GIA PHẢ SỰ CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐẤT HOA KỲ


GIA PHẢ
SỰ CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
TRÊN ĐẤT HOA KỲ
Đất nước nào cũng có LỊCH SỬ ghi chép những diễn biến qua từng thời kỳ để phổ biến rộng rãi trong công chúng, còn DÒNG HỌ và GIA ĐÌNH đã có nhiều chi họ có GIA PHẢ ghi lại lịch sử dòng họ mình và lưu truyền cho con cháu.
Dân tộc Việt Nam có Gia Phả từ thời nhà Lý, nhà Trần nhưng chỉ tập trung trong Hoàng tộc và các quan, sau đó xuất hiện trong các nhà khoa bảng biết chữ nghĩa. Đa số người dân thiếu chữ không lập được gia phả, trừ những người giàu có họ mời các Thầy Đồ viết hộ. Những Gia Phả ngày xưa tại nước ta chỉ ghi chép tóm tắt rất đơn giản, không giống Trung Quốc có vẽ hình của các người quan trọng có chức sắc. Ngày nay, Gia Phả được viết thành sách nhờ công nghệ khoa học hỗ trợ nên có được hình thức đẹp, nội dung kèm hình ảnh phong phú. Gia phả không chỉ là một bộ sách đặt trên bàn thờ Tộc, tôn nghiêm cháu con khó tiếp cận như trong những năm trước thập kỷ 60; Gia Phả đươc phát hành nhiều tập, lưu trữ trên đĩa CD, trên mạng internet cháu con ở đâu, bất kỳ lúc nào có nhu cầu đều xem được. Với công nghệ cao trên internet có những lập trình sẵn để viết Gia phả dòng họ, nhưng không phải là phổ cập cho nhiều người sử dụng.
Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu, chưa cảm nhận được ý nghĩa của Gia phả, nhất là quí vị là những gia đìnhcó truyền thống tôn giáo Thiên Chúa Giáo và lớp trẻ xa quê hương. Tại sao? Vì trong khuôn phép của giáo hội Thiên Chúa, giáo quí vị đã được ghi vào sổ Họ Đạo lúc làm phép rửa tội giống như một hồ sơ lý lịch cá nhân được lưu giữ tại nhà thờ, quí vị không cất giữ tại nhà. Quyển sổ Họ Đạo đó đã nhiều đời thay thế Gia phả, ai muốn xem phải có sự cho phép của các Cha nên quí vị có gặp trở ngại khi kết nối rõ ràng quan hệ dòng họ. Mặt khác, khi chúng ta như đàn chim bay đến nơi này rồi nơi khác, ở đâu bình yên thì chúng ta sẽ ở, sổ Họ Đạo chúng ta không có quyền mang theo, dần dà Tổ Tiên phai mờ trong ký ức. Đối với thế hệ trẻ sống tha hương không được sinh hoạt các văn hóa dòng họ, không có nhiều cơ hội hội ngộ cả dòng họ để nhìn nhận đúng thứ lớp quan hệ trong họ mình và tất cả sẽ đánh mất cội nguồn, còn chăng chỉ một cách mơ hồ nơi quê nhà có họ hàng nhưng thực chất không còn biết rõ quan hệ thân thích.
Đất nước có “Quốc sử” để tự hào dân tộc, chúng ta có “Gia phả” để tự hào dòng họ, gia đình.Hai yếu tố xã hội luôn đi theo ta cả cuộc đời là: Quốc tịch (nationality) và Họ (last name), dù ta đi đến đâu, quốc gia nào cũng đều phải tôn trọng và chính chúng ta cũng chưa từng bỏ nó, giống như con cháu dòng họ Kennedy, Francisco, Elizabert … họ đã từng tự hào và không đánh mất.
Tại Việt Nam có hai Trung Tâm nghiên cứu biên soạn chuyên nghiệp Gia Phả cho các dòng họ, tại Salt lake City của Hoa Kỳ cũng có một nhóm nghiên cứu biên soạn Gia Phả dòng họ cho người Châu Âu và Châu Mỹ, họ ra đời không vì lợi nhuận mà họ thấy được giá trị văn hóa của ngành gia phả.
Trở lại với những đồng hương xa xứ trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, Gia Phả là tư liệu là di sản cần thiết của người Việt chúng ta trên đấtHoa Kỳ. Người Việt Nam luôn mang theo bên mình dòng máu tự hào, luôn ôm ấp tình yêu quê hương, gia tộc và gia đình; đó là nguồn cội tổ tông tiếp nối 4000 năm từ trong Văn hiến, ta và con cháu chúng ta nhiều đời sau vẫn là hạt giống của tổ tiên làm nên dân tộc Việt Nam, làm nên từng dòng họ. Với vai trò làm cha làm mẹ ngoài việc chăm lo sự nghiệp cho con, thiết nghĩ việc vun bồi huyết thống cũng rất cần để gìn giữ thứ lớp anh em, quan hệ thân tộc và nhất là tránh được sự đồng huyết, cận huyết trong di truyền.
Trong cuộc sống ngỗn ngang nhiều mối lo toan không còn thời gian để suy nghĩ những vấn đề nầy, không trách nhưng không thể để dòng đời trôi mãi. Quí vị thử nghĩ, một nghệ sĩ nổi tiếng nhiều người bỏ thời gian đi tìm quá khứ, lai lịch nhưng vẫn không cảm nhận việc đó dư thừa trong khi ông nội ta tên gì, ông đã từng ngậm đắng nuốt cay như thế nào, vinh quang của ông đã để cho lớp sau cái gìnhiều ngưòi thờ ơ không rõ thật là tủi hỗ. Trách nhiệm ấy đang thuộc về chúng ta đó quí vị! Quí vị có hình dung được rằng ngày nào đó quí vị không còn hiện diện bên con cháu, chúng nó lấy nhau, những đứa cháu ấy là chắt ngoại và chắt nội? Đối với dân tộc Việt Nam là loạn luân, là nỗi ray rức của đấng sanh thành! Khi giá trị Gia Phả bị bỏ quên trên một đất nước công nghệ cao cuốn con người trong quay cuồng công việc, chắc chắn những hối tiếc sẽ đưa đến.
Những cơ cực, thiếu thốn đã là quá khứ, vẫn chưa muộn màng khi nhận được thông điệp nầy. Đồng đô la của quí vị rất lớn vì trên vai quí vị đang gánh hàng chục khoản chi trả hằng tháng, nhưng để đồng đô la của quí vị làm việc nầy là công đức rất lớn đối với tổ tiên, quí vị là sứ giả của ông bà sai về gìn giữ huyết thống cho dòng họ trong khi con cháu trong dòng họ hoặc chưa nhận thức đầy đủ hoặc còn nghèo không nghĩ được. Những liệt oanh của Tổ Tiên xưa là niềm tin cho đời nay, những gian truân trong quá khứ của Ông Bà là bài học kinh nghiệm đời cháu con, đánh giá được hiện tại là bản chất, là zen của dòng họ; Gia Phả đã làm nhân chứng, làm tấm gương cho hậu thế soi mình. Và Gia Phả chính là nền tảng của niềm tự hào, là đòn bẩy cho ta đạp bằng chông gai vươn đến đích quang vinh.
Tôi, người gắn liền với nhiều dòng họ, người kinh nghiệm Gia Phả, tôi đã cảm nhận sâu sắc tình gia tộc, thậm chí những người cùng chung một Họ vẫn thấy rằng giọt máu tổ tiên trong ta còn che giấu tiếng anh em! Tôi đang sẵn sàng làm kẻ đốt đèn cho quí vị và không cần sự thù lao.
Hãy bắt đầu từ hôm nay nếu xưa nay vẫn chưa có sự bắt đầu.
Mời quí vị vào trang “Gia Phả và Cội nguồn” để tham khảo bộ gia phả họ Võ phái nhì làng Phú Thái do một hậu duệ ở Tacoma, Washington nhờ viết.
Hy vọng quí vị có được một cái nhìn mới về Gia Phả.
Trần Văn Đường
Viện Lich Sử Dòng Họ
Chuyên Viên Trung Tâm Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phả Tp.HCM
P. Văn Phòng TT UNESCO Nghiên Cứu Văn Hoá các Dòng Họ Việt Nam.
Address: 10043, NW Curtis St, North Plains, OR. 97133-8201. USA
Phone number: (503) 701 4794 / Email: tranvanduong.sg@gmail.com

spacer

LÝ TRIỀU NGỌC PHẢ TÂN BIÊN


 




越南大罛越

李族

上念高高遠祖望念歷代宗親

追尊李慶雲明德泰后

壹代之父母

王弟壹代之叔考


   VIỆT NAM

ĐẠI CỒ VIỆT



LÝ TỘC
THƯỢNG NIỆM CAO CAO VIỄN TỔ
VỌNG NIỆM LỊCH ĐẠI TÔNG THÂN
TRUY TÔN
LÝ KHÁNH VÂN
MINH ĐỨC THÁI HẬU
(PHỤ MẪU ĐỜI THỨ NHẤT)
VŨ ĐẠO VƯƠNG
(THÚC KHẢO ĐỜI THỨ NHẤT)


    THỨ NHẤT

大罛越李朝
弟壹
李公蘊
皇帝李太祖
神武

 

LÝ CÔNG UẨN

974 - 1028
HOÀNG ĐẾ
THÁI TỔ
          TRỊ VÌ                          1009 - 1028
          QUỐC HIỆU      ĐẠI CỒ VIỆT
          NIÊN HIỆU        THUẬN THIÊN
          THỤY HIỆU      THẦN VŨ HOÀNG ĐẾ
          MIẾU HIỆU       THÁI TỔ

          PHỤ HOÀNG:            HIỂN KHÁNH VƯƠNG
          MẪU HẬU:                 MINH ĐỨC THÁI HẬU                       
          HOÀNG HẬU:  1.      TRINH MINH HOÀNG HẬU
                                                LÊ THỊ PHẤT NGÂN
                                      2.      TÁ QUỐC HOÀNG HẬU
                                      3.      LẬP NGUYÊN HOÀNG HẬU
                                      6.  ...
          HOÀNG THÚC          VŨ ĐẠO VƯƠNG
         

         
          THÁI TỬ: 1.      LÝ PHẬT MÃ
                                                                                KHAI THIÊN VƯƠNG
             HOÀNG TỬ:    2.      LÝ LONG BỒ
                                        KHAI QUỐC VƯƠNG
                                3.     LÝ LỰC
                                        ĐÔNG CHINH VƯƠNG
                                4.      LÝ HOÀNG
                                              VŨ ĐỨC VƯƠNG
                                5.     LÝ NHẬT QUANG (LÝ HOẢNG)
                                                UY MINH VƯƠNG
         CÔNG CHÚA:  1.      AN QUỐC CÔNG CHÚA
                                                LÝ THIỀM HOA
                                    2.      LĨNH NAM CÔNG CHÚA
                                                LÝ BẢO HÒA
                                   13.       ...              
Sách Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư đều chép ngài  Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, Bắc Giang, nay thuộc phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây của các nhà sử học kết luận thì Đình Bảng không phải là quê hương nội của ông viện lẽ, nhà Lý trước đó tại đây không có dấu tích và sách phong Thành Hoàng làng gồm ba vị: Cao Sơn, Bạch Lễ và Thủy Bá. Hội làng Đình Bảng xưa nay từ ngày 12 đến 16 tháng 3 hằng năm cũng chỉ kỷ niệm ba vị này và 6 vị tổ tái lập làng.
Ông sanh  ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất tức ngày mùng 8 tháng 3 năm 974.
Cha ông sử sách không ghi, khi lên ngôi ông truy tôn là Hiển Khánh Vương.
Mẹ người họ Phạm, truy tôn mẹ là Minh Đức Thái Hậu
Ông có một người anh trai tên là Lý Mỗ, được phong là Vũ Uy vương và một người em không rỏ tên, phong là Thánh Dực Vương. Ngoài ra ông còn có một người chú được phong là Vũ Đạo Vương.
Lý Khánh Văn nhận ông làm con nuôi lúc mới 3 tuổi và thọ giáo sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ.
Ông là người khôi ngô, thông minh khác thường và rất khí khái.
Ông làm quan võ cuối đời Tiền Lê, giữ đến chức Điện Tiền Chỉ Huy S, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư. Ông là người có học, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng (theo sử thần Lê Văn Hưu).
 Năm 1009 nhân vua Lê Long Đĩnh băng hà, ngày Quý Sửu tháng 11 năm  Kỷ Dậu tức 21 tháng 11, nhà sư Vạn Hạnh và quan Chi nội Đào Cam Mộc tôn ông làm Hoàng Đế. Ông lấy đế hiệu là Lý Thái Tổ, quốc hiệu là Đại Cồ Việt, kinh đô là Hoa Lư đến tháng 7 năm 1010 dời về thành Đại La và sau đổi thành Thăng Long, ông là người mở đầu cho triều đại nhà Lý trị vì 216 năm.
Khi lên ngôi ông lập sáu Vương Hậu, con trưởng Lý Phật Mã được phong  là Khai Thiên Vương, lập Thái Tử. Các con trai khác phong vương, đồng thời con gái lớn Lý Thiềm Hoa phong là An Quốc Công Chúa, con gái khác Lý Bảo Hòa phong là Lĩnh Nam Công Chúa.
Đào Cam Mộc được vua Lý Thái Tổ gã An Quốc Công Chúa và phong là Nghĩa Tín Hầu Phò Mã, chủ động Giáp Thừa Quý được vua gã Lĩnh Nam Công Chúa và phong phò mã.  




Thời kỳ ông trị vì thiên hạ (1009 - 1028) lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
Khi Lý Thái Tổ lên ngôi việc đầu tiên là xuống chiếu đại xá cho thiên hạ, bắt tay vào xây dựng một vương triều thống nhất, thân dân, văn minh, thịnh vượngTriều đình Lý Thái Tổ là triều đình quân chủ tập quyền, mang tính dân tộc kết hợp tư tưởng Phật giáo, dung hòa mối quan hệ giữa các dòng tộc với công lao những kẻ tôn phò. Nhờ khéo léo đặt mối quan hệ với các thế lực tạo được sự thái bình cho dân chúng. . Quần thần tôn vinh ông các hiệu: Phụng Thiên, Chi Lý, Ứng Vận, Tự Tại, Thánh Minh, Long Hiện, Duệ Vân, Anh Vũ, Sùng Nhân, Quảng Hiếu, Thiên Hạ Thái Bình,Khâm Minh Quang Trạch, Chiêu Dương Vạn Bang,Hiển Ứng Phù Cảm, Uy Trấn Phiên Man, Duệ Mưu Thần Công,Thánh Trị, Tắc Thiên Đạo Chính.

Xuất thân tư một Phật tử được nuôi dưỡng, đào tạo hoàn hảo bản thân và bước thăng tiến  từ quan nhà Tiền Lê đến cân nhắc thành hoàng đế cũng nhờ thế lực các tu sĩ Phật giáo chi phối. Bởi vậy giới tu hành đóng vai trò quan trọng  dưới triều đại nhà Lý. Chùa đền được chủ trương trùng tu và xây mới trong cung ngoài thành, khuyến khích đi tu nên trong dân hơn nửa xuất gia. Ngược lại giới tu hành cũng đã đem uy lực Phật giáo sắp đặt người nơi cung đình để tranh giành ngôi báu.
Sự quan tâm đặc biệt của triều Lý trong thơi kỳ này Phật giáo có điều kiện phát triển mạnh và văn hóa văn học cũng phát triển theo chiều hướng nầy.
Về phát triển kinh tế, trong nước nông nghiệp là chính để cung cấp lương thảo cho dân và nộp về triều đình, vua Lý Thái Tổ đặt quan hệ bang giao hòa hảo với nhà Tông phía Bắc các nước phía Nam xây dựng giao thương buôn bán xuyên biên giới.
Năm 54 tuổi, ngày 31 tháng 3 năm 1028 ông băng hà tại Điện Long An, thành Thăng Long.
Táng tại Thọ Lăng, phủ Thiên Đức, thụy hiệu của ông là Thần Vũ Hoàng Đế, miếu hiệu Thái Tổ.

MINH ĐỨC THÁI HẬU

 Thân mẫu Lý Công Uẩn, người họ Phạm, có sách còn ghi đủ danh tính của bà là Phạm Thị Ngà, quê ở Hoa Lâm (Mai Lâm), Đông Anh, Hà Nội, cạnh quê nội  là làng Đình Sấm (Dương Lôi) Từ Sơn, Bắc Ninh. Sau khi bà gửi con cho sư Lý Khánh Vân nuôi bà về sống quanh quẩn ở khoảnh rừng rậm vùng Cổ Pháp và chết đột ngột và kiến mối đã vùi đắp mộ cho bà cao bảy thước (ĐVSKTB192)
Theo sách Việt sử tiêu án: Thân mẫu ngài Lý Công Uẩn nghèo, không có chồng, nương tựa lão Sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu. Bà mang thai sinh Lý Thái Tổ và nương nhờ cửa Phật, Lý Khánh Vân nuôi lớn và sư Vạn Hạnh là thầy dạy dỗ.
Bà được vua Lý Thái Tổ lập chùa Càn Nguyên trên nền cũ  chùa Quỳnh Lâm để thờ Phật và thờ bà sau đó có thêm nơi thờ bà là chùa Cha La tại Dương Lôi ở làng Phù Chẩn.
Làng Dương Lôi huyện Đông Ngàn là làng duy nhất trong các làng thuộc hương Cổ Pháp thờ Minh Đức Thái Hậu và tám vị vua thời Lý làm Thành Hoàng. Hội đền và cũng chính là ngày giỗ bà là ngày mùng 7 tháng Giêng.
Đình Thái Đường nay là Thái Bình có một vế đối: "Lý triều quốc mẫu cố hương tại" và cặp đối: "Mạch tụ quân vương truyền thắng địa; Tích lưu Lý mẫu quán danh hương" (Lòng đất quí sanh ngôi vương đế, quê hương thơm hóa mẹ Lý triều) cũng là nơi thờ bà.

TRINH MINH HOÀNG HẬU
Lê Thị Phất Ngân (黎氏佛銀) là một trong những Hoàng hậu đầu tiên của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.
Bà nguyên là công chúa con vua Lê Đại Hành và Bảo Quang Hoàng Thái Hậu  Dương Vân Nga, là vợ vua Lý Thái Tổ và trở thành mẹ vua Lý Thái Tông. Bà là chị em cùng cha khác mẹ với 2 vua Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều và là em cùng mẹ khác cha với vua Đinh Phế Đế.
Căn cứ vào năm Lê Hoàn lập Dương Vân Nga làm hoàng hậu (981) và năm sinh của Lý Thái Tông (1000) thì Phất Ngân công chúa (佛銀公主), sinh tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), khoảng sau năm 981.
Cũng như những hoàng hậu khác thời phong kiến, trong chính sử, Lê Thị Phất Ngân chỉ được nhắc đến gián tiếp với vài nét chấm phá như Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển II, Kỷ nhà Lý, mục Lý Thái Tông đoạn mở đầu viết:
"Mẹ là hoàng hậu họ Lê, sinh vua vào ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên năm thứ 7 (1000) thời Lê, ở phủ Trường Yên."
 Khi Thái Tổ lên ngôi hoàng đế, bà được phong là:
 Lập Giáo Hoàng Hậu và chính là mẫu thân của Lý Phật Mã (Lý Mỗ) - Lý Long Bồ - Lý Nhật Quang.
Khi Thái Tông lên ngôi hoàng đế, bà được tôn làm:
Linh Hiển Hoàng Thái Hậu (靈顯皇太后)  
Theo "Ngọc Phả các vua triều Lê" tìm thấy ở các di tích thuộc xã Liêm CầnThanh LiêmHà Nam thì:
"Thái Tổ hoàng đế sinh thời hàng năm theo thiền sư Vạn Hạnh vào hầu vua Lê Hoàn ở thành Hoa Lư. Thái Tổ được vua Lê yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả là Lê Thị, sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Thái Tổ làm Điện Tiền Cận Vệ ở thành Hoa Lư.




Dần dần, Thái Tổ thăng lên chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Bước vào bộ máy quyền lực là điều kiện ban đầu để sau này Thái Tổ lên ngôi vua thay thế nhà Lê".
Cũng theo thần tích các chùa Duyên Ninhchùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, nhà Tiền Lê mất ngôi, hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân thường xuyên lui về đô cũ để cùng hậu thuẫn người con trai Lý Long Bồ mới hơn 10 tuổi trấn thủ vùng đất này (được phong Vương tháng 6 năm 1013). Tại Hoa Lư, Hoàng hậu giúp dân tu bổ, xây dựng nhiều ngôi chùa để tu hành và trông coi lăng mộ vua cha Lê Đại Hành.
Tại chùa Duyên Ninh, bà tác hợp cho nhiều đôi lứa nên duyên để rồi chùa Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở cố đô Hoa Lư.

Ngoài ra bà còn được phối thờ tại các đền sau:
Theo lịch sử để lại, đền Bạch Mã ở Yên ThànhNghệ An có từ gần 1000 năm nay, do chính Uy Minh Vương Lý Nhật Quang dựng nên để thờ vọng vua cha Lý Thái Tổ; thờ mẹ là Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân; thờ bà ngoại là Thái hậu Dương Vân Nga; Vua anh là Lý Thái Tông và các anh hùng, nghĩa sỹ nhà Lý. Hiện tại, trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, là nơi gửi gắn tâm linh của người dân địa phương. Năm 2011, ngôi đền đã được đầu tư nâng cấp tu bổ lại, phía trước có cổng tam quan, khu vực sân có tắc môn, lư hương, bậc tam cấp. Phía trong gồm: 3 gian tiền tế có Ban thờ Phật, 2 gian hậu cung là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lê Thị Phất Ngân.
Tại Di tích đền Đô trên quê hương nhà Lý ở Bắc Ninh, Hoàng thái hậu Lê Thị Phất Ngân được thờ vị trí trung tâm trong điện Mẫu thờ 7 mẫu hậu của các Vua từ Lý Thái Tông đến Lý Huệ Tông.
Ở vùng lân cận khu vực động Hoa Lư thuộc ranh giới 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn (Ninh Bình) có rất nhiều di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Thái hậu Dương Vân Nga phối thờ Lý Thái Tổ cùng Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân như đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba, đình Trai, chùa Hưng Quốc, Theo giai thoại, trước khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã đến những nơi này như để xin ý kiến các bậc tiền nhân.
Các bà Tá Quốc Hoang Hậu và Lập Nguyên Hoàng Hậu không có thông tin.



武威王


ĐỜI THỨ NHẤT

HOÀNG HUYNH 

  UY VƯƠNG
LÝ MỖ



Sử sách chỉ ghi Lý Mỗ là anh của Lý Công Uẩn, khi Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế phong tặng cho anh là Vũ Uy Vương và em là Dực Thánh Vương.
Các con của ông là ai không có tài liệu nào đề cập.
Lịch sử không thể không ghi những bậc có tài, có công, có thể danh phận của ông không mấy rỏ ràng nên lịch sử lãng quên.



ĐỜI THỨ NHẤT

翊聖王


HOÀNG ĐỆ

DỰC THÁNH VƯƠNG


        THÂN TỬ:         TỔNG QUẢN LÝ PHÓ
Dực Thánh vương là em trai của Lý Mỗ và Lý Công Uẩn. Năm 1009,sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ phong tước Vũ Uy Vương cho anh trai ruột là Lý Mỗ, phong tước Dực Thánh Vương cho em trai. Con của Dực Thánh Vương là Lý Phó cũng được phong làm Tổng Quản.
Dực Thánh Vương là vị tướng có đóng góp cho việc bảo vệ biên cương nước Đại Cồ Việt khi nhà Lý mới thành lập.
Năm 1014, 20 vạn quân Đại Lý do tướng Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí chỉ huy tiến quân sang xâm lấn, đóng quân ở trại Ngũ HoaLý Thái Tổ sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh. Trận này quân nhà Lý đại thắng.
Năm 1015, Lý Thái Tổ lại sai Dực Thánh Vương cùng hoàng tử Vũ Đức Vương đi đánh dẹp các châu Đô KimVị LongThường TânBình Nguyên. Trận này Dực Thánh Vương bắt được Hà Án Tuấn. Hà Án Tuấn vốn là thủ lĩnh châu Vị Long. Trước đó, vào năm 1013, Hà Án Tuấn làm phản, theo nước Đại Lý, bị Lý Thái Tổ thân chinh đi đánh, Án Tuấn bỏ chạy.

Năm 1022, Dực Thánh Vương nhận chiếu đi đánh Đại Nguyên Lịch (Việt sử lược chép là Đại Quang Lịch). Quân nhà Lý tiến sâu vào trong đất Tống tại trại Như Hồng, đốt phá kho đạn rồi rút về. Từ sau sự kiện này, không thấy ghi chép gì về việc Dực Thánh Vương cầm quân nữa. Các cuộc đánh dẹp những năm sau do Thái tử Khai Thiên VươngKhai Quốc Vương và Đông Chinh Vương  thay nhau cầm quân.
Năm 1028, Lý Thái Tổ băng hà. Các quan lại trong triều đến cung Long Đức đón Thái tử Khai Thiên Vương lên ngôi. Dực Thánh Vương, Đông Chinh Vương, Vũ Đức Vương không phục, đem phủ quân làm binh biến. Đông Chinh Vương cho quân phục ở trong Long Thành, còn Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương ở cửa Quảng Phúc, chờ Khai Thiên Vương đến thì đánh úp.
Khai Thiên Vương ban đầu muốn cho người thuyết phục ba vương tự rút quân, nhưng sau đó được Lý Nhân Nghĩa thuyết phục, Lý Nhân Nghĩa và Lê Phụng Hiểu dẫn vệ sĩ ra đánh. Lê Phụng Hiểu chém chết Vũ Đức Vương, quân ba vương sợ hãi bỏ chạy. Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương chạy trốn.
Dực Thánh Vương sau đó được vua Lý Thái Tông tha tội. Không rõ mất năm nào.
Dực Thánh Vương cùng với Đông Chinh Vương, Vũ Đức Vương được thờ phụng tại nhiều nơi, như  khu vực Hải Phòng.
Dực Thánh Vương được thờ làm Thành hoàng ở Đình An Bảo. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương được thờ tại Đình Thông Tây Hội.
Hoàng thân Lý Phó là con trai của ông có nói đến với chức vụ Tổng Quản, sau đó không có thêm thông tin nào nữa nên vào đời thứ hai không mở thêm trang cho ông Lý Phó.

     
                   
Toàn cảnh Hoa Lư
spacer
do