Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nước ta
tính từ thời phục hưng – độc lập, từ khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi tới khi
nhà Lý dời đô về Thăng Long. Là kinh đô nên nơi đây cũng có bộ 4 vị thần
đóng vai trò Tứ trấn, trấn giữ 4 phương của kinh thành. Không có tư
liệu nào cho biết chính xác phương vị của Tứ trấn Hoa Lư, nhưng khi xét
từng vị một sẽ thấy cần xoay lại phương vị này một góc 90 độ ngược chiều
kim đồng hồ so với quan niệm hiên nay.
Hoa Lư nằm phía Nam của thành Thăng Long nên ở 2 phương vị Bắc và Nam, tứ trấn Hoa Lư trùng với tứ trấn Thăng Long.
Trấn Bắc – Thiên Tôn:
Thiên Tôn là cách gọi khác của Huyền Thiên đại thánh mà thôi vì Lão Tử
trong Đạo Giáo là Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn. Thiên Tôn – Huyền Thiên
phải là vị thần trấn Bắc, không thể là trấn Đông như quan niệm hiện tại ở
Hoa Lư.
Công nghiệp của vị Thiên Tôn ở Hoa Lư trùng khớp với Huyền Thiên ở Cổ Loa, với thành tích chủ yếu là giúp Thục An Dương Vương xây thành. Nơi thờ chính là ở thôn Đa Giá (Ninh Mỹ, Hoa Lư). Tại đây có động Thiên Tôn và đền Đa Giá thờ thần. Ngọn núi nơi có động Thiên Tôn cũng được gọi là núi Vũ Đương Sơn, tức là ngọn núi mà Huyền Thiên đã tu hành trong truyền thuyết.
Động Thiên Tôn là một di tích rất cổ, là tiền đồn cửa ngõ của Hoa Lư. Ở đây tìm thấy cả những viên gạch Giang Tây quân (thời Đường) và Đại Việt quốc quân thành chuyên (thời Đại Việt) như dưới nền thành Hoa Lư. Phía trên động có một chùa nhỏ, nhưng không thờ Phật, mà thờ Tam Thanh (của Đạo Giáo) cùng với Quan Âm Diệu Thiện và cha mẹ của bà là Trang Vương và hoàng hậu. Chùa này cùng với động Thiên Tôn tương truyền do Cao Biền xây.
Công nghiệp của vị Thiên Tôn ở Hoa Lư trùng khớp với Huyền Thiên ở Cổ Loa, với thành tích chủ yếu là giúp Thục An Dương Vương xây thành. Nơi thờ chính là ở thôn Đa Giá (Ninh Mỹ, Hoa Lư). Tại đây có động Thiên Tôn và đền Đa Giá thờ thần. Ngọn núi nơi có động Thiên Tôn cũng được gọi là núi Vũ Đương Sơn, tức là ngọn núi mà Huyền Thiên đã tu hành trong truyền thuyết.
Động Thiên Tôn là một di tích rất cổ, là tiền đồn cửa ngõ của Hoa Lư. Ở đây tìm thấy cả những viên gạch Giang Tây quân (thời Đường) và Đại Việt quốc quân thành chuyên (thời Đại Việt) như dưới nền thành Hoa Lư. Phía trên động có một chùa nhỏ, nhưng không thờ Phật, mà thờ Tam Thanh (của Đạo Giáo) cùng với Quan Âm Diệu Thiện và cha mẹ của bà là Trang Vương và hoàng hậu. Chùa này cùng với động Thiên Tôn tương truyền do Cao Biền xây.
Tại sao Hoa Lư lại lấy thần Thiên Tôn làm thần trấn giữ cửa ngõ kinh thành? Nếu Cổ Loa là nơi Huyền Thiên – Lão Tử thành nghiệp, thì Ninh Bình rất có thể chính là quê hương, nơi sinh của Lão Tử – Thiên Tôn. Đó là lý do vì sao thần Thiên Tôn lại rất gắn bó với Hoa Lư.
Mảnh gạch có chữ Đại Việt ở động Thiên Tôn. |
Trấn Đông – Quý Minh:
Hiện tại vị thần này đang được cho là thần trấn Nam của Hoa Lư. Đền thờ
chính của thần là đền Trần trong quần thể di tích danh thắng Tràng An.
Trần là chữ ghép Đông A, chỉ vị thần trấn Đông.
Vì ở Hoa Lư có cả thần Cao Sơn và Quý Minh nên nhiều tác giả đã nhầm lẫn khi cho rằng đây là 2 người anh em của Tản Viên Sơn Thánh. Ở núi Ba Vì đúng là có bộ ba Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh, nhưng đó đều là các thần núi. Thần Quý Minh ở Hoa Lư lại là một vị thủy thần. Lễ hội Tràng An đặc trưng bởi tiết mục đua thuyền rồng, thể hiện rõ điểm này.
Trong đền Trần Tràng An còn có tượng thờ Quý Nương, là mẹ của Quý Minh. Đây cũng là điểm để phân biệt với thần Quý Minh trong Ba Vì. Quý Nương hay nàng Ba (trong thứ tự Mạnh, Trọng, Quý) là mẹ của vua cha Bát Hải Động Đình, vị thủy thần của biển Đông đánh Thục 4000 năm trước. Quý Minh tức là vị Quan thứ Ba hay Quan lớn đệ Tam Thoải phủ, là anh em cùng bọc trứng với vua cha Bát Hải. Vua cha Bát Hải như đã nói trong bài về Tứ phủ là Lạc Long Quân.
Quan lớn đệ Tam là người đứng đầu (Trưởng Lệnh) thủy binh của Lạc Long Quân, đứng đầu Ngũ vị tôn quan của ban Công đồng trong Tứ phủ. Nơi đóng quân và nơi hóa của vị này là ở Yên Lệnh (nơi an nghỉ của Trưởng Lệnh) hay ở đền Lảnh (Duy Tiên, Hà Nam). Phạm vị phía Đông Hoa Lư thuộc về khu vực hoạt động của Quan đệ Tam. Do đó Hoa Lư lấy Quý Minh làm thần trấn Đông là hợp lý.
Vì ở Hoa Lư có cả thần Cao Sơn và Quý Minh nên nhiều tác giả đã nhầm lẫn khi cho rằng đây là 2 người anh em của Tản Viên Sơn Thánh. Ở núi Ba Vì đúng là có bộ ba Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh, nhưng đó đều là các thần núi. Thần Quý Minh ở Hoa Lư lại là một vị thủy thần. Lễ hội Tràng An đặc trưng bởi tiết mục đua thuyền rồng, thể hiện rõ điểm này.
Trong đền Trần Tràng An còn có tượng thờ Quý Nương, là mẹ của Quý Minh. Đây cũng là điểm để phân biệt với thần Quý Minh trong Ba Vì. Quý Nương hay nàng Ba (trong thứ tự Mạnh, Trọng, Quý) là mẹ của vua cha Bát Hải Động Đình, vị thủy thần của biển Đông đánh Thục 4000 năm trước. Quý Minh tức là vị Quan thứ Ba hay Quan lớn đệ Tam Thoải phủ, là anh em cùng bọc trứng với vua cha Bát Hải. Vua cha Bát Hải như đã nói trong bài về Tứ phủ là Lạc Long Quân.
Quan lớn đệ Tam là người đứng đầu (Trưởng Lệnh) thủy binh của Lạc Long Quân, đứng đầu Ngũ vị tôn quan của ban Công đồng trong Tứ phủ. Nơi đóng quân và nơi hóa của vị này là ở Yên Lệnh (nơi an nghỉ của Trưởng Lệnh) hay ở đền Lảnh (Duy Tiên, Hà Nam). Phạm vị phía Đông Hoa Lư thuộc về khu vực hoạt động của Quan đệ Tam. Do đó Hoa Lư lấy Quý Minh làm thần trấn Đông là hợp lý.
Trấn Nam – Cao Sơn:
Trong bài về Thăng Long Tứ trấn đã bàn nhiều tới nhân vật trấn Nam Cao
Sơn và xác định đó là Cao Biền, thầy phong thủy nổi tiếng thời Đường.
Cao Biền không chỉ là người xây thành Đại La mà còn là người xây thành
cả Hoa Lư. Những viên gạch Giang Tây quân của Tĩnh Hải Tiết độ
sứ Cao Biền xác thực việc này. Ngay chi tiết tiền đồn của Hoa Lư là động
Thiên Tôn do Cao Biền xây cũng là dẫn chứng khác về đóng góp của Cao
Biền với thành Hoa Lư. Cao Biền đánh giặc Nam Chiếu, tiến tới sào huyệt
khởi nguồn của Nam Chiếu ở Nghệ Tĩnh, cho sửa chùa Hương Tích trên núi
Hồng Lĩnh. Đó là vì sao ở động Thiên Tôn lại có di tích của Cao Biền
dựng để thờ Quan Âm Diệu Thiện và Trang Vương (là 2 người thờ ở chùa
Hương Tích – Hà Tĩnh).
Trấn Nam của Hoa Lư do đó là thần Cao Sơn hay Cao Biền – Cao Hiển. Một trong những nơi thờ Cao Sơn là chùa Bái Đính cũ.
Theo bia ở đền Kim Liên thì nơi các vị tướng của Lê Tương Dực gặp đền Cao Sơn trong rừng là ở huyện Phụng Hóa, thuộc Nho Quan hoặc Tràng An, chưa rõ chính xác nơi nào.
Trấn Nam của Hoa Lư do đó là thần Cao Sơn hay Cao Biền – Cao Hiển. Một trong những nơi thờ Cao Sơn là chùa Bái Đính cũ.
Theo bia ở đền Kim Liên thì nơi các vị tướng của Lê Tương Dực gặp đền Cao Sơn trong rừng là ở huyện Phụng Hóa, thuộc Nho Quan hoặc Tràng An, chưa rõ chính xác nơi nào.
Ban thờ vợ Cao Hiển ở đình Đại Bạch Mai. |
Khảo cứu thêm, tại sao trấn Nam Cao Sơn đại vương lại là Cao Biền. Đền
Kim Liên, nơi thờ chính của thần Trấn Nam Thăng Long Cao Sơn có tấm bia
đá cổ được vớt ở bến Bồ Đề về kể lại sự việc thần hiển linh giúp Lê
Tương Dực dẹp loạn lên ngôi. Hội đền Kim Liên khi tổ chức vào ngày
15-16/3 Âm lịch hàng năm đều có nơi là Bạch Mai, Phương Liệt và Quỳnh
Lôi rước kiệu đến, chứng tỏ những nơi này thờ cùng một vị thần với đền
Kim Liên. Tuy nhiên, đình Đại, nơi cũng thờ Trấn Nam Cao Sơn đại vương ở
Bạch Mai, lại có thần tích chép đó là Cao Hiển, người Bắc quốc…
凌雲彩筆星斗動文光飄然身上僊宮出世名留前北史
浮水石碑古今傳異事獨是匡扶帝統平胡功在我南邦
Phù thủy thạch bi cổ kim truyền dị sự, độc thị khuông phù đế thống, bình Hồ công tại ngã Nam bang.
Dịch:
Bút sáng tỏa mây, sao Đẩu động ánh văn, thân nhẹ bay lên cung tiên, xuất thế danh lưu sử Bắc trướcBia đá dạt sông, xưa nay truyền sự lạ, một tay phù trợ triều đế, dẹp Hồ công ở nước Nam ta.
Vế đối đầu nói ca ngợi văn tài của Cao Hiển khi đỗ đạt ở Bắc quốc. Vế đối sau đề cập rất rõ chuyện bia đá trôi sông được vớt lên, và chuyện phù trợ Lê Tương Dực lên ngôi. Tức là khẳng định Cao Hiển ở đình Đại cũng chính là Cao Sơn đại vương của đền Kim Liên. Cũng là người đã đánh giặp giặc Hồ ở nước Nam.
Hoành trướng Lưỡng quốc phong vương hiệu ở đình Đại Bạch Mai. |
Việc liên hệ Cao Hiển với Cao Biền không phải chỉ bây giờ mới có. Trong Hải Dương địa dư, tổng đốc Hải Dương thời Nguyễn là Phan Tam Tinh đã nhận xét về đền thần Cao Vương ở Hải Dương như sau:
…Nay khảo xem quan chế đời Tống không thấy có chức Đại thừa tướng, quan danh sử truyện cũng không có bề tôi nào họ Cao tên Hiển cả. Vả, Khánh Lịch ngang với đời vua Lý Thái Tông, Cao Vương có công với nhà Tống thì nhà Tống thờ là đáng, cớ chi lập miếu thờ lại sang cả nước ta? Duy Cao Biền nhà Đường là Quận vương Bột Hải, từng sang làm Tiết độ sứ [nước ta], hoặc trước kia tướng tá có lập đền thờ, rồi dân sở tại nhân đấy mà thờ, cứ thế truyền sai đi mà thôi.
…Nay khảo xem quan chế đời Tống không thấy có chức Đại thừa tướng, quan danh sử truyện cũng không có bề tôi nào họ Cao tên Hiển cả. Vả, Khánh Lịch ngang với đời vua Lý Thái Tông, Cao Vương có công với nhà Tống thì nhà Tống thờ là đáng, cớ chi lập miếu thờ lại sang cả nước ta? Duy Cao Biền nhà Đường là Quận vương Bột Hải, từng sang làm Tiết độ sứ [nước ta], hoặc trước kia tướng tá có lập đền thờ, rồi dân sở tại nhân đấy mà thờ, cứ thế truyền sai đi mà thôi.
Trấn Tây – Không Lộ thiền sư:
Như vậy vị trí còn lại là trấn Tây phải dành cho Không Lộ thiền sư. Ở
Hoa Lư vị này được chép là Nguyễn Minh Không, quê ở Đàm Xá (Gia Viễn,
Ninh Bình). Nay ở Đàm Xá còn đền thờ thánh Nguyễn khá đẹp. Nguyễn Minh
Không có công chữa bệnh cho vua Lý nên được phong là Lý triều quốc sư…
Tuy nhiên, thân thế sự nghiệp của vị quốc sư này còn rất nhiều điều chưa
sáng tỏ.
Một trong những nơi thờ chính của Không Lộ thiền sư là chùa Keo tại làng Hành Thiện (Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định). Ở đây sự tích của vị thiền sư này lại bị lẫn lộn với vị Dương Không Lộ, cũng là thiền sư nhưng quê ở Thái Bình.
Cũng tại Hành Thiện còn có ghi chép cho rằng Không Lộ thiền sư là đạo sĩ Thông Huyền trong câu chuyện hai vị Giác Hải và Thông Huyền hạ tắc kè thời Lý Nhân Tông. Vua lấy đó làm lạ, làm một bài thơ khen:
Giác Hải tâm như hải
Thông Huyền đạo lại huyền
Thần thông cùng biến hóa
Một Phật, một thần tiên.
Một trong những nơi thờ chính của Không Lộ thiền sư là chùa Keo tại làng Hành Thiện (Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định). Ở đây sự tích của vị thiền sư này lại bị lẫn lộn với vị Dương Không Lộ, cũng là thiền sư nhưng quê ở Thái Bình.
Cũng tại Hành Thiện còn có ghi chép cho rằng Không Lộ thiền sư là đạo sĩ Thông Huyền trong câu chuyện hai vị Giác Hải và Thông Huyền hạ tắc kè thời Lý Nhân Tông. Vua lấy đó làm lạ, làm một bài thơ khen:
Giác Hải tâm như hải
Thông Huyền đạo lại huyền
Thần thông cùng biến hóa
Một Phật, một thần tiên.
Nếu Giác Hải là tu Phật thì Thông Huyền là một đạo sĩ (“thần tiên”). Mà bản thân Không Lộ thiền sư có lẽ không hẳn là người tu Phật hoặc tu theo dòng Mật tông, chứ không phải Thiền tông. Với những gì ông làm như đi trên không, có phép rút đất, chữa bệnh cho vua… thì có vẻ ông là một pháp sư (thầy phù thủy) hơn là một tăng sĩ của đạo Phật. Việc đặt Không Lộ thiền sư vào một trong Tứ trấn Hoa Lư cũng cho thấy ông là một pháp sư, giỏi nghề trấn yểm.
Hoành phi Đại pháp sư ở trước cung cấm chùa Keo Hành Thiện.
|
Bia đá tại chùa Keo Hành Thiện ghi rõ: ”Thần Quang tự Đại pháp sư bi”. Tức là gọi Không Lộ là Đại pháp sư. Hoành phi trong chùa cũng ghi vậy. Đôi câu đối về Không Lộ thiền sư ở chùa Keo Hành Thiện:
幽秘會三玄地可縮天可升靈跡渺茫四器併隨雷雨化神通超六智水衣濡火衣熱塵寰遊戱百針特為帝王醫
U bí hội tam huyền, địa khả súc, thiên khả thăng, linh tích diểu mang, tứ khí tinh tùy lôi vũ hóa
Thần thông siêu lục trí, thủy bất nhu hỏa bất nhiệt, trần hoàn du hí, bách châm đặc vị đế vương y.
Dịch:
Thâm bí đủ tam huyền, phép rút đất, phép bay không, tích thiêng mênh mông, bốn vật hội theo mưa sấm hóa
Thần thông vượt lục trí, nước không chìm, lửa không nóng, cõi trần dạo chơi, trăm kim chuyên chữa bệnh đế vương.
Một mảng chạm bên nóc mái ngoài cung cấm chùa Keo Hành Thiện. |
Còn một liên hệ khác, đó là chuyện Pháp sư diệt Mộc tinh được nói tới trong Lĩnh Nam chích quái. Truyện Mộc tinh có đoạn cuối như sau:
…Đến đời vua Đinh Tiên Hoàng có pháp sư Văn Du Tường vốn người
phương bắc, đức hạnh thanh cao, đã từng đi qua nhiều nước, biết được
tiếng các dân man, học được thuật làm nanh vàng và răng đồng, năm hơn 80
tuổi sang nước Nam ta. Tiên Hoàng lấy lễ thầy trò mà tiếp, pháp sư bèn
dạy cho nghề tạp kỹ để làm trò vui cho thần Xương Cuồng xem mà giết y.
Đoàn tạp kỹ này có Thượng Kỵ, Thượng Can, Thượng Hiểm, Thượng Đát,
Thượng Toái, Thượng Câu. Hàng năm tới tháng 11 lại dựng lầu Phi Vân cao
20 thước, dựng một cây đứng ở trong, tết vỏ gai làm dây chão dài 136
thước, đường kính rộng 2 tấc, lấy mây mà quấn ngoài rồi chôn hai đầu dây
xuống đất, giữa gác lên cây. Thượng Kỵ đứng lên trên dây mà chạy nhanh
3,4 lần, đi đi lại lại mà không ngã. Kỵ đầu đội khăn đen, mình mặc quần
đen. Dây của Thượng Can dài 150 thước, có một chỗ mắc chạc ba. Can hai
tay cầm hai cán cờ. Hai người đi trên dây, gặp nhau ở chỗ chạc ba thì
lại tránh, lên xuống mà không ngã. Khi thì Thượng Đát lấy một tấm gỗ lớn
rộng 1 thước 3 tấc, dày 7 tấc đặt lên trên cây cao 17 thước 3 tấc, Đát
đứng ở trên nhảy 2, 3 cái, tiến tiến lùi lùi điên đảo. Khi thì Thượng
Toái lấy tre đan thành lồng hình như cái lờ bắt cá, dài 5 thước, tròn 4
thước rồi chui vào đứng thẳng mình mà lăn. Khi thì Thượng Câu vỗ tay
nhảy nhót, la hét kêu gào, chuyển động chân tay, vỗ đùi vỗ bụng, tiến
lùi lên xuống, hoặc cưỡi ngựa bôn tẩu, cúi mình xuống lấy vật ở dưới đất
mà không ngã. Khi thì Thượng Hiểm ngả mình nằm ngửa lấy thân đỡ một cái
gậy dài rồi cho đứa trẻ trèo lên mà không rớt xuống. Khi thì cho bọn ca
hát gõ trống khua chiêng, ca múa rầm rĩ. Lại giết súc vật mà tế. Thần
Xương Cuồng tới, thấy thế bèn đến xem, pháp sư đọc mật chú rồi lấy kiếm
mà chém. Thần Xương Cuồng cùng bộ hạ đều chết hết, không thể trở lại
thành yêu nữa. Lệ tiến lễ hàng năm bèn bỏ, dân lại sống yên lành như
xưa.Không Lộ ở Ninh Bình còn được gọi là ông Khổng Lồ, là người có những sự tích kỳ lạ như gánh núi, bắt cá… Nay nếu ông Khổng Lổ có thêm “chặt cây”, diệt Mộc tinh thì cũng là tương đồng.
Đặc biệt hơn nữa, trong văn hóa dân gian còn bảo lưu được tục diễn trò rối đầu gỗ ở khu vực Nam Định. Trò này còn gọi là trò Ổi Lỗi mà trung tâm là 6 đầu rối bằng gỗ, gọi là các thánh tượng, được diễn với nghi thức thờ thánh, tức là thờ các vị “pháp sư” Từ Đạo Hạnh và Không Lộ. 6 “thánh tượng” này do đó rất giống với 6 vị đoàn tạp kỹ biểu diễn của pháp sư Văn Du Tường là: Thượng Kỵ, Thượng Can, Thượng Hiểm, Thượng Đát, Thượng Toái, Thượng Câu. Thánh tượng đọc thiết âm là Thượng. Như thế 6 nhân vật tham gia diễn trò trừ thần Xương Cuồng là 6 thánh tượng Kỵ, Can, Hiếm, Đát, Toái, Câu. Sự tích pháp sư trừ thần Xương Cuồng hóa ra thuộc về Không Lộ thiền sư.
Mảng chạm những đầu người đầy thần bí ở chùa Keo Hành Thiện. |
Để kết thúc khảo cứu tổng hợp về Tứ trấn, xin bàn thêm về vai trò của
các pháp sư trong lịch sử. Có thể thấy thời đại nào các pháp sư cũng
đóng vai trò quan trọng, tham gia vào chính sự của đất nước. Từ thời
Hùng Vương đã có Lão Tử, vị đại giáo chủ của Đạo Giáo, khuyên răn vua
Chu trong thời suy mạt. Hoặc chính các quan cai trị đứng đầu một khu vực
là các pháp sư hay tu sĩ như trường hợp của Sĩ Nhiếp và Cao Biền. Cho
đến như Không Lộ làm quốc sư – đại pháp sư cho triều Đinh – Lý hẳn cũng
đã góp công đáng kể vào việc kiến thiết nước Đại Việt lúc ban đầu với
những việc như chữa bệnh, đúc tứ đại khí An Nam, diệt trừ tà (thần Xương
Cuồng)…
Nguồn: Bách Việt Trùng Cửu - asakicorp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét