GIA PHẢ
SỰ CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
TRÊN ĐẤT HOA KỲ
Đất nước nào cũng có LỊCH SỬ ghi chép những diễn biến
qua từng thời kỳ để phổ biến rộng rãi trong công chúng, còn DÒNG HỌ và GIA ĐÌNH
đã có nhiều chi họ có GIA PHẢ ghi lại lịch sử dòng họ mình và lưu truyền cho
con cháu.
Dân tộc Việt Nam có Gia Phả từ thời nhà Lý, nhà Trần
nhưng chỉ tập trung trong Hoàng tộc và các quan, sau đó xuất hiện trong các nhà
khoa bảng biết chữ nghĩa. Đa số người dân thiếu chữ không lập được gia phả, trừ
những người giàu có họ mời các Thầy Đồ viết hộ. Những Gia Phả ngày xưa tại nước
ta chỉ ghi chép tóm tắt rất đơn giản, không giống Trung Quốc có vẽ hình của các
người quan trọng có chức sắc. Ngày nay, Gia Phả được viết thành sách nhờ công
nghệ khoa học hỗ trợ nên có được hình thức đẹp, nội dung kèm hình ảnh phong
phú. Gia phả không chỉ là một bộ sách đặt trên bàn thờ Tộc, tôn nghiêm cháu con
khó tiếp cận như trong những năm trước thập kỷ 60; Gia Phả đươc phát hành nhiều
tập, lưu trữ trên đĩa CD, trên mạng internet cháu con ở đâu, bất kỳ lúc nào có
nhu cầu đều xem được. Với công nghệ cao trên internet có những lập trình sẵn để
viết Gia phả dòng họ, nhưng không phải là phổ cập cho nhiều người sử dụng.
Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu, chưa cảm nhận
được ý nghĩa của Gia phả, nhất là quí vị là những gia đìnhcó truyền thống tôn
giáo Thiên Chúa Giáo và lớp trẻ xa quê hương. Tại sao? Vì trong khuôn phép của
giáo hội Thiên Chúa, giáo quí vị đã được ghi vào sổ Họ Đạo lúc làm phép rửa tội
giống như một hồ sơ lý lịch cá nhân được lưu giữ tại nhà thờ, quí vị không cất
giữ tại nhà. Quyển sổ Họ Đạo đó đã nhiều đời thay thế Gia phả, ai muốn xem phải
có sự cho phép của các Cha nên quí vị có gặp trở ngại khi kết nối rõ ràng quan
hệ dòng họ. Mặt khác, khi chúng ta như đàn chim bay đến nơi này rồi nơi khác, ở
đâu bình yên thì chúng ta sẽ ở, sổ Họ Đạo chúng ta không có quyền mang theo, dần
dà Tổ Tiên phai mờ trong ký ức. Đối với thế hệ trẻ sống tha hương không được
sinh hoạt các văn hóa dòng họ, không có nhiều cơ hội hội ngộ cả dòng họ để nhìn
nhận đúng thứ lớp quan hệ trong họ mình và tất cả sẽ đánh mất cội nguồn, còn
chăng chỉ một cách mơ hồ nơi quê nhà có họ hàng nhưng thực chất không còn biết
rõ quan hệ thân thích.
Đất nước có “Quốc sử” để tự hào dân tộc, chúng ta có
“Gia phả” để tự hào dòng họ, gia đình.Hai yếu tố xã hội luôn đi theo ta cả cuộc
đời là: Quốc tịch (nationality) và Họ (last name), dù ta đi đến đâu, quốc gia
nào cũng đều phải tôn trọng và chính chúng ta cũng chưa từng bỏ nó, giống như
con cháu dòng họ Kennedy, Francisco, Elizabert … họ đã từng tự hào và không
đánh mất.
Tại Việt Nam có hai Trung Tâm nghiên cứu biên soạn
chuyên nghiệp Gia Phả cho các dòng họ, tại Salt lake City của Hoa Kỳ cũng có một
nhóm nghiên cứu biên soạn Gia Phả dòng họ cho người Châu Âu và Châu Mỹ, họ ra đời
không vì lợi nhuận mà họ thấy được giá trị văn hóa của ngành gia phả.
Trở lại với những đồng hương xa xứ trong cộng đồng
người Việt tại Hoa Kỳ, Gia Phả là tư liệu là di sản cần thiết của người Việt
chúng ta trên đấtHoa Kỳ. Người Việt Nam luôn mang theo bên mình dòng máu tự
hào, luôn ôm ấp tình yêu quê hương, gia tộc và gia đình; đó là nguồn cội tổ
tông tiếp nối 4000 năm từ trong Văn hiến, ta và con cháu chúng ta nhiều đời sau
vẫn là hạt giống của tổ tiên làm nên dân tộc Việt Nam, làm nên từng dòng họ. Với
vai trò làm cha làm mẹ ngoài việc chăm lo sự nghiệp cho con, thiết nghĩ việc
vun bồi huyết thống cũng rất cần để gìn giữ thứ lớp anh em, quan hệ thân tộc và
nhất là tránh được sự đồng huyết, cận huyết trong di truyền.
Trong cuộc sống ngỗn ngang nhiều mối lo toan không
còn thời gian để suy nghĩ những vấn đề nầy, không trách nhưng không thể để dòng
đời trôi mãi. Quí vị thử nghĩ, một nghệ sĩ nổi tiếng nhiều người bỏ thời gian
đi tìm quá khứ, lai lịch nhưng vẫn không cảm nhận việc đó dư thừa trong khi ông
nội ta tên gì, ông đã từng ngậm đắng nuốt cay như thế nào, vinh quang của ông
đã để cho lớp sau cái gìnhiều ngưòi thờ ơ không rõ thật là tủi hỗ. Trách nhiệm ấy
đang thuộc về chúng ta đó quí vị! Quí vị có hình dung được rằng ngày nào đó quí
vị không còn hiện diện bên con cháu, chúng nó lấy nhau, những đứa cháu ấy là chắt
ngoại và chắt nội? Đối với dân tộc Việt Nam là loạn luân, là nỗi ray rức của đấng
sanh thành! Khi giá trị Gia Phả bị bỏ quên trên một đất nước công nghệ cao cuốn
con người trong quay cuồng công việc, chắc chắn những hối tiếc sẽ đưa đến.
Những cơ cực, thiếu thốn đã là quá khứ, vẫn chưa muộn
màng khi nhận được thông điệp nầy. Đồng đô la của quí vị rất lớn vì trên vai
quí vị đang gánh hàng chục khoản chi trả hằng tháng, nhưng để đồng đô la của
quí vị làm việc nầy là công đức rất lớn đối với tổ tiên, quí vị là sứ giả của
ông bà sai về gìn giữ huyết thống cho dòng họ trong khi con cháu trong dòng họ
hoặc chưa nhận thức đầy đủ hoặc còn nghèo không nghĩ được. Những liệt oanh của
Tổ Tiên xưa là niềm tin cho đời nay, những gian truân trong quá khứ của Ông Bà
là bài học kinh nghiệm đời cháu con, đánh giá được hiện tại là bản chất, là zen
của dòng họ; Gia Phả đã làm nhân chứng, làm tấm gương cho hậu thế soi mình. Và
Gia Phả chính là nền tảng của niềm tự hào, là đòn bẩy cho ta đạp bằng chông gai
vươn đến đích quang vinh.
Tôi, người gắn liền với nhiều dòng họ, người kinh
nghiệm Gia Phả, tôi đã cảm nhận sâu sắc tình gia tộc, thậm chí những người cùng
chung một Họ vẫn thấy rằng giọt máu tổ tiên trong ta còn che giấu tiếng anh em!
Tôi đang sẵn sàng làm kẻ đốt đèn cho quí vị và không cần sự thù lao.
Hãy bắt đầu từ hôm nay nếu xưa nay vẫn chưa có sự bắt
đầu.
Mời quí vị vào trang “Gia Phả và Cội nguồn” để tham
khảo bộ gia phả họ Võ phái nhì làng Phú Thái do một hậu duệ ở Tacoma,
Washington nhờ viết.
Hy vọng quí vị có được một cái nhìn mới về Gia Phả.
Trần
Văn Đường
Viện Lich Sử
Dòng Họ
Chuyên Viên Trung
Tâm Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phả Tp.HCM
P. Văn Phòng TT
UNESCO Nghiên Cứu Văn Hoá các Dòng Họ Việt Nam.
Address: 10043,
NW Curtis St, North Plains, OR. 97133-8201. USA
Phone
number: (503) 701 4794 / Email:
tranvanduong.sg@gmail.com