Sự tồn tại của triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi, do đó mà nhiều sự kiện lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử không kịp ghi vào sử sách. Chưa có một bộ sử chính thống của triều đình, đại loại như Đại Việt sử ký tục biên (của triều Lê trước đây) hay Đại Nam thực lục (của triều Nguyễn sau này). Muốn tìm hiểu thời kỳ Tây Sơn, triều đại Tây Sơn, chúng ta chỉ con cách tìm trong những ghi chép cá nhân (dã sử) hay nhặt nhạnh những ghi chép có liên quan đến triều đại Tây Sơn của các sử gia nhà NguyễSự tồn tại của triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi, do đó mà nhiều sự kiện lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử không kịp ghi vào sử sách. Chưa có một bộ sử chính thống của triều đình, đại loại như Đại Việt sử ký tục biên (của triều Lê trước đây) hay Đại Nam thực lục (của triều Nguyễn sau này). Muốn tìm hiểu thời kỳ Tây Sơn, triều đại Tây Sơn, chúng ta chỉ con cách tìm trong những ghi chép cá nhân (dã sử) hay nhặt nhạnh những ghi chép có liên quan đến triều đại Tây Sơn của các sử gia nhà Nguyễn (như Đại Nam thực luc, Đại Nam liệt truyện) hay những tư liệu, thư từ ngoại giao còn lưu lại.n (như Đại Nam thực luc, Đại Nam liệt truyện) hay những tư liệu, thư từ ngoại giao còn lưu lại.
Chính vì vậy mà nhiều sự kiện lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử còn chìm trong bí ẩn. . Để làm sáng tỏ những bí ẩn đó, không phải ngày một ngày hai. Xung quanh sự kiện Quang Trung (giả) sang chầu vua nhà Thanh năm 1790, một sự kiện ngoại giao “lạ lùng và vẻ vang” (lời người đương thời) trong lịch sử ngoại giao của dân tộc ta, vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Những câu hỏi đại loại như:
- Tại sao vua Thanh Càn Long chỉ yêu cầu một mình vua Quang Trung sang triều kiến mà cả hai cha con nhà vua cùng đi?
- Tại sao giữa đường Nguyễn Quang Thùy cáo ốm rồi trở về nước?
- Tại sao Phạm Công Trị là cháu vua, được chọn đóng vai Quang Trung giả, lại còn có Phạm Công Trị hộ tống Nguyễn Quang Thùy trở về nước, ngay khi vừa mới đi hết đất Lưỡng Quảng?
Bài viết này hi vọng làm sáng tỏ những bí ẩn về sự kiện ngoại giao “lạ lùng và vẻ vang” có một không hai đó.
1. Lý do cần phải có Quang Trung giả.
Năm 1789, sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu, uy thế của triều đại Tây Sơn lên cao chưa từng thấy. Tuy nhiên, như vua Quang Trung từng nhận định: “Chúng là nước lớn gấp mười nước ta, sau khi bị nhục một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân” (Hoàng Lê nhất thống chí). Để tránh một cuộc binh đao “không bao giờ dứt” đó, đường lối ngoại giao của nhà Tây Sơn là khôn khéo, mềm dẻo, nhún nhường, linh hoạt. Nguyên tắc đặt ra là tránh những căng thẳng ngoại giao không cần thiết, có thể thỏa mãn những tiểu tiết, nếu điều đó không ảnh hưởng đến chủ quyền dân tộc, lợi ích quốc gia.
Về phía nhà Thanh, sau trận thua đau mùa xuân Kỷ Dậu, không khỏi hổ thẹn, nuôi chí phục thù. Tuy nhiên, đối với các quan lại địa phương sát biên giới nước ta (như Phúc Khang An, Thang Hùng Nghiệp. . .) họ đã thấy rõ sức mạnh của Tây Sơn, rất “ngán” một cuộc đụng độ tiếp theo mà bài học Tôn Sĩ Nghị còn đang nhãn tiền. Một cuộc đối thoại hòa bình dù sao cũng còn tốt hơn nhiều một cuộc đối đầu trực tiếp. Đó là điều mà hai bên có thể đi đến tiếng nói chung. Tuy nhiên, điều mà vua Càn Long nhà Thanh đặt ra là vua Quang Trung phải sang triều cận vua Thanh để tỏ ý “thần phục”. Đây thực chất là nhằm chữa thẹn cho vua Càn Long và triều đình nhà Thanh trước bàn dân thiên hạ của họ mà thôi. Trong thư của Phúc Khang An, viết theo lệnh của Càn Long, cũng thường nhắc tới yêu cầu này, coi như điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ hai nước : “Chú ngươi (tức vua Quang Trung- PDK chú) đều có thiên lương và cũng là người hiểu biết. Phải nên muôn phần cảm kích, vui mừng, nếu không tự mình tới kinh để chiêm ngưỡng thiên nhan, khấu đầu cảm tạ ơn lớn thì lấy gì bày tỏ lòng sợ trời thờ nước lớn, thành kính cung thuận?” (Trích thư của Phúc Khang An gửi Nguyễn Quang Hiển tháng 5-1789) (Lịch triều tạp kỷ). Và “ Mùa xuân sang năm , bản đường ở trong cửa quan đợi Quốc trưởng để cùng vào triều cận, cúi đầu lạy chỗ cung khuyết nhà vua , giãi bày lòng thành thực” ( Đại Việt quốc thư)
Thế nhưng, đối với vua Quang Trung thì điều đó là không thể được. Bởi vì, từ xưa chưa có một vị vua nào của nước ta lại chịu sang chầu vua một nước khác. Từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến bây giờ đều thế. Đây là nguyên tắc ngoại giao, là thể diện quốc gia. Vì vậy cần phải có một “vua giả” sang chầu là điều mà các nhà thương thuyết của cả hai bên sớm đi đến thống nhất. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này là một sự mạo hiểm chết người. Bởi nếu lộ ra thì quan hệ giữa hai nước được xây dựng, được vun vén hàng năm trời nay có nguy cơ bị đổ bể. Kéo theo đó là một số quan lại nhà Thanh dính líu trong vụ này sẽ chịu tội rất nặng với triều đình nhà Thanh, có thể đến mức tử hình (vì mang tội khi quân). Chính vì vậy mà việc bố trí một đoàn sứ bộ hộ tống “vua giả” phải cực kỳ thận trọng, phải tính đến từng chi tiết nhỏ. Một vở kịch phải đóng không phải ngày một ngày hai mà là hàng năm trời (thời gian đi sứ, cả đi và về thường hơn 1 năm!)
2. Tại sao đoàn sứ bộ lại phải có hai cha con: Vua Quang Trung và Hoàng tử Nguyễn Quang Thùy
Trong đoàn sứ bộ Tây Sơn sang triều cận vua Thanh nhân bát tuần đại khánh (mừng thọ 80 tuổi) của vua Thanh ta thấy có “vua giả” do Phạm Công Trị đóng. (Theo Quốc sử quán triều Nguyễn thì vào tháng 10 Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung cũng cho Phạm Công Trị đóng vai Quang Trung giả ra Thăng Long nhận sắc phong của vua Thanh. Như vậy đây là lần thứ hai, Phạm Công Trị đóng vai Quang Trung giả). Đoàn còn có Hoàng tử Nguyễn Quang Thùy (thật). Võ thần có Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, văn thần có Phan Huy Ích, Võ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn. . . Tổng số thành viên trong đoàn có 159 người. Tuy nhiên , khi mới đi hết địa phận Lưỡng Quảng thì Nguyễn Quang Thùy bị ốm, không đi tiếp được phải về nước dưỡng bệnh. Trong số những người tháp tùng Hoàng tử về nước dưỡng bệnh có Phạm Công Trị. Điều này sứ đoàn ngoại giao của ta đã có tâu báo với vua Càn Long, và đích thân Càn Long đã ra chỉ dụ, trong đó viết: “Nguyễn Quang Thùy ít tuổi, người yếu, đi xa muôn dặm lại thêm phần khó nhọc , lũ Phúc Khang An cho phái bồi thần nước ấy là Đặng Văn Chân cùng cháu gọi vua nước ấy bằng cậu là Phạm Công Trị đi kèm để ra khỏi cửa quan, dặn phải điều trị cho khéo, điều đó là rất phải” (Đại Việt Quốc Thư, tr.271 ). Đây chính là diều làm nhiều nhà nghiên cứu thắc mắc, cho rằng Phạm Công Trị đã về nước theo Nguyễn Quang Thùy rồi, đâu còn ở lại trong đoàn mà đóng vai “vua giả”. Tác giả Nguyễn Thế Long trong cuốn Bang giao Đại Việt triều Tây Sơn (Nxb VHTT,2005, tr.69) sau ghi sự kiện này, cũng đi đến kết luận: “Trong tờ dụ này có nói đến cháu vua là Phạm Công Trị cùng đi trong đoàn và khi Nguyễn Quang Thùy ốm thì cùng với Đặng Văn Chân đưa về, vì vậy , từ xưa đến nay đều nói người đóng giả vua Quang Trung là Phạm Công Trị có lẽ không đúng”. Tác giả Tạ Chí Đại Trường trong cuốn Việt Nam thời Tây Sơn, Lịch sử nội chiến (Nxb CAND, 2007) cũng đặt vấn đề nghi vấn: “Theo Liệt truyện thì vua giả là Phạm Công Trị , người có mặt ở Gia Định năm 1783. Rắc rối là trong sứ bộ năm 1790 lại có tên Phạm Công Trị đã đến Quảng Tây mà vì Nguyễn Quang Thùy bị bệnh, phải hộ tống trở về” . Vậy thì tại sao lại có sự lạ lùng như thế. Muốn hiểu điều này, chúng ta lại phải trả lời câu hỏi: -Tại sao vua Càn Long chỉ yêu cầu có một mình vua Quang Trung sang chầu mà Quang Trung lại “thật thà” và “quá sốt sắng” đi cả hai cha con?”. Trả lời câu hỏi này cũng chính là làm rõ vì sao có Phạm Công Trị về nước theo Nguyễn Quang Thùy.
Chúng ta biết, việc cử “vua giả” sang chầu Càn Long là một điều bắt buộc, một sự vạn bất đắc dĩ bởi nó là sự mạo hiểm chết người đối với các nhà ngoại giao của cả hai bên, và ảnh hưởng rất lớn đến thành quả ngoại giao mà hai bên đã gặt hái được trong quá trình phấn đấu hàng năm trời. Vì vậy, việc tính toán kỹ lưỡng , chi tiết cho cho chuyến đi này là vấn đề sống còn của cả hai bên. Có ai dám chắc rằng , trong cả quá trình đi hàng mấy tháng trời qua rất nhiều địa điểm đón tiếp, không phạm phải những sơ suất mà chân tướng vua giả sẽ lộ ra? Ai dám đảm bảo rằng , trong số rất nhiều vong thần nhà Lê, những kẻ tử thù của Tây Sơn hiện đang nhan nhản ở vùng sát biên giới (bên phía Trung Quốc) nhận diện ra Quang Trung giả rồi lu loa lên để phá hoại công cuộc bang giao? Chính vì vậy mà Nguyễn Quang Thùy chính là nhân vật chính của phương án 2, nếu phương án 1 là Quang Trung giả bị bại lộ. Ở đây ta thấy cái tài khôn khéo của các nhà ngoại giao Tây Sơn, đó là trong giả có thật, trong thật có giả. Quang Trung là giả, nhưng con Quang Trung là Quang Thùy lại là thật. . Và khi giả (phương án 1) bị bại lộ thì thực (phương án 2) sẽ thay thế, quyết không để cho công cuộc bang giao bị đổ bể. Tình huống cụ thể ở đây là, trong đoàn ngoại giao có ghi tên Phạm Công Trị (người có thực đang đóng vai Quang Trung) nhưng người mang tên Phạm Công Trị lại là một người khác (có thể chỉ là một nhân vật vô danh, một người lính chẳng hạn) . Đặt trường hợp Quang Trung giả bị phát hiện là Phạm Công Trị , thì tất nhiên ông phải nhận mình là Phạm Công Trị, tên tuổi ông đã được ghi rõ ràng trong danh sách ngoại giao đoàn. Lúc đó thì “Quang Trung” đành phải cáo ốm mà trở về nước, ủy thác lại cho Nguyễn Quang Thùy tiếp tục công việc. Các nhà ngoại giao Tây Sơn sẽ thác lời Quang Trung mà làm một tờ biểu trần tình lên Càn Long, đại khái nói : Tiểu phiên (Quang Trung thường tự xưng với Càn Long như thế-PDK chú) vì không quen thủy thổ, bị ốm dọc đường, tình thế rất khẩn thiết, nay ủy cho con trai tôi là Nguyễn Quang Thùy thay mặt Tiểu phiên đến chầu hầu Đại Hoàng đế. Tiểu phiên lòng xiết bao sợ hãi, xin được xá tội. . .” Đại loại là như thế. Lúc ấy Quang Trung “giả” sẽ về nước. Người tháp tùng Quang Trung “giả” sẽ là Phạm Công Trị, lúc này sẽ lấy tên thật. Còn ai sẽ là Quang Trung “giả” trong vai vua ốm? Đó chính là người vô danh đội tên Phạm Công Trị lúc ra đi. “Người vô danh” này không cần phải giống Quang Trung, bởi vì dọc đường về, do “vua” bị ốm nên sẽ ở trong xe (hoặc kiệu) được buông rèm kín không lộ diện để “tránh nắng gió”, đó là lý do hợp lý không ai phản bác được. Tuy nhiên, điều chẳng may bị lật tẩy đó đã không hề xẩy ra. Đoàn vượt biên giới Lạng Sơn vào ngày 13-4 Canh Tuất (1790). Đầu tháng 5 thì đi hết địa phận Lưỡng Quảng. Sự việc diễn ra êm đẹp. Từ đây, khi đã vào sâu trong nội địa Trung Quốc thì mối lo bị lộ tẩy do các vong thần nhà Lê hay các thế lực thù địch với Tây Sơn không còn nữa. Có nghĩa là phương án 2 không cần đến. Lúc này, Nguyễn Quang Thùy phải trở về nước. Nguyễn Quang Thùy được phong tước Khang Công, đang lĩnh chức Tiết chế thủy bộ ở Bắc Thành (tức chỉ huy toàn bộ quân đội ở phía Bắc) ông còn nhiều việc phải làm. Phạm Công Trị trong vai Quang Trung giả cũng không có gì sơ suất, cần phải “quên” cái tên Phạm Công Trị đi. Vì vậy, “người vô danh” mang tên Phạm Công Trị trong dịp này cũng trở về với Nguyễn Quang Thùy. Như vậy, dù thực hiện phương án 1 (Quang Trung giả) hay phương án 2 (Hoàng Tử thật) thì cái tên Phạm Công Trị cũng phải được xóa bỏ trong danh sách Đoàn ngoại giao trước khi triều kiến vua Càn Long. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy trong số những người tháp tùng Nguyễn Quang Thùy về nước lại có tên Phạm Công Trị.
3. Chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế.
Đây là nhận xét của Đoàn Nguyễn Tuấn, một thành viên trong sứ đoàn ngoại giao 1790. “Lạ lùng” là như chúng tôi đã phân tích ở trên. Thực mà hư, hư mà thực, trong thực có hư, trong hư có thực. Những nhà thiết kế chuyến đi này không chỉ bố trí người đóng vai Quang Trung giả mà cả người đội tên của người đóng vai Quang Trung giả, tức là phải hai lần giả: Quang Trung giả và Phạm Công Trị giả. Và, nếu vạn bất đắc dĩ bị lộ tẩy thì Phạm Công Trị (thật) sẽ đứng ra nhận tên mình để khỏi bị đổ bể. Đó chính là sự bố trí thần tình của chuyến đi ngoại giao đầy bí ẩn này !
Thế rồi Quang Trung “giả” đã không bị bại lộ. Phái đoàn sứ bộ của ta đã thành công mỹ mãn. Vua Càn Long đã tỏ ra rất trân trọng , rất chu đáo với “Quang Trung”. Trên đất Trung Quốc phái đoàn đi đến đâu cũng được đón tiếp long trọng như là đón vua thật. Thậm chí khi Càn Long nhận được quà biếu là quả vải tươi, đã cho chạy ngựa trạm vượt hàng ngàn dặm, đem đến biếu Quang Trung lúc ấy đang trên đường đi. Xem số quả vải tươi được biếu (5 quả) , trong đó vua Quang Trung được 2 quả, Phúc Khang An được 2 quả và Ngô Văn Sở được 1 quả, đủ thấy nhà Thanh quý quả vải tươi như thế nào, và tầm cỡ của người được biếu vải.
Khi phái đoàn của Quang Trung (giả) đến Nhiệt Hà để ra mắt Càn Long, vua Thanh đã tặng An Nam Quốc vương một viên ngọc Như ý, một tòa Ngọc phật , tặng cả đoàn một vạn lạng bạc, tặng Ngô Văn Sở một cái mũ san hô tam phẩm (tức công nhận Ngô Văn Sở ngang hàng quan tam phẩm nhà Thanh) .Ngày 20 tháng 8 Canh Tuất (1790) vua Thanh đặt tiệc tiễn Quang Trung về nước. Khi “Quang Trung” vào bệ kiến để từ biệt, Càn Long đã mời vào bên giường ngự, vỗ vai thân mật , sai họa sĩ cung đình vẽ một bức chân dung Quang Trung để tặng . Càn Long lại tự tay viết 4 chữ đại tự “Củng cực quy thành” ( Chầu về sao Bắc đẩu với tất cả lòng trung thuận, thành thực). Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép lại: “Khi Quốc vương tới Yên Kinh, vua Thanh mừng lắm, không hề biết là Quang Trung giả. Lúc Quốc vương vào yết kiến, vua Thanh cho ăn yến với các vị thân vương, lại ban ơn đặc biệt cho làm lễ ôm gối, hệt như tình cha con trong nhà. Lúc Quốc vương lạy tạ về nước, vua Thanh sai thợ vẽ bức truyền thần mà ban cho, ân lễ rất trọng hậu, thực là một cách đối đãi khác thường từ ngàn xưa hiếm có.”
- Tại sao vua Thanh Càn Long chỉ yêu cầu một mình vua Quang Trung sang triều kiến mà cả hai cha con nhà vua cùng đi?
- Tại sao giữa đường Nguyễn Quang Thùy cáo ốm rồi trở về nước?
- Tại sao Phạm Công Trị là cháu vua, được chọn đóng vai Quang Trung giả, lại còn có Phạm Công Trị hộ tống Nguyễn Quang Thùy trở về nước, ngay khi vừa mới đi hết đất Lưỡng Quảng?
Bài viết này hi vọng làm sáng tỏ những bí ẩn về sự kiện ngoại giao “lạ lùng và vẻ vang” có một không hai đó.
1. Lý do cần phải có Quang Trung giả.
Năm 1789, sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu, uy thế của triều đại Tây Sơn lên cao chưa từng thấy. Tuy nhiên, như vua Quang Trung từng nhận định: “Chúng là nước lớn gấp mười nước ta, sau khi bị nhục một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân” (Hoàng Lê nhất thống chí). Để tránh một cuộc binh đao “không bao giờ dứt” đó, đường lối ngoại giao của nhà Tây Sơn là khôn khéo, mềm dẻo, nhún nhường, linh hoạt. Nguyên tắc đặt ra là tránh những căng thẳng ngoại giao không cần thiết, có thể thỏa mãn những tiểu tiết, nếu điều đó không ảnh hưởng đến chủ quyền dân tộc, lợi ích quốc gia.
Về phía nhà Thanh, sau trận thua đau mùa xuân Kỷ Dậu, không khỏi hổ thẹn, nuôi chí phục thù. Tuy nhiên, đối với các quan lại địa phương sát biên giới nước ta (như Phúc Khang An, Thang Hùng Nghiệp. . .) họ đã thấy rõ sức mạnh của Tây Sơn, rất “ngán” một cuộc đụng độ tiếp theo mà bài học Tôn Sĩ Nghị còn đang nhãn tiền. Một cuộc đối thoại hòa bình dù sao cũng còn tốt hơn nhiều một cuộc đối đầu trực tiếp. Đó là điều mà hai bên có thể đi đến tiếng nói chung. Tuy nhiên, điều mà vua Càn Long nhà Thanh đặt ra là vua Quang Trung phải sang triều cận vua Thanh để tỏ ý “thần phục”. Đây thực chất là nhằm chữa thẹn cho vua Càn Long và triều đình nhà Thanh trước bàn dân thiên hạ của họ mà thôi. Trong thư của Phúc Khang An, viết theo lệnh của Càn Long, cũng thường nhắc tới yêu cầu này, coi như điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ hai nước : “Chú ngươi (tức vua Quang Trung- PDK chú) đều có thiên lương và cũng là người hiểu biết. Phải nên muôn phần cảm kích, vui mừng, nếu không tự mình tới kinh để chiêm ngưỡng thiên nhan, khấu đầu cảm tạ ơn lớn thì lấy gì bày tỏ lòng sợ trời thờ nước lớn, thành kính cung thuận?” (Trích thư của Phúc Khang An gửi Nguyễn Quang Hiển tháng 5-1789) (Lịch triều tạp kỷ). Và “ Mùa xuân sang năm , bản đường ở trong cửa quan đợi Quốc trưởng để cùng vào triều cận, cúi đầu lạy chỗ cung khuyết nhà vua , giãi bày lòng thành thực” ( Đại Việt quốc thư)
Thế nhưng, đối với vua Quang Trung thì điều đó là không thể được. Bởi vì, từ xưa chưa có một vị vua nào của nước ta lại chịu sang chầu vua một nước khác. Từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến bây giờ đều thế. Đây là nguyên tắc ngoại giao, là thể diện quốc gia. Vì vậy cần phải có một “vua giả” sang chầu là điều mà các nhà thương thuyết của cả hai bên sớm đi đến thống nhất. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này là một sự mạo hiểm chết người. Bởi nếu lộ ra thì quan hệ giữa hai nước được xây dựng, được vun vén hàng năm trời nay có nguy cơ bị đổ bể. Kéo theo đó là một số quan lại nhà Thanh dính líu trong vụ này sẽ chịu tội rất nặng với triều đình nhà Thanh, có thể đến mức tử hình (vì mang tội khi quân). Chính vì vậy mà việc bố trí một đoàn sứ bộ hộ tống “vua giả” phải cực kỳ thận trọng, phải tính đến từng chi tiết nhỏ. Một vở kịch phải đóng không phải ngày một ngày hai mà là hàng năm trời (thời gian đi sứ, cả đi và về thường hơn 1 năm!)
2. Tại sao đoàn sứ bộ lại phải có hai cha con: Vua Quang Trung và Hoàng tử Nguyễn Quang Thùy
Trong đoàn sứ bộ Tây Sơn sang triều cận vua Thanh nhân bát tuần đại khánh (mừng thọ 80 tuổi) của vua Thanh ta thấy có “vua giả” do Phạm Công Trị đóng. (Theo Quốc sử quán triều Nguyễn thì vào tháng 10 Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung cũng cho Phạm Công Trị đóng vai Quang Trung giả ra Thăng Long nhận sắc phong của vua Thanh. Như vậy đây là lần thứ hai, Phạm Công Trị đóng vai Quang Trung giả). Đoàn còn có Hoàng tử Nguyễn Quang Thùy (thật). Võ thần có Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, văn thần có Phan Huy Ích, Võ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn. . . Tổng số thành viên trong đoàn có 159 người. Tuy nhiên , khi mới đi hết địa phận Lưỡng Quảng thì Nguyễn Quang Thùy bị ốm, không đi tiếp được phải về nước dưỡng bệnh. Trong số những người tháp tùng Hoàng tử về nước dưỡng bệnh có Phạm Công Trị. Điều này sứ đoàn ngoại giao của ta đã có tâu báo với vua Càn Long, và đích thân Càn Long đã ra chỉ dụ, trong đó viết: “Nguyễn Quang Thùy ít tuổi, người yếu, đi xa muôn dặm lại thêm phần khó nhọc , lũ Phúc Khang An cho phái bồi thần nước ấy là Đặng Văn Chân cùng cháu gọi vua nước ấy bằng cậu là Phạm Công Trị đi kèm để ra khỏi cửa quan, dặn phải điều trị cho khéo, điều đó là rất phải” (Đại Việt Quốc Thư, tr.271 ). Đây chính là diều làm nhiều nhà nghiên cứu thắc mắc, cho rằng Phạm Công Trị đã về nước theo Nguyễn Quang Thùy rồi, đâu còn ở lại trong đoàn mà đóng vai “vua giả”. Tác giả Nguyễn Thế Long trong cuốn Bang giao Đại Việt triều Tây Sơn (Nxb VHTT,2005, tr.69) sau ghi sự kiện này, cũng đi đến kết luận: “Trong tờ dụ này có nói đến cháu vua là Phạm Công Trị cùng đi trong đoàn và khi Nguyễn Quang Thùy ốm thì cùng với Đặng Văn Chân đưa về, vì vậy , từ xưa đến nay đều nói người đóng giả vua Quang Trung là Phạm Công Trị có lẽ không đúng”. Tác giả Tạ Chí Đại Trường trong cuốn Việt Nam thời Tây Sơn, Lịch sử nội chiến (Nxb CAND, 2007) cũng đặt vấn đề nghi vấn: “Theo Liệt truyện thì vua giả là Phạm Công Trị , người có mặt ở Gia Định năm 1783. Rắc rối là trong sứ bộ năm 1790 lại có tên Phạm Công Trị đã đến Quảng Tây mà vì Nguyễn Quang Thùy bị bệnh, phải hộ tống trở về” . Vậy thì tại sao lại có sự lạ lùng như thế. Muốn hiểu điều này, chúng ta lại phải trả lời câu hỏi: -Tại sao vua Càn Long chỉ yêu cầu có một mình vua Quang Trung sang chầu mà Quang Trung lại “thật thà” và “quá sốt sắng” đi cả hai cha con?”. Trả lời câu hỏi này cũng chính là làm rõ vì sao có Phạm Công Trị về nước theo Nguyễn Quang Thùy.
Chúng ta biết, việc cử “vua giả” sang chầu Càn Long là một điều bắt buộc, một sự vạn bất đắc dĩ bởi nó là sự mạo hiểm chết người đối với các nhà ngoại giao của cả hai bên, và ảnh hưởng rất lớn đến thành quả ngoại giao mà hai bên đã gặt hái được trong quá trình phấn đấu hàng năm trời. Vì vậy, việc tính toán kỹ lưỡng , chi tiết cho cho chuyến đi này là vấn đề sống còn của cả hai bên. Có ai dám chắc rằng , trong cả quá trình đi hàng mấy tháng trời qua rất nhiều địa điểm đón tiếp, không phạm phải những sơ suất mà chân tướng vua giả sẽ lộ ra? Ai dám đảm bảo rằng , trong số rất nhiều vong thần nhà Lê, những kẻ tử thù của Tây Sơn hiện đang nhan nhản ở vùng sát biên giới (bên phía Trung Quốc) nhận diện ra Quang Trung giả rồi lu loa lên để phá hoại công cuộc bang giao? Chính vì vậy mà Nguyễn Quang Thùy chính là nhân vật chính của phương án 2, nếu phương án 1 là Quang Trung giả bị bại lộ. Ở đây ta thấy cái tài khôn khéo của các nhà ngoại giao Tây Sơn, đó là trong giả có thật, trong thật có giả. Quang Trung là giả, nhưng con Quang Trung là Quang Thùy lại là thật. . Và khi giả (phương án 1) bị bại lộ thì thực (phương án 2) sẽ thay thế, quyết không để cho công cuộc bang giao bị đổ bể. Tình huống cụ thể ở đây là, trong đoàn ngoại giao có ghi tên Phạm Công Trị (người có thực đang đóng vai Quang Trung) nhưng người mang tên Phạm Công Trị lại là một người khác (có thể chỉ là một nhân vật vô danh, một người lính chẳng hạn) . Đặt trường hợp Quang Trung giả bị phát hiện là Phạm Công Trị , thì tất nhiên ông phải nhận mình là Phạm Công Trị, tên tuổi ông đã được ghi rõ ràng trong danh sách ngoại giao đoàn. Lúc đó thì “Quang Trung” đành phải cáo ốm mà trở về nước, ủy thác lại cho Nguyễn Quang Thùy tiếp tục công việc. Các nhà ngoại giao Tây Sơn sẽ thác lời Quang Trung mà làm một tờ biểu trần tình lên Càn Long, đại khái nói : Tiểu phiên (Quang Trung thường tự xưng với Càn Long như thế-PDK chú) vì không quen thủy thổ, bị ốm dọc đường, tình thế rất khẩn thiết, nay ủy cho con trai tôi là Nguyễn Quang Thùy thay mặt Tiểu phiên đến chầu hầu Đại Hoàng đế. Tiểu phiên lòng xiết bao sợ hãi, xin được xá tội. . .” Đại loại là như thế. Lúc ấy Quang Trung “giả” sẽ về nước. Người tháp tùng Quang Trung “giả” sẽ là Phạm Công Trị, lúc này sẽ lấy tên thật. Còn ai sẽ là Quang Trung “giả” trong vai vua ốm? Đó chính là người vô danh đội tên Phạm Công Trị lúc ra đi. “Người vô danh” này không cần phải giống Quang Trung, bởi vì dọc đường về, do “vua” bị ốm nên sẽ ở trong xe (hoặc kiệu) được buông rèm kín không lộ diện để “tránh nắng gió”, đó là lý do hợp lý không ai phản bác được. Tuy nhiên, điều chẳng may bị lật tẩy đó đã không hề xẩy ra. Đoàn vượt biên giới Lạng Sơn vào ngày 13-4 Canh Tuất (1790). Đầu tháng 5 thì đi hết địa phận Lưỡng Quảng. Sự việc diễn ra êm đẹp. Từ đây, khi đã vào sâu trong nội địa Trung Quốc thì mối lo bị lộ tẩy do các vong thần nhà Lê hay các thế lực thù địch với Tây Sơn không còn nữa. Có nghĩa là phương án 2 không cần đến. Lúc này, Nguyễn Quang Thùy phải trở về nước. Nguyễn Quang Thùy được phong tước Khang Công, đang lĩnh chức Tiết chế thủy bộ ở Bắc Thành (tức chỉ huy toàn bộ quân đội ở phía Bắc) ông còn nhiều việc phải làm. Phạm Công Trị trong vai Quang Trung giả cũng không có gì sơ suất, cần phải “quên” cái tên Phạm Công Trị đi. Vì vậy, “người vô danh” mang tên Phạm Công Trị trong dịp này cũng trở về với Nguyễn Quang Thùy. Như vậy, dù thực hiện phương án 1 (Quang Trung giả) hay phương án 2 (Hoàng Tử thật) thì cái tên Phạm Công Trị cũng phải được xóa bỏ trong danh sách Đoàn ngoại giao trước khi triều kiến vua Càn Long. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy trong số những người tháp tùng Nguyễn Quang Thùy về nước lại có tên Phạm Công Trị.
3. Chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế.
Đây là nhận xét của Đoàn Nguyễn Tuấn, một thành viên trong sứ đoàn ngoại giao 1790. “Lạ lùng” là như chúng tôi đã phân tích ở trên. Thực mà hư, hư mà thực, trong thực có hư, trong hư có thực. Những nhà thiết kế chuyến đi này không chỉ bố trí người đóng vai Quang Trung giả mà cả người đội tên của người đóng vai Quang Trung giả, tức là phải hai lần giả: Quang Trung giả và Phạm Công Trị giả. Và, nếu vạn bất đắc dĩ bị lộ tẩy thì Phạm Công Trị (thật) sẽ đứng ra nhận tên mình để khỏi bị đổ bể. Đó chính là sự bố trí thần tình của chuyến đi ngoại giao đầy bí ẩn này !
Thế rồi Quang Trung “giả” đã không bị bại lộ. Phái đoàn sứ bộ của ta đã thành công mỹ mãn. Vua Càn Long đã tỏ ra rất trân trọng , rất chu đáo với “Quang Trung”. Trên đất Trung Quốc phái đoàn đi đến đâu cũng được đón tiếp long trọng như là đón vua thật. Thậm chí khi Càn Long nhận được quà biếu là quả vải tươi, đã cho chạy ngựa trạm vượt hàng ngàn dặm, đem đến biếu Quang Trung lúc ấy đang trên đường đi. Xem số quả vải tươi được biếu (5 quả) , trong đó vua Quang Trung được 2 quả, Phúc Khang An được 2 quả và Ngô Văn Sở được 1 quả, đủ thấy nhà Thanh quý quả vải tươi như thế nào, và tầm cỡ của người được biếu vải.
Khi phái đoàn của Quang Trung (giả) đến Nhiệt Hà để ra mắt Càn Long, vua Thanh đã tặng An Nam Quốc vương một viên ngọc Như ý, một tòa Ngọc phật , tặng cả đoàn một vạn lạng bạc, tặng Ngô Văn Sở một cái mũ san hô tam phẩm (tức công nhận Ngô Văn Sở ngang hàng quan tam phẩm nhà Thanh) .Ngày 20 tháng 8 Canh Tuất (1790) vua Thanh đặt tiệc tiễn Quang Trung về nước. Khi “Quang Trung” vào bệ kiến để từ biệt, Càn Long đã mời vào bên giường ngự, vỗ vai thân mật , sai họa sĩ cung đình vẽ một bức chân dung Quang Trung để tặng . Càn Long lại tự tay viết 4 chữ đại tự “Củng cực quy thành” ( Chầu về sao Bắc đẩu với tất cả lòng trung thuận, thành thực). Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép lại: “Khi Quốc vương tới Yên Kinh, vua Thanh mừng lắm, không hề biết là Quang Trung giả. Lúc Quốc vương vào yết kiến, vua Thanh cho ăn yến với các vị thân vương, lại ban ơn đặc biệt cho làm lễ ôm gối, hệt như tình cha con trong nhà. Lúc Quốc vương lạy tạ về nước, vua Thanh sai thợ vẽ bức truyền thần mà ban cho, ân lễ rất trọng hậu, thực là một cách đối đãi khác thường từ ngàn xưa hiếm có.”
Theo Đại thanh thực lục thì số tiền nhà Thanh bỏ ra để chi tiêu vào việc đón tiếp Quang Trung trong suốt đợt đi sứ hết 80 vạn lạng bạc (con số này có thể bị khai khống lên để các quan lại địa phương có dịp bớt xén. Nhưng việc gửi quà, việc đón tiếp của Càn Long đối với Quốc vương An Nam là hết sức ân cần, chu đáo, điều đó không phải bàn cãi). Nhận xét về chuyến đi sứ này, nhà thơ Đoàn Nguyễn Tuấn , một thành viên của sứ bộ viết: “Từ trước đến nay, người mình đi sứ Trung Quốc chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế”
Như vậy là từ mùa xuân 1789 đang là kẻ thù không đội trời chung (ta đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh, đuổi chúng chạy dài về nước), hơn một năm sau, năm 1790 hai nước đã trở lại quan hệ hữu hảo với nhau, coi nhau là đồng minh tin cậy, đó chính là thành tựu ngoại giao mà triều đại Tây Sơn đã đạt được. Trong một năm rưỡi ngắn ngủi đó, từ thù thành bạn, đó không phải là điều lạ lùng sao? Mà điều lạ lùng nhất , chính là sự kiện ngoại giao năm 1790, sự kiện Quang Trung giả, đỉnh cao của thành tựu ngoại giao thời Tây Sơn.
Ảnh: Chân dung vua Quang Trung giả do họa sĩ cung đình nhà Thanh vẽ năm 1790.
Nguồn: vanhoadongho .vn