Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân gian ngũ hổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân gian ngũ hổ. Hiển thị tất cả bài đăng

Dân gian ngũ hổ

Hổ có vị trí thống trị trong giới động vật, nên nhân dân ở một số nước phương Đông đã thần thánh hóa loài này.

Ngu Ho

Ở Trung Quốc, hổ là biểu tượng của sự dũng mãnh. Hình mặt hổ được dùng phổ biến để trang trí giáp, trụ của các quan văn, võ.

Ở nước ta, trước kia các cụ không dám kêu đích danh con hổ mà chỉ dám gọi chệch đi: “ông kễnh”, “ông ba mươi” hay “ông hùm” vì sợ “ngài” giận. Ngôi đền nào cũng có đắp tượng hổ ở cửa vào, coi như “thần tướng gác đền” và thần tướng này cũng được khách đi lễ thắp hương, khấn vái. 

Trong quan niệm dân gian, nước ta cũng xem hổ tượng trưng cho sức mạnh. Người dân đã thần thánh hóa hổ, cho nó một sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ. Có hình hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa là tà ma không dám xâm nhập. Bởi vậy, hình tượng hổ trở thành phổ biến trong nghệ thuật dân gian Việt Nam, được vẽ thành tranh để thờ cúng ở các đền, điện. 
Ngu Ho tho cung

Sau này, tranh dân gian Hàng Trống lại nghĩ thêm ra bộ “Ngũ hổ tướng” và lập bàn thờ trong đền. Có nhiều loại tranh hổ: bạch hổ, hắc hổ, ngũ hổ… Trong đó, tranh “ngũ hổ” là nổi bật hơn cả. Tranh “ngũ hổ” còn gọi là tranh “ông Năm dinh”, tượng trưng cho năm vị thần tướng ngự trị năm phương trời, nên các nghệ nhân khi vẽ tranh hổ, ngoài chòm râu ánh mắt dữ tợn của hổ được vẽ bằng màu vàng kim, dân gian còn vẽ 5 màu nhất định, tượng trưng cho trung tâm và bốn hướng với bố cục cân đối: 

1. Hoàng hổ tướng quân, màu vàng, trấn nhậm trung khu (địa khu) 

2. Hắc hổ tướng quân, màu đen, trấn nhậm bắc khu (thủy khu). 

3. Bạch hổ tướng quân, màu trắng, trấn nhậm tây khu (kim khu). 

4. Xích hổ tướng quân, màu đỏ, trấn nhậm nam khu (hỏa khu). 

5. Thanh hổ tướng quân, màu xanh, trấn nhậm đông khu (mộc khu). 

Bộ tranh dân gian “Ngũ hổ tướng” dựa một phần vào sự kiện có thật. Trong thiên nhiên, đôi khi con người cũng gặp hổ màu trắng hay đen. Đây là hiện tượng “bạch biến” hay “hắc biến” của nhiều loài thú rừng. Màu đen do sắc tố đen trong lông làm thành. Nếu toàn bộ lông bị sắc tố này chi phối, hổ sẽ có màu đen tuyền. Nếu toàn bộ sắc tố này bị hủy, lông sẽ có màu trắng. Còn hổ xanh, hổ đỏ là do người ta thêm thắt vào cho hoàn chỉnh bộ ngũ hổ. Thật ra, sắc tố màu xanh hay màu đỏ rất hiếm ở các loài thú, hiện mới chỉ thấy ở loài khỉ. 

Trong tranh ngũ hổ, các nghệ nhân tranh Hàng Trống còn tô vẽ thêm các đám mây ngũ sắc với các đường cong gãy khúc nối nhau, lớp trong, lớp ngoài cuồn cuộn gợi cảm giác thần bí, thiêng liêng. Đây cũng là mục đích của tranh Tết, tranh thờ. Tranh ngũ hổ có sự phối hợp đường nét, hình khối đầy sức sống mãnh liệt, miêu tả hổ với thân hình vạm vỡ, chắc chắn khỏe trên thế ngồi vững chắc của hai chân trước. Người vẽ tranh đã thổi được cái hồn của nghệ sĩ vào trong tranh của mình mới sinh động, đa dạng và hấp dẫn người xem./.

VĂN CÚNG  THỈNH NGŨ HỖ TƯỚNG QUÂN

Thần cung thỉnh
Ngũ-Phương Ngũ-Đế, Ngũ-Hổ oai linh
Tướng ở thiên-đình con Vua Đế-Thích
Ngày thời triều-trực ở chốn điện-tòa
Xông đột vào ra thần thông dũng mãnh
Ngày nay có lệnh Phật-Thánh chỉ-truyền
Văn tế ngũ hỗ

Sai xuống nhân gian Thạch Bàn chốn ấy
Tướng thời lừng lẫy có phép thần thông
Rảo khắp tây đông cứu dân độ vật
Nay tôi phụng sự Phật-Thánh độ cho
Thỉnh tướng về thờ cho linh cho mạnh
Nghe lời tôi thỉnh khuya sớm đêm ngày
Có việc bằng nay trừ tà trị bệnh
Làm cho dũng mãnh hỏa tốc như lôi
Hỡi Quan Tướng ôi là tật tốc giáng
Rày tôi đội lệnh thiên-đình
Thỉnh triệu các tướng oai linh đáo đàn
Hoặc là ở thượng-ngàn vui thú
Hay là về đất tổ thanh ba
Nghe tôi luyện tập thời về
Phi phong hỏa tốc phải trì phép công
Trấn phương Đông sai quan Thanh Hổ
Tróc Mộc-tinh lưới bủa ghê thay
Quan Bạch sai trấn phương Tây
Xu trừ kim khí ghê thay lạ dường
Quan Xích trấn Nam phương Ly Ngọ
Tróc Hỏa-tinh lưới bủa ngục trung
Bắc phương Quan Hắc oai hùng
Xu trừ thủy khí hiện-hung gia-hình
Trấn trung-ương sai Quan Quỳnh Hổ
Lệnh bài sai phá thổ thạch-tinh
Ngũ phương Ngũ Hổ oai linh
Nghe Thánh hạ lệnh tùy hành tùy sai
Cứ lời tôi hiện hình biến tướng
Thính hịch văn giáng hạ đàn trung
Dù ai thiếp tính phụ đồng
Giáng phù giáng trượng pháp công chẳng rời
Bắt ăn tươi nội tà ngoại tý
Tuân lệnh hành tróc quỷ trừ ma
Đằng vân giá vũ ai qua
Phục thi cố khí đều tra gia hình
Nhãn song tinh hào quang lóng lánh
Mình tròn dài, dũng mãnh ai đương
Lưng eo thắt đáy dịu dàng
Đôi vai thiên trụ tà càng sợ kinh
Lông mày xanh đôi tay lẫm-trúc
Tiếng hét hầm quỷ khốc tà kinh
Vốn xưa tướng ở rừng xanh
Nghe lời tôi thỉnh lệnh hành chớ lâu
Đã đắc-đạo cùng nhau khuya sớm
Bén lửa hương nào dám quản công
Nào khi tướng giáng đàn trung
Tôi cùng Quan-tướng mấy đông chẳng rời
Tướng cùng tôi đồng tâm hiệp lực
Việc sai hành chẳng được trì-diên
Nay tôi đắc đạo Thánh truyền
Nghe lời tụng chú thỉnh liền thần thông
Đáo tịnh trung oai-nghi xuất-hiện
Tuân lệnh hành biến hiện phân minh
Tróc tam danh thượng thiên thần nữ
Thấu tứ phương thủy-phủ động-đình
Sai câu ngoại đạo tam danh
Sơn tiêu Thổ-địa âm binh đẳng thần
Tróc tà sư kỳ binh phản ác
Tướng đáo đàn tài võ quá nhơn
Ăn tươi cho hết tà thần
Nào là chư Tướng khâm sai lệnh hành
Các Quan kéo đến điện đền
Năm mươi Hổ-Tướng anh linh đáo đàn
Trên đầu có chữ sắc phong
Hai tay có chữ tứ tung ngũ hoành
Tróc tà quỷ mỵ yêu tinh
Đem ra chém quách hồn kinh đùng đùng
Lại bắt các đãng gian hung
Gia hình trị tội thạch công làu làu
Ôn hoàng dịch lệ đâu đâu
Thành-Hoàng xã lệnh nhiệm mầu hư không
Thần kỳ các xứ Thổ-công
Oai linh củng phục anh hùng tiếng vang
Quỳ tâu phục vọng các quan
Phò trì đệ tử thiên ban cát tường.
Cát Xướng Thiên Thu Vạn Vạn Tuế. (3 lần).

spacer
do