LĂNG BA VÀNH DƯỚI GÓC NHÌN
ĐỊA LÝ PHONG THUỶ
(Tư liệu phong thủy)
Người xưa khi lo việc âm phần, từ vua quan đến dân chúng thường tin vào thuật phong thủy. Biết thì tự thân tầm long điểm huyệt. Không biết thì nhờ thầy địa lý coi tuổi coi giờ, mang la kinh đi xem đất nhắm hướng. Lăng Ba Vành là lăng cổ, lớn hơn lăng các chúa Nguyễn thì khi xây lăng phải có thầy địa lý cố vấn . Khi đã đặt giả thuyết lăng Ba Vành là Đan Dương Lăng thì chúng tôi buộc phải nghiên cứu cuộc đất ở vùng núi Châu Chữ, tức núi Kim Sơn, dưới góc độ phong thủy học.Nếu địa cuộc của lăng Ba Vành thuộc đại cát địa của đế vương thì không một gia đình quan lại nào dám đặt mộ công khai ở đây, trừ khi bí mật chôn cất thân nhân. Nếu thầy địa lý biết địa cuộc này phát đế thì phải báo cho triều đình hoặc im lặng và không bày cho người khác.
Để tiện trình bày lăng Ba Vành dưới góc nhìn địa lý phong thủy, chúng tôi tạm gọi vùng đồi núi có lăng Ba Vành, có núi Kim Sơn (núi Châu Chữ) , có thôn Kim Sơn của làng Cư Chánh là địa cuộc Kim Sơn.
Trong phần này , chúng tôi sẽ phân tích địa cuộc Kim Sơn trên cơ sở địa lý phong thủy cổ, đồng thời trình bày vài sự kiện lịch sử có liên quan địa cuộc này. Nhìn chung địa cuộc Kim Sơn là một đại cát địa, mà các địa lý gia ở thế kỷ 18, 19, 20 của chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và triều vua Nguyễn từng chú ý. Dân thường thời phong kiến không dám vào địa cuộc này để an táng thân nhân. Chỉ sau khi triều Tây Sơn sụp đổ , triều Nguyễn hết vua thì dân thường mới vào địa cuộc Kim Sơn để an táng thân nhân . Thế nhưng cho đến nay cũng tìm thấy rất ít mồ mả nơi đây. Địa cuộc Kim Sơn trở thành địa danh lịch sử với sự kiện gia đình thế tử Nguyễn Phúc Luân dựng mộ của ngài , thứ đến là việc triều Tây Sơn dựng lăng bà Tả Cung họ Phạm, rồi xây dựng Đan Dương Lăng, tiếp theo là việc sửa mộ mẹ quá phép của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành, sau đó là triều Nguyễn dựng Xương Lăng, lăng đức Lệnh Phi, lăng đức Từ Dũ… Không có sự kiện quật phá Đan Dương Lăng ở địa cuộc Kim Sơn thì vùng Kim Sơn không thể là nơi xảy ra một số bi kịch của những đại quan triều Nguyễn khi họ đưa thân nhân vào an táng ở đất cấm Kim Sơn của triều Nguyễn.
Vì tranh biện một vấn đề khoa học đã lâu, dần dần các nhà nghiên cứu tìm kiếm Đan Dương Lăng đã dựa vào chính sử để chỉ ra những tiêu chí nhất định, một trong những tiêu chí là lăng ấy phải ở vùng “ Hương giang chi nam” của Phú Xuân.
1/“ Hương giang chi nam” :
Nam sông Hương là vùng đất mà thư tịch cổ viết bằng chữ Hán, như Đại Nam Nhất Thống Chí hay nguyên chú một số bài thơ cổ, thường được nhắc đến với cụm từ “Hương Giang chi nam”. Nam sông Hương là vùng đồi , núi, bán sơn địa, có nương rẫy, ruộng lúa nước …nằm phía bờ nam của sông Hương. Tính từ ngã ba Tuần cho đến Đập Đá thì vùng Nam sông Hương là vùng giới hạn từ vĩ độ N 16014’ đến N16021’, kinh độ 1070 30’ E đến 1070 35’ E. Vùng này lấy sông Hương làm giới hạn về phía tây và sông Hương không chảy thẳng mà chảy quanh co như sau:
-Từ cầu Tuần đến cửa khe Châu Ê thì theo hướng Nam-Bắc;
-Từ cửa khe Châu Ê đến cửa Khe Li thì theo hướng Đông Nam-Tây Bắc
( nghiêng bắc 300).
-Từ cửa Khe Li đến bãi Lương Quán thì theo hướng Đông Nam-Tây Bắc
( nghiêng bắc 600 ).
-Từ bãi Lương Quán đến Đập Đá thì theo hướng Tây Nam-Đông Bắc
( nghiêng bắc 600).
Do sông Hương đổi hướng đột ngột ở bãi Lương Quán nên có thể hình dung vùng hữu ngạn (coi là phía bờ nam của sông ), bị sông Hương “khuỳnh tay” kẹp nó và phần bị kẹp chính là “ vùng nam sông Hương”( tức Hương Giang chi nam) vậy.
Đại Nam nhất thống chí đã dùng cụm từ “ Hương Giang chi nam” để định vị cho một số công trình kiến trúc hoặc gò đồi khi viết :
- SÔNG THIÊN LỘC : Ở phía bắc huyện Hương Thuỷ, cửa sông ở phía đông nam xã Thiên Lộc, về bờ nam sông Hương, chảy khuất khúc…( sđ d . tr. 143).
- XƯỞNG THUYỀN: Gồm 255 sở ở bờ phía nam sông Hương ngoài Kinh thành…(sđ d. tr. 71
- ĐÌNH LONG THỌ CƯƠNG: Ở xã Nguyệt Biều thuộc huyện Hương Thuỷ , gò gối bờ phía nam sông Hương, đối diện với núi Thiên Mụ ở bên kia sông, trước gọi là kho Thọ Khang Thượng…( sđ d. tr. 85).
Ảnh B: Ảnh chụp vệ tinh vùng Nam sông Hương ( tác giả xin chú thích vùng núi non Hòn Chén). |
Một bằng chứng về vùng Nam sông Hương khá rộng , đã giới hạn như trên , là sau 1975 ở Thừa Thiên- Huế chính quyền đã tổ chức đào đắp một “công trình thuỷ lợi Nam sông Hương” lấy nước sông Hương , gần khe Châu Ê dẫn về vùng ruộng đồng huyện Hương Thuỷ. Mà khe Châu Ê ở về phía nam núi Châu Chữ ( Kim Sơn) , lăng Ba Vành ở về phía bắc núi Châu Chữ và cả hai đều ở bờ nam của sông Hương. Vậy thôn Kim Sơn dưới chân núi Châu Chữ (núi Kim Sơn) cũng như lăng Ba Vành thuộc về vùng Nam Sông Hương.
Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện cho biết lăng vua Quang Trung được “táng vu Hương Giang chi nam”.
Thế thì Lăng Ba Vành ở vào vùng “ Hương Giang chi nam” là thỏa tiêu chí định vị Đan Dương lăng của sử quan thuộc Quốc Sử Quán triều Nguyễn.
2/Về “ Trục chính nam kinh thành”do nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân xác lập:
Để tìm một trong các tiêu chí định vị Đan Dương lăng, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từng viết về trục chính nam kinh thành Phú Xuân của các vua triều Nguyễn như sau : “ Khảo sát trên thực địa , nhận thấy tất cả những địa điểm trước Kinh thành được xếp ở phía chính nam ngoài Kinh thành đều nằm trên hoặc hai bên đường trục nối liền hai điểm Phu Văn Lâu và đàn Nam Giao”(sđ d . tr . 48) . Khi xác lập trục chính nam của Kinh thành Phú Xuân , nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đặt giả thuyết: “X [Đan Dương lăng] nằm ở vị trí “ phía nam sông Hương , cũng có thể xem gần với hướng “ phia nam Kinh thành” – Vì thế tôi đặt giả thiết ( xin nhấn mạnh là giả thiết) X cũng nằm gần trục Phu Văn Lâu – đàn Nam Giao”(sđd. tr. 47).
Phu Văn Lâu và Đàn Nam Giao là hai điểm mốc để xác định “Trục chính nam kinh thành” , tất nhiên trục này có thể vượt Đàn Nam Giao , kéo dài hết vùng Nam Sông Hương . Khi đưa ra tiêu chí này , nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân hình như chỉ thấy đám đất trũng giữa chùa Thiền Lâm và Cồn Bông Sứ là thỏa tiêu chí vừa nêu . Một điều bất ngờ thú vị đó là chùa Thiền Lâm-cồn Bông Sứ, nơi có “ ĐAN DƯƠNG LĂNG” theo giả thuyết Nguyễn Đắc Xuân, và Lăng Ba Vành cùng nằm trên hoặc sát gần trục chính nam Kinh thành Phú Xuân thời vua Nguyễn.
Như thế Lăng Ba Vành cũng thỏa tiêu chí về “đường trục Phu Văn Lâu-Đàn Nam Giao” mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đặt ra khi xây dựng công trình nghiên cứu của ông và phản biện những giả thuyết khác về lăng mộ vua Quang Trung.
Không những đưa ra trục chính nam kinh thành, trong bài viết gần đây trên tạp chí Huế Xưa & Nay , nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân có một tiêu chí nữa cho Đan Dương Lăng : lăng vua Quang Trung phải gần sông Hương. Chúng tôi cũng có một nhận định nữa: Lăng Ba Vành gần sông Hương hơn Chùa Thiền Lâm – Cồn Bông Sứ trên gò Bình An. Quí độc giả chỉ cần xem bản đồ vùng Nam sông Hương thì rõ điều nhận định này.
3/Lăng Ba Vành thỏa tiêu chí định vị của Lê Triệu và Ngô Thì Hoành , những người từng làm thơ về mộ vua Quang Trung:
a/ Khuân Sơn hay Kim Sơn ?
Trong bài : “ Kiến Quang Trung linh cửu” , nhà thơ Lê Triệu viết:
“ KHUÂN SƠN” họa tại bách niên phần.
Chỉ một cái tên “ KHUÂN SƠN” theo cách đọc của hai nhà nghiên cứu Hương Phi và Hồng Nao mà ở Huế phải tổ chức hội thảo khoa học vào đầu năm Bính Tuất[2006] về lăng mộ vua Quang Trung. Trong hội thảo có nhà nghiên cứu đọc
“Ngụy Sơn”, “ Kim Sơn” . Khuân Sơn thì chắc chắn chỉ núi Thương Sơn, Kim Sơn là chỉ núi Châu Chữ . Dưới chân núi Châu Chữ có làng Kim Sơn, thành lập khoảng 200 năm. Dân sở tại cho biết những dòng họ cố cựu ở đây khoảng 6 đời. Khuân Sơn hay Kim Sơn thì không thể là “ Bình An Cương” , nơi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân khẳng định có Đan Dương lăng . Sơn và Cương không thể đồng nhất được. Lăng Ba Vành nhận Kim Sơn làm thế hậu chẩm và làm thế tả long gần, lấy Thương Sơn ( tức Khuân Sơn) làm thế tả long xa, cho nên nhà thơ Lê Triệu nghĩ về sơn lăng của vua Quang Trung thì liên tưởng những núi ấy, chứ nghĩ đến gò Dương Xuân thì chắc chắn nhà thơ không thể viết Khuân sơn hay Kim Sơn. Thương Sơn hay Khuân Sơn là trấn sơn của xứ Huế.
Một khả năng phải tính đến là LÊ TRIỆU viết bài thơ “KIẾN QUANG TRUNG LINH CỬU” vào năm Nhâm Tuất (1802), khi đoàn quân của vua Gia Long kéo ra bắc để thanh toán Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản. Lúc bấy giờ thi thể (xác ướp) của vua Quang Trung và bà Tả cung họ Phạm được đặt trở lại quan tài và dùng xe để kéo theo đoàn quân bắc phạt. Vua Gia Long cố tình cho nhân dân biết lăng mộ của vua Quang Trung và bà Tả cung họ Phạm đã bị quật, nghĩa là vận số nhà Tây Sơn đã hết. Khi ngang qua Thanh Hóa , quê hương của Lê Triệu, nhà thơ quả đã thấy “linh cửu” của vua Quang Trung , xúc động viết nên bài thơ. Tất nhiên Lê Triệu từng đến Phú Xuân trước đó, từng biết núi KHUÂN SƠN ( hay THƯƠNG SƠN) là trấn sơn và biết núi này ở phía Tây Nam của Huế . Và nhà thơ cũng từng biết mộ Quang Trung ở vùng núi phía Tây Nam của Huế , cho nên khi viết bài thơ nói trên , ông chọn núi Khuân Sơn (tức Thương Sơn) hoặc Kim Sơn như một mốc chỉ định.
Nếu Đan Dương Lăng trên gò Bình An thì nhà thơ Lê Triệu không viết “Khuân Sơn họa tại”, khi ấy nhà thơ sẽ viết “Dương Xuân cương họa tại…” . Một giả thuyết khoa học đúng hướng thì khi có thông tin mới, tư liệu mới thì sẽ phù hợp mô hình của giả thuyết . Khi giả thuyết khoa học sai hướng thì thông tin mới khó lắp vào mô hình và vấn nạn này giả thuyết về Đan Dương Lăng ở gò Bình An của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân không vượt qua được .
Ảnh C : Ảnh chụp vệ tinh GÒ BÌNH AN, có các chùa cổ ẤN TÔN, HUỆ LÂM, KIM TIÊN và đại danh lam THIỀN LÂM ( có ngàn tăng chúng). |
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì ở Gò Bình An từng có PHỦ DƯƠNG XUÂN với hàng ngàn quân lính ở trần và hàng trăm cung phi mỹ nữ phục dịch nhà chúa …và bao quanh phủ chúa là nhà chùa. Thử hỏi , người Huế mộ đạo có chấp nhận tình trạng ấy không , huống chi chúa Nguyễn Phúc Chu là người sùng Phật , khi trùng tu Phủ Dương Xuân , cũng là lúc ngài đang chấn hưng Phật giáo Đàng Trong , không thể để chốn thiền môn sát gần cung phủ được! Lạ lùng thay, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng triều Tây Sơn đã biến PHỦ DƯƠNG XUÂN (nhà của kẻ không đội trời chung) thành dương cơ ĐAN DƯƠNG CUNG ĐIỆN . Cung điện Đan Dương được vây bọc bởi chùa, hằng ngày vua Quang Trung vừa làm việc vừa nghe chuông mỏ và ngắm các THÁP SƯ , khi băng hà thì nơi ở và làm việc của ngài thành âm phần ĐAN DƯƠNG LĂNG với hàng chục tháp sư bao quanh???
b/ Về “ Ngọc Trản phong đầu”:
Lại có một thông tin khác do nhà nghiên cứu Phan Duy Kha công bố , đó là bài thơ Vịnh sử của Ngô Thì Hoành, em ruột của Ngô Thì Nhậm, có nói về lăng Quang Trung bị quật phá.. Trong bài thơ Vịnh sử có hai câu:
“ Tây Hồ cung lý vân nhưng tỏa .
Ngọc Trản phong đầu thổ vị can”
Khi viết Tây Hồ cung lý phải chăng Ngô Thì Hoành muốn chỉ vùng trời Hồ Tây, nơi có Linh Đường, thuộc xã Hạ Hồi , vùng Tây Hồ Thăng Long. Ở Linh Đường có mộ giả của vua Quang Trung với bia đá khắc thơ của vua nhà Thanh khen tặng vua Quang Trung ?Khi viết Ngọc Trản phong đầu phải chăng nhà thơ muốn nói về vùng núi non Hòn Chén , nơi có mộ vua Quang Trung bị quật phá ?Vùng núi non Hòn Chén không nhất thiết là đỉnh núi Ngọc Trản , như cách giải thích của nhà nghiên cứu Phan Duy Kha . Chỉ cần mộ vua Quang Trung ở chung quanh hoặc ở gần núi Ngọc Trản thì cũng có thể viết mộ vua Quang trung ở “Ngọc Trản phong đầu”
( tức ở vùng núi non Ngọc Trản). Thương Sơn , Hương Uyển sơn là hai ngọn núi nổi tiếng ở Hóa Châu, từng được ghi chép trong Ô Châu Cận Lục và Phủ Biên Tạp Lục, trong đó Thương Sơn là trấn sơn , còn Ngọc Trản sơn có Đền Thiên Y A Na . Lăng Ba Vành cũng ở gần núi Ngọc Trản, một ở bờ bắc, một ở bờ nam thì có thể coi lăng Ba Vành ở “ vùng núi non Hòn Chén ”, tức ở “Ngọc Trản phong đầu”vậy . Người Huế ai cũng biết bờ nam sông Hương có một bến đò, gọi là Bến Than, đối diện với Điện Hòn Chén của núi Ngọc Trản , khách hành hương thường xuống bến này và đi đò hoặc thuyền để qua bến trước điện Hòn Chén ở bờ Bắc của sông Hương. Và muốn vào núi Châu Chữ thì neo đò ở Bến Than. Gần đây, chúng tôi được các bô lão ở vùng Cư Chánh cho biết một thông tin quan trọng. Các cụ ( như cụ Nguyễn Ngọc Tiên , 76 tuổi , làng Cư Chánh ) từng nghe kể ngày xưa có voi kéo một cái bia rất to từ Huế lên , ngang khu vực gần Bến Than thì bị trở ngại. Người ta phải đục bớt chân bia cho đỡ nặng và đỡ vướng. Hỏi bia này dựng ở lăng nào, các cụ cho biết bia của lăng “Ông Ba Vành”. Chỗ voi kéo bia dừng lại gần Bến Than, đối diện núi Ngọc Trản. Ký ức dân gian này có thể phù hợp sự kiện lăng Ba Vành từng có một bia thờ chủ nhân rất lớn, có nhà bia và qua đó thấy được vùng núi non Hòn Chén là một địa danh quen thuộc của Huế vào đầu thế kỷ 19. Từ đó hiểu được vì sao Ngô Thì Hoành viết “ Ngọc Trản phong đầu thổ vị can” . Có khả năng khi quân lính do Thống Chế Nguyễn Văn Khiêm, kéo quan tài của vua Quang Trung về thành Phú Xuân năm 1801, đã đi qua con đường ở núi Kim Sơn, về sau thành Thuận Sơn, tức phía tây của Xương Lăng ( lăng vua Thiệu Trị) . Có thể voi kéo mộc chủ vua Quang Trung xuống Bến Than , đối diện núi Ngọc Trản và cho mộc chủ của vua Quang Trung xuống thuyền và đưa về thành Phú Xuân.. Như thế cả bờ bắc lẫn bờ nam , vùng núi này ngày xưa người Huế ở đô thành Phú Xuân ( tức Huế) gọi là “vùng núi non Hòn Chén” và do đó Ngô Thì Hoành phiên thành chữ Hán “ Ngọc Trản phong đầu” khi làm thơ nói về mộ vua Quang Trung bị quật.
Ảnh D: Ảnh chụp vệ tinh vùng núi non Hòn Chén , tức Ngọc Trản phong đầu . |
Hai tư liệu mới này không phù hợp với Đan Dương cung điện ở gò Bình An trong giả thuyết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân . Trong công trình của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân không lý giải được sự bất cập này. Vùng gò Bình An, có chùa Thiền Lâm, cồn Bông Sứ không thỏa tiêu chí “ Ngọc Trản phong đầu”. Chỉ một chi tiết voi kéo bia qua một vùng hẻo lánh ở Huế, tức “ Ngọc Trản phong đầu”, vào cuối thế kỷ 19 mà trong ký ức dân gian vẫn còn; huống hồ lăng vua Quang Trung từng ở gần chùa Thiền Lâm, chùa Ấn Tôn, chùa Kim Tiên, chùa Tuệ Lâm…từng được xây dựng, từng bị “phá tan thành bình địa” mà không một ai biết để truyền khẩu là điều lạ . Cho dù sợ bị vạ, trong gia đình người ta không thể không kể một sự kiện đầy ấn tượng như việc“xóa tan thành bình địa” ngôi lăng của một anh hùng như vua Quang Trung . Các bô lão ở ấp Bình An không ai còn biết về lăng vua Quang Trung từng ở gò Bình An và từng bị quật phá nặng nề. Trừ khi lăng Đan Dương ở giữa một thung lũng , bao bọc bởi rừng , dân cư thưa thớt , ít người vào chiêm bái, phần bị cấm , phần thì sợ khi nhắc tên “KẺ NGỤY”, lâu ngày có thể bị mất dần chi tiết và đi vào quên lãng.
Ảnh E: Ảnh chụp vệ tinh vùng Hồ Tây Thăng long. |
4/.Lăng Ba Vành dưới góc nhìn phong thủy cổ:
Núi Châu Chữ( Kim Sơn), Thuận Đạo Sơn , Hiếu Sơn, vùng đồi Thiên An…bọc quanh hồ Thủy Tiên làm thành một cuộc đất đặc biệt về mặt phong thủy cổ. Cuộc đất này nằm trong địa cuộc Kim Sơn đã giới thiệu phần trên.Để xem xét cuộc đất này thuộc cách gì , thiết tưởng phải tìm cơ sở trong sách địa lý phong thủy khá phổ biến.
a/Cơ sở lý thuyết :
Cụ Việt Hải từng viết sách “ ĐỊA LÝ PHONG THỦY, BẢO NGỌC THƯ”(quyển một : TẦM LONG BỘ , Sài Gòn-1974), trong phần CÁC KIỂU ĐẤT QUÍ , gồm 36 cách. Có một kiểu đất cụ gọi là “ BÀN LONG CỐ MẪU CÁCH, CƠ ĐỒ ĐẾ NGHIỆP”, lấy từ sách địa lý cổ viết bằng chữ Hán, cụ phiên âm và giải nghĩa như sau ( tr. 250):
Phiên âm: TAM THẬP LỤC CÁCH
Thi văn:
1/ Bàn bàn chân khí tối anh linh,
Bách mẫu thâm hồ, cố mẫu hình.
Mạch tại tụy đầu Thiên Tử huyệt,
Cơ đồ Đế nghiệp tộ quang minh.
2/ Bàn Long Cố Mẫu tại kỳ hình,
Vạn trượng thâm hồ mạch tối linh.
Khả giới Thời sư đương cấm thiết ,
Dĩ kỳ vô phước tội phi khinh.
Giải nghĩa : CÁCH THỨ BA MƯƠI SÁU
1/Rồng khoanh uốn khúc , khí chung linh,
Trăm mẫu hồ sâu, đại thế hình.
Đầu mũi mạch thu; Thiên Tử huyệt,
Đế vương sáng nghiệp , đức cao minh.
2/Rồng quay nhìn mẹ thật kỳ hình,
Muôn trượng hồ sâu , khí mạch linh.
Cấm các thầy ơi! Đừng bép xép,
Phước đâu chưa thấy , tội ngay mình.
Cụ Việt Hải lại viết : “ Ngày xưa ở nước Trung Hoa , các triều đình đều nghiêm cấm các thầy Địa lý:
Những cách đất Hoàng Vương , Đế Bá , không được để cho nhà thường dân. Nếu tìm thấy , phải trình cho nhà Vua biết chứ không được dấu diếm để cho nhà mình nữa. Nên mới có bài thi ca khuyên bảo như vậy.”.
Ảnh F : Chân dung cụ Việt Hải , tác giả bộ sách “BẢO NGỌC THƯ” |
Ảnh G : Bìa sách Địa lý phong thủy BẢO NGỌC THƯ của cụ VIỆT HẢI |
Hình H : Ảnh chụp đồ hình BÀN LONG CỐ MẪU CÁCH
trong sách BẢO NGỌC THU
|
Ảnh I : Ảnh chụp trang 250 của sách BẢO NGỌC THƯ, viết về BÀN LONG CỐ MẪU CÁCH. |
b/ “ Thử “ tầm long” lăng Ba Vành :
Lăng Ba Vành nằm gọn trên một gò nhỏ chạy ra dưới chân núi Châu Chữ(Kim Sơn) và gò nhỏ này là huyệt long cường lấy núi Châu Chữ làm “hậu chẩm”. Thế thì “ tả long” là dãy núi Kim Sơn ,Thuận Đạo Sơn, Hiếu Sơn và “hữu hổ” là dãy đồi Thiên An. “Tả long”cường mạnh , như thân con rồng uốn mình dọc bờ nam của sông Hương, từ ngã ba Tuần, khi gần đến bến đò đối diện với điện Hòn Chén (ở bờ bắc) thì “ tả long” quay đầu trở lại với những dãy đồi của làng Dương Xuân Thượng (chặng Cầu Lim).
Trước mặt huyệt long cường (dựng bửu thành lăng Ba Vành) có vạt đất rộng , thoai thoải người xưa đã tạo tác một đồi đất như một bình phong chắn hướng Đông Bắc . Dưới chân đồi có một nhánh khe chảy vào khe Châu Ê. Bên kia khe và đồi bình phong là vườn cam của dòng tu Thiên An. Vạt đất này làm thế “minh đường”. Hồ Thủy Tiên khá rộng, có chiều dài gấp ba chiều rộng, từng khúc hồ len vào những gò con nhô ra từ bụng “tả long”. Như thế có thể coi vùng đồi núi Thiên An thuộc cách BÀN LONG CỐ MẪU vậy.
Ảnh K : Ảnh chụp vệ tinh cuộc đất có lăng Ba Vành thuộc địa cuộc Kim Sơn. |
5/Đã là huyệt đất đế vương thì vùng đồi núi Thiên An phải vào tầm ngắm của các thầy địa lý và phải kiêng dè vua chúa triều Nguyễn, trừ Tây Sơn.
a. Dãy núi làm tả long của lăng Ba Vành đã chọn làm mộ của Nguyễn Phúc Luân từ 1765:
Đồi núi ở phía tây và tây nam thành Phú Xuân từng ghi dấu bước chân của các thầy địa lý đi “ tầm long điểm huyệt” cho biết bao cư dân Hóa Châu.Từ 1306 đến 1660, Hóa Châu chưa có ai dám xưng vương xưng đế trừ Trần Ngỗi của cuộc khởi nghĩa Hậu Trần. Vì vậy những đại quan trấn nhậm được táng ở Hóa Châu thì mộ phần của họ thường ở những bãi đất cao của hạ lưu sông Hương , sông Bồ hay một số vị khai canh của các làng được táng ở những ngọn đồi thấp ở thượng lưu như đồi Dương Xuân…Các cuộc đất được chọn phần lớn là phát công hầu khanh tướng, không thể chọn cuộc đất đế vương…Dẫu sao các thầy địa lý cũng kiêng dè các vua nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê .Đến khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên chống mệnh Thăng Long thì các thầy địa lý đã “ mạnh tay” điểm huyệt ở vùng đồi núi thuộc tả ngạn sông Hương, về phía thượng lưu như Hải Cát , La Khê, Kim Ngọc, Định Môn…Nói chung, phần lớn các lăng mộ của các chúa Nguyễn , cát táng hay hung táng đều ở về phía bờ tây hoặc bờ bắc thượng lưu sông Hương.
Vùng nam sông Hương bắt đầu được phân kim , đóng cọc với ý đồ đế vương là phải tính sau khi Thứ Công Tử Nguyễn Phúc Luân qua đời năm 1765. Tại sao? Khi Trưởng Công Tử Nguyễn Phúc Hiệu qua đời, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát có ý định đưa Thứ Công tử Nguyễn Phúc Luân lên Thế Tử. Võ Vương đã giao Thứ Công Tử cho Nội Hữu Trương Văn Hạnh nuôi dạy, phong Lê Cao Kỷ làm Thị Giảng để dạy Nguyễn Phúc Luân. Võ Vương băng hà năm 1765, quốc phó Trương Phúc Loan đổi di mệnh của Võ Vương , giết Nội Hữu Trương Văn Hạnh, bức tử Thị Giảng Lê Cao Kỷ, cầm tù Thứ Công Tử Nguyễn Phúc Luân. Cùng năm 1765, Nguyễn Phúc Luân được tha , cho về nhà ở phủ Dương Xuân, đau buồn và qua đời. Khi linh cửu của Nguyễn Phúc Luân còn quàng tại phủ Dương Xuân thì có một nhà sư (kiêm thầy địa lý) bí mật “ tầm long điểm huyệt”và “phân kim”, đóng cọc ở núi Cư Hóa , gần bờ nam sông Hương, thuộc địa cuộc Kim Sơn …xong đến nhà đám báo cho thân nhân. Đại Nam Nhất Thống Chí chép: “ LĂNG CƠ THÁNH:
Táng Hưng tổ Hiếu Khang hoàng đế ; ở núi Cư Chánh huyện Hương Thủy . Tương truyền , năm Kỷ Dậu , Hưng Tổ băng , tạm để tử cung ở nhà riêng tại Dương Xuân , chưa tìm được đất chôn cất , một đêm , có người sư già đến , hỏi rằng : “ Đã tìm được đất chưa ?”. Người già trả lời “ chưa”. Người sư già chỉ vào chỗ lõm ở núi Cư Chánh mà nói : “ Đấy là đất táng đấy , tôi đã cắm cây, sáng mai cứ đến đấy nhận phương hướng mà yên táng”. Nói xong đi ngay. Sáng sớm hôm sau, người nhà theo lời sư nói đi tìm , quả nhiên thấy cây cắm , theo tìm người sư thì không thấy tung tích đâu cả , bèn đem tử cung táng ở đây . Mùa đông năm Canh Tuất , Tây Sơn vô lễ sai đồ đảng là đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đem bảo tàng ( quan tài ) bỏ xuống vực sông trước lăng . Vừa chợt lúc ấy nhà tên Ngũ thất hỏa , tên Ngũ chạy về cứu cháy , thì Nguyễn Ngọc Huyên , người xã Cư Chánh lặn xuống nước đem giấu đi chỗ khác . Chỗ Tây Sơn bỏ quan tài xuống thì nổi thành gò cát . Mùa hè năm Tân Dậu , khôi phục được Kinh thành cũ , Nguyễn Ngọc Huyên đem việc này tâu bày, bèn chọn ngày tốt , lại đem yên táng ở chỗ đất cũ. Năm Gia Long thứ 5, sửa đắp sơn lăng , dâng tên hiện nay là lăng Cơ Thánh , năm Minh Mạng thứ 2, phong tên núi là An Nghiệp sơn và thờ phụ ở đàn Nam Giao”(sđ d tr. 40).
Lăng Cơ Thánh nằm ngay lưng của con rồng của cuộc “BÀN LONG CỐ MẪU”đã nói ở trên. Về mặt phong thủy , sự có mặt của mộ Nguyễn Phúc Luân trên tả long của huyệt đế vương ( có lăng Ba Vành) có một mối quan hệ đầy bi kịch với lăng bà Tả cung họ Phạm ( vợ chính của vua Quang Trung) và với Đan Dương lăng của vua Quang Trung.
Ảnh L : Ảnh chụp lăng Cơ Thánh (trích từ Nguyễn Phúc Tộc thế phả). |
b. Việc táng bà Tả cung họ Phạm năm 1791 ở Kim Sơn. Kim Sơn ở đâu?
Lăng bà Tả Cung họ Phạm không phải ở núi Thương Sơn:
Trong sách “Những khám phá về hoàng đế Quang Trung”, tác giả Đỗ Bang, NXB Thuận Hóa, Huế , 1988 có đoạn chép về việc an táng bà Tả cung họ Phạm : “ Năm 1791, sau một cơn bạo bệnh, thầy thuốc trong và ngoài nước chữa chạy cũng không qua được cơn bệnh hiểm nghèo, bà từ trần vào ngày 29 tháng 3 và chôn ngày 25 tháng 6 năm 1791, mộ chôn dưới chân núi Kim Phụng nằm về phía tây của thành phố Huế.
Theo Sé rard thì dân Bắc Hà được lệnh tiến về kinh Phú Xuân các thứ vải, sáp , trầm hương, nhựa trám …để chế thành chất mastique thật tốt để xác ướp thật lâu.
Do quá thương tiếc bà họ Phạm nên vua Quang Trung nhiều lúc cuồng nộ làm một số giáo sĩ phương Tây lúc đó có mặt ở Thuận Hóa phải khiếp sợ.(sđ d. tr 22).
Ảnh M : Hồ Trường Mậu trước lăng Trường Mậu , ở gần nơi Tây Sơn định táng bà Tả Cung họ Phạm, khi khai huyệt thì quân lính bị cọp vồ (trích từ Nguyễn Phúc tộc thế phả). |
Sự cuồng nộ của vua Quang Trung lúc bấy giờ không chỉ là việc bà Tả cung qua đời mà còn do sự bất hòa giữa vua Quang Trung với vua anh Thái Đức và nhất là quân Gia Định đã đánh thắng quân Tây Sơn trong một số trận nữa. Trong trạng huống ấy, vua Quang Trung đã làm một việc gây oán thù sâu sắc ở Phú Xuân khi ra lệnh quật mồ các chúa Nguyễn. Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ từng chép: “Tháng 9, ngày Ất Hợi , sửa lại sơn lăng.
Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau làng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) rất tốt , định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt , bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn , quân giặc sợ chạy . Huệ ghét không muốn chôn nữa . Sau Huệ đánh trận hay thua , người ta đều nói các lăng liệt thánh khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy . Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực…”(sđ d. tr 466). Các sử quan của Quốc Sử Quán triều Nguyễn khi viết về vua Quang Trung có phần thiên lệch , nhưng đoạn trích này cho thấy người xưa rất tin thuật phong thủy. Thế thì vùng đồi núi Thiên An thuộc xã Cư Hóa ( sau đổi thành Cư Chánh), tức địa cuộc Kim Sơn là nơi mà các nhà phong thủy của Tây Sơn không thể bỏ qua khi phải tìm gấp huyệt mộ cho bà Tả cung . Tác giả Tây Sơn thực lục khi thông báo rằng lăng mộ bà Tả cung họ Phạm ở chân núi Kim Phụng, phía Tây thành Huế là muốn chỉ định núi nào ở Thừa Thiên –Huế?. Hãy thảo luận quanh thông tin quan trọng này. Thế kỷ 18,19 và đầu thế kỷ 20, núi Kim Phụng ở về phía Tây Nam thành phố Huế không gọi là núi Kim Phụng mà núi ấy có tên THƯƠNG SƠN hay KHUÂN SƠN . Dân gian thì gọi núi này là núi Độn hay núi Đụn . Thế thì tác giả TÂY SƠN THỰC LỤC khi viết sách này vào thế kỷ 18, muốn nói mộ bà Tả cung ở chân núi Kim Phụng(hiện nay) thì phải viết mộ ở chân núi Thương Sơn hay Khuân Sơn, chứ không thể viết mộ bà tả cung họ Phạm ở KIM SƠN hay KIM PHỤNG SƠN được! . Thật vậy, thế kỷ 19 núi Kim Phụng ( hiện nay) chưa có tên này, chí ít danh xưng ấy phải xuất hiện sau thời vua Duy Tân, tức là thời Quốc Sử quán triều Nguyễn soạn bộ ĐNNTC . Trong bộ sách này có chép núi KIM PHỤNG nhưng ngọn núi này ở tận huyện Phú Lộc. Một nghi vấn thú vị : Tác giả TÂY SƠN THỰC LỤC viết về KIM PHỤNG SƠN hay KIM SƠN và KIM SƠN là một dãy núi ở bên hồ THỦY TIÊN, cư dân quanh vùng đều nói đến KIM SƠN nhưng các sử quan của QSQTN lại không chép ngọn núi này. Tại sao? Phải chăng có điều tế nhị: ở vùng núi KIM SƠN từng có lăng mộ của bà Tả cung họ Phạm?
Lăng bà Tả Cung Họ Phạm phải chăng là tiền thân của mộ bà họ Trần, vợ chính của một hoàng thân tước công, phụng lập năm 1918?
Một tồn nghi đang được kiểm chứng: ở KIM SƠN , tức hữu hổ của huyệt BẦN LONG CỐ MẪU nói trên có một ngôi lăng vượt những qui định của vua chúa triều Nguyễn, mộ đã bị bỏ hoang. Về sau có người đã dựng mộ cho bà họ Trần , vợ chính của một vị hoàng tộc tước công . Khi dựng mộ , người ta đã tận dụng đá ở vành ngoài và vành trong để dựng uynh thành vuông , cạnh khoảng 18 mét . Những viên đá còn dính vữa ( rất giống loại vữa ở lăng Ba Vành) lại được xếp vụng về thành uynh vuông của mộ …. Uynh trong lại tròn , dạng cù đã bị hư hại . Bia thì bằng đá granit, khắc chữ Hán vụng về . Dòng chính giữa: “ PHÚ BÌNH TỤC HOÀNG THÂN CÔNG CHÁNH THẤT TRẦN THỊ TẨM MỘ” , dòng lạc khoản bên phải : “ KHẢI ĐỊNH TAM NIÊN”. Dòng hoàng thân công có vợ chính là bà họ Trần thuộc Hệ 2, từng có vị vị phụ trách Phủ Tôn Nhân, thừa biết luật lệ an táng con cháu hoàng phái, không thể an táng sơ sài bà cố hoặc bà nội hoặc thân mẫu của mình như thế. Chưa kể đặt địa la thì thấy bia, cổng mộ lệch hướng nhếch nhác. Chúng tôi phát hiện loại gạch bìa rất giống gạch bìa ở Lăng Ba Vành, núi Bân ở ngôi mộ này. Và ngôi mộ lại bỏ hoang phế , không ai đoái hoài. Có người vào trồng chuối la liệt .Chúng tôi đặt giả thuyết ngôi mộ này có tiền thân là mộ bị quật phá của bà Tả cung họ Phạm . Năm 1918 , sau khi vụ Hồng Lô Tự Khanh Vũ Bá Khương đưa thân nhân vào chôn ở lăng Ba Vành vào năm 1917, và linh mục Cadiere không công bố Lăng Ba Vành vì không thỏa mãn những nội dung trả lời của Bộ Lễ Nam triều …Nam triều đã cho phép Hệ II dòng Bình Phú Công ( hoặc Phú Bình Công) vào táng bà họ Trần nêu trên .Nếu ở vùng núi KIM SƠN có lăng mộ bà Tả Cung họ Phạm thì mộ của Nguyễn Phúc Luân “ đoạt hướng” và “ đoạt khí mạch” của huyệt “BÀN LONG CỐ MẪU” vậy. Dẫu sao mộ của Nguyễn Phúc Luân ở trên “CỔ RỒNG” từ năm 1765, hai mươi sáu năm sau bà Tả cung họ Phạm mới từ trần, do đó muốn táng bà chính hậu của vua Quang Trung ở chân núi KIM SƠN thì tất yếu mộ của nguyễn Phúc Luân phải bị triệt giải mà thôi. Cho hay hai tập đoàn phong kiến họ Nguyễn Tây Sơn và họ Nguyễn Gia Định không chỉ kình chống nhau về chính trị , quân sự mà còn chống nhau triệt để về phong thủy nữa.
ẢnhP: Ảnh chụp tấm bia thẻ nhỏ (4dm x 8dm), đá granit như bia lăng Ba Vành Nhưng có khắc niên đại lập bia KHẢI ĐỊNH TAM NIÊN [1918]. |
Dòng chính giữa : “ BÌNH PHÚ TỤC HOÀNG THÂN CÔNG CHÁNH THẤT TRẦN THỊ TẨM MỘ”
Nhân đây , cũng bàn thêm về ý kiến của nhà nghiên cứu Hà Xuân Định về khả năng triều Gia Long chưa quật được mộ của vua Quang Trung và mộ của bà Tả cung họ Phạm. Tác giả cho rằng sử triều Nguyễn chép rằng vua Gia Long đã cho “phơi thây” vợ chồng “Ngụy Huệ” là không đúng sự thật. Hai thi thể đã táng trên dưới mười năm , thối rữa, thì làm sao mà đem “treo cổ” và làm sao mà “nhận diện” được? Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Định đã bỏ qua một sự kiện triều Tây Sơn có thuật ướp xác . Cách đây không lâu, người ta đã phát hiện một xác ướp với kỷ thuật cao ở Bình Định, xác ướp của một mệnh phụ quí phái thuộc về thời Tây Sơn. Vậy chắc chắc vua Quang Trung và bà Tả cung được ướp xác và khâm liệm bằng vải tốt và vì thế không khó khăn trong việc “treo cổ” hai xác ướp này .
c. Việc sửa mộ quá phép của công thần Nguyễn Văn Thành ở hậu chẩm của lăng Ba Vành:
Gần ngã tư đường lên lăng Khải Định với đường qua Dốc Mít – Miếu Huyền Trân, có một đoạn khe Châu Ê lượn dưới chân cột điện cao thế, trên một đồi nhỏ, thấy một lăng cổ, thuộc loại tầm cỡ, dân gian gọi là lăng TRUNG QUÂN hay ĐÔNG QUÂN . Lăng này có chủ nhân là mẹ của Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành. Ngôi lăng cũng thuộc địa cuộc Kim Sơn. Lịch sử lăng này có nhiều vấn đề cần nghiên cứu, để góp phần bổ trợ cho việc tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung.
Nguyễn Văn Thành tin vào phong thủy, không nghe lời khuyên của vua, ông đã táng mẹ ở cát địa Châu Ê thuộc địa cuộc Kim Sơn, sát hậu chẫm của huyệt “BÀN LONG CỐ MẪU THIÊN AN” và đó là mầm mống của bi kịch đời ông.
Táng mẹ vào đất khe Châu Ê thuộc địa cuộc Kim Sơn là có tội:
Tháng giêng năm Canh Ngọ [1810] thân mẫu Nguyễn Văn Thành mất , ông Thành liền dâng sớ xin đưa linh cửu mẹ về táng ở quê nhà , vua chấp thuận. Nhưng tháng ba năm ấy , từ Bắc thành về kinh đô , ông vào bái yết nhà vua , được nhà vua ân cần hỏi han , an ủi khá lâu và ban 500 quan tiền , 200 cân sáp ong để lo mai táng Trần phu nhân. Biết nhà vua thương gia đình ông, Nguyễn Văn Thành liền nói thật ý mình , muốn đưa thân mẫu về táng ở Bình Hoà ( nay là Ninh Hòa , Phú Yên ). Vua Gia Long ngăn lại khi nói : “Cáo chết quay đầu về núi là việc lễ đó. Làng Bác Vọng, phủ Triệu Phong là tổ quán của khanh , sao không táng ở đó ?”. Nguyễn Văn Thành lạy tạ xin vâng mệnh. Thế nhưng , do ông chủ quan về “ quan hệ thân thiết” của cha con ông với vua trong những ngày còn gian khổ , bất chấp lời răn của vua , ông tìm được huyệt đất tốt trên vùng gò thấp có khe Châu Ê , phía đông Kim Sơn ( dân gian gọi là Rú Vựa) và táng thân mẫu ông ở đó. Việc làm này trái ý vua , lại không giữ ý giữ lời làm hoàng gia và triều thần thêm ngờ vực ông.Tháng 8 năm Tân Mùi [2-10-1811] thân mẫu của vua Gia Long mất , hưởng thọ 74 tuổi, thụy hiệu Hiếu Khang Hoàng Hậu. Linh cửu bà Hiếu Khang được quàng ở kinh thành trong 7 tháng và vào chiều ngày 21 tháng 5 năm1812, sau đại lễ cầu siêu được tổ chức ở chùa Thiên Mụ bà được an táng ở vùng núi xã Định Môn và lăng gọi là LĂNG THOẠI THÁNH.Trong khoảng thời gian tổ chức an táng bà Hiếu Khang thì Nguyễn Văn Thành đã làm phật ý vua. Sử chép, sau khi bà Hiếu Khang mất , vua Gia Long “Lấy Tống Phước Lương và Lê Quang Định sung sơn lăng sứ, sai cùng Trịnh Hiến và Lê Duy Thanh , xem chọn kiểu đất đẹp cho sơn lăng. Duy Thanh vẽ đồ dâng (thuộc xã Định Môn ). Sai bói thì tốt . Vua bèn đến xem” (ĐNTLTB). Khoảng tháng 3 năm 1812 ( Nhâm Thân ) vua Gia Long lên công trường xây dựng sơn lăng để thăm , có Hoàng Tư Nguyễn Phúc Đảm (về sau là vua Minh Mạng) và các đại thần theo hầu . “Khi khai huyệt thấy có đất ngũ sắc vua Gia Long mừng được điềm tốt. Bầy tôi chúc mừng vua, chỉ riêng ông Nguyễn Văn Thành im lặng. Vua hỏi duyên cớ vì sao có thái độ như thế ?” Thành vội tâu:
“Đất ấy chưa đủ tốt lắm . Mộ mẹ thần cũng có đất ngũ sắc , mà sắc coi còn tươi nhuần , có thể tốt hơn đất này”. Nhà vua im lặng và các vị đại thần khác tỏ ý bất bình . Nguyễn Văn Thành lai nói thêm : “Gần đây , xứ Châu Ê , có một kiểu đất rất tốt”. Phạm Văn Nhân và các bầy tôi khác đều hỏi : “ Đã biết có đất tốt sao không tâu cho vua nghe”. Nguyễn Văn Thành chống chế : “Đất ấy tuy tốt nhưng không thể táng được, táng đấy hẳn lại bị sét đánh”. Nhà vua nghe Thành nói lấy làm phật ý. Hoàng tử Đảm quay lại trách cứ Nguyễn Văn Thành :“Tây Sơn là bọn tiếm ngụy, tất gặp vạ sét đánh, còn nay đời thánh minh , được trời giúp đỡ.Đứng trước mặt vua sao ông vội nói những câu như thế ?”.Cuộc đối thoại giữa nhà vua , hoàng tử Đảm , các bầy tôi vừa nêu là một bằng chứng cho thấy địa cát Châu Ê có những huyệt đất tốt .Sau này vua Khải Định cũng được táng ở vùng này. Vùng đất này gần kinh thành nhưng thầy địa lý giỏi như Lê Duy Thanh , con trai của Lê Quí Đôn, lại không tìm huyệt mộ ở đó . Chỉ có Nguyễn Văn Thành quá tự tin về hai đời công thần của triều Nguyễn , đã đưa thân mẫu vào chôn ở vùng đất tế nhị , nhạy cảm .Nguyễn Văn Thành rất sơ ý khi chê đất ngũ sắc ở Định Môn mà lại khen đất ngũ sắc ở Châu Ê . Đã thế khi bị chất vấn thì dọa vạ sét đánh ; để hoàng tử Đảm rất tự ái khi liên tưởng đến Tây Sơn .Câu nói bất ngờ , đầy tự ái của Nguyễn Phúc Đảm khi trách cứ sự vô ý và khiếm lễ của quan Tổng trấn Bắc Thành trước mặt vua Gia Long làm chúng tôi nghĩ đến một khả năng : Phải chăng ở vùng núi Châu Ê có lăng mộ của triều Tây Sơn và đã từng bị “VẠ TRỜI ĐÁNH”?
Qui mô và mỹ thuật kiến trúc của LăngTrung Quân:
Lăng Trung Quân tọa lạc trên một gò nhỏ ở chân núi Châu Chữ , dân gian gọi là RÚ ĐỘN , RÚ VỰA , có khi gọi là KIM SƠN . Khe Châu Ê bao quanh gò này . Đường thần đạo của ngôi lăng theo hướng ĐÔNG BẮC-TÂY NAM , nghiêng TÂY 30 độ , tức là tọa CẤN HƯỚNG KHÔN kiêm MÃO DẬU . Về mặt phong thủy thì cuộc này có hậu chẩm là núi Thiên Thai (có chùa Thuyền Tôn ), tả long là núi Châu Chữ ( Sau này có Lăng Khải Định ) , hữu hổ là núi Châu Chữ ( hay Kim Sơn , Rú Độn, Rú Vựa ). Minh Đường có thủy tụ , do nước của khe Châu Ê chảy đến , vờn trước lăng rồi chảy ra sông Hương gần chợ Tuần .Nhìn chung về mặt phong thủy thì đây là cát địa cho âm phần.
ẢnhQ: Toàn cảnh lăng Trung Quân (thân mẫu của Nguyễn Văn Thành). Bia của ngôi lăng bị đục do Nguyễn Văn Thành sửa mộ mẹ quá phép. |
ẢnhR: Nấm mộ hình con nhện |
Bình đồ của lăng dài 26m, rộng 11m, chia làm 3 phần rõ rệt ;nếu tính từ sau ra trước có:Phần I : 2 uynh thành và nấm mộ , phần II : nữ tường ôm bình phong , phần III: bồn bán nguyệt có chậu hóa vàng mã.Cụ thể :
Phần I: Có uynh ngoài bầu dục, trục chính khoảng 13m, trục nhỏ khoảng 11m, hai đầu cuốn lại thành trụ xoáy ốc cao 2,7m, đáy trụ tròn có đường kính 1,1m, uynh cao 2,4m ,dày 1,7m . Uynh trong hình tròn cao 1,9m ,dày 1,2m , hai đầu cuốn lại thành trụ xoáy ốc với chiều cao 1,8m, đường kính đáy 0,64m . Hai uynh ôm nấm mộ hình nhện dài 3,4m, rộng nhất 1,95m , cao nhất 1,7m . Mồm nhện như ngậm tấm bía đá thanh cao 0,8m . Riêng dòng chính cùa bia được khắc chữ Hán với phần phiên âm “VIỆT CỐ NGUYỄN HẦU CHÁNH THẤT PHU NHÂN CHI MỘ”, trong đó chữ HẦU là chữ duy nhất bị đục .Dòng lạc khoản phải, góc trên được khắc chữ Hán
“ TUẾ TẠI THƯỢNG CHƯƠNG ĐÔN TƯỜNG LỤC NGUYỆT CÁT NHẬT”và dòng lạc khoản phía phải , góc dưới khắc chữ Hán “HIẾU TỬ BÁI LẬP”.Hai uynh cùng nấm mộ đã bị nứt giữa .
ẢnhS: Bia mộ chỉ bị đục vài chữ, dù Nguyễn Văn Thành phải tự tử |
Phần II: Nữ tường hai bên bẻ góc thước thợ,dày 0,9m, mỗi bên đi ra từ trụ ốc uynh ngoài , chấm dứt bằng trụ cao 2,1m .Trên đầu trụ đắp con nghê cao 0,72m và đáy trụ hình vuông cạnh 0,96m , .Trong nhìn ra , trụ trái là con nghê đực , trông rất oai phong và trên trụ phải là con nghê cái trông rất hiền hậu , đang bảo vệ chú nghê con đang ở dưới bụng nghê mẹ .
Bức bình phong bia khoảng 5,5m,dày 0,6m,cao 1,2m, ngang 2,77m và cách nơi xa nhất của bồn 11m. Các hình đắp nổi trên bình phong đã hỏng .
Phần III: Có một bồn bán nguyệt khi mới quan sát , nhưng đo đạc tỉ mỉ bồn giới hạn bởi hai cung tròn, cung ngoài với dây cung khoảng 12,5m, cung trong với dây cung 3,8m và hai đoạn , mỗi đoạn 3,1m. Như vậy trên bình đồ bồn này không phải là nửa hình tròn ( bán nguyệt ) mà là một mảnh trăng non ( tân nguyệt trì ) . Bề dày trên đường thần đạo của bồn là 5,25m. Ở giữa bồn có một bậu hình hộp để hóa vàng mã.
Ngoài ra sau lăng về phía trái có một bàn thờ thổ thần cao 0,77m, rộng 0,48m . Trên bàn thờ có dựng bia bằng vữa và mặt bia có chữ Hán “ THỔ THẦN” .
ẢnhT: Bàn thờ thổ thần có bia của lăng Trung Quân (lệ thường) |
Về vị trí dựng bia thờ thổ thần hay thần hậu thổ cho lăng , mộ là phía trái , hậu đầu . Khi kẻ gian dựng mộ giả , gán cho Vũ Bá Bình, cha của Hồng Lô Tự Khanh Vũ Bá Khương, ông nội của Hàn Lâm Biên Tu Võ Bá Đạm trước tấm bia phụ, ở sân bái đình thì sửa nền móng của nhà bia thờ chủ nhân lăng Ba Vành thành bàn thờ thổ thần. Kẻ gian đã tính toán rất kỹ khi che dấu chủ nhân thực và đã qua mặt một số nhà nghiên cứu từng đến lăng Ba Vành!
Tội “SỬA MỘ MẸ QUÁ PHÉP” của Nguyễn Văn Thành :
Nguyễn Văn Thành là một đại công thần của triều Nguyễn Gia Long , không những thế thân phụ ông là cai cơ Nguyễn Văn Tiền từng tuẫn tiết khi đương chức, và đánh nhau với quân Tây Sơn . Tuy nhiên do ông quá tự tin về sự “thân ái” với vua Gia Long trong thời kỳ “nằm gai nếm mật” ở Gia Định , ông đã nhiều lần làm phật ý vua và triều thần .Việc con trai ông làm thơ có khẩu khí ngang tàng chỉ là nguyên nhân gần của tội trạng của ông, chứ nguyên nhân sâu xa thuộc về phong thủy . Ông đã làm trái ý vua khi an táng mẹ nên sâu thẳm vua Gia Long sợ ông sẽ thoán đoạt sau này .
Một trong các tội trạng của ông là “sửa mộ mẹ quá phép” :
Trước hết ông đã tìm được huyệt đất tốt hơn huyệt đất đế vương mà sơn lăng sứ Lê Duy Thanh tìm được ở Định Môn, lại không tâu vua . Trong khi đó ông tâu xin táng ở Bình Hòa (PHÚ YÊN) , vua khuyên đưa về Bác Vọng , ông lại âm thầm táng mệ ở Châu Ê với địa cuộc phát đế vương.
Thứ đến ông “to gan” khi chê “đất ngũ sắc” ở huyệt mộ của mẹ vua ít tươi nhuần hơn đất ngũ sắc ở huyệt của mẹ ông.
Tiếp theo ông đã chống chế khi cho rằng đặt mộ mẹ vua ở Châu Ê thị bị trời đánh . Nhà vua và hoàng tử Đảm phật ý với suy nghĩ : “Hóa ra dòng họ Nguyễn Văn Thành có phúc dày nên táng được ở Châu Ê , còn dòng họ Nguyễn Gia Miêu không có phúc dày hay sao ?( Tại sao Nguyễn Phúc Đảm lại liên tưởng vạ sét đánh mộ phần của Tây Sơn khi đang nói về địa cuộc ở Châu Ê ? Dấu hỏi này có liên quan đến ngôi lăng to hơn lăng các chúa Nguyễn của quan HỘ BỘ KIÊM BINH BỘ LÊ QUÍ CÔNG” (Lăng Ba Vành khi chưa bị Lê Xuân quật phá sau 100 năm , tính từ ngày vua tôi Gia Long lên xem huyệt đất của bà Hiếu Khang ?).
Hơn nữa ông Nguyễn Văn Thành đã chọn mô típ nhện cho nấm mộ , nghĩa là cầu phúc dày , không sử dụng rồng nhưng sử dụng nghê, kì lân, một trong 4 con vật của bộ tứ linh thì hàm ý dòng họ ông là uy vọng chăng? Nhưng cái quá phép của ông trong xây dựng lăng mộ là ông đã dùng motip “tân nguyệt trì” trước mộ của mẹ . Mộ tượng NHẬT , tân nguyệt trì tượng NGUYỆT , NHẬT NGUYỆT là MINH . Gần như có luật bất thành văn là HOÀNG ĐẾ và MẸ SINH RA HOÀNG ĐẾ thì lăng mộ mới xây TÂN NGUYỆT TRÌ.Cha của vua , nếu không làm vua thì lăng mộ không có TÂN NGUYỆT TRÌ . Như thế Nguyễn Văn Thành là hoàng đế ư , khi dám xây TÂN NGUYỆT TRÌ ở mộ mẹ mình?Và đây là bằng chứng nóng nhất của tội “SỬA MỘ MẸ QUÁ PHÉP”. Nổi oan không tự biện hộ được dẫn đến Nguyễn Văn Thành phải tự uống thuốc độc mà thôi.
Tại sao lăng của mẹ Nguyễn Văn Thành gọi là LĂNG TRUNG QUÂN?
Hỏi các người lớn tuổi quanh vùng CHÂU Ê , CHÂU CHỮ thì phần lớn gọi ngôi lăng bị sét đánh nứt đôi là lăng TRUNG QUÂN hoặc lăng ĐÔNG QUÂN.Đây là lăng của một bà chánh thất phu nhân họ Nguyễn , vợ của vị đại thần thuộc vào loại TRUNG QUÂN (ÁI QUỐC) thì cớ gì bị nhà vua đục bia, yễm để bị sét đánh nứt đôi ? Nếu gọi là lăng TRUNG QUÂN thì chủ nhân là ai ? bà từng có được phong tước TRUNG QUÂN không ? Có danh từ ĐÔNG QUÂN trong Lịch triều hiến chương loại chí hay trong Đại Nam hội điển sự lệ không ? Vậy một khả năng cần phải xét là tại sao gọi là lăng ĐÔNG QUÂN ? Nếu đặt địa la để xem thì lăng của mẹ Nguyễn Văn Thành ở về phía ĐÔNG của RÚ VỰA , RÚ ĐỘN , tức là dãy núi CHÂU Ê hay KIM SƠN . Dãy núi này nếu nhìn từ phía sông Hương thì nó cũng ôm những ngọn đồi , to có ,nhỏ có như là vựa thóc vậy . Vậy thì người đặt tên cho lăng của mẹ Nguyễn Văn Thành đã dùng chữ Hán khi coi KIM SƠN là KHUÂN SƠN (NÚI VỰA ) và ngôi lăng nằm về phía đông của núi này là lăng ĐÔNG QUÂN cũng hợp lý. Tại sao trong tập Kinh Sư của Đại Nam Nhất Thống Chí của QSQ triều Nguyễn lại không chép núi này , chỉ chép một ngọn gần XƯƠNG LĂNG của vua Thiệu Trị với tên THUẬN ĐẠO SƠN ? Trong khi đó một núi KIM PHỤNG ( dân gian gọi gần đây ) lại được chép hai lần với hai tên khác nhau là THƯƠNG SƠN và KHUÂN SƠN .Để có nhà nghiên cứu phải tốn nhiều công sức đê đi tìm KHUÂN SƠN ở các dãy núi thuộc huyện QUẢNG ĐIẾN !Có nhà nghiên cứu còn lặn lội đến tận BÌNH ĐIỀN vì một ngọn KHUÂN SƠN đõng đãnh. Đầu đuôi như thế nào ? Trên báo Xưa và Nay đăng bài của Hồng Phi –Hương Nao , và hai tác giả đã giới thiệu phần phiên âm và dịch nghĩa bài thơ chữ Hán của LÊ TRIỆU ( THANH HÓA ) với đề bài thơ “KIẾN QUANG TRUNG LINH CỬU” . Hai câu đáng chú ý :
Hàm Dã độc lưu thiên vạn cốt
Khuân Sơn họa tại bách niên phần
Hương Nao và Hồng Phi dịch nghĩa :
Trên chiến trường Hàm Đan hận vùi muôn vạn xác thù
“Núi Khuân” không ngờ lại để mối họa liên lụy đến nơi yên giấc ngàn năm .
Qua câu chuyện lịch sử này , cũng thấy ở khe Châu Ê, núi Châu Chữ thuộc địa cuộc Kim Sơn là vùng có huyệt mộ đế vương. Cuộc đất Kim Sơn có lăng Ba Vành , sát nơi tọa lạc của lăng TRUNG QUÂN , lại là cuộc “ BÀN LONG CỐ MẪU”thì không đợi đến thế kỷ 20 người cháu “LÊ XUÂN” cải táng mà triều Nguyễn sẽ xử lý ngay.
d/Hồng Lô Tự Khanh Vũ Bá Khương suýt mang trọng tội khi đưa thân nhân vào táng ở Lăng Ba Vành hoang phế.
Gia phả họ Vũ Bá của làng La Ỷ , huyện Phú Vang, Thừa Thiên –Huế không ghi chép sự kiện quan Hồng Lô Tự Khanh Vũ Bá Khương đưa mộ thân phụ Vũ Bá Bình vào chôn ở Lăng Ba Vành hoang phế. Tuy nhiên con cháu họ Vũ Bá của làng La Ỷ đều nhớ sự kiện quan Hồng Lô Tự Khanh Vũ Bá Khương đưa thân nhân vào chôn ở lăng Ba Vành vào năm 1917 như sau:
Năm 1917, triều vua Khải Định , đại thần Vũ Bá Khương, chánh tam phẩm, chức Thừa Biện Bộ Lễ, tước Hồng Lô Tự Khanh đã mời một thầy địa lý giỏi , người Nghệ An, về ở trong nhà để “tầm long điểm huyệt”. Sau một thời gian tìm kiếm, thầy địa lý đã tìm thấy lăng Ba Vành mộ đã bị đào và bỏ hoang, đã khuyên quan Hồng Lô Tự Khanh Vũ Bá Khương đưa hài cốt ông Vũ Bá Bình, thân phụ của quan Hồng Lô , vào chôn ở nấm đã bị đục của lăng Ba Vành. Khi đào mộ , quan Hồng Lô thấy mộ của cha mình đang kết phát, rất tiếc nhưng vì tin vào tài nghệ của thầy địa, quan đã bí mật đưa hài cốt ông Vũ Bá Bình vào chôn ở lăng Ba Vành. Không may bị quan đồng triều là ông Án Chất tố cáo lên triều đình, và triều đình vua Khải Định sẽ tuyên quan Hồng Lô trọng tội. May nhờ con trưởng của Vũ Bá Khương là Hàn Lâm biên tu Vũ Bá Đạm chạy án. Ông Vũ Bá Đạm có quen nhiều người đang làm việc ở Tòa Khâm Sứ, nhất là quan Toàn Quyền Đông Dương, nên ông đã chạy án thành công . Nhờ sự can thiệp của các VIP Đông Dương nên quan Hồng Lô khỏi tội chết và dĩ nhiên quan vội vàng bốc hài cốt của ngài Vũ Bá Bình ra khỏi lăng Ba Vành năm 1917, chỉ sau vài tháng cải táng. Quan Hồng Lô vô cùng ân hận việc này nên quan đã tổ chức một đàn chay ở nhà riêng để tạ tội với thân phụ. Thật đau đớn, ngay trong đàn chay , quan Hồng Lô đã bị bạo bệnh và qua đời. Đàn chay trở thành đám tang của Hồng Lô Tự Khanh Vũ Bá Khương trong năm 1917.
ẢnhU: Tộc trưởng Vũ Bá Sĩ, Trần Viết Điền đang nghiên cứu bia mộ Vũ Bá Khương |
Một số con cháu nội ngoại của họ Vũ Bá làng La Ỷ đều biết câu chuyện truyền khẩu về ngài Hồng Lô Tự Khanh Vũ Bá Khương cải táng mộ thân phụ vào lăng Ba Vành. Ông Trần Bá Huy , cựu giáo viên Khoa Lý ĐHSP Huế , cháu nội của Vũ Thị Nhỏ cho biết: bà Vũ Thị Nhỏ là em gái của quan Hồng Lô Tự Khanh Vũ Bá Khương. Ông nội của ông Trần Bá Huy là Lãnh Binh Trần Hữu Ích (làng Mậu Tài). Ông Huy cho biết thân phụ mình cũng từng nghe bà nội kể về sự kiện đau buồn nói trên.
Tại sao triều đình Khải Định suýt ghép Hồng Lô Tự Khanh vào trọng tội ? Dẫu sao làng Cư Chánh sở tại đã đồng ý để quan Hồng Lô vào lăng Ba Vành táng thân nhân. Như thế địa cuộc Kim Sơn là cấm địa của triều Nguyễn. Huyệt đất lăng Ba Vành là huyệt đất phát đế vương và nơi đây từng là lăng mộ “ngụy Huệ” nên triều Nguyễn mới cấm triệt để như vậy.
Điều chúng tôi quan tâm là dòng họ Vũ Bá từ năm 1917, nhất là quan Hàn Lâm Biên Tu Võ Bá Đạm , đã “KHIẾP SỢ” việc an táng ở Lăng Ba Vành, nghĩa là không bao giờ dám trở lại làm bất cứ việc gì ở ngôi lăng đầy cả tai ương này. Thế nhưng , trên bia phụng lập của ngôi lăng, kẻ gian đã khắc thêm : “ TỰ TÔN VŨ BÁ ĐẠM PHỤNG LẬP”để lái dòng lạc khoản “ NHÂM TUẤT MẠNH ĐÔNG” . Thật vậy , nếu quả Vũ Bá Đạm có dựng bia cho thân nhân ở lăng Ba Vành vào năm NHÂM TUẤT thì năm này phải là năm 1922. Gần 6 năm sau , tính từ năm 1917, khi Vũ Bá Khương lo buồn sự việc lăng Ba Vành , dời ngay hài cốt của thân phụ ra khỏi lăng Ba vành, rồi qua đời, Vũ Bá Đạm dựng bia ở lăng Ba Vành để làm gì , không sợ bị tru di tam tộc ư? Kẻ gian đã khắc dòng chữ TỰ TÔN VŨ BÁ ĐẠM PHỤNG LẬP đi với dòng chữ NHÂM TUẤT MẠNH ĐÔNG để lái NHÂM TUẤT (1802) về NHÂM TUẤT(1922). Lại một chữ LA ( chữ để ấn chứng rằng đã bắt được) ở góc trái phía trên , không thể xóa vì nó là ấn chứng của Tiên Đế Gia Long, kẻ gian đã biết một số bia của dòng họ Vũ Bá của làng La Ỷ , huyện Phú Vang có hai chữ “PHÚ” bên phải, “ LA” bên trái để chỉ “ LA Ỷ” . “ PHÚ VANG”. Kẻ gian đã lợi dụng sự kiện VŨ BÁ KHƯƠNG để khắc dòng chữ Hán “ VIỆT CỐ …LÊ QUÍ CÔNG CHI MỘ”, rồi băm nát để hợp thức hóa “dữ kiện” trong bộ hồ sơ giả , đó là “người cháu LÊ XUÂN đã cải táng hài cốt của Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quí Công qua Ngự Bình”và tất nhiên phải hủy dòng chính của bia.
ẢnhV: Mặt bia ngài Vũ Bá Miên, ông nội của Vũ Bá Khương. Góc phải phía trên có chữ PHÚ - LA |
ẢnhX: Mặt bia của bà Vũ Bá Miên, bà nội của Vũ Bá Khương.Góc phải phía trên có chữ PHÚ-LA |
e/ Tại sao với huyệt mộ đế vương như Lăng Ba Vành , Đan Dương Lăng lại vấp phải đại nạn?
Người xưa đã tin vào phong thủy khi an táng và Đan Dương lăng của vua Quang Trung ở địa cát “ BÀN LONG CỐ MẪU” nhưng lại gặp tai ương quá nhanh ! Tại sao ?
Về mặt địa lý phong thủy , người xưa sẽ lý giải điều trên như thế nào ? Không tìm được một thư tịch cổ nào trong đó người xưa lý giải về bi kịch của Đan Dương Lăng dưới góc độ phong thủy học . Nếu lăng Ba Vành là Đan Dương Lăng thì phải dựa vào phong thủy học để tìm nguyên nhân về tai ương đã xảy ra đối với Đan Dương lăng.
Trước hết phải tính đến sự có mặt của lăng Cơ Thánh , chủ nhân là Hưng Tổ Nguyễn Phúc Luân , ở ngay cổ rồng đang quay đầu về núi mẹ, đó là núi Châu Chữ. Ngôi lăng Cơ Thánh từng bị Tây Sơn phá hủy năm 1791, hài cốt bị vứt xuống vực , thế nhưng có cha con ông Nguyễn Ngọc Huyên vớt dược và bí mật chôn lại trên cuộc đất cũ. Vì vậy khi táng vua Quang Trung năm 1793 thì huyệt đất ở lăng Ba Vành ( Đan Dương lăng) đã bị “ đoạt long” tức là bị “ đoạt khí” mạnh mẽ .
Thứ đến , do phải giũ bí mật trong thời gian xây dựng lăng , một lượng lớn đá được khai thác tại chỗ nên tả long bị “tổn thương” trầm trọng. Hiện nay còn dấu tích về việc khai thác đá ở Kim Sơn để xây dựng lăng Ba Vành .
ẢnhY: Ảnh chụp vệ tinh nơi từng có mỏ khai thác đá để dựng lăng Ba Vành |
Tiếp theo là do huyệt mộ ở Lăng Ba Vành bị thế thủy phá. Thật vậy trong sách Bảo Ngọc Thư , cụ Việt Hải từng viết trong mục QUYẾT ĐOÁN ĐỊA CÁCH:
“ Những cách thường hay có, đã từng thấy ứng chứng và kinh nghiệm xưa nay, nên đặt thành câu thơ phú , văn chương , để cho dễ nhớ . Vậy tôi sưu tập lại và đính chính những câu sai lầm , bởi ( bởi khi in khác ), cho phù hợp với công thức địa lý chân truyền , biên ra minh bạch như sau:
56,.Tả , hữu, tiền , hậu, hữu sơn thủy hình tiêm nhuệ xạ , đao thương ác tử nan đào!
- Đất ở chung quanh mộ có hình mũi nhọn , hoặc sơn hay thủy đâm vào thì , khó tránh thoát cái chết về tai nạn đâm chém!
57, Sơn tán loạn hề , tử dang thi!
58,.. Thủy khấp khốc hề sinh diệt tộc!
- Sơn sa tản mác mỗi chi một ngả, không đoàn tụ thu họp thành cục, thì có người chết phơi thây mất xác!
-Thủy chảy réo , nghe tiếng kêu ồ ồ , thì kẻ sống cũng lìa họ, bỏ làng , tức là đau khổ ! ( Ở thìn phương mà gần mộ nghe tiếng thì độc ác lắm!)
59,.Tiền diện thủy phân , gia vô ân ái ,
60,. Hậu đầu thủy phá , tộc bại yểu vong!
- Ở trước mặt mà nước phân rẽ ra hai ngả là “Tiền diện thủy phân”, tức là cao hơn hai bên , không trừ tụ , thì anh em họ hàng ở với nhau không có tình cảm thương yêu!
- Nước đằng sau đầu chảy rốc tuột cả về đằng sau là “ Hậu đầu thủy phá “, tức là đằng sau thấp dần dần xuống , không tụ , và không quanh về trước mộ , thì dòng họ bị bại vì chết non dần mòn hết!
Trong mục QUYẾT ĐOÁN ĐỊA CÁCH có 72 câu đúc kết mà cụ VIỆT HẢI sưu tầm và chú giải thì 64 câu là nói về CÁT ĐỊA, còn khoảng 8 câu nói về HUNG ĐỊA, trong đó 5 câu 56, 57, 58, 59, 60 mà chúng tôi trích dẫn trên đây lại phù hợp với cuộc đất của lăng Ba Vành. Thật vậy tầm long trên đại thể, khi còn núi rừng che phủ thì quả nó là cách “ BÀN LONG CỐ MẪU” , nhưng xem kỹ qua ảnh chụp vệ tinh mới thấy hết tính “ HUNG ĐỊA” của cuộc đất này.
Ảnh Z: Ảnh chụp vệ tinh vùng núi Kim Sơn, có Kim Sơn tức núi Châu Chữ, có thôn Kim Sơn dưới chân núi. |
Nếu lăng của bà Tả Cung Họ Phạm ở địa cuộc Kim Sơn thì quả thầy địa lý khi “ tầm long” vội vàng nơi này , sau khi huyệt mộ ở gần lăng Trường Mậu ( núi Kim Ngọc) phải bỏ vì cọp đuổi, đã không thấy hồ Thủy Tiên dẫu đẹp nhưng thuộc loại “thủy hình tiêm nhuệ xạ” , có những mũi nhọn đâm vào huyệt ( xem ảnh chụp vệ tinh hình hồ Thủy Tiên thì rõ). Còn lăng Ba Vành , tức Đan Dương lăng của vua Quang Trung , thì sau hậu đầu có một khe con , chảy ra khe Châu Ê và khe Châu Ê lại vòng quanh chân núi Châu Chữ để chảy vào sông Hương. Đây là thế “ Hậu đầu thủy phá” đối với lăng Ba Vành. Lại thêm , gần đồi bình phong trước mặt lăng Ba Vành lại có con khe , ngăn bình phong này với vườn cam Thiên An ( hậu thân của viên lăng, có nhà hộ lăng). Con khe này và con khe vòng quanh sau hậu đầu lại làm thế “Tiền diện thủy phân” hơn là “ minh đường thủy tụ”. Mùa mưa , đứng ở lăng Ba Vành mới nghe được tiếng nước chảy ồ ồ của hai con khe này. Cũng nhờ ảnh chụp vệ tinh mới thấy tả long của lăng Ba Vành với những nhánh núi không quần tụ , thậm chí phân tán , đó là thế
“Sơn tán loạn hề, tử dang thi” vậy . Trở lại “ thủy hình” lớn hơn và xa cuộc đất hơn thì sông Hương quả chảy tả qua hữu trước lăng Ba Vành nhưng “ Tiền diện thủy phân” ở cầu Bạch Yến” , rẻ thành nhánh sông Bạch Yến và sông Hương. Và quả sau khi táng bà Tả Cung họ Phạm thì vua Quang Trung băng hà, chỉ 8 năm sau triều Tây Sơn sụp đổ thảm hại và dòng họ vua Quang Trung hoàn toàn bị xóa sổ.
6/Kết luận:
Tóm lại địa cuộc Kim Sơn trước thời Gia Long thuộc loại BÀN LONG CỐ MẪU CÁCH, CƠ ĐỒ ĐẾ NGHIỆP. Một nhà sư biết phong thủy đã bí mật tầm long điểm huyệt để gia đình của thế tử Nguyễn Phúc Luân táng ngài ở cổ rồng của địa cuộc. Khi bà Tả Cung họ Phạm qua đời năm 1791, Tây Sơn định táng bà ở gần lăng Trường Mậu không thành công, các thầy địa đã tầm long ở địa cuộc Kim Sơn. Thế thì mộ ngài Nguyễn Phúc Luân tất yếu bị quật và hài cốt bị vứt xuống sông Hương như các lăng chúa Nguyễn khác. Không may, chỉ hơn năm sau thì vua Quang Trung cũng băng hà, Tây Sơn cũng táng nhà vua ở địa cuộc Kim Sơn ( tức lăng Ba Vành) . Năm 1801, triều Tây Sơn bắt đầu sụp đổ , Đan Dương lăng và lăng bà Tả cung họ Phạm bị quật phá và địa cuộc Kim Sơn trở thành vùng đất cấm của triều Nguyễn . Không ai dám an táng ở địa cuộc Kim Sơn . Thế nhưng , tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành đã táng mẹ ở sát địa cuộc Kim Sơn và bị vạ ngay. Chỉ đến triều vua Thiệu Trị , Tự Đức triều Nguyễn mới xây dựng Xương lăng ở một nhánh rẽ của dãy Kim Sơn với tên mới là Hiếu Sơn , gần Thuận Đạo sơn . Đặc biệt sát hồ Thủy Tiên , hoàng gia triều Tự Đức đã táng bà Lệnh Phi Nguyễn Thị Nhậm , con gái của quận công Nguyễn Văn Nhân, vợ đầu của vua Thiệu Trị, do không sinh được hoàng tử nên bà hai là Phạm Thị Hằng mới được phong Hoàng Hậu . Dân gian gọi lăng này là “Lăng Bà Nhất”. Chỉ đến thời vua Khải Định năm thứ hai mới có vụ việc Hồng Lô Tự Khanh Vũ Bá Khương đưa hài cốt thân phụ Vũ Bá Bình vào chôn ở lăng vua Quang Trung bị quật phá, suýt bị trọng tội , đã đưa hài cốt ra khỏi lăng Ba Vành từ năm 1917. Chỉ một năm sau , tức Khải Định năm thứ 3(1918) hoàng tộc triều Nguyễn mới dựng mộ của một bà họ Trần, vợ chánh của một vị hoàng thân tước công thuộc dòng Bình Phú Công ( Nguyễn Phúc Miên Áo [1817-1865]) . Điều đáng ngạc nhiên là thân nhân đã tận dụng đá vữa của một lăng mộ ngang tuổi của lăng Ba Vành để đắp uynh thành vuông cho mộ này. Vừa tận dụng đá , vừa thu nhỏ qui mô lăng cũ . Bia đá không phải là bia đá Thanh như những lăng khác cùng thời . Phải chăng tiền thân của lăng bà họ Trần là lăng của bà Tả cung họ Phạm ? Vấn đề này chúng tôi sẽ trở lại trong bài viết tới , trong đó chúng tôi sẽ chứng minh lăng Ba Vành có vườn lăng, có nhà hộ lăng. Như thế địa cuộc Kim Sơn coi như một vùng đất cấm , chỉ có hoàng gia triều Nguyễn mới được phép chôn cất ở đây. Địa cuộc ở gò Bình An chỉ thích hợp để dựng chùa và tháp sư và quả chỉ có những chùa nổi tiếng, chứ ở đó có lăng mộ vua quang Trung thì quá nhiều bất cập , không sánh nổi địa cuộc Kim Sơn.
Nguồn: giaodiemonline - Trần Viết Điềm
Trang Gia Phả Cội Nguồn
===========================================================
===========================================================
Tài liệu tham khảo chính:
[1] : Quốc Sử quán triều Nguyễn , Đại Nam nhất thống chí (bản Duy Tân), bản dịch Phạm Trọng Điềm, NXB Thuận Hóa , Huế 1992
[2] : Quốc Sử quán triều Nguyễn , Đại Nam thực lục chính biên , Viện Sử học, NXB Giáo Dục, H.2002.
[3] : Việt Hải , Bảo Ngọc Thư, (lưu hành nội bộ) , Sài Gòn , 1974.
[4] : Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, Nguyễn Phúc tộc thế phả, T.P Hồ Chí Minh,1995.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét