HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP MỘT GIA PHẢ DÒNG HỌ



 
 

HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TP. HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH GIA PHẢ


ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN
LÀM MỘT GIA PHẢ CỦA DÒNG HỌ
_______________________________________    TRẦN VĂN ĐƯỜNG
  chuyên viên gia phả biên soạn email: tranvanduong.sg@gmail.com
I/ Mục đích:
"QUỐC HỮU SỬ GIA HỮU PHẢ" tức nước có sử còn nhà có gia phả; các triều vua có NGỌC PHẢ, NGỌC ĐIỆP, THẾ PHẢ, dân gian có GIA PHẢ, các dòng họ đều cần có một gia phả để ghi lại lai lịch của dòng họ mình, chỉ trừ một số dòng họ nghèo không có người biết chữ đành thủ phận như người mù và nhà ai tự nhớ, tự truyền miệng về tổ tiên được đến chừng nào quí chừng ấy. Chúng ta lúc nầy không phải cam phận như thế, tất nhiên phải có gia phả.
Từ xưa, các bộ gia phả của các dòng họ được bắt đầu trên trang mở bằng dòng chữ "MỘC HỮU BỔN THỦY HỮU NGUYÊN, VẠN VẬT HỒ THIÊN NHÂN SANH HỒ TỔ", tức cây có gốc nước có nguồn, người sanh ra không lẽ không có tổ; nhằm nhắc nhỡ con cháu phải biết cội nguồn tiên tổ, phải biết tổ quán là đâu, phải biết dòng họ đã trải qua những thăng trầm dời đổi ra sao ... Chúng ta cần nói với con cháu rằng " các con đi tìm hiểu lai lịch một nhà sáng tác nhạc, một ca sĩ, một nhân vật nổi tiếng, tại sao con không biết được tên tuổi và sự nghiệp ông bà, tổ tiên của nhà con một cách rỏ ràng? Tại sao các con không biết tự hào về dòng máu tổ tông nhà mình?"
Không có gia phả các đời sau không thể nào ngồi tự hình dung về mình có một bề dày giòng giống như thế nào, những bước chân người trước đã đi đến đâu, những người anh em huyết thống gần gủi cũng như quan hệ thế thứ trong dòng họ sẽ rất khó để đối đãi cho đúng lễ nghĩa gia phong. Trong xu hướng mới, con người đã qua một thời chinh chiến loạn lạc đã bắt đầu nghĩ về dòng họ cội nguồn, thiết lập những kết nối trong nước và vượt cả phạm vi quốc gia để tìm lại cội nguồn, dù đến nay máu đào đã loãng nhưng tình huyết thống vẫn cứ như gần gủi. Dòng họ bạn đã hoàn thành một bộ gia phả cho dòng tộc mình chưa hay đã có nhưng là bộ gia phả chữ Hán Nôm long trọng cất trên bàn thờ nhà thờ họ con cháu muốn được xem không phải chuyện dễ dàng. Có thể gia phả của dòng họ bạn đã dịch nhưng cũng chỉ hạn chế trong điều kiện ghi chép thủ công hay còn thiếu nhiều yếu tố đáng được đưa vào để đời sau cháu con biết nhìn nhận một cách đầy đủ để tự hào, để thấy được nỗi đau của cha ông mà rút ra kinh nghiệm sống hoàn hảo.
Qua nhiều năm dựng gia phả cho nhiều dòng họ trong nước cùng với kinh nghiệm của bạn hữu tôi nhận thấy rằng mọi chi họ đều muốn có gia phả, nhưng nhiều gia tộc cảm thấy khó khăn về mẫu mực một gia phả, thậm chí khó khăn cả về kinh phí nên không thực hiện và để kéo càng dài thời gian càng mất hết thông tin, càng thêm khó khăn trong biên soạn. Đúng vậy, sự khó khăn đó đã được trả giá từ 40 triệu, giá khởi điểm chưa có phí đi điền dã gồm ăn ở lộ phí cho nhóm thực hiện của các đơn vị nhận thực hiện một bộ gia phả .
Tuy nhiên, KHÔNG KHÓ LẮM vì hiện nay mọi dòng họ đều có con em học hành sử dụng máy để làm được bộ gia phả khi có được đề cương hướng dẫn này. Tóm lại hãy lo dựng gia phả cho dòng họ mình bằng chữ viết và ngôn ngữ hiện nay, vướng mắc tôi giúp trong khả năng chuyên môn tôi có!
II/ Yêu cầu:
Yêu cầu hiện nay cho một bộ gia phả phải trang trọng, phải đầy đủ chi tiết trung thực và phải có tính khoa học. Muốn xây dựng một bộ gia phả đòi hỏi có nghiên cứu về lịch sử để dựa vào lịch sử khẳng định từng thời điểm diễn biến trong dòng họ, phải có hệ thống đúng tuần tự, dễ tìm, dễ hiểu, thay đổi tư duy phổ biến hơn để con cháu dễ tiếp cận. Để có thể đạt yêu cầu đó trước hết cần:
- Chọn một người biết sử dụng vi tính, chỉ cần hiểu biết microsoft word.
- Cần một vị hiểu chữ Nho, chữ Nôm và biết ngôn ngữ gia phả. Ngôn ngữ gia phả đơn giản nhưng rắc rối làm nhiều thầy Nho và các sinh viên môn Hán Nôm hiện nay vấp phải nhầm lẫn.
Ví dụ như: tổ bá khảo lê đại lang, đệ thập nhất thế hiển tổ khảo Dĩnh Xuyên quận Trần đại phu, chữ nho chữ nào cũng giống nhau không viết hoa, ta phải hiểu chữ nào chuyển quốc ngữ viết hoa, chính điều này rất nhiều thầy Nho dịch là ông bác tên Lê Đại Lang, Đời thứ mười một, ông nội Trần Dĩnh Xuyên Đại Phu là sai; vì Dĩnh Xuyên , Kinh Triệu, Giang hạ, Thái Nguyên, Trần Lưu phải hiểu là gì trong Bách Gia Tánh. Trường hợp thứ hai: kế thất hàng nhị nương nguyễn thị nam trân chi húy, nếu dịch là bà vợ kế thứ hai tên là Nguyễn Thị Nam Trân là sai; vì kỵ húy nên đã mượn chữ nam trân để thế tên bà, mà nam trân là gì không biết điển không biết nỗi, hàng nhị nương là người con thứ hai của gia đình bà. Còn nhiều điều cần động não cả tháng vậy.
- Chọn những vị cao niên thông hiểu dòng họ để nói về những việc được nghe mà tư liệu cũ không có, biết rỏ tiểu sử những người trong họ đã quá vãng, thông hiểu những sự kiện gần đây chưa kip ghi chép, ...
- Chọn một người có khả năng nắm bắt thông tin một cách nhạy bén, ghi chép lại thành văn trôi chảy, không bị trùng lặp và chuyển đổi ý tưởng khéo léo, hóa giải lời kể thành từng đoạn văn nói lên tiểu sử của nhân vật, có thể hùng hồn và có thể tang thương để đời sau con cháu ngồi chung có sự chia sẻ và thương yêu nhau bồi đắp thêm tình cảm gia tộc, không gây phản cảm, phẩn nộ chia rẽ trong thân tộc do quan điểm chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp ...
- Cần một máy hình có thẻ nhớ đủ dung lượng cho toàn bộ ảnh, gồm ảnh chân dung, ảnh gia đình, ảnh lăng mộ, ảnh nhà thờ tộc, bài vị, đền đài hoành phi, liễn đối, làng mạc nơi tổ quán và nơi có nhà từ đường, ...
- Trình bày và in ấn, đề nghị in trên giấy khổ A4, trắng định lượng 70, bìa cứng, màu nâu đỏ chữ giã kim màu vàng, hình thức kinh điển trang trọng.

III/ NỘI DUNG GIA PHẢ
1/ Lời mở đầu:
Ngày... tháng... năm ... Dương lịch
Ngày tháng năm Âm lịch ...
Viết một bài nói lên những cần thiết dòng họ phải dựng gia phả, các bước chuẩn bị để xúc tiến, sự phấn khởi của tộc họ và cảm nhận về tổ tiên trước việc làm này...
Cuối bài viết nên đề:                                  Thừa mệnh Hội đồng gia tộc đồng.
                                                                   Trưởng tộc: nội tôn đời thứ ...
                                                                   Họ tên.
                                                                   chấp bút/ phụng sao.
2/ Phả ký:
a/ - Giới thiệu dòng họ mình theo Bách Gia Tánh.
    - Giới thiệu tổ quán, hình thành dòng họ như thế nào, sự ra đi của chi họ do diễn biến lịch sử thời kỳ nào, tại tổ quán còn lại những gì, thân tộc, nhà thờ, miếu mộ.... (chèn hình ảnh)
    - Giới thiệu trú quán, trải qua bao nhiêu chặng mới dừng chân lập nghiệp tại đây, vị tổ thứ máy là người lập cơ ngơi, sanh đến nay bao nhiêu đời, có bao nhiêu phái/ nhánh, nhà thờ tộc, thân thế và sự nghiệp của gia tộc, bao nhiêu người trong họ lại tiếp tục hành trình tìm đất mới lập thành chi mới, các kỵ giỗ chính của họ ...(chèn hình ảnh)
   - Kết luận phả ký. (chèn hình ảnh)

3/ Gia Phả Cổ:
   - Bản photo gia phả chữ Nho/ Phó ý chữ Nho/ sắc phong thần...
   - Bản dịch phả ký
   - Văn tế
4/ Phả đồ (nên vẽ theo sơ đồ tổ chức) vẽ trên giấy khổ A3, xếp gấp, có thể nhiều tờ, phân chia theo từng phái/ chi, insert hình dạng behind tờ đầu cho thẩm mỹ.
5/ Phả hệ:
Đây là phần dài nhất và chi tiết nhất trong gia phả.
   - Ghi chép theo đời
   - Ghi chép theo phân phái - kết hợp theo đời để giữ thứ bậc đúng các phái.
  - Ghi theo chi nhánh - kết hợp ghi theo đời giữ thứ lớp đúng các phái, các chi nhánh khác.
  - Đời sau mỗi người con là một trang , có quan hệ trực hệ với đời trước một cách chặt chẽ, trường hợp những người con của đời trước chết sớm chưa có danh phận mới không mở thành trang.
  - Cơ cấu trang :


MẪU

NGÀI TRIỆU TỔ


VÕ CHÁNH Đ...
武正德
TUYÊN CHẾ BINH THƯ VỤ TRUNG ĐÔ CẬN THẦN
VÕ ĐẠI LANG
Thụy THƯỢNG SĨ CHI LINH


Sanh hạ:
1/       Bà bà              THỊ   THƯỢNG
2/       Ngài                VĂN  NHƠN
3/       Ngài                CHÁNH TRỰC

                     
 
 













   
ĐỜI THỨ NHẤT

CON NGÀI VÕ CHÁNH Đ...


        Tư liệu xưa ghi trong phó ý như sau:
        Tổ cô      Võ nhất nương,
        húy         Thượng,
        hiệu        Thiện chi linh.
Bà là chị cả, trưởng nữ của ngài Võ đại lang Chánh Đ.... Bà ở lại Nghệ An cùng cha, thân thế và sự nghiệp nơi tổ quán lưu trữ, con cháu ở Quảng Nam lâu đời không ai biết thêm.



ĐỜI THỨ NHẤT
CON NGÀI VÕ CHÁNH ĐỨC


LÊ TRIỀU TRUNG QUÂN ĐỂ LÃNH THỰ QUỐC CÔNG
Tiền Hiền  VÕ VĂN NH...
武文仁
Thụy        TÍN ĐẠO CHI LINH
Thọ         : 74 tuổi
Kỵ ngày :  20 tháng giêng âm lịch
Mộ tại    : xứ Gò Soài Nhị, .


 
TIỀN HIỀN PHU NHÂN
  TRẦN THỊ TR...
 氏忠
Kỵ ngày :20 tháng giêng âm lịch.
Mộ tại    : xứ Gò Soài Nhị



-         Ông là trưởng nam của ngài Chánh Đ..., ông làm quan cuối thời vua Lê – chúa Trịnh.
Chúa Nguyễn Hoàng chiêu tập người đàng Ngoài vào khai phá xây dựng đàng Trong, nhân cơ hội ngài từ quan vào Quảng Nam khai phá, lập ấp Phú Khương, sau đổi thành làng Phú Thái, dân tôn ngài là tiền hiền. Ngài sanh hạ cháu con và là vị tổ đời thứ nhất của họ Võ làng Phú Thái.
-         Bà vốn người làng Thổ Ngõa, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An, là cháu tằng tôn của tướng Trần Nguyên Hãn.
Ông bà ra đi gặp may mắn và đã chọn được nơi đắc địa để an phận, vui thú điền viên, dành lúc an nhàn huấn dụ cháu con học đạo thánh hiền lấy Phật đạo tu học thuần hành cầu quả phúc.





  








Ảnh mộ ông

Ông bà sanh được ba người con trai:
1/ Trưởng nam:          Ngài Võ Kim B...
2/ Nhị lang:                Ngài Võ Viết Ph...
3/ Tam lang:               Ngài Võ Đức Nh...

Khi mất ông thọ 74 tuổi, mộ táng tại Gò Soài Nhị tục gọi xứ mả cố. Năm 1995 (Nhâm Thân) hậu duệ trong và ngoài nước cùng chung nhau xây thành lăng. Đến năm 2003 tu sửa thêm cho khang trang và thụy lập Thiên Định lăng giữa địa thế uy nghi thanh tú..
Lăng bà Tiền Hiền Phu Nhân cũng đã được xây nguy nga vào tháng 3 năm 2003 nhằm tháng 2 năm Quí Mùi, thụy lập Thiên Thuận lăng gần lăng ông..
 
 
  




Ảnh mộ bà



   

ĐỜI THỨ NHẤT

CON NGÀI VÕ CHÁNH Đ...



Tư liệu xưa ghi:
Thúc tổ           Võ tam lang
Húy                Chánh Trực
Hiệu               Phụ Độ chi linh.
Ông là thứ nam của ngài Chánh Đ..., ông ở lại Nghệ An  cùng cha. Thân thế và sự nghiệp của ông lưu truyền nơi tổ quán, ở Quảng Nam không thấy bút tích để lại nữa.






ĐỜI THỨ HAI

CON NGÀI VÕ VĂN NH...

Ngài trưởng nam ngài Lê Triều Trung Quân Để Lãnh Thự Quốc Công, làm quan võ Nhà Nguyễn đến chức Quản cơ, dung mạo ngài phương phi, binh pháp tinh thông.. Thời trai trẻ dọc ngang, nhưng lúc trí sĩ ngài xuất gia cầu đạo tu Phật lấy pháp tự là Bích Nhãn Năng Sư, đạo hiệu là Huyền Thông và thụy là Từ Hạnh Tiên Sanh.
Khi ông mất thọ 67 tuổi, mộ táng tại xứ nhà thờ, lập bia ngày 26.3 năm Nhâm Thân đến 12.7 năm  Ất Hợi (1997) con cháu trong và cả ngoài nước trùng tu xây thành lăng Tổ Sư.
Danh tánh bà không có di chỉ nào ghi lại.

Ông bà sanh năm người con:
1/ Ngài    Võ Văn   C...
2/ Ngài    Võ Văn   Th...
3/ Ngài    Võ Văn   L...
4/ Ngài    Võ Công B...
5/ Bà       Võ Thị    L...



Ông bà có sáu người cháu nội trai nhưng đời sau vô hậu, mả mồ bà xiêu lạc dấu tích.
Một vị quan khi trí sĩ, ông đã chọn thiền môn tìm lý đạo soi lại những thiệt hơn trần thế. Ông đã ngộ ra rằng đúng cũng ở đó và sai cũng ở đó, vì vốn dĩ là vô thường. Trên đầu là cửa Phật dưới chân là bờ Giác, ông ung dung giữa chốn nhiệm màu.
“Vào cửa từ bi, hoằng dương Phật đạo tìm phương giải thoát,
Qua bờ giác ngộ, tịnh cảnh Như lai dụng pháp nhiệm màu.”
Và đời sau đang đề trên bia đá tặng cho ông.

 
 









                                  
                                         Ảnh mộ ngài Võ Kim Bảng Từ Hạnh Tiên Sanh
         














     GIA PHẢ
   HỌ HÀ

THÔN NGỌC TỨ – XÃ ĐIỆN AN
HUYỆN ĐIỆN BÀN




 NĂM QUÝ TỴ
  (2013)

 
 
















Nhà thờ Hà Ngọc tộc


    
LỜI TỰA

Dòng họ Hà Ngọc thôn Ngọc Tứ, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam từ xưa ông bà đã có gia phả. Gia phả cũ do ông Bát Diệp biên soạn lúc cáo quan về quê an dưỡng tuổi già. Gia phả viết chữ Nho, không kết nối được mười đời trước truyền miệng còn mơ hồ trong ký ức và bắt đầu từ đời thứ XI là ngài Hà Ngọc Khanh. Từ đó về sau nối theo chín đời. Chiến tranh, bom đạn thiêu hủy, nhà hư nát, miếu tộc sụp đổ nhưng may mắn tư liệu này còn.  Năm 1972 (Nhâm Tý), ông Hương Cần tục biên thêm đời XX. Ngày 14 tháng 3 năm 1996 (Bính Tý), các anh em ông Hà Ngọc Cần biên chép tay thành nhiều bản đến đời XXII, nhưng vẫn hình thức xưa, hệ thống rời rạc, khó hiểu.
Khi gặp người bạn cùng chiến tuyến, người bạn tù Côn Đảo trước đây giới thiệu bộ Gia phả Họ Trương xã Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tỉnh và bộ gia phả họ Tống Phước phường Kim Long, thành phố Huế do Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Hành Gia Phả TP. HCM biên soạn, ông Cần mừng vui như gặp được quí nhơn. Và Trung Tâm NCTHGP TP HCM đã thực hiện bộ gia phả nầy.

Dựa trên tài liệu cổ, kết hợp thông tin điền dã, các chuyên viên Trung Tâm đã dựng lại theo cấu trúc hoàn chỉnh với kinh nghiệm 20 năm dựng phả của Trung Tâm.
Để dễ dàng tra cứu, TT giới thiệu các phần có trong nội dung như sau:
·        Phần I: Phả ký, giới thiệu nguồn gốc tổ quán và quá trình di chuyển, định cư, hôn nhân gắn liền với lịch sử hình thành địa phương đang sanh sống.
·        Phần II; Tông đồ, phả hệ, hệ thống phả hệ hàng ngang từ đời thứ XI đến XVIII; chia thành hai phái, phái Nhất và phái Nhì; hái Nhì có ba chi; được bố trí theo hệ thống dọc. Phần nầy ghi lại hành trạng từng nhân vật trong gia tộc gồm ngày sanh ngày mất, mộ phần, nơi ở, nơi làm việc, thân thế sự nghiệp.
·        Phần III: Ngoại phả, các bài viết giới thiệu công trình tâm linh của tộc, đất Điện An, xứ sở văn hóa Điện Bàn Quảng Nam; giới thiệu nét đẹp dòng họ (bài viết của gia tộc), quan hệ hôn phối và ảnh hưởng, ngày kỵ giỗ.





Đây là tác phẩm văn hóa dòng họ, tư liệu quí giá của gia tộc, các thành viên trong tộc cần gìn giữ truyền nối nhiều đời để noi gương người trước làm tốt đời sau và đây cũng là tài liệu tốt cho các nhà nghiên cứu văn hóa dòng họ.
Gia phả in sách và ép vào đĩa nhựa thành hai bộ, một gia tộc giữ, một lưu trữ tại TT. Trong quá trình thực hiện do khách quan không nhận được đủ thông tin, có thể có thiếu sót, trong họ cần bổ sung.

Đại diện Hà Ngọc tộc và ban biên soạn kính cáo.
 

































NGƯỠNG VỌNG
 
BỔN ÂM ĐƯỜNG THƯỢNG
CAO ĐẠI VIỄN TỔ LỊCH ĐỢI TÔNG THÂN
LƯ GIANG QUẬN
HÀ TỘC TRIỆU TỔ

TRUY NIỆM
TIỀN NHƠN
BẮC ĐỊA SƠ CƠ HỆ
XUẤT NAM THIÊN QUÁN PHÚ XUÂN THÀNH
 THẬP ĐẠI TỔ TIÊN


SƠ CƠ
NGỌC TỨ THÔN, ĐIỆN AN XÃ,
ĐIỆN BÀN PHỦ, QUẢNG NAM TỈNH,
THẬP NHẤT THẾ TIỀN HIỀN
DĨ HẠ TRUYỀN THỪA
HÀ NGỌC TỘC

PHỤNG SAO – TU SOẠN

 QUÝ TỴ
2013
















ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
CON ÔNG HÀ NGỌC CH...

弟十捌世
何玉力
2. Ông HÀ NGỌC L...
Mộ: Thôn Ngọc Tứ, Xã Điện An,
Huyện Điện Bàn
Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp
弟十
阮氏孝
Bà PHẠM THỊ H...
Mộ: Thôn Ngọc Tứ, Xã Điện An,
Huyện Điện Bàn
Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp

Ông Hà Ngọc Lực sinh sống tại xã Điện An, ông là thứ nam của ông Hà Ngọc Chấn, em trai ông Hà Ngọc Nhỏ. Sau chuyển nhà lên làng Túy Loan sanh sống chỉ một thời gian, ông bà mất mộ táng tại quê cũ, hiện nay tại nghĩa địa xã Điện Nam.

Sanh hạ:
1.                 B. HÀ THỊ CHIM
2.                 B. HÀ THỊ MUA
3.                 Ô. HÀ NGỌC ĐỈNH









PHÁI NHẤT

ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC ...

弟十玖世
𪀄
1. Bà HÀ THỊ C...
Sanh …….mất……
Mộ: Thôn ………, Xã ……….,
Huyện ……………
Kỵ ngày…./….
弟十玖世
Ông ………………………
Sanh …….mất……
Mộ: Thôn …………., Xã ………..,
Huyện …………..
Kỵ ngày…./….

Bà Chim trưởng nữ của ông Hà Ngọc Lực, thường gọi là bà ………… lấy chồng  họ…………… người làng Bồ Mưng, Xã Điện An, Huyện Điện Bàn.
Ông bà làm …………………… hiện sanh sống tại ……………… ……………………………………………………………..
Sanh hạ:
1.     …………………….. Sanh năm
2.     ……………………   Sanh năm



ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC ...

弟十玖世
𪀄
2. Bà HÀ THỊ ...
Sanh …….mất……
Mộ: Bồ Mưng, xã Điện Phước,
huyện Điện Bàn
弟十玖世
Ông ………………………
Sanh …….mất……
Mộ: Bồ Mưng, xã Điện Phước,
huyện Điện Bàn.
Kỵ ngày…./….

Bà Mua thường gọi là bà ………………lấy chồng  họ…………… người làng Bồ Mưng, xã Điện An, huyện Điện Bàn.
Ông bà làm nông hiện nay con cháu bà sanh sống tại xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, ít khi về nên không rõ.

Sanh hạ:
1.     …………………….. Sanh năm
2.     ……………………   Sanh năm


ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
CON ÔNG HÀ NGỌC ...

弟十玖世
何玉鼎
3. Ông HÀ NGỌC Đ...
Sanh …….mất……
Mộ: Thôn Ngọc Tứ, xã Điện An,
huyện Điện Bàn.
Kỵ ngàymùng 2 tháng chạp
弟十
…………….
Bà …………………….
Sanh …….mất…..
Mộ: Châu Bông, gò Chim Chim, thôn Ngọc Tứ, xã Điện An
Kỵ ngày mùng 2 tháng chạp

Ông Hà Ngọc Đỉnh lập nghiệp tại làng Túy Loan, ông bà chỉ sanh được một người con trai đã cưới vợ chưa con thì chết , ông bà về lại Ngọc Tứ sống cùng anh em trong thân tộc. Ông bà qua đời, vô tự, hương khói theo ngày chạp của tộc. Mộ ông dời về khu mộ tộc nghĩa địa xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn. 

Sanh hạ:
             1.       HÀ NGỌC ĐẠT Chết, mộ tại Châu Bông






Trên đây là mẫu của các gia phả các dòng họ tại Quảng Nam, do copy không thể hiện đầy đủ các behind picture làm draw back, hãy sử dụng nó như một file để gắn nội dung riêng vào.Mỹ thuật đa dạng,văn chương muôn vẻ tùy khả năng mỗi người mà xây dựng cho gia tộc. Gia phả là tác phẩm có giá trị lịch sử,là linh hồn gia tộc, lưu giữ rất nhiều đời nên việc đầu tư là chính đáng.











6/ Ngoại phả
 - Trang  các ngày thanh minh, chạp mả, tế xuân tế thu, kỵ giỗ của các vị tổ  tổ chức tại từ đường. Các ngày giỗ trong dòng họ.
 - Dịch các hoành phi - câu đối
- HƯƠNG ƯỚC, TỘC ƯỚC.
 - Câu chuyện dòng họ, phong tục, danh nhân lịch sử địa phương, ...
 - Hình ảnh sinh hoạt dòng họ, cây đa, giếng nước và những di tích địa phương,...
7/ Mục lục: Luôn có để tra cứu.
8/ Công khai
 - Ngày tháng năm hoàn tất và xuất bản gia phả, số lượng, lưu trử thế nào.
 - Cảm tạ
 - Ban biên tập.
- Trang  các ngày thanh minh, chạp mả, tế xuân tế thu, kỵ giỗ của các vị tổ  tổ chức tại từ đường. Các ngày giỗ trong dòng họ.





















spacer

BÀI VIẾT CỦA TRẦN QUANG ĐÔNG
+++LẦN NGƯỢC VỀ QUÁ KHỨ TÍT TẮP MÙ KHƠI, ĐỂ TÌM VỊ TỔ TÔNG TRẦN TỘC...
---------
Chính Sử, Ngoại Sử, Tộc Phả, viết về huyết hệ Trần Tộc, thường chỉ nhắc đến vị Tổ cao nhất là TRẦN TỰ KINH...Vậy sinh thành ra Trần Tự Kinh là ai ?... Hẳn nhiên phải là bậc phụ-mẫu, lên đến bậc ông-bà, bậc cụ-kỵ, bậc Tằng-Tổ...Ôi chao ! Thật là mờ mịt.......
Cho mãi đến năm kia, may mắn thế nào, tôi gặp ngay được bộ trường thiên tiểu thuyết dã sử Trần Triều của Yên Trần Cư Sĩ, tức BS Trần Đại Sĩ hiện sống ở bên Pháp. Pho truyện có tựa đề "ĐÔNG A DỰNG CỜ BÌNH MÔNG"...
Rồi năm ngoái, đọc thêm được một vài đoạn trong quyển "Tộc Phả Trần Tộc" do Trần Ích Tắc thủ bút.
Từ hai nguồn văn sử liệu này, tôi lần ra thêm được một số thuộc hàng liệt Tổ liệt Tông vai trên Tổ Trần Tự Kinh, cho đến vị Tổ Trần Tộc xa xưa nhất....
Với hoài vọng :
*Con người phải có Tổ Tông
*Như cây có cội như sông có nguồn
Nay, tôi viết ra bài viết này với hoài bão nêu lên một vấn đề đã bao lâu nay bị khuất lấp chưa được lịch sử soi sáng, nhằm mở rộng thêm chiều dư luận....
*******
Trở ngược về một quá khứ xa xưa tít tắp vào thời Chiến Quốc, theo bậc học giả tiền bối Đào Duy Anh nghiên cứu cho biết lúc này đã có 500 tộc người Bách Việt sống rải rác ở Hoa Nam Trung Hoa, Miến Điện, Bắc VN, và Lào...
Mãi đến năm 227 trước Công Nguyên, một bộ tộc Việt trong số 500 tộc Việt này, sinh sống ở đất Mân, gọi là Mân Việt (Phúc Kiến Trung Hoa), xuất hiện một người HỌ TRẦN rất nổi danh, lên là Phương Chính Hầu TRẦN TỰ MINH. Như vậy :
>>>>>>>>>>TỔ HỌ TRẦN XUẤT HIỆN TỪ ĐÂY (1)<<<<<<<<<<<TRẦN TỰ MINH<<<<<<<<<<<<<<
Ngài họ TRÂN, tên đệm TỰ MINH. Phương Chính Hầu là một chức quan được phong dưới thời Tần Thủy Hoàng, song vì Ông vua Tần này nuôi Bá Mộng diệt lân bang, mở rộng cương thổ, nên Ngài bất bình, bỏ về với Triệu Đà, nào ngờ Triệu Đà cũng cùng nuôi Bá Mộng của người Hán, Ngài lại bỏ Triệu Đà vì bất mãn, và theo dòng người Bách Việt di cư xuống phía Nam....
Trần Tự Minh được vua An Dương Vương thu dụng, trở thành vị tướng tài ba, cùng với Cao Lỗ chống lại Triệu Đà.
Khi Cổ Loa thất thủ, đất nước mất vào tay cha con Triệu Đà, Trần Tự Minh lặng lẽ về sống ẩn dật ở đất Kinh Bắc.
Như vậy, từ năm 227 trước Công Lịch, vị TỔ ĐẦU HỌ TRẦN LÀ TRẦN TỰ MINH xuất hiện, cho đến năm 582 Công Lịch, là một giai đoạn trải dài 809 năm. Trong giai đoạn này, hậu duệ của TRẦN TỰ MINH phát triển thành nhiều nhánh. Riêng ngành đích trưởng, mãi đến năm 582, mới lại có một người nổi lên thành một nhân tài kiệt xuất ở xứ Giao Châu, đó là TRẦN TỰ VIỄN (582-637).......
Cũng cần nói thêm rằng, lâu nay ta vẫn cứ đinh ninh Đình Bảng là quê gốc cửa vương triều nhà Lý, mà ít ai có thể ngờ được rằng đất Kinh Bắc cũng là nơi trú ngụ của các vị Thủy Tổ Triều Trần, mà di tích còn tồn tại đến nay là ngôi đền thờ Thái Sư Trần Thủ Độ tại đây. Nguyên do là :
Hồi ấy, ở Từ Sơn, đất Kinh Bắc, có sư Pháp Hiền là đệ tử của Thiền Sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Ấn Độ) đang dụng công truyền bá đạo Phật phái Thiền Tông, thu nạp rất nhiều môn đệ.
Lịch sử nhà Phật chép rằng sau khi Ti-ni-đa-lưu-chi viện tịch, Pháp Hiền vào Từ Sơn tu tập đạo hạnh.Thân hình ngài như cây khô, mọi vật ngã đều quên, các giống chim và thú rừng đến quấn quýt thân mật bên ngài. Người người lúc này mộ tiếng theo học rất đông không kể xiết. Ngài bèn dựng chùa dậy học, cư tăng lúc nào cũng trên 300 người, Thiền Tông phương Nam bấy giờ là thịnh nhất.
Một chú bé mồ côi kiếm củi gần chùa tên là
>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ VIỄN (582-637) (2)<<<<<<<<<<<<<
Chú bé TRẦN TỰ VIỄN, lần nào cũng như lần nấy, cứ đến giờ giảng về giáo lý Tam Giáo, và vào giờ luyện tập võ nghệ, đều đứng bên ngoài nghe rất say mê, đồng thời múa máy tay chân, bắt chước theo từng thế võ.
Sư Pháp Hiền động tâm thu nạp, yêu mến, dậy thông tam giáo Nho-Phật-Lão và TRUYỀN THỤ CÙNG LÚC CẢ VÕ CÔNG.
Sau nhiều năm tu tập, TỰ VIỄN trở thành môn đệ xuất sắc nhất của phái Thiền Tông, đồng thời cũng nức tiếng VÕ CÔNG CAO CƯỜNG, VỚI 2 TUYỆT KỸ HỔ QUYỀN VÀ ƯNG XÀ QUYỀN.
TRÌNH ĐỘ VÕ HỌC CỦA TRẦN TỰ VIỄN CAO THÂM ĐẾN MỨC ÍT GẶP NGƯỜI NGANG TAY.....Ông đem VÕ CÔNG của mình cùng với môn đồ, phật tử, giúp dân chống lại sự đô hộ của nhà Đường. Dân khắp vùng đều sùng kính, tôn ông là Phật Sống.
>>>>>>CÓ THỂ ĐÂY CŨNG CHÍNH LÀ LÝ DO ĐỂ GIẢI THÍCH VÌ SAO DÒNG HỌ TRẦN SAU NÀY
**** RẤT THƯỢNG VÕ <<<<<<
**** RẤT SÙNG ĐẠO PHẬT
để rồi đến đời Trần Nhân Tông sau này, được khai sáng hẳn thành một THIỀN PHÁI TRÚC LÂM trên Yên Tử.
Họ Trần dòng thống tôn có chữ đệm là TỰ,cư ngụ ở Kinh Bắc, tiếp truyền cho đến đời
>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ AN (1010-1077) (3)>>>>>>>>>
mỗi ngày thêm hiển hách trong giới VÕ LÂM của Đại Việt.
Để phân biệt với các phái võ khác, TỰ AN đặt tên cho võ phái của mình là ĐÔNG A (chữ nho "ĐÔNG và A ghép lại thành chữ TRẦN).
>>>>>>>HAI CHỮ ĐÔNG A XUẤT HIỆN TỪ ĐÂY VÀ CỘNG VỚI HÀO KHÍ 3 LẦN KHÁNG NGUYÊN ĐỂ TRỞ THÀNH ======HÀO KHÍ ĐÔNG A====== <<<<<<
Thời ấy ở Đại Việt ta có 3 phái võ danh tiếng lẫy lừng cả nước, đó là
--1/ Phái Lĩnh Nam, xuất phát từ Mê Linh, sau lưu truyền quanh vùng Tam Đảo, Ba Vì .
--2/ Phái Hoa Sơn xuất phát từ Kinh Bắc rồi lan truyền ra đến Thăng Long và các vùng phụ cận .
--3/ Phái ĐÔNG A của Trần Tự An.
Ba phái võ trên đều tràn đầy nhiệt huyết và lòng tự tôn dân tộc, song le, lại có sự khác nhau về hệ tư tưởng, và mỗi phái đều nuôi tham vọng phái mình phải ở vị trí thống lĩnh võ lâm toàn quốc, nên sự mâu thuẫn càng ngày càng gay gắt.
Phái Lĩnh Nam sùng bái đạo Lão ; 2 phái Hoa Sơn và Đông A cùng xuất phát từ Kinh Bắc, cùng theo đạo Phật hệ phái Thiền Tông, nhưng lại khác nhau về thân phận và võ thuật. Phái Hoa Sơn thuộc Hoàng Tộc Nhà Lý, nên lấn át phái Lĩnh Nam và Đông A về nhiều phương diện.
Thế nhưng Đông A với sự dìu dắt của TRẦN TỰ AN thời ấy, xuất sinh ra 3 người con, gồm 2 gái một trai, võ công lừng lẫy đương thời,đến độ trong giới võ lâm gọi là "Côi Sơn Tam Anh". Đó là
*TRẦN THÔNG MAI,
*TRẦN TỰ MAI
*TRẦN THANH MAI.
Trần Thông Mai xuất gia cửa Phật, Trần Thanh Mai lấy con trai thứ 3 của Lý Thái Tổ là Hoàng Tử Lý Long Bồ....Như vậy :
>>>>>TRẦN TỰ MAI LÀ TỔ TIẾP TRUYỀN (4)
Trần Tự Mai, sau khi giúp nhà Tống đánh bại Tây Hạ, được vua gả công chúa Huệ Nhu và phong tước Kinh Nam Vương, được cai quản địa hạt từ Trường Sa tới sát biên giới Đại Việt ....
Trần Tự Mai vẫn tiếp tục sống ở đất Kinh Bắc. Tại đây, tiếp truyền dòng dõi thêm 2 đời nữa :
Trần Tư Mai sinh ra :
>>>>>>>>>>>>TRẦN VỊ HOÀNG (5)<<<<<<<<
Trần Vị Hoàng sinh ra :
>>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ QUANG (6)<<<<<<<<<
Trần Tự Quang sinh ra :
>>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ KINH (7)<<<<<<<<<<<
Trần Tự Kinh sinh ra :
>>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ HẤP (8) con trưởng <<<<
>>>>>>>>>>>>TRẦN TỰ DUY (8a) con thứ<<<<<<
Trần Tự Hấp sinh ra :
>>>>>>>>>>>>>TRẦN LÝ (9)<<<<<<<<<<
Trần Lý sinh ra :
>>>>>>>>>>>>>TRẦN THỪA (10)-(Thái Tổ Trần Triều)
****Ngành con thứ(8a)****
----TRẦN TỰ DUY SINH RA TRẦN THỦ HUY
----TRẦN THỦ HUY SINH RA ===TRẦN THỦ ĐỘ======
Trước khi qua đời, Tự An di ngôn lại cho con trai TỰ MAI nên tìm cách chuyển võ đường Đông A đi một nơi khác nhằm tránh sự sung đột với phái Hoa Sơn, có hại chung cho sự nghiệp võ lâm của Đại Việt.
Lúc đầu Tự Mai chuyển đến ở ĐÔNG TRIỀU-CHÍ LINH. Sau đó đến đời chắt (khoảng TK XI) là TRẦN TỰ KINH (Trần Kinh) lập trại ở Tức Mạc cùng với 2 con trai rất giỏi võ là TRẦN TỰ HẤP và TRẦN TỰ DUY. Về cuối đời, TRẦN TỰ KINH nghe theo lời con trưởng là TRẦN TỰ HẤP chuyển cư hẳn về ấp Thái Đường và ở luôn nơi này tạo nhiều ân đức với dân trong vùng. Đến đời Tự Hấp tiếp tục làm chưởng môn phái Đông A. Thanh thế họ Trần lúc này đã rất lớn.
Huyền tích trong tộc phả giải thích lý do họ Trần chuyển nơi ở từ Tức Mạc về Thái Đường, khá ly kỳ :--Sau khi vua Lý Nhân Tông băng hà, triều đình nhà Lý bắt đầu rối ren vì phe phái.
Một hôm, Tự Kinh cùng 2 con là Tự Hấp và Tự Duy với mấy chục đệ tử rong thuyền vãn cảnh, Tự Hấp bỗng phát hiện thấy một xác người bị đóng bè trôi sông, bèn sai thủ hạ vớt lên. Trong số môn đồ phái Đông A, có Phạm Tử Tuệ rất giỏi về y thuật. Tử Tuệ bấm mạch thấy xác còn hơi ấm, kinh mạch trì bế nhưng chưa tắt hẳn, nên ra sức cứu chữa theo lệnh của Tự Hấp. Kẻ được cứu nạn là Đoàn Thông, quê ở lộ Hồng Châu (Vĩnh Phúc ngày nay). Ông bị một tên gian quan ở Thăng Long là Nguyễn Cố hãm hại. Vốn là thầy địa lý có tiếng tăm, Đoàn Thông mách với Tự Hấp rằng ở vùng Thái Đường có khu đất tụ nhiều linh khí. Nếu đặt mộ tổ vào đó, ắt có ngày sẽ phát đế vương. Tự hấp nghe xong cả mừng, xin cha cho đi gấp về Đông Triều chuyển mộ cụ tổ TRẦN TỰ MAI về an táng tại Thái Đường, rồi chuyển gia quyến về đó sinh sống. Nhờ vậy gia tộc họ Trần mỗi ngày thêm phát đạt, VÕ PHÁI ĐÔNG A ngày thêm lừng lẫy, thu hút nhân tài khắp nơi về tụ hợp....
----------
VietDieuDongA-DTQ
P/S :
***Bài viết này cũng là lời giải đáp với các đệ- Trần Tiệp--Trần Hạnh--Trận Huy Vũ--và David Trần...
***Từ (1) đến (10) là tuần tự các đời Tổ .
spacer

Lạ lùng vị Tể tướng nhờ đi tắm bị trộm áo quần mà lấy được vợ

(Dân việt) Thuở hàn vi, một lần Tể tướng Nguyễn Văn Giai đi tắm bị mất trộm hết quần áo, được một cô gái lén để cho mảnh vải đóng khố về. Khi đã đỗ đạt, ông hỏi cưới cô gái ấy để trả ơn.
Nguyễn Văn Giai (1553 – 1628) là một Tam nguyên Hoàng giáp, từng giữ chức Tể tướng, tước Thái bảo, Quận công, là công thần có công phò giúp nhà Lê trung hưng. Ông là người nổi tiếng chính trực và giữ nghiêm pháp luật triều đình, được người đương thời nể trọng.
Tể tướng Nguyễn Văn Giai quê ở thôn Phù Lưu Trường, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Xuất thân trong một gia đình có tổ tiên từng nhiều đời đỗ đạt, như Trạng nguyên Nguyễn Văn Long, Bảng nhãn Nguyễn Văn Quý, Thám hoa Nguyễn Văn Cẩn, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Văn Lâm, nhưng đến đời người cha là Nguyễn Văn Củng thì chỉ còn là một khóa sinh nghèo.
Vốn có sức khỏe bẩm sinh, Nguyễn Văn Giai phải làm đủ các nghề khó nhọc như gánh củi thuê để lấy tiền mua giấy bút để theo học một ông Thái học người cùng làng.
Một hôm gánh thuê về, trời nóng bức, Tể tướng Nguyễn Văn Giai khi ấy lội xuống tắm ở cái ao trước cửa nhà thầy học. Trong lúc đương bơi lội, quần áo trên bờ bị đứa vô lại nào lấy mất, ông phải ngâm mình dưới nước mãi không dám ngoi lên.
Bên kia ao là nhà một ông giám sinh, có cô con gái ra ao định giặt, nhưng thấy ông đương tắm đành phải quay vào. Một lúc nữa, trở ra lại thấy như vậy. Rồi một lúc nữa, cô kia ra, loanh quanh ở bờ ao, bỏ lại trên bờ mấy chục thước vải. Ông cảm lòng cô gái, lấy vải đó đóng khố rồi đi về nhà.
Năm 1579, nhà Lê trung hưng mở khoa thi ở Thanh Hóa (khi đó kinh thành Thăng Long vẫn do nhà Mạc chiếm giữ), ông thi đỗ Giải nguyên. Năm 1580, vua Lê mở khoa thi Hội đầu tiên ở sách Vạn Lại, ông đi thi tiếp, đỗ Hội nguyên, rồi vào thi Đình đỗ luôn Đình nguyên nhị giáp Tiến sĩ. Ông là vị Tam nguyên đầu tiên của thời Lê trung hưng.
Sau khi thi đỗ, ông đến nói với ông giám sinh, hỏi cô gái ấy làm vợ thứ. Sách Tang thương ngẫu lục của hai tác giả Phạm Đình Hồ, Nguyễn Án kể rằng, ông giám sinh phải phân trần với ông Giai:
– Con gái tôi vô duyên. Hôm qua, tôi đã trót nhận lời gả cho một người học trò của tôi, cũng là bạn đồng khoa của ông đấy. Xin ông đừng lấy làm lạ sao tôi lại từ chối.
Ông đồng khoa kia đến, hai bên tranh biện mãi, không giải quyết xong. Ông nói:
– Tôi vốn đã có vợ từ lâu, không phải dám tham sắc đẹp để mua cười với bạn. Chỉ vì hồi trẻ, hàn vi, từng được đội ơn người khuê các để mắt xanh đến, nên đã dốc lòng mến yêu từ đấy. Giời đất quỷ thần hẳn đều soi xét, lòng này có dám man muội đâu.

Nhân kể rõ câu chuyện ngày xưa. Ông giám sinh vào trong nhà, hỏi chuyện con gái thì con nói cũng đúng như vậy. Bèn gả cho ông Giai. Đó là bà phu nhân thứ ba của ông, ông yêu quý bà như bà cả vậy.
Đền thờ tể tướng Nguyễn Văn Giai. 

Sau khi đỗ Đình nguyên, Nguyễn Văn Giai được chúa Trịnh Tùng bổ nhiệm chức Tán ký lục trong quân đội. Ông đóng vai trò tham mưu kế sách quân sự trong trướng cho Trịnh Tùng, có nhiều công lao vào việc đánh bại nhà Mạc, chiếm lại kinh thành Thăng Long năm 1592. Năm sau, Nguyễn Văn Giai được thăng chức Đề hình Giám sát Ngự sử.
Năm 1608, ông được thăng làm Đô ngự sử. Ông có nhiều công lao trong việc bang giao với nhà Minh, đánh dư đảng nhà Mạc ở Cao Bằng, nên được thăng lên đến chức Tham tụng, Thượng thư bộ Lại, nắm việc cả sáu Bộ kiêm Đô ngự sử, hàm Thiếu bảo, tước Lễ quận công, được xem là người có công lao đứng đầu lúc đương thời.
Ông mất khi đang tại chức năm 1628, thọ 75 tuổi, được triều đình truy tặng chức Đại tư đồ.
spacer

THẤU ĐỊA LỤC THẬP LONG QUYẾT ĐOÁN CÁT HUNG






  TRẦN VĂN ĐƯỜNG
  Biên dịch



THẤU ĐỊA
QUYẾT ĐOÁN
KIẾT HUNG







LỜI MỞ ĐẦU

Phong thủy là niềm tin trong cuộc sống của nhiều người để giải tỏa những lo âu do thị phi bàn bạc. Có thể không cần dùng hai từ phong thủy để xác định một quan cảnh sống hợp lý, hài hòa, thỏa mái; từ cách nhìn không vướng mắt, đến chỗ nằm chỗ ngồi an tâm đã là phong thủy trong cuộc sống.
Tuy nhiên chiều sâu của phong thủy được nhiều tiền bối gạn lọc, tích lũy lại thành sách vở cho đời là vấn đề cần giải mã đúng, ứng dụng có khoa học, tất nhiên sẽ tránh trước được những thiếu sót không đáng có. Mỗi tiền bối soạn một sách dựa trên cơ bản của âm dương dịch lý biến hóa qua 64 phép chập của tám quẻ  theo hậu thiên hoặc phối hợp âm dương trên tiên thiên bát quái để định kiết hung. Sở dĩ mỗi vị thầy dụng một sách vì nhìn nhận của thầy nằm trong tư duy có thể có phần bảo thủ của thầy. Điều quan trọng là kết hợp tại đâu cho khoa học, kiểm nghiệm thực tế từ đâu để kết luận nên làm hoặc nên tránh.
Lòng không yên cuộc sống sẽ chưa yên, do đó ta đi tìm nơi nương tựa mà cơ bản là điều người xưa đã xác nhận.

Thấu địa lục thập long quyết đoán cát hung là tài liệu viết bằng chữ Hán của Đài Loan, một phần trong một tác phẩm phong thủy ấn bản năm 1946. Đây là cơ bản của khoa phân châm lý khí, không thể thiếu nhưng chỉ một thấu địa lục thập long là thiếu để tìm cát sự. Hai yếu tố khác cần có để hội đủ trong phạm vi xác định âm phần không bao gồm hung niên, trạch nhật. Thứ nhất là định đúng la bàn khi mỗi năm địa từ trường đẩy lệch kim nam châm theo tuần dương, tuần âm có biên độ rộng đến 23 độ trong khi chỉ cần 5 độ là đã có thể rơi vào vị trí hung hướng, sát sơn. Thứ hai là kết hợp khoa loan đầu định cuộc, nếu lý khí đạt vị thủ tọa túc hướng tốt nhưng không thể để đầu xoay vào hướng thấp hoặc trực xung thủy xạ. Không ai là nhà nghiên cứu phong thủy cả, tất cả chỉ là người tìm tư liệu - tổng hợp - ứng dụng, hơn thua là vấn đề biết loại bỏ những thủ thuật đưa thiên hạ vào chốn mê hoặc và biết vận dụng những phát minh chuẩn xác hiện đại. Đừng vội đề cao mình là thầy giỏi, quan trọng là đủ sách để ứng dụng chưa chứ không phải lợi khẩu nói hay là giỏi, không rõ thì không nên làm đừng đổ hết phần họa phước vào phước chủ,

Mỗi vị trí, mỗi hướng tốt xấu chưa có thầy nào nhìn nỗi vũ trụ vận hành tạo ra ảnh hưởng ấy, nhưng tất cả như một bài toán (dịch lý) có lời giải sẵn, sự xung khắc hòa hợp dựa trên thể dụng của vũ trụ trước mắt ta. Tóm lại ta không cần biết số p do đâu và bao giờ là hữu hạn mà ta là người thừa hưởng, ứng dụng phong thủy cũng giống vậy.

Muốn sử dụng được Thấu địa lục thập long quyết đoán cát hung trước hết phải biết xem la bàn. Sở dĩ tôi giới thiệu đến thân hữu tập sách nầy vì có những khuôn khổ ngày nay đã khép việc chôn cất theo quy hoạch, việc của chúng ta là tìm tránh những xung phạm theo sách vở chứ không còn quyền định cuộc trong một quần thể nghĩa địa quy hoạch. Như vậy ta có thể chấp nhận với thực tế để chế lại trong phạm vi còn được phép.

Hy vọng tập sách nầy tuy ít nhưng góp phần lớn trong việc tạo phước cho nhiều nhà, giải tỏa được một phần lo âu khi người thân nằm xuống nơi lòng đất chờ được hóa thân.



Thành phố HCM, mùa thu năm Quý Tỵ (2013)
Trần Văn Đường
Tranvanduong.sg@gmail.com






spacer

VĂN HÓA DÒNG HỌ - DI SẢN KẾT NỐI HUYẾT THỐNG VÀ THÂN TÌNH MỌI NHÀ


             
               VĂN HÓA DÒNG HỌ
---
---
DI SẢN KẾT NỐI HUYẾT THỐNG VÀ THÂN TÌNH MỌI NHÀ
Trần Văn Đường, chuyên viên gia phả TTNCTHGP - Viện LSDH Tp HCM

Cụm từ Văn Hóa Dòng Họ được khai sinh vào thập niên đầu của thế kỷ 21, rất đơn giản nhưng khi phân tích mới thấy rất sâu sắc đối với các dòng họ Việt Nam.
Văn hóa dòng họ Việt Nam hay văn hóa của các họ người Việt Nam là sợi dây ràng buộc huyết thống nhiều đời, nhiều thế kỷ của người Việt Nam, là con đường dẫn dắt từng thành viên bước ra từ gia đình để đến với gia tộc, với đại gia tộc, với đồng tông, với các quan hệ các tộc họ và cuối cùng là quốc tổ được gói gọn trong hai tiếng đồng bào. Việt Nam là một trong số rất ít của các nước Châu Á có nét văn hóa sâu đậm tính nhân văn, gắn liền với đạo đức truyền thống giống nòi, luôn quý trọng những gía trị riêng tư thuộc về dòng họ và tổ tiên đã giữ gìn cẩn trọng như sợ dòng máu họ sẽ bị loãng đi làm cho con cháu xa lìa nguồn cội tổ tông.
Nét văn hóa dòng họ đó đang hiện diện ở đâu?
Trước tiên là con người mang phong thái, thể diện của nhân tố từ cốt cách gia phong của mỗi gia đình đang chịu ảnh hưởng những ước lệ và giá trị đạo đức truyền thống của họ tộc. Ai cũng có tình cảm và tập quán của gia đình, họ khó có thể chối bỏ gia đình để chấp nhận một sự thật xấu hơn để giẫm lên đau thương của gia đình và không thể quên niềm tự hào gia đình, gia tộc. Gia đình đã tạo ra con người mang văn hóa gia đình thì chính dòng họ tạo ra gia đình có văn hóa dòng họ, ngược lại con người văn hóa làm nên vẻ vang của gia đình và dòng họ tạo sự ảnh hưởng sâu đậm nét văn hóa cho nhiều dòng họ. Mọi gia đình, mọi gia tộc đều có sự vinh quang để tự hào dẫu tộc họ, họ lớn hay nhỏ, gia đình giàu hay nghèo vẫn gắn liền với lịch sử nên phải thăng trầm, chuyển đổi, có thể không giống nhau trên phương diện bề dày thời gian trú ngụ, chưa đủ lực để phô trương nhưng chiều sâu văn hóa đã rất phong phú.
Họ nội, họ ngoại là những cánh cửa để đến tiếp nhận giá trị chân thực tình cảm của một nửa dòng máu cha và một nửa còn là dòng máu mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triễn trong họ nội nên mỗi dòng họ có một hoạch định riêng giữ gìn nền nếp của họ.
Làm người sợ nhất là làm ô nhục gia đình, tổ tông; đó chính là tình cảm tìm ẩn trong tình yêu gia tộc, là động lực phát sinh ra nhiều hình thức làm đẹp dòng họ. Mọi người hãy dành vài phút đánh thức tiềm thức mình, chắc chắn văn hóa dòng họ sẽ hiện diện với mình như một trang nghĩa tình có sẵn.
Xa hơn nữa trên phạm vi cả nước, sự kết nối với đồng tông, mọi người đều thầm hiểu ra rằng ta có chung một cội nguồn nguyên thủy, mọi người đều cảm nhận trong máu họ có nhiều ít giống nhau về huyết khí nguyên sinh để gần lại với nhau, cùng tìm ra một lịch sử để tự hào, cùng tìm ra một chặng đau thương để xót xa. Lấy ví dụ, người họ Trần luôn tự hào và cảm nhận dòng máu Đông A mang theo hào khí đang chảy trong họ dù rất nhiều đời vẫn không khô cạn và các dòng họ khác cũng có điều vinh quang để hãnh diện về tổ tiên mình. Sự lan tỏa không còn giới hạn trong dòng họ, trong đồng tông mà đã đan xen tình dân tộc, hướng về với Vua Hùng, với giòng giống Lạc Hồng, với tổ quốc Việt Nam để cùng tự hào dân tộc 4000 ngàn năm văn hiến, cùng đau nỗi đau 100 năm đô hộ giặc Tây, cùng hờn căm 1000 năm Bắc thuộc. Sự hình thành đó, tinh thần đó chỉ có bắt đầu trong văn hóa dòng họ Việt Nam.
Một chuỗi kết nối từ gia đình, họ tộc đến dân tộc và đất nước được vun bồi, muốn duy trì sự kết nối ngàn đời cho huyết thống không mờ nhạt, cho thân tình không mai một, nghĩa đồng bào không cạn kiệt cần phải phát huy và bảo tồn các hình thái di sản văn hóa dòng họ.
Đó chính là đạo lý sống của con người mà then chốt là kỷ cương gia đình và dòng họ, phải được luật pháp của nhà nước bảo hộ. Bất kỳ ai cũng phải hiểu biết quyền thừa hưởng giá trị đạo lý gia đình và phải có bổn phận thực hiện những việc tạo ra sản phẩm đạo lý gia đình, dòng họ.
Không ai dám phủ nhận tình yêu của kẻ sanh thành đã đặt để trên họ, không ai chối bỏ mầm sống đang mang theo hạt giống tâm hồn của chính họ do cha mẹ và tổ tiên ban tặng, dù họ có theo một đạo giáo nào ngoại trừ kẻ mất nhân phẩm. Cha mẹ sanh ra con và nuôi dưỡng không kỳ hẹn thời gian và không gian, không có tình yêu thương nào lớn hơn tình yêu cha mẹ dành cho con. Tình yêu ấy trải dài đến thế hệ kế tiếp là cháu, bao nhiêu đánh đổi trong cả một đời, khoảng cách cuối cùng cũng chỉ cho con, cháu, chắc, chít; họ đang tiếp nối nhau hoàn thành sứ mệnh trồng người cho một dòng họ.
Gia tài vật chất của tổ tiên không đủ để trang trải một cách đồng đều trên mọi con cháu nhưng gia tài tình yêu của tổ tiên thì bao la đang là bóng che cho tất cả. Kẻ sanh thành không tham vọng người kế thừa phụng sự gì cho họ mà chỉ duy nhất một ước mơ là kẻ được họ sanh ra xứng đáng làm người, con người đủ nhân nghĩa, trí tuệ và đức độ. Chúng ta không thể quên đi công ơn, không thể không quý mến và không thể không trân trọng một tình thương đang thầm lặng trong trái tim người Việt Nam và chỉ có ở Việt Nam từ lâu hình thành một di sản văn hóa dòng họ.
Với tình thương, với niềm tin, với mong đợi của tổ tiên ta nghĩ gì, trách nhiệm mỗi người cần tìm lại những gì, tìm nơi đâu và báo đáp như thế nào? Chúng ta nên bước theo dấu vinh quang tổ tiên từng bước, chúng ta hãy vun bồi đạo lý, tình thương, tinh thần dân tộc từ trong dòng họ cho lớp lớp hậu sanh được kế thừa. Lễ nghi, di chỉ, văn tự, di tích hiện hữu được bảo tồn và đang phục dựng là nền tảng phát triển chúng ta cần bàn dưới đây.
1/ Không gian thờ tại gia đình:
Mọi gia đình Việt Nam đều bày trí thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ và người thân đã từ trần trong nhà. Mục đích để tỏ bày lòng kính yêu và nhớ thương người thân của gia đình, nhưng sự bày ra không chỉ trong suy nghĩ đó mà tổ tiên đã muốn con cháu họ thấy rằng họ đang hiện diện ở đó để từng thế hệ có mối quan hệ huyết thống cùng về sum họp trong những ngày giỗ chạp, những ngày lễ truyền thống dân tộc. Không gian thờ tự, linh vị, di ảnh đã hiện thực hóa một đại gia đình có đủ ông bà, cha mẹ, anh em, đánh thức tình cảm thiêng liêng mỗi con người, làm gần lại trong hai tiếng cốt nhục tình thâm.
2/ Nhà thờ tộc- Nhà thờ đại tộc:
Sau bốn đời tổ, đời tổ thứ năm được quy tụ thờ tại nhà thờ tộc như câu nói dân gian "ngũ đại mai thần chủ", thờ các tổ từ đời thứ năm trở về trước cho đến vị đầu phái hoặc vị tổ của tộc được bày trí theo một cung cách khác hơn gia đình. Bởi lẽ, kinh phí hương hỏa đến đó không còn đủ để tạo ra cơ hội cho con cháu tụ tập tại gia đình mà hiệp kỵ tòng theo ngày húy kỵ của vị tổ tộc. Như vậy, sau gia đình là nhà thờ tộc vẫn là nơi để con cháu sum họp, sợi dây kết nối dài hơn để trói buộc nhiều thế hệ trong những ngày giỗ tộc.
Tổ tiên không chờ đợi cháu con về dâng lễ phẩm, cúng tế thỉnh rước long trọng tại ngôi từ đường trong những dịp lễ mà đó là nghi thức mang tính tâm linh con cháu cần thực hiện để không quên mình là con cháu. Trong khung cảnh trang nghiêm khói hương lan tỏa ca ngợi linh thiêng tổ tông, gia thế dòng họ; các hoành phi câu đối thâm sâu ý tứ chuyển tải cả lịch sử dòng họ mình là lúc cháu con nội ngoại đang lắng nghe và đang tìm kiếm sự gần gũi với tổ tiên với anh em, để cùng vinh danh mình, biết rỏ hơn về mình.
Do phát triễn số người, số hộ trong họ, quá đông hội đồng gia tộc chia thành chi tộc, nhà thờ cựu vẫn giữ và trở thành nhà thờ đại tộc. Nơi đây phụng thờ vị sơ tổ của dòng họ và các đời kế tiếp đến vị tổ của các chi họ, thờ phụng tại nhà thờ tộc. Ngày giỗ ở đây sẽ quy tụ cháu con toàn tộc, bao gồm các chi họ, ý nghĩa và tinh thần ngày hội giống giỗ tộc, lễ nghi không khác nhưng có thể hằng năm hoặc ba năm tổ chức một lần. Sự kết nối lớn hơn, sự chia sẻ có tầm ảnh hưởng sâu xa hơn. Dưới bóng tổ tiên, họ có cơ hội tỏ bày tình cảm bằng nhiều cách nãy sinh những chương trình tương tế, khuyến học, học bỗng ... xây dựng phát xuất từ yếu tố văn hóa.
3/ Lăng mộ:
 Lăng mộ, nơi gửi hình hài người quá cố, ở đây là người thân của gia đình họ hàng, chút thương ngày trước chắc chắn phải còn vương vấn quanh đây. Sống nhà thác mồ, người qua đời cũng muốn ấm thân, tất nhiên phận làm con cháu phải biết nhìn xung quanh. Ngày thanh minh tảo mộ một nén hương nhớ người nằm đó, khói bay quấn quýt  không khỏi luyến thương bên lòng người đang sống. Cha nặng lòng, con cảm mến, anh em cả họ đồng nghĩ suy tự nơi đó gắn nhau huyết thống, gần đó bao người cũng cảm thông là văn hóa. Con cháu ngồi bàn xây mộ tổ, gia đình chung cùng sửa mộ mẹ cha, cả nghĩa địa như phố phường nho nhỏ không phải là hoang phí mà chính là văn hóa của dân ta để quê hương là một phần xương thịt người thân.
4/ Gia phả:
Bằng chứng đích thực nhất của mối dây thế thứ ràng buộc gia tộc và quan hệ tình thân từ nhiều họ ngoại là gia phả. Gia phả đã mở cho chúng ta đường về quá khứ tìm dấu vết tổ tiên đi qua thời gian, từng chặng gian nan lúc huy hoàng và cả ân tình nghĩa trọng đều được ghi trên đó. Chúng ta không có gia phả là chúng ta đang lạc loài, không có tổ tông, không đối chứng được khi tìm gốc tích. 
Nước có sử nhà có phả, vạn vật hồ thiên nhân sanh hồ tổ, chúng ta đừng quên điều đó, đừng mong đợi tìm ra dòng máu trong họ đạo hay hộ tịch chính quyền.
4/ Đình làng:
Sở dĩ đề cập đình làng khi bàn về văn hóa dòng họ vì chúng ta phải hiểu đình làng đúng nghĩa đã thờ ai. Đầu tiên đình là nơi dừng chân của mỗi địa phương, kế đến dùng làm cơ quan của hội tề làng, sau cùng thờ Bổn Cảnh Thần Hoàng sắc phong "Lệnh cho Thần Hoàng bổn cảnh hộ quốc tí dân, dân có bổn phận thờ tự", cách đối đầu với Pháp để giữ đất của vua Tự Đức (nơi nào có sắc vua nơi ấy dân của triều đình). Nhưng đó là nơi thờ Tiền Hiền, những tổ tiên của các họ đầu tiên đến phá cỏ cây lập làng. Ngôi nhà chung của các họ, chỗ chư tộc cùng sum họp hội hè, họ đã ngồi chung với nhau như tổ tiên họ ngồi trên hương áng, tình quê tình làng nghĩa xóm có được từ đây bắt nguồn trên văn hóa dòng họ.
5/ Ban Liên Lạc dòng họ - Nhà thờ đồng tông:
Ban liên lạc dòng họ, huyện, tỉnh, vùng và nước Việt Nam được hình thành dựa trên tinh thần văn hóa dòng họ nhằm gìn giữ đạo đức, phát huy các phong trào lợi ích vì dòng họ. Mỗi họ đã chọn một lịch sử, một Tiền bối họ mình có sự nghiệp vẻ vang nhất để làm tổ họ cả nước, để cuối cùng kết nối với Vua Hùng tổ của trăm họ.
6/ Trung Tâm UNESCO Văn Hóa Dòng Họ Việt Nam:
Quan niệm khác biệt của văn hóa phương Tây, ông bà cha mẹ nuôi con là trách nhiệm, quan hệ gia đình rời rạc, xã hội chi phối hầu như không cần huyết thống, vợ lấy cồng lấy theo họ chông thậm chí chọn họ một cách tự do. Bởi vậy Liên Hiệp các Hội UNESCO không ngần ngại thâm nhập văn hóa dòng họ Việt Nam thông qua tổ chức UNESCO thế giới. Mục đích tìm hiểu và nhân rộng nét phong phú cho nhân loại, nhằm giáo dục cho xã hội có một đức tính cao đẹp. Đúng vậy, TT UNESCO nghiên cứu văn hóa dòng họ Việt nam đã có quan hệ hầu hết các tộc họ, họ đã thừa nhận dòng họ Việt Nam mới sâu sắc, mới thật sự thân thiện và tìm phương hướng chia sẻ kinh nghiệm đến mọi nơi.    
Để khẳng định sức mạnh văn hóa dòng họ của con người trong xã hội Việt Nam, qua thời gian đã có những vấn đề cho chúng ta nhìn nhận.
- Thiên Chúa giáo truyền bá vào Việt Nam, giáo lý dạy không thờ lạy thánh thần ma quỷ, hơn 200 năm, giáo dân quay lưng với việc thờ cúng tổ tiên, tách rời văn hóa dòng họ, họ đã cô đơn lạc loài giữa cộng đồng dân tộc. Cuối cùng các cha xứ đã nhìn nhận được sai trật tìm cách đưa giáo dân về lại bản sắc xưa, lập lại bàn thờ tổ tiên, về lại các từ đường dâng hương cùng dòng họ, nhận lại tình yêu thiết thực từ tổ tiên.
- Sau một thời gian dài lặng im gần như cấm đoán dưới thời bao cấp, ngày giỗ của gia đình đơn sơ hóa trong sự khó khăn do quản lí của nhà nước, ngày giỗ tộc, ngày chạp mả không còn, nhà thờ tộc hoang vắng. Một thực tế của suy sụp văn hóa dòng họ dẫn đến hệ lụy người cùng huyết thống, cháu con nội ngoại thành người dưng, thêm vào đó ba đời trực hệ được lấy nhau đã xô đẩy xã hội vào bờ vực loạn luân, xa lìa thuần phong mỹ tục.
Khi nhà nước bắt đầu công nhận những di tích lịch sử ở nhiều nơi, nhiều cấp vào thập niên cuối cùng thế kỷ 20, tín hiệu văn hóa dòng họ được khôi phục, mọi người thấy rằng không thể xóa bỏ dù ở trường hợp nào. Văn hóa dòng họ vẫn mãi là sợi dây không thể vứt bỏ, được trải ra từ nhiều đời tổ tiên để mọi nhà, mọi người vin vào đi theo gìn giữ giống nòi, không để lạc mất nhau, không từ bỏ cội nguồn và tình thân cả dân tộc cũng được tô bồi.

Ngày 10 / 7 / 2018 
tại OREGO USA.







spacer

Hoang tàn mộ phần phi tần bạc mệnh



Từng là phi tần của vua Thành Thái nhưng một người con của làng Hội Kỳ (xã Hải Chánh, H.Hải Lăng, Quảng Trị) là bà Dương Thị Ngọt đã chết một cách đầy bí ẩn. Ngày nay, ngôi mộ của bà vẫn còn đó, nhưng hoang phế đến mức tội nghiệp như chính cuộc đời của giai nhân này…







Cái chết bí ẩn
Đến tận bây giờ, đi dọc dòng Ô Lâu hỏi ai là người phụ nữ tài sắc bậc nhất của vùng quê kiểng này, hẳn người am tường vẫn còn nhắc tên bà Dương Thị Ngọt. Bà được ví như sinh ra từ dòng nước sông mát lành.
Dương Thị Ngọt là con gái của ông Dương Quang Xứng, người từng giữ đến chức Bố Chính tỉnh Khánh Hòa (quan trông coi tài chính cho tỉnh). Sử xưa kể lại rằng trên con đường hoạn lộ, dù làm gì, ở đâu ông Xứng cũng mang cô con gái rượu là Dương Thị Ngọt theo cùng.
Càng lớn lên, Dương Thị Ngọt càng xinh đẹp. Chính vì thế, bà nhanh chóng lọt vào mắt xanh của vua Thành Thái. Bà Ngọt được xếp vào bậc “cửu giai tài nhân”, bậc chín, được hưởng lương 180 quan tiền và 48 vuông gạo. Bà sinh được một hoàng nam nhưng bị đau chết, khi mới một tuổi.

 
Mộ bà phi tần Dương Thị Ngọt nằm giữa bãi đất trống sau làng Hội Kỳ


Cái chết của phi tần Dương Thị Ngọt gắn liền với những giai thoại bí ẩn. Chuyện rằng, khi đã là người của vua, bà Ngọt được sủng ái muôn phần, nên bị các bà phi khác đố kỵ. Có tích rằng, những người này đã lừa cắt của bà Ngọt một nắm tóc (điều cấm kỵ đối với phi tần thời phong kiến) rồi mật báo cho vua Thành Thái. Vua nổi giận lôi đình nên đưa bà Ngọt ra xử chém.
Nhưng cũng có một tích khác do ông Dương Quang Diêu (sống ở làng Hội Kỳ, cháu họ của bà Ngọt đời thứ 3) kể thì có vẻ như bà Ngọt chết chỉ bởi… một câu nói. Chuyện rằng, vua Thành Thái thường cắt tóc ngắn, dạo đó sau khi cắt tóc, vua đi hỏi các bà phi xem có đẹp không. Trong khi các bà đều ve vuốt, khen đẹp thì bà Ngọt lại nói trớ ra rằng: “Trông giống như kẻ cướp ấy”. Chỉ vì câu nói này, bà Ngọt phạm tội khi quân, đã bị nấu trong vạc dầu đến chết. Tuy nhiên, cũng có người phản đối tích này vì cho rằng triều Nguyễn ngày xưa không sử dụng hình thức vạc dầu để xử tử.
Dù ra lệnh xử tử bà Ngọt nhưng cũng chính vua Thành Thái lại tổ chức hậu sự cho ái phi của mình hết sức trọng thị, đúng lễ nghi. Theo lời kể đầy tự hào của ông Diêu thì quan tài bà Ngọt được đưa từ kinh thành Huế về làng Hội Kỳ bằng đường sông, trên thuyền rồng. Khi lên bờ, các phu phen gánh quan tài đi đến đâu thì rải chiếu hoa đến đấy. Sau khi an táng, nhà vua còn cử 4 từ phu coi lăng và cấp ruộng đất cho những người này như cách để trả công.

Cái chết của phi tần Dương Thị Ngọt gắn liền với những giai thoại bí ẩn


Cho đến hiện nay, nhiều người vẫn coi câu chuyện của bà Ngọt là “tình sử Ô Lâu”. Còn theo nhà báo Nguyễn Hoàn, Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị (người từng có chuyến điền giả để lần theo dấu vết cuộc tình này) thì còn nhiều hoài nghi trong các chết của bà Ngọt.
“Nguyên nhân dẫn đến cái chết thảm khốc của bà Ngọt có liên quan sâu xa gì đến tâm sự u uất của vua Thành Thái không? Ông vua yêu nước Thành Thái đã từng giả điên để che giấu mưu đồ chống Pháp (bởi thế mà ông từng được mệnh danh là “vua điên”). Quyền hành nhà vua bị thực dân Pháp thu hẹp dần, mọi cải cách nhà vua đưa ra đều bị cản trở. Cả đến những cử chỉ “duy tân” của nhà vua như tự lái xe hơi, lái xuồng máy, cắt tóc ngắn... cũng bị khâm sứ Pháp và bọn bồi Tây dò xét, nghi ngại. Thậm chí, chúng còn phao tin nhà vua điên thật để kiếm cớ truất phế. Vậy cái chết của bà Ngọt có liên quan gì đến chuyện “giả điên” của vua Thành Thái không, có liên quan gì đến một khúc quanh của lịch sử không?”, ông Hoàn đặt vấn đề.
 
Xót xa bên mộ người xưa
Một ngày giữa tháng giêng năm Mậu Tuất 2018, men theo con đường mòn dẫn ra một khoảng đất trống hoang vắng phía sau làng Hội Kỳ, chúng tôi đến được khu vực mộ của bà Dương Thị Ngọt. Qua thời gian, ngôi mộ vợ vua Thành Thái đã xuống cấp nghiêm trọng, làm cho những ai chứng kiến đều không khỏi xót xa.

 
Bên trong khu vực mộ của bà Dương Thị Ngọt
Dẫu rằng, qua những gì còn sót lại có thể thấy so với ngày trước, đây là một lăng mộ bề thế, lại được đặt ở vùng thôn quê như Hội Kỳ thì hẳn không thể có cái nào lớn hơn vào thời kỳ đó. Lăng được xây tường gạch bao quanh, có cổng vòm, diện tích bên trong chừng 20 m2, phía chính giữa là ngôi mộ bà Ngọt cùng bia đá. Hiện nay, hầu như các hạng mục của khu vực mộ bị xuống cấp nặng, xung quanh cỏ dại mọc um tùm.
Chúng tôi phải lấy khăn chùi lớp bụi trên bia đá mới thấy được những Hán tự khắc bên trên: “Hoàng triều cửu giai tài nhân thụy Thục Thuận Dương thị chi tẩm. Thành Thái thập tam niên bát nguyệt cát nhật tại”.Tạm dịch: “Lăng của bà họ Dương, bà phi của nhà vua được xếp vào bậc “cửu giai tài nhân”, có tên thụy là Thục Thuận, lăng được dựng vào ngày lành, tháng 8, năm Thành Thái thứ 13”.


 Được biết, trước đây gia đình bà Dương Thị Ngọt có lưu giữ một tờ sắc phong cổ nhưng sau đó có nhà báo đến tìm hiểu, mượn tờ sắc phong cổ đó nhưng không trả lại nên giờ thất lạc đâu không rõ.




    

 
spacer
do