BÀI VĂN BIA CỔ TÍCH LINH TỪ BI KÝ Ở NÚI TỬ TRẦM

BÀI VĂN BIA CỔ TÍCH LINH TỪ BI KÝ Ở NÚI TỬ TRẦM (HÀ TÂY) DO NHÀ
SỬ HỌC LÊ TUNG SOẠN

NGUYỄN QUANG HÀ
NGUYỄN QUANG NGỌC
1. Xuất xứ tấm bia và vài nét về tác giả

Tại xóm San, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây hiện còn lưu giữ được tấm bia Cổ tích linh từ bi ký. Bia có chiều cao 1,22m, rộng 1,20m, trong đó trán bia cao 0,24m, chạm hoa văn rồng chầu mặt nguyệt cách điệu, hai diềm bia chạm hoa, dây leo. Bia được dựng trong một am nhỏ có mái che, chữ còn khá rõ nét, viết chân phương, dễ đọc. Bia gồm 22 dòng, mỗi dòng khoảng 50 chữ, tổng cộng hơn 1200 chữ, một bài tựa và một bài minh dài hơn 70 câu (mỗi câu 4 từ). Phần cuối bia là dòng lạc khoản ghi: “Hồng Thuận nhị niên, tuế thứ Canh Ngọ trọng thu, cát nhật, Tiến thận quang lộc đại phu, Thiếu bảo, Lễ bộ Thượng thư, Đông các Đại học sĩ, kiêm Quốc Tử giám Tế tửu(1) Tri kinh diên sự thần Lê Tung đẳng phụng sắc soạn”. Nghĩa là: (Ngày tốt, tháng giữa thu [tháng 8] năm Canh Ngọ, niên hiệu Hồng Thuận thứ 2 [1510] do Tiến thận Quang Lộc đại phu, Thiếu bảo, Lễ bộ Thượng thư, Đông các Đại học sĩ, kiêm Quốc tử giám Tế tửu, Tri kinh diên sự thần Lê Tung kính cẩn soạn sắc)

Đây là tấm bia mà soạn giả là một nhà sử học nổi tiếng sống cách chúng ta khoảng 500 năm. Nội dung tấm bia cho biết nhiều sự kiện xảy ra trong giai đoạn đầu thế kỷ XVI, xung quanh việc Lê Tương Dực (1509 - 1516) lên ngôi. Ngoài ra, nội dung tấm bia còn mô tả về quang cảnh khu di tích núi Trầm thời Lê(2).

spacer

Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” – Bài 5

Tư liệu: Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ “Vĩnh-Quỳnh -Tốn-Tố-Khôi” – Bài 5
Nguồn bài viết: nguyencuulichsu.com - Tác giả: Nguyễn Ngọc Lanh

Trí thức thế hệ 2: Vẫn câu hỏi ĐỘC LẬP và CANH TÂN – cái gì trước?
Phan Chu Trinh và phong trào Duy Tân
Ảnh hưởng quyết định của Tân Thư
“Tân Thư” (sách mới) thực ra là những sách có từ lâu bên châu Âu, nhưng lại rất mới với châu Á và Việt Nam. Sách chủ yếu trong tân thư là các tác phẩm của Montesquieu (Mạnh Đức Tư Cưu, 1689-1775) và J. Rousseau (Lư Thoa, 1712-1778); rồi các sách ra đời muộn hơn của Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu và một số tác giả Nhật.
spacer

Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” – Bài 4

Tư liệu:  Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” – Bài 4
Nguồn bài viết: nguyencuulichsu.com - Tác giả: Nguyễn Ngọc Lanh

Trí thức nước ta và việc chọn ý thức hệ

Quân Pháp xâm lược Bắc Kì, trận chiếm thành Hải Dương .

Năm 1906 lần đầu tiên trên tiêu đề của một bài báo (ở Pháp) xuất hiện từ mới toanh, trước đó chưa hề có: “trí thức”. Từ này dành cho nhà văn Zola vì hành động cao cả và dũng cảm của ông. Cụ thể, ông đã lên tiếng phản đối, và phản đối tới cùng, một bản án bất công do giới quyền lực áp đặt cho một nghi can là người Do Thái. Trớ trêu, dư luận xã hội – do kỳ thị chủng tộc – đã nhiệt liệt ủng hộ bản án phi nghĩa này. Nhà văn rất ý thức về sự nguy hiểm cho bản thân, nhưng ông trọng công lý và sự thật hơn lợi ích riêng. Sau mấy năm chịu đựng sự đàn áp, Zola đã thắng và trở thành một biểu tượng của trí thức. Thế là, khái niệm trí thức ra đời. Tuy nhiên, dẫu trước năm 1906 kho từ vựng chưa có từ “trí thức”, nhưng đã có sẵn rất nhiều danh từ để chỉ “người có học” (ví dụ, nhà bác học, nhà khoa học, học giả, nhà văn, nghệ sĩ, tiến sĩ…). Dù sao, họ chưa phải là trí thức. Nhưng nếu một người “có học” – ngoài chuyện hành nghề theo chuyên môn – còn vạch ra những bất cập và bất công của xã hội, đề xuất các biện pháp giải quyết (nay gọi là phản biện), ông ta trở thành trí thức (trí tuệ và thức tỉnh). Hoạt động xã hội của trí thức, đều – gián tiếp hay trực tiếp – có tác dụng nâng cao dân trí. Đúng ra, trước 1906 đã có nhiều nhân vật mà phẩm chất cao đẹp không kém Zola. Có điều, thời xưa chưa có từ ngữ thích hợp để gọi họ mà thôi.

spacer

Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” – Bài 3

Tư liệu: Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” – Bài 3
Nguồn bài viết: nguyencuulichsu.com - Tác giả: Nguyễn Ngọc Lanh


Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi
Yukichi Fukuzawa
Wikipedia đã nêu rất đủ về Nguyễn Trường Tộ  Fukuzawa Yukichi (xin gọi tắt là cụ Nguyễn và cụ Fuku). Để so sánh, ai cũng nhận ra: Cả hai cụ sinh cùng thời, cùng đề xướng cải cách, nhưng một cụ thất bại, cụ kia thành công. Chỉ cần gõ hai cụm từ “nguyễn trường tộ” và “fuku yukichi” ta sẽ được google cung cấp hàng ngàn kết quả, trong đó không thiếu những so sánh cụ thể, chi tiết, để tìm ra nguyên nhân thất bại và thành công.
spacer

Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”- Bài 2

Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”- Bài 2
Nguồn bài viết: nguyencuulichsu.com - Tác giả: Nguyễn Ngọc Lanh


Bài 2: Nguyễn Trường Tộ trao lại những gì?
Số phận các bản điều trần

Nói chung, chúng không được thực hiện vì không đủ cả thời gian lẫn điều kiện. Nhưng bao trùm lên tất cả là vua Tự Đức không thể dứt bỏ ý thức hệ Nho Giáo, mặc dù đến lúc ấy đã trở thành phản động khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đang đua nhau tìm kiếm thị trường và thuộc địa.
Nguyễn Trường Tộ

spacer

Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”- Bài 1

Tư liệu : Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ  “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”- Bài 1.
Nguồn bài viết: nguyencuulichsu.com - Tác giả: Nguyễn Ngọc Lanh

Ba thế hệ trí thức với hoài bão nâng cao dân trí:  Cụ Nguyễn Trường Tộ và “bộ ngũ” sống cách nhau tới hai thế hệ. Trong khoảng thời gian 50 hoặc 60 năm ấy, chen vào giữa họ, là thế hệ các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Không ai thật sự có quyền lực trong tay. Các cụ được trọng vọng là do những gì tích lũy trong óc. Có uy tín là nhờ thái độ đối với xã hội, nhân quần. Sản phẩm của mỗi người đều chỉ là những suy nghĩ, do tự mình thể hiện trên giấy – mà không thể nhờ vả làm giúp, hoặc sai bảo ai làm thay…

Tất cả các vị này đều sinh ra từ thế kỷ 19 – cách nay hàng trăm năm, nhưng các vị đều là trí thức đúng nghĩa – mặc dù đầu thế kỷ 20 mới có khái niệm “trí thức“ để có thể phân loại “người có học” khác trí thức ở chỗ nào. Đó là những người vừa “có học” lại vừa có tư duy phản biện xã hội. Chính do tư duy phản biện, họ bị chế độ thực dân và phong kiến – nói chung là những chế độ độc tài – kỳ thị, cảnh giác, kể cả lên án, thậm chí bị lên án từ nhiều phía. Nhưng tất cả đều bất khuất và sử dụng phương thức phù hợp để thể hiện lòng yêu nước và thực hiện hoài bão nâng cao dân trí. Thời nay, con cháu Phan Chu Trinh và “bộ ngũ” – thế hệ thữ năm – vẫn tiếp tục sự nghiệp cha ông.


spacer

Giả thuyết mới về Chánh cung Hoàng hậu vua Quang Trung

Lâu nay, sử liệu ghi nhận Chánh cung Hoàng hậu của vua Quang Trung quê gốc ở Quy Nhơn, nhưng tư liệu vừa tìm thấy ở Quảng Nam đã đặt giả thuyết mới về thân phận và quê quán vị hoàng hậu này.

Gia phả lập năm 1927 có ghi “Hoàng chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy” - Ảnh: C.T.V
spacer

Khu mộ hơn 200 năm của danh thần triều Nguyễn giữa Sài Gòn

Lăng Bình Giang Quận công Võ Di Nguy tọa lạc tại số 19 Cô Giang (gần ngã tư Phú Nhuận, TP.HCM). Từ khi được an táng đến nay đã hơn 214 năm nhưng ngôi mộ vẫn giữ được nét uy nghi, đường bệ của bậc đệ nhất công thần, đồng thời tiêu biểu cho nghệ thuật xây cất lăng mộ cổ ở Nam bộ. Bộ VH-TT đã ra quyết định công nhận đây là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Lăng Bình Giang Quận công Võ Di Nguy gồm phần tiền mộ (bình phong tiền, sân tế) và phần mộ (cửa mộ, bàn hương án, mộ và bình phong hậu)
spacer

Mộ các danh thần ở Sài Gòn - 3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh

Theo tục lệ dân gian, khi một người chết mất xác hoặc vì lý do nào đó mà người ta phải tạo mộ giả (mộ gió) để hương khói, thờ cúng là chuyện bình thường. Nhưng một vị tướng mà có đến 3 ngôi mộ thì quả là chuyện hiếm.

Mộ gió của Võ Tánh ở Q.Phú Nhuận - Ảnh: H.Đ.N
“Dũng” và “nhân” của đạo làm tướng
Sử liệu ghi Võ Tánh người gốc Biên Hòa, năm 1788 ông theo phò Nguyễn Ánh, được Nguyễn vương gả em gái là công chúa Ngọc Du. Ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Năm 1799, ông cùng Nguyễn Huỳnh Đức theo chúa Nguyễn tiến chiếm thành Quy Nhơn. Chúa Nguyễn đổi tên là thành Bình Định, giao cho Võ Tánh và Lễ bộ Tham tri Ngô Tùng Châu coi giữ còn chúa rút đại quân về Gia Định.

spacer

Mộ các danh thần ở Sài Gòn: Lăng Bình Giang Quận công Võ Di Nguy

Những ngôi mộ của các danh thần triều Nguyễn nằm lặng lẽ tại đất Sài Gòn. Trong số những ngôi mộ cổ có tuổi đời trên dưới 200 năm đó, một số được gìn giữ, thờ cúng, nhưng có cái đã thành phế tích.
Toàn cảnh khu mộ Quận công Võ Di Nguy - Ảnh: H.Đ.N
Đệ nhất công thần
Từ đường Phan Đình Phùng rẽ vào Cô Giang (gần ngã tư Phú Nhuận), ngay đầu đường có tấm biển lớn treo trên cao như cổng chào, ghi hàng chữ “Đền Phú Trung Bình Giang Quận công Võ Di Nguy”.
Trong các cận thần của Nguyễn Ánh (vua Gia Long) thì Võ Di Nguy là người phò tá sớm nhất, ông theo giúp Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1751 - 1777, chú ruột của Nguyễn Ánh), rồi theo Nguyễn Ánh chống Tây Sơn và cũng tử trận sớm hơn nhiều công thần khác (ông mất ngày 27.2.1801) khi cuộc chiến với Tây Sơn bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, trước khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, lên ngôi vua (1802). Thi hài Võ Di Nguy được chuyển về Gia Định. Chi phí cho tang lễ rất lớn.

spacer
do