Các bộ tứ trong thần điện Việt: Hoa Lư Tứ trấn

Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nước ta tính từ thời phục hưng – độc lập, từ khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi tới khi nhà Lý dời đô về Thăng Long. Là kinh đô nên nơi đây cũng có bộ 4 vị thần đóng vai trò Tứ trấn, trấn giữ 4 phương của kinh thành. Không có tư liệu nào cho biết chính xác phương vị của Tứ trấn Hoa Lư, nhưng khi xét từng vị một sẽ thấy cần xoay lại phương vị này một góc 90 độ ngược chiều kim đồng hồ so với quan niệm hiên nay.

Hoa Lư nằm phía Nam của thành Thăng Long nên ở 2 phương vị Bắc và Nam, tứ trấn Hoa Lư trùng với tứ trấn Thăng Long.

Trấn Bắc – Thiên Tôn: Thiên Tôn là cách gọi khác của Huyền Thiên đại thánh mà thôi vì Lão Tử trong Đạo Giáo là Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn. Thiên Tôn – Huyền Thiên phải là vị thần trấn Bắc, không thể là trấn Đông như quan niệm hiện tại ở Hoa Lư.
Công nghiệp của vị Thiên Tôn ở Hoa Lư trùng khớp với Huyền Thiên ở Cổ Loa, với thành tích chủ yếu là giúp Thục An Dương Vương xây thành. Nơi thờ chính là ở thôn Đa Giá (Ninh Mỹ, Hoa Lư). Tại đây có động Thiên Tôn và đền Đa Giá thờ thần. Ngọn núi nơi có động Thiên Tôn cũng được gọi là núi Vũ Đương Sơn, tức là ngọn núi mà Huyền Thiên đã tu hành trong truyền thuyết.
Động Thiên Tôn là một di tích rất cổ, là tiền đồn cửa ngõ của Hoa Lư. Ở đây tìm thấy cả những viên gạch Giang Tây quân (thời Đường) và Đại Việt quốc quân thành chuyên (thời Đại Việt) như dưới nền thành Hoa Lư. Phía trên động có một chùa nhỏ, nhưng không thờ Phật, mà thờ Tam Thanh (của Đạo Giáo) cùng với Quan Âm Diệu Thiện và cha mẹ của bà là Trang Vương và hoàng hậu. Chùa này cùng với động Thiên Tôn tương truyền do Cao Biền xây.

Tại sao Hoa Lư lại lấy thần Thiên Tôn làm thần trấn giữ cửa ngõ kinh thành? Nếu Cổ Loa là nơi Huyền Thiên – Lão Tử thành nghiệp, thì Ninh Bình rất có thể chính là quê hương, nơi sinh của Lão Tử – Thiên Tôn. Đó là lý do vì sao thần Thiên Tôn lại rất gắn bó với Hoa Lư.
Mảnh gạch có chữ Đại Việt ở động Thiên Tôn.
spacer
do