Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Pha. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Pha. Hiển thị tất cả bài đăng

Phát lộ văn bia của dòng họ Vũ Khắc ngành

Tảng đá cổ nặng chục tấn nhọn như mũi giáo được khắc một bản văn tự toàn chữ Hán nằm giữa vườn khiến gia chủ và người dân ở xóm 9, xã An Sơn sợ hãi.

Hàng chục năm nay, người dân xóm 9, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) cũng như gia đình bà Mạc Thị Xuân rất hoang mang trước tảng đá cổ hình thù kỳ dị giống đầu mũi tên đá khổng lồ, một mặt được khắc toàn chữ Hán nằm trong vườn nhà. Tảng đá có phần thân hình chữ nhật, 4 cạnh bằng nhau, dài khoảng 3m, nằm trên đất, một mặt được khắc chữ Hán. Phần đầu là chóp nhọn cao 1m, trong đó có 3 mặt để trơn, một mặt khắc 21 vạch song song và đều nhau.
Tảng đá lớn nhọn một đầu nhằm trong vườn nhà bà Mạc Thị Xuân, xóm 9, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Ảnh: Giang Chinh
Bà Mạc Thị Xuân cho hay năm 1990, gia đình bà ra chân núi Thiên Triều khai hoang, sinh sống, một năm sau thì làm nhà. Khi đó tảng đá lớn nằm án ngữ giữa vườn nên gia đình định chuyển bỏ. Tuy nhiên, khi đi xem thầy, xem thợ, họ khuyên không nên đụng vào bởi đó là tảng đá thiêng được trấn yểm.
Gia đình bà Xuân càng sợ hãi khi các cụ cao tuổi kể lại, vào đầu thập niên 80, ông Huân, người trong xóm không nghe người dân khuyên can, vác búa ra đập để lấy đá về làm nhà đã gặp chuyện không may. Mới quai nhát búa đầu tiên, một miếng đá vỡ găm thẳng vào chân, khiến ông phải nhập viện điều trị. Về sau, không hiểu vì lý do gì, ông Huân chuyển nhà đi nơi khác sinh sống.
Thêm vào đó, một số người lạ nghe nói về tảng đá cũng đã tìm về ngó nghiêng, rồi âm thầm rút đi, càng khiến người dân nơi đây tin rằng đó là bùa yểm của người xưa. Kể từ đó đến nay, gia đình bà Xuân không dám “xâm phạm” đến tảng đá.
Văn tự bằng chữ Hán trên tảng đá cổ nặng cả chục tấn đang được gia đình bà Mạc Thị Xuân lưu giữ. Ảnh: Giang Chinh
Cụ ông Trần Gia Viễn, một bậc cao niên trong xóm 9, cho hay tảng đá xuất hiện ở chân núi Thiên Triều từ bao đời nay. Cụ Viễn chỉ biết khi lớn lên đã thấy nó nằm đó. Còn trong hang núi, cách tảng đá này không xa có một tảng đá hình vuông khá lớn cũng được đục đẽo bằng tay. Thời kỳ chiến tranh, hang là nơi du kích và nhân dân trú ẩn. Thời gian này, hang bị giặc đánh mìn, khiến đá sập xuống lấp mất cửa hang.
Để giải mã tảng đá cổ và bản văn tự chữ Hán, cụ Ngô Đăng Lợi, nguyên Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Hải Phòng, được mời về khảo cứu. Sau khi cọ rửa, làm sạch lớp rêu phong, các chữ dần hiện ra, nhà sử học dịch và cho biết tảng đá này thực chất là văn bia của dòng họ Vũ Khắc ngành 2. Nội dung văn bia cho thấy, ngày 18 tháng 9 năm Quý Tỵ (năm Vua Đồng Khánh thứ 15), chi trưởng Vũ Khắc của dòng họ này đã về vùng đất này lập nghiệp, rồi khắc văn bia thay cho gia phả để nhắc nhở các con cháu về sau không quên tổ tông, nguồn cội…

Sau khi khảo cứu, nhà sử học Ngô Đăng Lợi cho biết tảng đá cổ là văn bia của dòng họ Vũ Khắc ngành 2 và nó được chế tác, khắc chữ Hán cách đây hơn 100 năm. Ảnh: Giang Chinh.
Còn về 21 vạch kẻ tại đầu nhọn của văn bia, nhà sử học Ngô Đăng Lợi cho rằng nhiều khả năng đây là ký hiệu cho thấy ông chi trưởng ngành 2 là đời thứ 21 của dòng họ Vũ Khắc.
Sau khi tảng đá được “giải oan”, gia đình bà Mạc Thị Xuân cũng như người dân trong xóm thở phào, không còn lo sợ.
Hiện văn bia vẫn đang được gia đình bà Xuân lưu giữ tại vườn.

spacer

Lăng mộ 'ông nội vua nước Việt'

Khu di tích Gò Lăng (ở thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, H.Tây Sơn, Bình Định) được các nhà nghiên cứu và người dân địa phương nghi ngờ là khu lăng mộ của nhà Tây Sơn.

Ông Mai Văn Châu bên lăng mộ ông Hồ Phi Tiễn đang bị hoang phế

spacer

MỘT ĐOẠN TRONG GIA PHẢ DÒNG HỌ HÀ CÔNG (ngành Mường Hạ, Mai Châu, Hòa Bình)

Có thể đây là PHÁT TÍCH CỦA HỌ HÀ, tặng những người họ Hà làm tư liệu nghiên cứu về dòng họ mình. 


Bản gia phả này được ghi chép bắt đầu khi người Thái thiên di từ Mường Hước Pước Khà (Bắc Hà, Lào Cai) về sinh cư lập nghiệp tại Mai Châu ngày nay, thời gian vào khoảng cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV, ứng với niên biểu triều đại nhà Trần, nhà Hồ. Lần mãi trong mớ bòng bong của gia phả, cuối cùng cũng tìm ra nhân vật được thờ tại đền Chiềng Châu ngày nay mới được phục dựng, đó là ông HÀ QUẢNG, dân gian thường gọi ông là Tướng Sứ. Đoạn trích gia phả dưới đây thể hiện công trạng của ông và con cháu ông đối với vua Lê, với dân chúng quê hương bản mường.


"... Lúc đó, nhà vua mới họp cả nước báo cho biết ở Mường Lay có người ngạo mạn, khinh vua, ở Mường Én có mỏ muối, ở Mường Púa có mỏ bạc gần núi đá. Vua Thông Thiên (chỉ vua Lê Lợi - LCN) mới đưa quân lên cắt cổ rồng ở Mường Lay, khai mỏ ở Mường Én và phá phách nhà tạo ở đó (Tạo đây là chúa đất Đèo Cát Hãn, không theo vua, âm mưu cát cứ vùng Lai Châu ngày nay - LCN). Vua bắt con gái tạo Mường Púa gọi là nàng Lóoc gả cho ông Quảng Xa ở Mường Hạ (nay là vùng xã Mai Hạ, Mai Châu, Hòa Bình - LCN) sinh ra Hà Quảng, Hà Quảng được vua thương cho “ăn” đất theo bố như cũ.

Tạo Khòng và tạo Hạ đánh Mạc thắng nhiều trận. Nhưng trời không cho hai ông ở lại ăn ruộng, ăn đất (Ý nói là chết). Con ông Hà Quảng, chúa đất Mường Hạ là Hà Văn Lôi được vua Tày Ngự phong cho chức Thái úy quận công cai quản cả vùng Mai Hạ, Mai Thượng. Em ông Hồng Khan là Chưởng Chu mới ra mắt tạo anh. Anh em bàn nhau xây dựng lại bản mường, phân gianh giới ai bên nào ăn bên đó.
Hà Văn Lôi sinh được ba con trai. Con bà cả lấy con gái ông Thái úy sinh ra Tạo Khằm Phước ăn đất Chu Hạ. Tạo Khằm Púa con thứ vào ăn đất Mường Pa. Ông út là Khằm Hòng lấy con gái quan bản Chác Lác xuống ăn đất mường Hịch, mường này gồm có pọng Ngõa và Pọng Hiền.

Ông Tày Ngự họ là Lê tiếp tục đánh Mạc, đánh vào Kẻ chợ không nổi kéo quân lên Mường Xang, nói với tạo Mường Xang đem cả quân Lào, quân Thái xuống đánh Mạc. Tạo Mường Hạ, Mùn theo xuống. Quân Thái gặp quân Mạc ở Đồng Bun đánh nhau bị chết, xác phơi đầy núi, đồi. Cuối cùng, vua Lê thắng, quân Mạc thua, vua Lê phong công đầu cho Mường Khòng, công hai cho Mường Xang, công ba cho Mường Pa, công chót cho Mường Thàng. Vua lại ban cho tạo Mường Hạ hàm Đại tư Khấu Chúc trung hầu và một con voi, cho tạo Mường Thượng hàm Đại tư đồ Đình trung hầu và một con voi".




---------------------------
Cuộc hội thảo sáng nay 18/9/2014 tại UBND huyện Mai Châu.
spacer

GIA PHẢ TRẦN CÔNG TỘC QUYỂN HẠ – I

GIA PHẢ TRẦN CÔNG TỘC QUYỂN HẠ – I

GIA PHẢ TRẦN CÔNG TỘC THANH CHÂU
PHÁI I – CHI  1 – THI LAI
Bắt đầu từ đời VII
spacer

Gia Phả Trần Công (Phần 2)

GIA PHẢ

TRẦN CÔNG
(Phần 2) 



Cháu con Trần Công Tộc chưa dám nói mình là giọt máu rơi của 400 năm xưa Trần Triều Hoàng Đế, nhưng phải khẳng định rằng cốt nhục của Trần Công trên đất Thăng Long và âm hưởng công hầu đích thực tại tổng Thanh Châu. Giấc mơ nối lại cội nguồn không thể nào không có. Điều ghi lại cần nhiều chính xác nhưng dòng suy nghĩ như có một sự sai khiến từ trong cõi huyền vi bảo cháu con phải đi tìm dòng máu của chính mình ở nơi đâu có vết tích tộc Trần. Một thời vẻ vang của tiên đế, vua quan nhà Trần đã thành dấu ấn lịch sử thế giới. Thành Cát Tư Hãn liệt oanh đã làm bá chủ một phần thế giới nhưng trước uy phong của Trần Triều phải dừng chân, quay ngựa rút quân về. Lịch sử Trần đã để lại cho trăm họ đời đời bái vọng, con cháu ta Trần Tộc cung nghinh vọng niệm là việc nên làm.

Giấc mơ nào không có sự mơ hồ và từ đó mới có thể tìm thấy những gì cần tìm thấy. Do đó, ta có quyền mơ hồ để có được giấc mơ ngàn năm chưa gặp, để thấy được Tộc Trần lớp lớp hội ngộ với xa xưa.
Mọi suy nghĩ còn trong đợi chờ và hy vọng. Làng Thanh Châu, Tổng Thanh Châu, Huyện Hòa Vang, Phủ Điện Bàn, nay là Cẩm Thanh – Cẩm Châu , thành phố Hội An vẫn là nơi bắt đầu của Gia Phả Trần Công Tộc.


“Thượng Niệm Bổn Âm Đường Thượng
Trần Công Môn Dĩnh Xuyên Quận,
Tiên Viễn Lịch Đợi Quá Cố Chư Tiên Linh Vị Tiền”



(Trích theo bút đề đầu bản gia phả sao chép bằng Hán Nôm)



TỔ CÔNG
THUỶ TỔ TRẦN CÔNG TỘC THANH CHÂU

spacer

GIA PHẢ TRẦN CÔNG TỘC


GIA PHẢ
TRẦN CÔNG TỘC





LÀNG THANH CHÂU
TỔNG THANH CHÂU
HUYỆN HÒA VANG
PHỦ ĐIỆN BÀN
TỈNH QUẢNG NAM

Tran Cong Toc


Hiện nay: Cẩm Châu – Cẩm Thanh, Thị xã Hội An, 
Tỉnh Quảng Nam.


spacer

Giới thiệu gia phả họ Võ phái Nhì làng Phú Thái - Quế Sơn


LỜI GIỚI THIỆU

“Nước có sử, nhà có phả” là đạo lý của dân tộc có văn hiến.
Nhiều năm trăn trở, bác Lan đã hoàn thành được bộ gia phả cho phái Nhất. Bộ gia phả nầy có hình thức và phương thức  biên tập mới có nhiều ưu điểm để con cháu đời sau lãnh hội một cách rõ ràng về thân thế và sự nghiệp phái Nhất và phản ánh một phần tộc Võ của chúng ta tại làng Phú Thái.
       Đây cũng là ước ao của cả họ Võ và phái Nhì.
      Nay cơ duyên đến, anh em nhận được thông tin đã phát tâm vun bồi công đức, cúng tiến tài vật, công sức để thực hiện bộ gia phả của phái Nhì.
      Với bề dày hình thành dòng họ cùng sự phát triển lớn mạnh của con cháu bộ gia phả phái Nhì có nội dung nhiều hơn và chi tiết phong phú hơn. Do đó, ngoài việc tài trợ kinh phí của gia đình hậu duệ Võ Văn Trạm tại Hoa Kỳ, các hậu duệ tại quê nhà gồm có ông Võ Văn Toàn (đời XI) dự tri, ông Võ Văn Học, ông Võ Văn Vĩnh (đời XII), các ông Võ Thanh Tơ, Võ Thanh Hà, Võ Văn Hoa, Võ Văn Bền, Võ Văn Tào và Võ Văn Một (đời XIII) đã phải tích cực làm việc, cung cấp thông tin, đi điền dã  khảo sát, ghi hình nhiều ngôi mộ, đến từng nhà chụp hình ảnh thờ, ảnh cá nhân để tổng hợp sự kiện. Tại Sài Gòn có ông Võ Thôi trách nhiệm bổ sung các tình tiết hành trạng các ông bà đời trước hậu sanh chưa rõ. Tư vấn và biên soạn do chuyên viên gia phả của TTNC&THGP TPHCM trực thuộc Hội Khoa Học Lịch Sử đảm nhận.
        Gia phả dựa vào hai tư liệu: thứ nhất là bản Phó Ý cầu siêu soạn năm Nhâm Thân (1872), thứ hai là bản Tông đồ bằng vải lập năm 1995; được nghiên cứu và thực hiện trong thời gian là năm tháng. Bản thảo do hội đồng gia tộc họp bàn, chỉnh lý và thống nhất. Bản chính in thành sách khổ 20x30, bìa cứng chữ mạ vàng, số lượng 5 bộ (01 tại nhà thờ tộc, 02 tại nhà thờ phái I &II, 01 tại hải ngoại, 01 gửi lưu trữ tại Thư Viện KHTH TPHCM).
         Nội dung gồm có:
        -         Lời tựa
        -         Phả ký: Phần nầy tóm lược quá trình tạo nghiệp của Tổ tiên, Tiền hiền - Giới thiệu tổ quán làng Thổ Ngõa, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang - Giới thiệu ấp Phú Khương nơi dừng chân của người họ Võ đầu tiên - Ảnh hưởng của người họ Võ đối với quê quán và các họ và Tiểu sử Ngài Tổ họ Võ Việt Nam.
        -         Bản Phó Ý biên soạn năm Nhâm Thân (1872).
        -        Tông đồ họ Võ, gồm bản thứ nhất thể hiện từ Thủy tổ, đời thứ I là ngài Tiền hiền Võ Văn Nhân đến đời thứ VIII. Các bản thứ hai, ba, bốn và năm… hệ thống theo từng phái và từng đầu ông.
        -         Phả hệ phái Nhì: Đây là phần chi tiết của từng thành viên thuộc phái Nhì dòng họ Võ; có hành trạng, thân thế, sanh mất, mồ mả, các con và nơi sanh sống, hình ảnh liên quan. Sắp xếp theo từng chi; chi ngài Võ Đức Thắng trước tiên, đến ngài Đức Thuận, ngài Đức Hòa và sau cùng là ngài Võ Đức Du. Trong các chi sắp xếp theo thứ tự từng đời , anh trước em sau có ghi rõ con của ai.
         -       Phần phụ khảo: Giới thiệu các nhà thờ họ Võ làng Phú Thái, ý nghĩa các hoành phi - câu đối, bài viết của con cháu…, ngày kỵ giỗ của tộc - của gia đình.
Bản gia phả có độ dày 300 trang, kèm theo một đĩa VCD thể hiện đầy đủ một thiên gia sử họ Võ làng Phú Thái, biên soạn có khoa học, không có định kiến xã hội, chính trị, tôn giáo mà chỉ mang tính sâu đậm tình cảm huyết thống gia tộc, những tình tiết chỉ là hành trạng cần chia sẻ, không ảnh hưởng quan hệ dòng họ. Bố cục và hệ thống của gia phả dễ dàng cho việc bổ sung, nhưng phải nói thêm rằng, có một số vấn đề khó giải quyết trong bộ gia phả nầy, hậu sanh không am tường, có lẽ tiền nhân không quở trách. Theo Phó Ý thì có tên ông bà nhưng gia phả không biết phải đưa vào đâu vì phó ý chỉ thể hiện tên họ và đời không ghi việc sanh hạ. Tông đồ lập năm 1995 thì ghi sai đời của các ngài cao đời, phải chuyển đổi cho đúng đời nhưng hệ thì còn một vài sai trật, khó xác định.
           Các hậu duệ quan tâm đến dòng họ, xem gia phả để hiểu về dòng họ, tự hào truyền thống gia phong nhà ta. Đây là tư liệu của gia tộc và là tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội học và văn hóa dòng họ.

            Xin cám ơn Tổ tiên đã cho chúng con duyên lành để hoàn thành ao ước, để cốt nhục nhiều đời nối kết rõ ràng hơn và thâm tình huyết thống đậm đà, bền chắc. Nhà thờ họ tôn nghiêm, tráng lệ và gia phả minh bạch, trang trọng, mồ mả huy hoàng là phong thái sáng ngời của văn hóa dòng họ, nay họ Võ ta có đủ là niềm vui lớn của con cháu.
            Nhìn thiên hạ biết mình, con cháu họ Võ xưa nay luôn thấy đâu là trọng trách!

         Soạn giả và Nội tôn đời thứ XII, XIII
         
          Cẩn bút




Ảnh nhà thờ tộc năm 2012


spacer

GIA PHẢ HỌ TRẦN Ở KỶ LAM


GIA PHẢ HỌ TRẦN Ở KỲ LAM

TÁC GIẢ TRẦN VĂN ĐƯỜNG ( VLSDH TPHCM )


LỜI TỰA 
 

Dòng họ Trần tại làng Kỳ Lam, tổng Đa Hòa, nay là xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có một thanh thế khá lớn đối với địa phương, là điều đáng mừng vui trong tộc họ. Việc dựng gia phả đã có từ nhiều đời trước, nhưng lịch sử càng ngày càng nhiều sự kiện, dòng họ mỗi lúc mỗi đổi thay thêm bớt, những văn bản thời xưa là rất quý nhưng đời sau xem ra không hiểu hết; không bổ sung, không tu chỉnh cho phù hợp e sẽ nhọc nhằn cho cháu con.
Nỗi trăn trở của những người lớn tuổi mang nguyện vọng, muốn báo đáp tròn vẹn hiếu tình với tiên tổ, với những bậc sanh thành; ngoài việc xây dựng từ đường, tôn tạo Tông miếu, mồ mả; có gia phả thể hiện đủ giềng mối thế thứ, tông chi, nội thân ngoại thích là rất cần thiết.
Qua một thời gian dài cùng nhau bàn bạc việc ghi chép phả nhưng gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu, trong kỹ thuật để thỏa đáng yêu cầu thời đại nên chưa có thể biên soạn. Nếu mọi việc thuận lợi, bộ gia phả dòng họ chúng ta được soạn thảo theo yêu cầu cao từ gia tộc, cộng thêm sở trường của chuyên gia gia phả dòng họ; chúng ta hy vọng họ Trần làng Kỳ Lam, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn có được một tác phẩm văn hóa dòng họ phong phú và hoàn chỉnh với nội dung như sau. 

spacer
do