VĂN HÓA DÒNG HỌ
DI SẢN KẾT NỐI HUYẾT
THỐNG VÀ THÂN TÌNH MỌI NHÀ
Trần Văn Đường, chuyên viên gia phả
TTNCTHGP - Viện LSDH Tp HCM
Cụm từ Văn Hóa Dòng Họ được khai sinh vào thập
niên đầu của thế kỷ 21, rất đơn giản nhưng khi phân tích mới thấy rất sâu sắc đối
với các dòng họ Việt Nam.
Văn hóa dòng họ Việt Nam hay văn hóa của các
họ người Việt Nam là sợi dây ràng buộc huyết thống nhiều đời, nhiều thế kỷ của
người Việt Nam, là con đường dẫn dắt từng thành viên bước ra từ gia đình để đến
với gia tộc, với đại gia tộc, với đồng tông, với các quan hệ các tộc họ và cuối
cùng là quốc tổ được gói gọn trong hai tiếng đồng bào. Việt Nam là một trong số
rất ít của các nước Châu Á có nét văn hóa sâu đậm tính nhân văn, gắn liền với đạo
đức truyền thống giống nòi, luôn quý trọng những gía trị riêng tư thuộc về dòng
họ và tổ tiên đã giữ gìn cẩn trọng như sợ dòng máu họ sẽ bị loãng đi làm cho
con cháu xa lìa nguồn cội tổ tông.
Nét văn hóa dòng họ đó đang hiện diện ở đâu?
Trước tiên là con người mang phong thái, thể
diện của nhân tố từ cốt cách gia phong của mỗi gia đình đang chịu ảnh hưởng những
ước lệ và giá trị đạo đức truyền thống của họ tộc. Ai cũng có tình cảm và tập
quán của gia đình, họ khó có thể chối bỏ gia đình để chấp nhận một sự thật xấu hơn
để giẫm lên đau thương của gia đình và không thể quên niềm tự hào gia đình, gia
tộc. Gia đình đã tạo ra con người mang văn hóa gia đình thì chính dòng họ tạo
ra gia đình có văn hóa dòng họ, ngược lại con người văn hóa làm nên vẻ vang của
gia đình và dòng họ tạo sự ảnh hưởng sâu đậm nét văn hóa cho nhiều dòng họ. Mọi
gia đình, mọi gia tộc đều có sự vinh quang để tự hào dẫu tộc họ, họ lớn hay nhỏ,
gia đình giàu hay nghèo vẫn gắn liền với lịch sử nên phải thăng trầm, chuyển đổi,
có thể không giống nhau trên phương diện bề dày thời gian trú ngụ, chưa đủ lực
để phô trương nhưng chiều sâu văn hóa đã rất phong phú.
Họ nội, họ ngoại là những cánh cửa để đến tiếp
nhận giá trị chân thực tình cảm của một nửa dòng máu cha và một nửa còn là dòng
máu mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triễn trong họ nội nên mỗi dòng họ có một hoạch
định riêng giữ gìn nền nếp của họ.
Làm người sợ nhất là làm ô nhục gia đình, tổ
tông; đó chính là tình cảm tìm ẩn trong tình yêu gia tộc, là động lực phát sinh
ra nhiều hình thức làm đẹp dòng họ. Mọi người hãy dành vài phút đánh thức tiềm
thức mình, chắc chắn văn hóa dòng họ sẽ hiện diện với mình như một trang nghĩa
tình có sẵn.
Xa hơn nữa trên phạm vi cả nước, sự kết nối với
đồng tông, mọi người đều thầm hiểu ra rằng ta có chung một cội nguồn nguyên thủy,
mọi người đều cảm nhận trong máu họ có nhiều ít giống nhau về huyết khí nguyên
sinh để gần lại với nhau, cùng tìm ra một lịch sử để tự hào, cùng tìm ra một chặng
đau thương để xót xa. Lấy ví dụ, người họ Trần luôn tự hào và cảm nhận dòng máu
Đông A mang theo hào khí đang chảy trong họ dù rất nhiều đời vẫn không khô cạn
và các dòng họ khác cũng có điều vinh quang để hãnh diện về tổ tiên mình. Sự
lan tỏa không còn giới hạn trong dòng họ, trong đồng tông mà đã đan xen tình
dân tộc, hướng về với Vua Hùng, với giòng giống Lạc Hồng, với tổ quốc Việt Nam
để cùng tự hào dân tộc 4000 ngàn năm văn hiến, cùng đau nỗi đau 100 năm đô hộ
giặc Tây, cùng hờn căm 1000 năm Bắc thuộc. Sự hình thành đó, tinh thần đó chỉ
có bắt đầu trong văn hóa dòng họ Việt Nam.
Một chuỗi kết nối từ gia đình, họ tộc đến dân
tộc và đất nước được vun bồi, muốn duy trì sự kết nối ngàn đời cho huyết thống
không mờ nhạt, cho thân tình không mai một, nghĩa đồng bào không cạn kiệt cần phải
phát huy và bảo tồn các hình thái di sản văn hóa dòng họ.
Đó chính là đạo lý sống của con người mà then
chốt là kỷ cương gia đình và dòng họ, phải được luật pháp của nhà nước bảo hộ. Bất
kỳ ai cũng phải hiểu biết quyền thừa hưởng giá trị đạo lý gia đình và phải có bổn
phận thực hiện những việc tạo ra sản phẩm đạo lý gia đình, dòng họ.
Không ai dám phủ nhận tình yêu của kẻ sanh
thành đã đặt để trên họ, không ai chối bỏ mầm sống đang mang theo hạt giống tâm
hồn của chính họ do cha mẹ và tổ tiên ban tặng, dù họ có theo một đạo giáo nào
ngoại trừ kẻ mất nhân phẩm. Cha mẹ sanh ra con và nuôi dưỡng không kỳ hẹn thời
gian và không gian, không có tình yêu thương nào lớn hơn tình yêu cha mẹ dành
cho con. Tình yêu ấy trải dài đến thế hệ kế tiếp là cháu, bao nhiêu đánh đổi
trong cả một đời, khoảng cách cuối cùng cũng chỉ cho con, cháu, chắc, chít; họ
đang tiếp nối nhau hoàn thành sứ mệnh trồng người cho một dòng họ.
Gia tài vật chất của tổ tiên không đủ để
trang trải một cách đồng đều trên mọi con cháu nhưng gia tài tình yêu của tổ
tiên thì bao la đang là bóng che cho tất cả. Kẻ sanh thành không tham vọng người
kế thừa phụng sự gì cho họ mà chỉ duy nhất một ước mơ là kẻ được họ sanh ra xứng
đáng làm người, con người đủ nhân nghĩa, trí tuệ và đức độ. Chúng ta không thể
quên đi công ơn, không thể không quý mến và không thể không trân trọng một tình
thương đang thầm lặng trong trái tim người Việt Nam và chỉ có ở Việt Nam từ lâu
hình thành một di sản văn hóa dòng họ.
Với tình thương, với niềm tin, với mong đợi của
tổ tiên ta nghĩ gì, trách nhiệm mỗi người cần tìm lại những gì, tìm nơi đâu và
báo đáp như thế nào? Chúng ta nên bước theo dấu vinh quang tổ tiên từng bước,
chúng ta hãy vun bồi đạo lý, tình thương, tinh thần dân tộc từ trong dòng họ
cho lớp lớp hậu sanh được kế thừa. Lễ nghi, di chỉ, văn tự, di tích hiện hữu được
bảo tồn và đang phục dựng là nền tảng phát triển chúng ta cần bàn dưới đây.
1/ Không
gian thờ tại gia đình:
Mọi gia đình Việt Nam đều bày trí thờ tổ
tiên, ông bà, cha mẹ và người thân đã từ trần trong nhà. Mục đích để tỏ bày
lòng kính yêu và nhớ thương người thân của gia đình, nhưng sự bày ra không chỉ
trong suy nghĩ đó mà tổ tiên đã muốn con cháu họ thấy rằng họ đang hiện diện ở
đó để từng thế hệ có mối quan hệ huyết thống cùng về sum họp trong những ngày
giỗ chạp, những ngày lễ truyền thống dân tộc. Không gian thờ tự, linh vị, di ảnh
đã hiện thực hóa một đại gia đình có đủ ông bà, cha mẹ, anh em, đánh thức tình
cảm thiêng liêng mỗi con người, làm gần lại trong hai tiếng cốt nhục tình thâm.
2/ Nhà
thờ tộc- Nhà thờ đại tộc:
Sau bốn đời tổ, đời tổ thứ năm được quy tụ thờ
tại nhà thờ tộc như câu nói dân gian "ngũ đại mai thần chủ", thờ các
tổ từ đời thứ năm trở về trước cho đến vị đầu phái hoặc vị tổ của tộc được bày
trí theo một cung cách khác hơn gia đình. Bởi lẽ, kinh phí hương hỏa đến đó
không còn đủ để tạo ra cơ hội cho con cháu tụ tập tại gia đình mà hiệp kỵ tòng
theo ngày húy kỵ của vị tổ tộc. Như vậy, sau gia đình là nhà thờ tộc vẫn là nơi
để con cháu sum họp, sợi dây kết nối dài hơn để trói buộc nhiều thế hệ trong những
ngày giỗ tộc.
Tổ tiên không chờ đợi cháu con về dâng lễ phẩm,
cúng tế thỉnh rước long trọng tại ngôi từ đường trong những dịp lễ mà đó là
nghi thức mang tính tâm linh con cháu cần thực hiện để không quên mình là con
cháu. Trong khung cảnh trang nghiêm khói hương lan tỏa ca ngợi linh thiêng tổ
tông, gia thế dòng họ; các hoành phi câu đối thâm sâu ý tứ chuyển tải cả lịch sử
dòng họ mình là lúc cháu con nội ngoại đang lắng nghe và đang tìm kiếm sự gần
gũi với tổ tiên với anh em, để cùng vinh danh mình, biết rỏ hơn về mình.
Do phát triễn số người, số hộ trong họ, quá
đông hội đồng gia tộc chia thành chi tộc, nhà thờ cựu vẫn giữ và trở thành nhà
thờ đại tộc. Nơi đây phụng thờ vị sơ tổ của dòng họ và các đời kế tiếp đến vị tổ
của các chi họ, thờ phụng tại nhà thờ tộc. Ngày giỗ ở đây sẽ quy tụ cháu con
toàn tộc, bao gồm các chi họ, ý nghĩa và tinh thần ngày hội giống giỗ tộc, lễ
nghi không khác nhưng có thể hằng năm hoặc ba năm tổ chức một lần. Sự kết nối lớn
hơn, sự chia sẻ có tầm ảnh hưởng sâu xa hơn. Dưới bóng tổ tiên, họ có cơ hội tỏ
bày tình cảm bằng nhiều cách nãy sinh những chương trình tương tế, khuyến học,
học bỗng ... xây dựng phát xuất từ yếu tố văn hóa.
3/ Lăng
mộ:
Lăng mộ, nơi gửi hình hài người quá cố, ở đây
là người thân của gia đình họ hàng, chút thương ngày trước chắc chắn phải còn
vương vấn quanh đây. Sống nhà thác mồ, người qua đời cũng muốn ấm thân, tất
nhiên phận làm con cháu phải biết nhìn xung quanh. Ngày thanh minh tảo mộ một
nén hương nhớ người nằm đó, khói bay quấn quýt không khỏi luyến thương bên lòng người đang sống.
Cha nặng lòng, con cảm mến, anh em cả họ đồng nghĩ suy tự nơi đó gắn nhau huyết
thống, gần đó bao người cũng cảm thông là văn hóa. Con cháu ngồi bàn xây mộ tổ,
gia đình chung cùng sửa mộ mẹ cha, cả nghĩa địa như phố phường nho nhỏ không phải
là hoang phí mà chính là văn hóa của dân ta để quê hương là một phần xương thịt
người thân.
4/ Gia
phả:
Bằng chứng đích thực nhất của mối dây thế thứ
ràng buộc gia tộc và quan hệ tình thân từ nhiều họ ngoại là gia phả. Gia phả đã
mở cho chúng ta đường về quá khứ tìm dấu vết tổ tiên đi qua thời gian, từng chặng
gian nan lúc huy hoàng và cả ân tình nghĩa trọng đều được ghi trên đó. Chúng ta
không có gia phả là chúng ta đang lạc loài, không có tổ tông, không đối chứng
được khi tìm gốc tích.
Nước có sử nhà có phả, vạn vật hồ thiên nhân
sanh hồ tổ, chúng ta đừng quên điều đó, đừng mong đợi tìm ra dòng máu trong họ
đạo hay hộ tịch chính quyền.
4/ Đình
làng:
Sở dĩ đề cập đình làng khi bàn về văn hóa
dòng họ vì chúng ta phải hiểu đình làng đúng nghĩa đã thờ ai. Đầu tiên đình là
nơi dừng chân của mỗi địa phương, kế đến dùng làm cơ quan của hội tề làng, sau
cùng thờ Bổn Cảnh Thần Hoàng sắc phong "Lệnh cho Thần Hoàng bổn cảnh hộ quốc
tí dân, dân có bổn phận thờ tự", cách đối đầu với Pháp để giữ đất của vua
Tự Đức (nơi nào có sắc vua nơi ấy dân của triều đình). Nhưng đó là nơi thờ Tiền
Hiền, những tổ tiên của các họ đầu tiên đến phá cỏ cây lập làng. Ngôi nhà chung
của các họ, chỗ chư tộc cùng sum họp hội hè, họ đã ngồi chung với nhau như tổ
tiên họ ngồi trên hương áng, tình quê tình làng nghĩa xóm có được từ đây bắt
nguồn trên văn hóa dòng họ.
5/ Ban
Liên Lạc dòng họ - Nhà thờ đồng tông:
Ban liên lạc dòng họ, huyện, tỉnh, vùng và nước
Việt Nam được hình thành dựa trên tinh thần văn hóa dòng họ nhằm gìn giữ đạo đức,
phát huy các phong trào lợi ích vì dòng họ. Mỗi họ đã chọn một lịch sử, một Tiền
bối họ mình có sự nghiệp vẻ vang nhất để làm tổ họ cả nước, để cuối cùng kết nối
với Vua Hùng tổ của trăm họ.
6/ Trung
Tâm UNESCO Văn Hóa Dòng Họ Việt Nam:
Quan niệm khác biệt của văn hóa phương Tây, ông
bà cha mẹ nuôi con là trách nhiệm, quan hệ gia đình rời rạc, xã hội chi phối hầu
như không cần huyết thống, vợ lấy cồng lấy theo họ chông thậm chí chọn họ một
cách tự do. Bởi vậy Liên Hiệp các Hội UNESCO không ngần ngại thâm nhập văn hóa
dòng họ Việt Nam thông qua tổ chức UNESCO thế giới. Mục đích tìm hiểu và nhân rộng
nét phong phú cho nhân loại, nhằm giáo dục cho xã hội có một đức tính cao đẹp.
Đúng vậy, TT UNESCO nghiên cứu văn hóa dòng họ Việt nam đã có quan hệ hầu hết
các tộc họ, họ đã thừa nhận dòng họ Việt Nam mới sâu sắc, mới thật sự thân thiện
và tìm phương hướng chia sẻ kinh nghiệm đến mọi nơi.
Để khẳng định sức mạnh văn hóa dòng họ của
con người trong xã hội Việt Nam, qua thời gian đã có những vấn đề cho chúng ta
nhìn nhận.
- Thiên Chúa giáo truyền bá vào Việt Nam,
giáo lý dạy không thờ lạy thánh thần ma quỷ, hơn 200 năm, giáo dân quay lưng với
việc thờ cúng tổ tiên, tách rời văn hóa dòng họ, họ đã cô đơn lạc loài giữa cộng
đồng dân tộc. Cuối cùng các cha xứ đã nhìn nhận được sai trật tìm cách đưa giáo
dân về lại bản sắc xưa, lập lại bàn thờ tổ tiên, về lại các từ đường dâng hương
cùng dòng họ, nhận lại tình yêu thiết thực từ tổ tiên.
- Sau một thời gian dài lặng im gần như cấm
đoán dưới thời bao cấp, ngày giỗ của gia đình đơn sơ hóa trong sự khó khăn do
quản lí của nhà nước, ngày giỗ tộc, ngày chạp mả không còn, nhà thờ tộc hoang vắng.
Một thực tế của suy sụp văn hóa dòng họ dẫn đến hệ lụy người cùng huyết thống,
cháu con nội ngoại thành người dưng, thêm vào đó ba đời trực hệ được lấy nhau
đã xô đẩy xã hội vào bờ vực loạn luân, xa lìa thuần phong mỹ tục.
Khi nhà nước bắt đầu công nhận những di tích
lịch sử ở nhiều nơi, nhiều cấp vào thập niên cuối cùng thế kỷ 20, tín hiệu văn
hóa dòng họ được khôi phục, mọi người thấy rằng không thể xóa bỏ dù ở trường hợp
nào. Văn hóa dòng họ vẫn mãi là sợi dây không thể vứt bỏ, được trải ra từ nhiều
đời tổ tiên để mọi nhà, mọi người vin vào đi theo gìn giữ giống nòi, không để lạc
mất nhau, không từ bỏ cội nguồn và tình thân cả dân tộc cũng được tô bồi.
Ngày 10 / 7 / 2018
tại OREGO USA.