bà Nguyễn Thị Bích, thứ phi vua Quang Trung. Bà đã quy tiên tại Gò Thỏ, thôn Vĩnh Ân, nay là Vĩnh Long, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, Bình Định.

Từ Bộ Gia phả ở Quảng Trị



Gia phả họ Nguyễn (nhà cụ Nguyễn Văn Viện vào năm 1985) ở làng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị chép lại năm 1926, đời thứ 8 có ghi: "Ông Nguyễn Văn Cẩn - chánh dinh Cai hợp Diễn Phái Tử sinh năm Nhâm Thìn, chết ngày 16 tháng 9 năm Tân Mão, thọ 60 tuổi. Bà Nguyễn Thị Ái, sinh năm Giáp Ngọ, chết ngày 28 tháng 1 năm Nhâm Thìn, thọ 59 tuổi. Hai ông bà sinh được 16 người con, 7 trai và 9 gái, có người con gái út tên là Nguyễn Thị Bích, gả cho vua Quang Trung, thôn Mỹ Chánh được xuất đinh, xuất tịch từ đó. Bà chết vào ngày 10 tháng 9 mộ táng tại Gò Thỏ, thôn Vĩnh Ân".

Bà Nguyễn Thị Luyện (sinh 1930), mẹ của ông Hồ Văn Thanh, Trưởng thôn Vĩnh Long, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, Bình Định cho biết: "Khu vực mộ - dân hay gọi là mộ "Bà Vua", ngày xưa là vùng đất Chiêm Thành, cây cối rậm rạp. Theo mấy ông già xưa thì mộ "Bà Vua" nằm trong rừng cấm của người Chăm, có một kho vàng ở đó. Cho nên từ những năm 1980, người ta cứ đến đây tìm hầm vàng. Có người nhìn thấy vàng. "Vàng đi ăn", "con ngựa vàng" đi ăn, ấy là người ta nói theo kiểu duy tâm. Có người bảo hay là ma giả, xưa người ta chôn người sống để giữ vàng (vàng hời). Nếu là vàng hời, khi đào lên thấy thì phải đốt, còn ai bốc lên thì nguy hiểm tính mạng. Vàng hời biết đi, có thể di chuyển được!".

Bà Luyện nói với chúng tôi, vùng rừng cấm trong khu mộ "Bà Vua" rộng lắm, ngày trước là rừng cấm, trong đó có gạch hời. Tôi nhớ, chồng tôi gánh gạch hời về, gạch to như viên đá ong vậy. Sau này rừng cấm mới có tên là Gò Thỏ, ấy cũng bởi khi mới giải phóng về ở đó có rất nhiều thỏ.

Bà Thứ Phi Vua Quang Trung
Ông Thiển bên cạnh mộ "Bà Vua" Nguyễn Thị Bích. 
Người nằm dưới mộ

Ông Nguyễn Văn Thiển (sinh 1933), đội 6 thôn Vĩnh Long, cháu đích tôn của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển cho biết: "Hồi trước tới giờ, hằng năm vào tháng 12 Âm lịch, con cháu trong họ Nguyễn đã chạp mộ "Bà Vua" ở Gò Thỏ. Nhưng một thời gian dài, người trong họ vẫn chẳng biết đó là ai, thời nào. Mãi sau này, tra gia phả mới thấy ghi: "Nguyễn Thị Bích tốt vu cửu nguyệt sơ thập nhật, giá vu Quang Trung - Nguyễn Nhạc, An Thơ, Mỹ Chánh tách dinh tự thử thủy" (Nguyễn Thị Bích mất ngày 10/9, gả cho Quang Trung - Nguyễn Nhạc? (có lẽ người viết gia phả ghi nhầm) thôn An Thơ, Mỹ Chánh, được xuất đinh xuất tịch từ đó).

Hiện tại, ông Thiển còn giữ một cuốn gia phả cũ nát có ghi bà Nguyễn Thị Bích là đời thứ 10, Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển đời thứ 11 và ông Nguyễn Văn Thiển đời thứ 14. Ông Thiển cho biết: "Cuốn gia phả này do ông chú Nguyễn Phán của tôi viết từ những năm 1950 ở Quảng Trị mang vào đã bị rách gốc, chiến tranh loạn lạc, may còn sót lại. Hồi trước ngôi nhà của tôi được thờ kỹ lắm, nhà lá mái, có cờ lộng, có bàn vuông, có siêu, giáo mác để thờ.

Nhưng năm 1964, bom đạn làm nhà bị cháy. Gia đình tôi phải di tản vào trong ấp tại thôn Phú Kim, thị trấn Phù Cát. Khi di tản, chúng tôi có mang theo giấy tờ, sắc phong của vua Thiệu Trị và Tự Đức ban tặng, bài vị, 4 cây liễn và gia phả... Cờ lộng thì bị bom cháy, còn áo mão thì một số đoàn văn công mượn rồi mất luôn. Thời Tây Sơn suy vong, bà Nguyễn Thị Bích quay về quê nội (Vĩnh Ân, Cát Hanh, Phù Cát) để ẩn dật, sau bệnh mất. Trong gia phả, trang nói về bà Bích đã bị xé đi chưa được ráp lại vì người cháu gọi tôi bằng bác lấy đi nghiên cứu cách đây 4 năm để tìm hiểu kỹ hơn về bà".
Ông Thiển cũng cho biết: "Có lần ngành chức năng tỉnh có đề nghị chúng tôi cho đưa mộ Bà về Tây Sơn, nhưng chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi chỉ mong muốn Nhà nước quan tâm làm đền thờ bà tại đây để cho có di tích đàng hoàng, chứ mộ bà cũng bình thường như bao ngôi mộ khác thấy cũng buồn!".


Mộ "Bà Vua" hiện nẩn mình trong vùng cây bạch đàn. Phía trước mộ là cái mương nước thuộc đập Cây Gai thôn Vĩnh Long. Mộ cách núi Đầu Voi 1km và sông La Tinh 500m. Hiện có dòng chữ: "Phần mộ: Đời thứ 9 - Nguyễn Thị Bích - giá vu Quang Trung, Nguyễn Huệ, từ trần ngày 10/9. Các cháu đồng lập mộ 1997". 

Theo mấy ông già xưa thì mộ "Bà Vua" nằm trong rừng cấm của người Chăm, có một kho vàng ở đó

Gia Pha Dong Ho blog
spacer

GIA PHẢ TRẦN CÔNG TỘC QUYỂN HẠ – I

GIA PHẢ TRẦN CÔNG TỘC QUYỂN HẠ – I

GIA PHẢ TRẦN CÔNG TỘC THANH CHÂU
PHÁI I – CHI  1 – THI LAI
Bắt đầu từ đời VII
spacer

Bút tích 10 hoàng đế triều Nguyễn





Các Châu bản triều Nguyễn có niên đại 1802 - 1945 được trưng bày tại Triển lãm “Ngự phê trên Châu bản triều Nguyễn”. Triển lãm nhằm giới thiệu tới công chúng các hình thức ngự phê của các vị vua triều Nguyễn, cung cấp thêm những thông tin về tư tưởng chỉ đạo của nhà vua trên văn bản cũng như cách thức phê duyệt trong chế độ văn thư các triều đại cuối cùng. 


Châu bản vua chúa Việt
Các kiểu đánh dấu, viết lên châu bản của vua Nguyễn thời trị vì tại cố đô Huế

 Qua nội dung và hình thức châu phê cũng phản ánh phần nào thư pháp, chương pháp của các vị hoàng đế, điển hình như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái, Khải Định. Từ các châu bản, cũng có thể hình thành nên“bộ sưu tập thư pháp thảo thư của các hoàng đế Nguyễn” với những nét chữ thảo khoáng đạt, đạt đến tính thẩm mỹ cao trong lối thể hiện thư pháp của người xưa. 

Văn bản các triều đại Vu Việt Nam
Nét bút phê của vua Gia Long


Nét bút phê của vua Gia Long (màu đỏ) trên bản tấu của tộc An Nhơn (huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn) xin kê vua kê khai họ tên, tuổi, số dân các hạng của tộc để làm sổ bộ. Bản tấu này vào năm 1818, tức cách hiện nay gần 200 năm.
Tờ khải của Viện Thái Y năm Gia Long thứ 18 (1819). Nội dung : Ngự y phó Viện Thái y Đoàn Văn Hòa về thang Bát vị hoàn có gia giảm, uống sớm tối cho vua. Vua Gia Long sau đó phê : Tiết tiểu hàn đã qua, đang dần đến ấm áp, chính là lúc mong khỏe mạnh.

Bản tấu của Tuần phủ 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình năm Minh Mạng thứ 19 (1838) nói về tình hình các quan 2 tỉnh cầu mưa được mưa. Vua Minh Mạng đã ngự phê : Được tin có bản tấu nói có mưa khắp nơi, trẫm vui lòng, duy tại kinh gặp đợt gió rét, lúa mạ sợ chẳng được đẹp hoàn toàn, không biết ở trấn hạt ngươi có bị gió rét hay không.  


Bản tấu của trấn Nghệ An năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Các quan ở đây kính tâu về việc dân tố cáo quan tham nhũng ở Nghệ An. Vua phê : Lập tức cách chức Phan Nhật Tỉnh. Việc này thấy lỹ lẽ các ngươi phân tích rất rõ ràng, thực đáng khen. Hãy gắng lên.



Bản tấu của Trương Minh Giảng năm Minh Mạng thứ 15 (1834). Nội dung Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân, Trương Phúc Đĩnh tâu về việc đã dẹp giặc ở biên giới. Vua phê : Xem tờ tấu thấy quân ta ít đánh quân giặc đông mà liên tục giành thắng lợi, khiến cho quân giặc mạnh mà phải khiếp sợ chạy trốn ra khỏi biên giới, không dám manh tâm nhòm ngó tới. Công lao của các khanh rất đáng khen ngợi. Lòng Trẫm cũng rất vui mừng úy lạo, sẽ có chỉ riêng gửi đến. Kính theo



Bản tấu của quan Đê chính về tình hình tu bổ, hoặc đắp thêm bề mặt chân đê hoặc đắp cao thêm đê điều ở Bắc thành cốt sao cho kiên cố (năm Minh Mạng thứ 11 – 1830). Vua phê ý các quan làm cốt sao cho chắc chắn, lo liệu cho đê điều thực kiên cố để vua cùng người dân đều vui mừng.
 

 Bản tấu của các quan cho vua Minh Mạng (năm 1827) về việc vụ án quan lại tham lam tại trấn Nam Định. Vua phê: Cho áp giải tên quan sâu mọt Bùi Khắc Kham đến chợ trong trấn, chém ngang lưng, bêu đầu lên cọc cao để làm gương răn. Ngoài ra, đúng như xét xử. Khâm thử.

 
 
 Bản tấu của Phòng Văn thư năm Minh Mạng thứ 3 (1822) kê khai danh sách các y sinh giỏi hay kém. Vua phê, một số y sinh giỏi được thưởng từ 6-5 lạng bạc. Các y sinh yếu phạt đánh 60 trượng, 50 roi, 40 roi. Những người khác được miễn thưởng phạt. 



 Cũng có những lúc, vua thể hiện tâm trạng buồn rất rõ khi lễ tế đàn Nam Giao bị hoãn lại do chuyển mưa rét. Bản tấu của Bộ Lễ năm 1838, vua Minh Mạng phê : Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, phàm kính gặp lễ Nam Giao đều rất thành kính xin trời lượng chứng giám. Nay lại xảy ra sự thực bất đắc dĩ này. Thật là khổ tâm. Sẽ có chỉ riêng. 


Nét phê của Vua Thiệu Trị năm 1842, về việc ban cho hoàng tử, hoàng nữ mỗi loại dầu, rượu loại 1, các đại thần phải đi phát ngay.


Bản tấu của Bộ Lễ cho vua Thiệu Trị năm 1842 về trường hợp Nguyễn Kim Hoán, tỉnh Bắc Ninh khi thi Hội được xếp thứ 7, nhưng đến lúc thi Đình thì mắc bệnh sốt rét hôn mê rất nặng , không thể vào thi Đình được. Vua đã phê : Nguyễn Kim Hoán lần này miễn phải vào thi. Sau khi bệnh khỏi nên giải quyết thế nào cho thỏa đáng, truyền cho bộ ấy bàn bạc rõ ràng rồi tâu lên đầy đủ. 

Tờ phúc của Bộ binh năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) về việc tuyển chọn voi. Vua phê : Chọn voi ngự, điều cốt yếu là như thớt voi Thái Bình, trang nghiêm, giỏi dang, thuần lương, khỏe là được.


Vua Tự Đức rất chăm phê, nhiều bản tâu của quan, vua phê vào còn nhiều chữ hơn quan tâu lên. 


 Vua Tự Đức năm 1874 phê về xử tội các quan để Thành Hà Nội thất thủ vào tay thực dân Pháp với ý : giao cho Truyền thần và Viện Cơ mật tham khảo điển lệ, sự việc tình thế, từ đó mà xử rõ ràng. 



Bản tấu chương của Bộ Lễ

Theo các chuyên gia, bộ tư liệu quý này có nhiều triển vọng để xin được công nhận danh hiệu Di sản tư liệu thế giới của UNESCO. Trong hình là bản tấu của bộ Lễ về việc phúc duyệt các ấm sinh mới nhập tỉnh Hà Đông sát hạch, ngày 24/9 năm Thành Thái 18 (1906).

Châu bản triều Nguyễn là các tập tấu, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư trình, sớ, bẩm…được đích thân vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực màu son, truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội...

Những tài liệu này mang đến cho người xem cái nhìn sâu hơn về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội dưới thời nhà Nguyễn. Đây gần như là báu vật độc nhất vô nhị trong khu vực. Nhật Bản, Hàn Quốc không có Châu bản. Đời nhà Thanh (Trung Quốc) chỉ lác đác, không xuyên suốt chiều dài qua 13 đời như ở Việt Nam. 

Trong hình là châu bản về việc thăng thụ quan chức, phong cho Phi tần, Công chúa, niên đại 25/1 năm Thành Thái 9 (1897).
Một số Châu bản của vua Thiệu Trị, niên đại Thiệu Trị 2 (1842).

 Ngự y chính viện Thái y Nguyễn Tiến Hậu khải về thang Thất vị và thang Thọ tỳ sắc, niên đại 4/11 năm Gia Long 18 (1819).


Gia Pha va Coi Nguon
spacer

Lời nhắn nhủ con cháu Lạc Hồng

Lời nhắn nhủ con cháu Lạc Hồng

Những tháng năm dạt trôi trên đất lạ xứ người, mỗi khi chạnh lòng nhớ về quê cha đất tổ, thì một trong những hình ảnh thân yêu, nồng đượm, khắc rõ nét nhất trong trái tim tôi là Đình làng. Mái đình vút cong, đứng uy nghi dưới bóng đa cổ thụ và in hình bên giếng đất đầu làng, đã bao năm nay, làm tôi mong nhớ đến nao lòng.
Đình làng tôi dựa lưng vào khu đất cao, mặt ngoảnh hướng Nam, nhìn ra cánh đồng Diệc bát ngát thẳng cánh cò bay. Tuổi thơ của tôi đã gửi gắm lại nơi này biết bao kỷ niệm êm đềm. Một trưa đi cày về, thấy tôi ngồi hí hoáy vẽ cảnh đình, bác tôi - người duy nhất còn lại trong làng biết chữ Nho-  gọi tôi vào nhà, mang cho xem bản "Sắc Rồng" mà vua đã tặng phong cho "Tứ vị đại vương"- tức Thần Hoàng làng tôi.
Chuyện rằng, cái thời mà đất trời của trăm họ Lạc Việt còn đang ở buổi sớm mai mờ mịt, thì nhà Tần bên Trung Quốc khởi 50 vạn tinh binh sang xâm lược nước ta. Lúc này vua Hùng đã già yếu, được sự đồng lòng của trăm họ, vua đã nhường quyền lãnh đạo kháng chiến cho Thục Phán. Vậy là đất của người Âu Lạc ra đời. Nghe theo lời hiệu triệu cứu nước của vua, dưới sự chỉ huy của tứ Thánh, làng Phó Hoa quê tôi, cùng dân trong vùng đứng lên chống giặc.
Tứ Thánh, thực ra là bốn người con trai của ông Đinh Công Bách và bà Tô Nương Nghi ở  Phó Hoa xã. Các ông đều thông kim bác cổ, văn võ song toàn, đều là lạc tướng của vua Hùng.
Trước hoạ xâm lăng của giặc Tần, các ông ra lập đàn ở giếng đất phía tây làng, cắt máu ăn thề để tỏ tấm lòng trung hiếu trước vận mệnh của đất nước. Khi quân Tần tới nơi, tướng giặc sai người đem ngọc ngà châu báu, dâng biếu các ông để dụ hàng. Nhưng chúng không thể mua chuộc được tấm lòng son và ý trí sắt đá của bốn vị Lạc tướng. Ngày đêm họ luyện tập võ nghệ cho các trai tráng và hướng dẫn nhân dân rào làng kháng chiến.
Nhưng quân giặc quá đông, chúng tiến quân theo cả đường thuỷ lẫn đường bộ và rất tàn bạo. Nên theo lệnh vua, họ phải rút về núi để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Người anh cả là Liêm Công và người em út là Bùi Công, chọn một số nghĩa sỹ ở lại bám làng chiến đấu, cản bước tiến của quân thù. Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm quên thân, họ cầm chân giặc được đến ngày hôm sau thì lần lượt hy sinh. Hai anh em nắm tay nhau, nhìn đất mẹ lần cuối, rồi hoá ngay ở giếng nước đầu làng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Baobacgiang.com.vn
Quân Tần truy kích tiếp đến đầm Cốc, thì bị nghĩa quân của các ông Vĩnh Công và Dũng Công chặn lại. Một trận huyết chiến không cân sức nữa lại diễn ra vô cùng ác liệt suốt một ngày một đêm. Cuối cùng vì địch vây quá dày, không mở được đường máu về núi và quyết không chịu sa vào tay giặc, bên dòng suối quê hương, hai ông đã rút dao ngắn bên người ra đâm cổ tự vẫn. Bốn ông hoá xong thì trời vần vũ đổ mưa, sấm chớp tối đen trong ba ngày.
Mười năm sau, khi cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, trở về làng, dân quê tôi đã rước Bài vị của các ngài về lập bàn thờ. Sau này được vua cấp sắc, phong là linh ứng Đai Vương và nhân dân đã tạc tượng, xây đình để thờ cúng. Cho đến tận ngày nay, các ông vẫn là những người "hộ quốc tỳ dân" trong vùng. Đó là Phúc thần của làng tôi.
***
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, trong nhà ông nội tôi có nuôi giấu một người hoạt động Cách mạng. Người này có một cái tên rất "Tam quốc": Tiểu Vân Trường. Ông rất giỏi võ, đi đâu cũng chỉ độc một cái khăn mặt ướt vắt vai. Vậy mà vẫn lấy được cả dao, cả kiếm của bọn cướp đường.
Đình thờ tứ Thánh bên giếng làng, đã được Tiểu Vân Trường chọn làm nơi dạy võ và tuyên truyền cách mạng cho tầng lớp thanh niên trong vùng. Năm anh em trai của cha tôi, sau này đi tham gia cách mạng, đều xuất thân từ lò võ sân đình của làng tôi.
Ngày tổng khởi nghĩa, cha tôi hăng hái tham gia cướp chính quyền ở tỉnh lỵ Phú Thọ. Bác tôi kể lại: "chú Tư ghê lắm, vác cờ Việt Minh, dẫn đầu đoàn người từ cầu Trắng kéo xuống thị xã. Bọn lính Nhật lưỡi lê tuốt trần, giương súng nhắm vào cờ mà không thằng nào dám bắn". Trong một lần đi công tác, chờ tàu ở ga Phú Thọ, cha tôi bị bọn Việt Nam Quốc dân đảng, làm mật thám trong ty liêm phóng quây bắt. Gặp lúc tình huống hiểm nghèo nhất, bác tôi đã dùng miếng "khăn mặt vắt vai", giật được súng của một tên Việt gian, cứu cha tôi thoát chết trong gang tấc.
Còn chú Năm tôi thì cũng đã nhờ dùng miếng võ này, trói được tên cai ngục, cùng các đồng chí của mình thoát khỏi nhà tù Hoà Bình, trở về tiếp tục hoạt động cách mạng.
***
Năm 1967, làng tôi có bộ đội về. Đó là một trung đội trinh sát thuộc tiểu đoàn 31 của quân khu. Họ còn rất trẻ và cùng đến từ mọi miền đất nước. Sân đình làng tôi lại được các anh chọn làm nơi luyện tập võ thuật và đắp sa bàn. Trên sân đình, mỗi sớm dàn quân theo đội hình 9630 để tập đánh lê, cả trung đội cùng đồng thanh hô vang. Tôi lặng người đi, bỗng thấy như âm vang của "sát Thát", từ trăm nghìn năm uy vũ Lý -Trần xưa vọng về. Rồi tối đến tối, trung đội họp ở sân đình, làng tôi lại được nghe những âm thanh trầm hùng, cất lên từ những lồng ngực yêu đời của những người lính trẻ:
" Ta là người trinh sát
Nhẹ bước chân xa vời
Như bầy chim tung cánh
Bay khắp bốn phương trời..."
Lúc này chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt trên cả hai miền đất nước. Nó đã cuốn đi theo mình nhiều thế hệ trai làng ra mặt trận. Khi mà trung đội trinh sát từ biệt dân lên đường đi chiến đấu, thì cũng là đến lúc lớp anh em chúng tôi lớn lên. Sứ mệnh bảo vệ và giải phóng Tổ quốc lại tiếp tục được trao vào tay lớp trẻ.
Trước khi lên đường chiến đấu dưới lá cờ "Quyết chiến quyết thắng", những thanh niên nhập ngũ đã đến làm lễ ở đình làng. Chúng tôi thề sẽ quyết tâm noi theo tấm gương kiên trung, bất khuất của các bậc tiên liệt : "dù gian lao khổ hạnh không sờn lòng, vào sống ra chết không nản chí" để xứng đáng với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông.
Trong giây phút thiêng liêng ấy, máu trong người tôi trào dâng rạo rực. Tượng tứ Thánh uy nghi ngồi đó, ánh mắt hiền từ của các ngài toả sáng bao dung trong khói hương trầm mặc. Các ngài như những nhân chứng sống của lịch sử, nhìn thấy lớp lớp cháu con lên đường ra mặt trận, gìn giữ non sông gấm vóc.
Lúc ấy, hồn phách anh hùng hào kiệt từ thời dựng nước và giữ nước của cha ông, tự ngàn xưa như đang linh hiển. Tất cả những chiến công oanh liệt của họ như đang hiện về trước mắt chúng tôi - những người lính hậu duệ của bốn nghìn năm sau.
Năm anh em chúng tôi ra đi ngày ấy, thì có ba người nằm xuống và mãi mãi không trở về. Họ đã trung trinh giữ trọn lời thề với non sông đất nước.
***
Hơn hai mươi năm sống xa Tổ quốc, trên đường về quê, tôi đã tận mắt chứng kiến sự thay da đổi thịt của đất nước, nhiều chuyện trước kia, nay đã "vật đổi sao dời". Nhưng làng tôi thì vẫn vậy, vẫn thiêm thiếp ngủ dưới mái đình cổ kính rêu phong. Vẫn là cây đa cổ thụ toả bóng mát trưa hè, vẫn những cô thôn nữ chiều chiều ra giếng làng lấy nước.
Những giây phút thanh bình và nên thơ ấy, tôi không tìm thấy đâu như ở quê mình. Nhưng để có được nó, máu của biết bao anh hùng liệt sỹ đã đổ xuống đất này. Đình làng tôi, nơi đây kế tiếp nhau, nhiều thế hệ con người đã tới dâng hương cầu khấn, rồi lại lần lượt ra đi, đi mãi về nơi lãng quên xa thẳm...
Chỉ còn mái đình và những chiến công vang dội núi sông của  các bậc thánh nhân là ở lại, ở lại để tưới mát lòng người hậu thế, ở lại để nhắn nhủ gia pha dòng họ con cháu Lạc Hồng, hãy đoàn kết một lòng để gữi gìn trọn vẹn núi sông bờ cõi Việt Nam.
Tác giả: NGUYỄN CÔNG TIẾN
spacer

Tiết lộ bất ngờ về gia phả dòng họ Khổng Tử

Khổng Tử là một triết gia , nhà chính trị, nhà giáo dục và là người sáng lập ra đạo Nho ở Trung Quốc. Ông sinh cách đây hơn 2.500 năm, tới nay hậu duệ của ông chẳng những ở Trung Quốc, Đài Loan mà còn rải khắp thế giới. Hiện dòng họ Khổng vẫn giữ được gia phả, vừa qua được ghi vào “Kỉ lục Guiness” là “Cuốn gia phả dài nhất thế giới”.

Khổng Tử (552 - 479 TCN) còn có tên là Khổng Khưu vì trên trán của ông có một cái bướu to, nên người ta ví như cái gò trên trán. Tên chữ là Trọng Ni. Ông sinh ở nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông. Tổ tiên của ông làm quan to ở nước Tống và nước Thương. Nhưng do nội loạn trong triều đình, cha ông chạy sang định cư tại nước Lỗ.   

Ông tuy thất bại trên quan trường, nhưng đã thành công về tư tưởng, vì vậy Tư Mã Thiên coi ông là “Ông vua của tư tưởng”. Ông được các đời vua chúa Trung Quốc tôn sùng là “Bậc Thánh hiền”, là “Thánh chí tôn”, “Thánh chí tôn tiên sư”.   


Ông cũng là nhà giáo dục vĩ đại, tương truyền từ thời đó đã có tới hơn 3.000 đệ tử theo học, trong đó có tới hơn 70 người sau này đều trở thành các bậc vua chúa và vương giả cũng như các nhà triết gia nổi tiếng. Ông từng đưa các học trò của mình đi qua 14 nước thời Xuân Thu để trải nghiệm thực tế. Ông từng biên soạn các sách như “Kinh thi”, “Kinh thư”, “Kinh lễ”, “Kinh dịch”, “Kinh Xuân Thu” và các sách dạy học trò như Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, trong đó ông đưa ra nhiều luận điểm mà tới nay vẫn còn giá trị.    


Chính vì vậy mà rất nhiều nước hiện nay đều có trường học và Viện nghiên cứu về Khổng Tử. Số liệu của Trung Quốc cho biết tính tới tháng 1/2012 có 358 Học viện và 500 giảng đường ở 105 quốc gia và vùng lãnh thổ học tập và nghiên cứu về Khổng Tử.   

Hiện nay, người Hoa trên thế giới có tới gần 40 triệu người ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều hậu duệ con cháu của dòng họ Khổng.   

 
 Cuối năm 2008, Trung Quốc cho xuất bản cuốn “Khổng Tử thế gia”. Đây là cuốn gia phả được ghi vào kỉ lục Guiness thế giới là “Cuốn gia phả dài nhất thế giới”. Cuốn gia phả này ghi lại những sự kiện về con cháu chút chít hậu duệ dòng họ Khổng cũng như tình hình xã hội, lịch sử cùng thời trong hơn 2.500 năm kể từ năm 552 trước công nguyên khi Khổng Tử ra đời cho tới ngày nay.  


Ông Khổng Đức Dung, hậu duệ đời thứ 77 của Khổng Tử, hiện là Hội trưởng Hội công tác ghi chép bổ sung “Khổng Tử thế gia” cho biết, theo quy định, kể từ đời Nhà Minh, “Khổng Tử thế gia” cứ 60 năm “đại bổ sung” một lần, cứ 30 năm “tiểu bổ sung” một lần. Kể từ đó tới nay đã tiến hành bốn lần đại bổ sung, lần gần nhất được tiến hành vào năm 1937. Theo số liệu thống kê khi đó, cháu chắt hậu duệ của Khổng Tử có khoảng trên 560.000 người
 
 
 Lần đại bổ sung thứ 5 lẽ ra hoàn thành vào năm 1997, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên bị gián đoạn, vì vậy, lần đại bổ sung được tiến hành trong thời gian 10 năm kể từ năm 1998 tới năm 2008 mới hoàn thành. 

Nguồn: 'http://kienthuc.net.vn'
spacer
do