Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim Hạc và con Nghê, thế nhưng trong khoảng hai trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và lân được dùng trang trí trong các đền chùa, dinh thự lớn. Như tượng hai con lân trắng ở ngay trước sân chùa Vĩnh Nghiêm, Sài gòn chẳng hạn. Những ngôi nhà lớn của người Việt ở hải ngoại hay ở trong nước cũng trang trí bằng tượng con lân. Chim hạc là linh vật từ thời các vua Hùng dựng nên nước Văn Lang ta, còn con Nghê xuất hiện từ bao giờ? (Phải chăng từ đời Lý, khi nền văn hóa thuần Việt được phục hồi và phát triển sau một ngàn năm Bắc thuộc?). Dù là biểu tượng thuần túy Việt Nam nhưng con Nghê lại được ít người biết đến.
Giả thuyết hình thành
Trong đời sống của người dân Việt, hai con thú được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất là con trâu và con chó. Trâu để cày ruộng, giúp sản xuất lúa gạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, phòng thú dữ. Đời sống thực tế có chó giữ nhà, còn đời sống tinh thần thì sao? Ông cha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷ nữa chứ. Chó đá được dựng lên vì thế. Ở làng quê miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng có chó đá, và trước cổng nhà hay ở ngoài đầu hồi, ngoài cửa nhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia chủ. Những con chó đá này hình dạng thay đổi, cao khoảng từ nửa thước tới một thước, thường là những tảng đá được khắc đẽo rõ ràng oai vệ, nhưng có khi chỉ là một khối đá đặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canh giữ.
Con Nghê có hình dáng giống chó đá. |
Rồi để bầy trước điện thờ, hay bàn thờ của những nhà giàu có, ở các đình chùa, đền miếu, chó đá hoá linh. Chó đá được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét oai nghiêm. Vì linh thiêng như thế, nên được gọi là con Nghê.
Các cổ vật có hình con nghê của Bảo tàng Guimet (Paris):
- 1. Chân đèn có tượng Nghê, với ký hiệu cho biết được chế tạo vào năm 1637 tại Bát Tràng.
- 2. Đĩa vẽ hình Nghê, được sản xuất cho thị trường Trung Đông và những nước theo Hồi giáo.
Các hiện vật hình con nghê của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội):
- Đỉnh có nắp, men trắng xám rạn. Triều Lê Trung Hưng, tháng 4 năm Vĩnh Hựu 2 (1736). Đỉnh có nắp hình vòm, chỏm là tượng Nghê vờn ngọc, xung quanh trổ thủng bát quái, gờ miệng phẳng, thân phình, 3 chân thú chạm nổi hổ phù, 2 quai hình rồng. Trang trí nổi các băng văn dây lá lật, hồi văn chữ T, lá đề và rồng trong mây. Minh văn khắc dưới đế. Vĩnh Hựu vạn vạn niên chi nhị, tứ nguyệt nhật cung tác). Men rạn trắng xám.
- Nậm rượu, men nhiều màu. Triều Mạc – Lê Trung Hưng, thế kỷ 16 – 17. Nậm có cổ cao hình trụ, miệng đứng, thân chia 6 múi nổi hình cánh hoa, chạm nổi hình Nghê và hoa, viền đế tô nâu. Men trắng ngà và xanh rêu.
- Tượng Nghê, men trắng ngà và xanh rêu. Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 17. Tượng Nghê trên bệ chữ nhật, tư thế ngồi chầu, 2 chân trước chống, 2 chân sau khuỵu gập lại, đầu ngẩng, cổ đeo chuỗi nhạc nổi. Xung quanh thân và chân chạm mây. Ðế chữ nhật chạm mây, hoa sen và hồi văn. Men trắng ngà và xanh rêu.
- Hũ có nắp, men rạn và lam. Triều Nguyễn, niên hiệu Gia Long (1802-1819). Nắp hũ hình vòm có chỏm là tượng Nghê vờn ngọc, vẽ mây xung quanh. Hũ có gờ miệng uốn, cổ ngắn, vai phình, thân cao, đế rộng. Vai đắp nổi 4 đầu sư tử ngậm vòng tròn. Vẽ lam đề tài phong cảnh sơn thuỷ, nhà cửa, cây lá, người đội ô, người chèo thuyền. Minh văn viết bằng men lam dưới đế. "Gia Long niên chế" (Chế tạo trong niên hiệu Gia Long).
- Hũ có nắp, men nâu trắng và lam. Triều Nguyễn, niên hiệu Gia Long (1802-1819). Nắp có chỏm hình Nghê vờn ngọc, vẽ hoa lá men lam. Hũ có gờ miệng phẳng, cổ ngắn, vai phình, đáy lõm. Trên vai đắp nổi 4 đầu sư tử ngậm vòng. Xung quanh thân vẽ lam tiêu – tượng, mã – liễu, tùng – lộc. Minh văn viết 4 chữ. "Gia Long niên tạo" (Chế tạo trong niên hiệu Gia Long). Men nâu, trắng và lam.
- Đài thờ có nắp, men rạn, ngà. Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 18. Đài thờ có 2 phần, miệng hình ô van, nắp trang trí nổi núm hình Nghê, băng lá lật, mai – trúc – cúc – tùng, chữ "vạn", hổ phù. Men rạn ngà.
- Tượng Nghê, bằng sành. Triều Lê-Nguyễn, thế kỷ 18 – 19. Nghê đứng trên bệ chữ nhật, quanh thân chạm nổi văn mây. Màu đỏ nâu.
- Tượng Nghê, bằng sành. Triều Lê-Nguyễn, thế kỷ 18 – 19. Nghê quỳ trên bệ chữ nhật, đuôi xoắn, thân chạm nổi văn mây. Màu đỏ nâu.
Tượng con Nghê: dựa trên nước men, màu men, chất đất ta có thể định rằng đây là một tác phẩm đời Lý (thế kỷ XI - XII). Con Nghê này cao độ 36cm, bàng đất nung, phủ men nâu, nét tô đắp cực kỳ tinh xảo, con Nghê trông sống động, oai vệ, tưởng chừng như có thể phóng lên xua đuổi tà ma ngay tức khắc. Mặt Nghê ngắn. Mình Nghê thon dài, rất thanh tú. Cổ Nghê đeo dây lục lạc có tua, cổ ngửng thẳng. Lông trên sống lưng dựng đứng như một hàng kỳ, chạy suốt từ đỉnh đầu xuống đến đuôi. Chân Nghê thanh nhưng thẳng và mạnh, chân sau ở thế ngồi bắp thịt đùi trông rắn chắc mạnh mẽ, hai chân trước chống cao, chỗ đầu gối có lông xoắn cong. Mắt to, miệng lớn, mũi lớn, miệng Nghê hơi hé mở để lộ những răng nanh nhọn hoắt, như sẵn sàng xua đuổi tà ma. Tai Nghê lớn. Lông Nghê mượt sát vào mình với những đường khắc, uốn từ sống lưng xuống phía bụng, trông như vằn chó
Dưới cái nhìn của các chuyên gia văn hóa, phong thủy, linh vật này có
vai trò như thế nào trong việc xua đuổi tà khí và mang lại thịnh vượng
cho gia chủ?
TS. Đinh Hồng Hải (viện Nghiên cứu Văn hóa, viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam) phân tích: "Con Nghê là một linh vật rất phức tạp và không
đơn giản như các linh vật khác. Đến nay chưa tìm thấy tài liệu lịch sử
nào có thể xác định nguồn gốc ra đời và ý nghĩa cụ thể của nó. Chúng ta
chỉ biết được gốc tích của nó thông qua những bức phù điêu còn sót lại.
Không như các linh vật của Trung Quốc khi mà mỗi con đều có quy định về
vai trò, vị trí rất rõ ràng, linh vật Nghê của Việt Nam hầu hết là sản
phẩm của dân gian. Chính bởi vậy, mọi yếu tố chỉ là tương đối mà thôi".
Con Nghê và con Lân
Con Nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, con Lân thuộc văn hóa Trung Hoa. Về hình dạng, con Lân trông giống sư tử, mà có sừng, chân như chân trâu, thân hình tròn mập, có vẩy như vẩy rồng, miệng ngậm quả cầu, hay ngồi chống chân lên quả cầu. Con Nghê có kỳ mà không có sừng, mình thon nhỏ, chân như chân chó, dáng thanh, trông rõ ràng dáng chó chứ không tròn mập như dáng như sư tử, đuôi Nghê dài, vắt ngược lên lưng, đuôi Lân ngắn, xòe như cánh chim hay cuộn tròn như đuôi thỏ.
Một số người lại còn tưởng lầm con Nghê là con sư tử. Bởi vì chữ “Nghê” (hay “toan nghê”) trong chữ Hán vốn có nghĩa là con sư tử. Tuy nhiên phải để ý rằng có nhiều chữ Hán-Việt mà nếu ta tra tự điển Tầu, thì lại có nghĩa khác hẳn, bởi vì ông cha ta rất nhiều khi mượn chữ Hán nhưng lại đổi nghĩa đi mà dùng (người Pháp khi nghiên cứu về Việt Nam thì lại thường học chữ Hán của người Tầu, tra cứu sách Tầu viết về Việt Nam - chứ không tìm hiểu thẳng vào văn hóa Việt - nên nhiều khi sai nghĩa, sai sự việc rất xa. Người Pháp cũng vì học theo Tầu nên đã sai theo, cũng như từng theo sách Tầu mà gọi sai nước ta là An Nam, trong khi các văn thư cổ của triều đình Huế thì chỉ dùng chữ Việt Nam hay Ðại Nam. Trong quyển Chơi chữ, Lãng Nhân đã từng đưa ra vài ví dụ như: “tử tế” có nghĩa là “tinh mật, kỹ lưỡng” ta lại quen dùng theo nghĩa hiền hậu; “lịch sự” có nghĩa là “trải đời” ta dùng là “sang trọng”, “trân trọng” nghĩa là “quý trọng” lại bị đổi là “nghiêm cung, kính trọng”… Trong cách thức đó, ông cha ta đã không cần để ý đến chữ “Nghê” có nghĩa là con gì trong chữ Hán, mà cứ lấy đó để đặt tên cho “chó đá hóa linh”. Nếu ai đã từng nhìn thấy tượng con Nghê thì cũng đều nhận thấy rằng đó là con chó đang ngồi chứ không phải là con lân hay con sư tử. Vài nhà nghiên cứu đã không có cơ hội này nên chỉ biết theo sách của người Pháp, tự điển của người Tầu mà lầm con nghê Việt Nam ra con sư tử hay con lân của Tầu. Chúng tôi chủ trương rằng nghiên cứu đồ cổ thì phải nhìn thấy tận mắt, tốt hơn nữa là được cầm trong tay, và được nghe từ tiếng nói dân gian trong thôn làng xưa rồi suy nghẫm, tra cứu, đối chiếu. Vì thế, ngoài những hình chạm khắc trên cốn, tượng con nghê trên đầu đao, trên cổng các ngôi đình làng cổ ở miền Bắc, lời chỉ dẫn của các cụ già, chúng tôi còn dựa sự quan sát của mình trên các tượng con nghê, các nậm rượu trong bộ sưu tập đồ cổ của riêng
Trong Phong Thuỷ, tượng nghê thường dùng trấn giữ cửa nhà, hoá giải hung khí chiếu tới khi đối diện với của nhà khác, bị ngã ba,ngã tư,đường vòng,hoặc góc nhọn chiếu vào cửa nhà. Nghê cũng dùng để hoá giải hung khí các sao xấu chiếu mỗi năm như Ngũ Hoàng,Nhị Hắc,Tam Bích,Ngũ Quỷ, Hoạ Hại.
Đôi nghê thường dùng một cặp âm dương, mang lại sự bình an và thịnh vượng cho ngôi nhà. Các vị trí ngôi bị xấu như góc nhọn nhà khác chiếu, đường cong đâm vào nhà, cửa đối diện nhà khác,dốc chạy thẳng vào nhà,…nên dùng đôi nghê để trấn yểm bày ở góc nhà hoặc vị trí bị hung sát ấy để hoá giải.
Trấn yểm nghê cụt đuôi dưới diền thổ có ý nghĩa thất đạo hơn là hóa giải hung khí, đất nhà bị trấn yểm lại này thường con cháu chết yểu, tuyệt tự. Cũng có tư liệu nói về thế trận phá trấn yểm của nhà họ dư ở đất Tràng An, do lúc giàu có là do cướp ruộng đất của dân nghèo. Có lần giành gật ao làng nên sau đó bị trù dập trấn yểm con cháu tời đời thứ 4 nghèo khó con trai thì làm trộm cướp, con gái thì khó khổ nghèo kiết xác. Con trai thứ của họ Dư là Dư Nghiệp do xuất gia nên được học nhiều kinh kệ và có lần đọc cuốn phong thủy kỳ thư mới lần chú ý nhà tổ đường của mình có đôi nghê một thì cụt chân một thì cụt đuôi không phải do hư hỏng lâu ngày mà do người tạo tác cố ý làm ra, sau đó Dư Nghiệp di dời cặp nghêu này ra khỏi tổ đường đồng thời thay đổi của chính môn nhà thờ tổ đường, đến năm giải phóng nhà thờ tổ đường được làm sân phơi thóc và gian nhà chính cũng được tháo dỡ. Đến đời thứ 6 con cháu họ Dư mới phát, con cháu tứ xứ buôn bán làm ăn thành công muốn xây lại tổ đường, nhưng nhớ lời ông Dư Nghiệp nên không dám tôn tạo nhờ thờ tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét