NGUỒN GỐC DÒNG HỌ CAO VIỆT NAM
Đây
là một phần trích trong cuốn VIỆT NAM - NGUỒN GỐC DÒNG HỌ CÁC DÂN TỘC.
Mục đích:
tìm hiểu về nguồn gốc các dòng họ Việt xưa & nay. Theo tôi, muốn hiểu về
nguồn gốc dòng họ Việt, phải hiểu về nguồn gốc dân Bách Việt, sau này là Lạc Việt.
Chúng ta không tranh luận về việc họ Việt có trước hay sau họ của người Hoa…
Nhưng cần khẳng định, văn minh của người Việt cổ có trước văn minh Hoa Hạ. Văn
minh Hoa Hạ có trước văn minh Hán; Nghĩa là nền văn minh của chúng ta có trước
văn minh Trung Hoa…
…Xưa kia, Bách Việt gồm nhiều bộ tộc Việt cổ, họ sống
trải rộng khắp vùng nam sông Dương Tử xuống hết phía nam lục địa Trung Hoa, cho
đến tận miền trung Việt Nam ngày nay…
Họ Hồng
Bàng, trị vì nước Văn Lang, với vương hiệu Hùng Vương. Các vua Hùng thuộc dòng
họ Hùng đầu tiên ở Việt Nam, không phải chỉ có 18 đời vua mà là 18 chi, mỗi chi
có nhiều đời vua. Như vậy, các dòng
họ Việt đã có lịch sử từ nhiều ngàn năm nay…(tôi sẽ trình bày kỹ việc này trong
nội dung cuốn sách TÌM HIỂU NGUỒN GỐC CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM).
Dưới
đây, tôi xin trích một phần về họ Cao Việt Nam để quý anh chị tham khảo. Rất
mong sư hợp tác của quý anh chị để bộ sách qý này có thể sớm ra mắt công chúng,
góp phần làm rạng rỡ lịch sử dòng họ Việt Nam. Cho chúng ta niềm tự hào là người
Việt Nam.
Tư
liệu về nguồn gốc dòng họ rất cần tham khảo, đối chiếu từ nhiều nguồn, đặc biệt
từ gia phả của các dòng họ. Phần dịch nội dung gia phả cổ là hết sức quan trọng
& ngày càng đòi hỏi sự chung tay góp sức từ các học giả, cá nhà nghiên cứu,
dịch giả Hán-Nôm v.v…
(Kèm Đĩa DVD & ảnh mầu)
Các chi họ, dòng họ Cao trên
mọi miền đất nước cũng như ở nước ngoài – tất cả đều nhận danh tướng Cao Lỗ là
tiền đại viễn tổ của dòng họ Cao ở Việt Nam. Nghĩa là người họ Cao chỉ có một
thủy tổ duy nhất là THÁNH TỔ CAO LỖ VƯƠNG.
Tính từ thủy tổ Cao Lỗ (?-179 TCN) đến nay, họ Cao đã trải
qua 2300 năm với trên 90 đời con cháu, chắt, chút… Các chi họ Cao đã phát triển
thêm nhiều cành, nhánh với hàng vạn nhân khẩu định cư trải dài trên nhiều địa
phương trong & ngoài nước.
Ở vùng Cổ Loa, Đông
Anh, Hà Nội ngày nay còn nhiều dòng họ là hậu duệ các quan lại từ thời An Dương
Vương, như các dòng họ An, họ Âu, họ Bùi, họ Chu, họ Đỗ, họ Đào, họ Lại, họ
Nguyễn, họ Phạm, họ Trương v.v…Có thể khẳng định, nguồn gốc các dòng họ Việt Nam
đã có ít nhất là 2300 năm, từ thời An Dương Vương.
Cao Lỗ (? - 179 trước Công nguyên):
Còn gọi là Đô Lỗ, Thạch Thần,
hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần. Cao Lỗ là một tướng tài của Thục Phán An Dương
Vương, quê quán ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Hình lăng mộ
& đền thờ tướng quân Cao Lỗ ở Gia Bình, Bắc Ninh.
Lăng mộ Cao Lỗ Vương ở
xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Người dân làm lễ ở Đền
thờ Cao Lỗ Vương (xã Cao Đức, Gia Bình).
Cao Quýnh (1449-1535):
người làng Phú Trung, xã Diễn Thành, huyện
Diễn Châu, Nghệ An. Ông nổi tiếng là người học thông biết rộng. Trong suốt cuộc
đời làm quan, ông luôn chăm lo công việc triều chính, đề xướng chính sách lương
thực, mở mang thủy lợi, tạo điều kiện cho nông nghiệp nước nhà phát triển, được
người đời khen ngợi. Ông đỗ Đệ Nhất Giáp tiến sĩ năm 1475 thời Lê Thánh Tông.
Khi mất, mộ ông được an táng tại xứ Mã Tây, thôn Xuân Lôi, xã Diễn Thành, Nghệ
An. Vua Tự Đức thứ X (1857) ban sắc phong ông là Tuấn Lương Thần; Triều Nguyễn - Vua Thành Thái năm thứ XVI xét công
trạng của ông cũng đã phong sắc với nội dung: “Sắc cho thôn Tú Mỹ, xã Hạnh Lâm,
huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An phụng sự Thám
hoa Đông các đại học sỹ Cao tướng công tôn thần, hộ quốc giúp dân, tỏ rõ
linh ứng. Trước đây chưa được ban cấp sắc phong. Nay Trẫm vâng mệnh nối ngôi
báu nhớ tới ơn thần ban phong là: Trác vĩ
dục bảo trung hưng thượng đẳng thần, chuẩn cho phụng sự như cũ. Thần hãy
bảo vệ con dân của Trẫm. Kính cẩn! (ngày 25/11 năm Thành Thái thứ XVI -1904).
Nhà thờ của Thám hoa Cao Quýnh tại xóm 8,
xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu có hai tòa: hạ điện và thượng điện. Nội thất có
nhiều hiện vật quý. Long ngai bài vị ông có vị hiệu: Thần tổ hội nguyên đình tứ
Thám hoa Đông các đại học sỹ, cao tặng tuấn lương tước phong Trác vĩ dực bảo
trung hưng thượng đẳng tối linh tôn thần. Tại nhà thờ còn có lọng vàng, 2 bức
đại cổ sơn son thiếp vàng do hội văn huyện Diễn Châu kính tặng, 2 thẻ thượng
đẳng khôi khoa, 2 hàng gươm giáo 8 ngọn, 6 cặp câu đối, các bộ trống, chuông đồng.
Gia phả (Dịch từ chữ Hán) họ Cao Quan Thám hiện lưu ở nhà ông Cao
Hoa, tộc trưởng, xóm 8, Diễn Thành, Diễn Châu. Sắc phong và bản dịch để trong
nhà thờ họ Cao Quýnh, ở Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An.
Phụ chương gia phả sắc phong Cao Quýnh
Sách Khoa bảng Nghệ An ghi “Cao Quýnh
người xã Cao Xá (nay là xã Diễn Thành,
huyện Diễn Châu) thi Hương đậu nhất cử
(giải Nguyên), 37 tuổi đậu Đệ nhất giáp
cập đệ Tam Gianh (Thám Hoa) khoa Ất Mùi Hồng Đức thứ VI (1475) đời Lê Thánh
Tông. Ông nguyên có tên là Lỗ (Cao Lỗ), được ngự bút của vua sửa tên là Quýnh
(Cao Quýnh), làm quan đến Đông các đại
học sỹ.
Sắc phong của vua Thành Thái cho Thám hoa
Cao Quýnh (Hiện còn lưu tại nhà thờ ở Diễn Thành, Diễn Châu).
Ảnh chụp nhà thờ Cao Quýnh
Cao Dương Trạc (1690-1753):
Nguyên quán Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Theo
CAO DƯƠNG THẾ HỆ KÝ & CAO DƯƠNG HẬU PHẢ TẬP: ông đỗ đồng Tiến sĩ năm Vĩnh
Thịnh thứ 11 (Ất Mùi 1715) triều Lê Dụ Tông (1705-1729), làm quan Thượng thư ở
Bộ Hộ, sau chuyển sang Bộ Lại. Ông là người ưa thích văn học, được vào cung bàn
luận thơ phú. Năm Vĩnh Hựu (Ất Mão 1735), ông được tiến chức Thượng thư bộ
Binh. Năm Bính Dần (1746), triều Cảnh Hưng thứ 7, vào tuổi 56, ông chuyển sang
làm Thượng thư Bộ Lễ kiêm Đông các đại học sĩ. Sau ông từ chức Thượng thư Bộ Lễ,
ra làm Đốc đồng Thanh Hoá. Khi mất, ông được tặng hàm Thiếu bảo.
Cao Huy Dật (1707-1749):
Nguyên quán Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Theo
CAO DƯƠNG THẾ HỆ KÝ & CAO DƯƠNG HẬU PHẢ TẬP: Ông đậu Nho sinh trúng thức, chức Phụng
Thị Văn Nội Giảng. Ông là cháu ruột, gọi Thượng thư Cao Dương Trạc là chú.
Năm 1747, ông được thượng thư Cao Dương Trạc ủy thác viết gia phả họ Cao (CAO
DƯƠNG THẾ HỆ KÝ & CAO DƯƠNG HẬU PHẢ TẬP). Ông Cao Huy Dật là con trai Tả Bình Quan Cao Đức Doanh.
Cao Tư (1744-1818):
Ông sinh năm Giáp Tý, mất năm Kỷ Mão, thọ 75 tuổi. Nguyên quán Hoa Cầu, Văn Giang, Hưng Yên (nay là Hà Nội). Ông làm
quan võ dưới triều Lê trung hưng. Khi mất, được phong tước Thái Bảo Thọ Quận Công - Phó Quốc. Tổ phụ cụ Cao Tư là Cao Thụy Tín
Mỹ di dời từ xã Hoa Cầu vào lập nghiệp ở Thành Hóa. Sinh thời, cụ Cao Tư cho dời mộ cụ tổ
Cao Thụy Tiến Mỹ từ Thanh Hóa ra an táng tại thôn Công An, xã Hoàng Văn Thụ,
huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Cụ cho con cháu đến định cư và
xây dựng nhà thờ ở đó. Hiện nay, cụ Cao Thanh, trưởng chi họ Cao ở xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức,
tỉnh Sơn Tây xưa (nay thuộc Hà Nội) đang lưu giữ cuốn Cao Tộc Phả Ký. Theo CAO DƯƠNG THẾ HỆ KÝ & CAO DƯƠNG HẬU PHẢ TẬP: chi họ Cao ở
Văn Giang là chi thứ. Chi họ Cao ở Sủi, Phú Thị là chi trưởng, có cùng nguồn
gốc từ chi họ Cao ở Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
Hình ảnh & Video
Mộ cụ Cao Tư ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
Mộ cụ tổ Cao Thụy Tín Mỹ ở Chương Mỹ, Hà Nội.
Mộ cụ Cao Tư ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
Mộ cụ tổ Cao Thụy Tín Mỹ ở Chương Mỹ, Hà Nội.
Phụ chương gia phả chi họ Cao Tư
Dòng họ cụ Cao Tư ở Thanh Hóa có đến 30 võ quan dưới triều Lê trung hưng. Năm 2003, Sở Văn Hóa Tông tin tỉnh Thanh Hóa đã cấp bằng công nhận cụ Cao Tư là “Danh nhân văn hóa” của tỉnh và được xây dựng đền thờ tại thôn Hoằng Lộc, Hoằng Phúc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
Cao Đình Độ (1741-1810) & con trai là Cao Đình Hương:
Nguyên quán Hoa Cầu, Văn Giang, Hưng Yên
(nay là Hà Nội). Tổ phụ ông di đời từ xã Hoa Cầu vào lập nghiệp tại làng Cẩm
Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Những người thợ kim hoàn ở miền Trung đều
coi hai bố con ông là tổ sư của nghề Kim hoàn, họ lấy ngày 7/2 âm lịch (ngày
giỗ của ông Cao Đình Hương, người trực tiếp truyền nghề rộng rãi trong dân
gian) làm ngày giỗ Tổ. Di tích nhà thờ Tổ nghề kim hoàn được xếp hạng di tích
cấp quốc gia theo Quyết định số 168-QĐ/VH, ngày 2/3/1990 của Bộ Văn hoá Thông
tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
Hình ảnh về ngôi nhà thờ tổ nghề kim hoàn
ở Thừa Thiên-Huế
Cao Hữu Dực (1799-1859):
Còn gọi là Cao
Hữu Bằng hoặc Cao Hữu Phùng: Nguyên quán gốc Thanh Hóa. Thủy
tổ là cụ Cao Mác (Theo thế phả của dòng họ Cao Hữu, ông là người làng Thế Chí
Đông 1, xóm Chùa, xã Điền Hải,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ông Đậu Hương Cống năm Minh Mệnh thứ 6
(1825) - Theo THỰC LỤC CHÍNH BIÊN, ĐỄ NHỊ KỶ,
QUYỂN XXXIV. Ông làm quan đến chức Thượng thư Bộ binh, Tổng
Đốc An-Hà (An Giang & Hà Tiên) thời Minh Mạng. Khi
mất, được truy tặng Hiệp biện đại học sĩ. Con là Cao Hữu Sung làm quan đến Tuần phủ và là
tác giả tuồng Nôm: Địch Thanh 1918. Cháu nội cụ Cao
Hữu Dực là Cao Hữu Lương đỗ khoa thi Hương.
Phụ chương gia phả Cao Hữu Dực
Cao Hữu Dực giỏi về văn chương và là người
khai sinh tuồng Ô Thước & tuồng Tống Tử Vân. Báo Nông Cổ Mín Đàm,
số 417, ngày Thứ Ba 22 tháng Ba năm 1910
và những số kế tiếp, lúc chánh chủ bút Lê Văn Trung và phó chủ bút Nguyễn Chánh
Sắt, có đăng tin quảng cáo như sau: Những tuồng mới in đây là của ông Cao Hữu Dực,
cựu Tổng Đốc trấn tỉnh An Giang. Tuồng Ô Thước, bộ 4 thứ 0$80, tuồng Ngũ Hổ
Bình Tây 1, 2, 3 giá 0$25, Tuồng Tống Từ Vân…có thể, ông cũng là tác giả vở tuồng
Lý Thiên Long.
Cao Bá Quát (1809-1865):
Theo CAO DƯƠNG THẾ HỆ KÝ & CAO DƯƠNG
HẬU PHẢ TẬP: Ông sinh tại làng Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội – Là con trai trưởng (chi
Giáp Nhất) cụ Cao Huy Tham (1784-1850); Ông là em song sinh với Cao Bá Đạt
(1809-1855), nguyên Tri huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Ông nội Cao Bá Quát tên là
Cao Huy Thiềm (1761-1821).
Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm tân mão, niên
hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831). (theo hồ sơ
số H62/3 Quốc triều Hương khoa lục, quyển 01B, mặt khắc 77). Làm quan Giáo
thụ phủ Quốc Oai, sau cáo quan về quê chăm sóc mẹ già 68 tuổi (Theo Châu Bản Triều Nguyễn). Cao Bá
Quát là nhà cách mạng, quốc sư của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (1854-1855) chống
lại triều đình Nhà Nguyễn.
Phụ chương Cao Dương thế hệ ký &
Cao Dương hậu phả tập
Đương thời, Cao Bá Quát & Nguyễn Văn
Siêu được vua Tự Đức ca ngợi là:
Văn như
Siêu Quát vô tiền Hán,
Thi đáo
Tùng Tuy, thất thịnh Đường.
Tạm dịch:
Văn như Siêu, Quát hơn Tiền Hán
Thơ cỡ Tùng, Tuy vượt Thịnh Đường
Thơ cỡ Tùng, Tuy vượt Thịnh Đường
Cao Bá Quát được đánh giá là 1 trong 3 đại
thi hào của nền văn học Việt Nam, sau Nguyễn Trãi & Nguyễn Du.
Năm 2010, thành phố Hà Nội hoàn thành công trình xây dựng Nhà tưởng niệm Danh nhân Cao Bá Quát tại quê hương ông ở Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội.
Hình & video NHÀ TƯỞNG NIỆM DANH NHÂN
CAO BÁ QUÁT
Năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long-Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu quốc học thành phố HCM hoàn thành công
trình nghiên cứu CAO BÁ QUÁT TOÀN TẬP (gồm 2 tập).
Hình bìa sách CAO BÁ QUÁT TOÀN TẬP
Năm 2013, nhà thờ họ Cao ở Phú Thị, Gia
Lâm, Hà Nội được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Hình ảnh & video Lễ đón nhận bằng di
tích lịch sử
Giai
thoại Thánh Quát
Giai
thoại là những chuyện hay và lạ được truyền tụng trong mọi từng lớp dân gian.
Cũng như các truyện cổ tích, tiếu lâm, phong dao, tục ngữ. Giai thoại cũng là sản
phẩm văn hóa dân gian tiêu biểu cho tình cảm và đời sống của dân tộc. Nhưng có
điều khác hơn, giai thoại là những chuyện có thật, nghĩa là xuất phát từ sự thật,
từ những nhân vật có tên tuổi và sự kiện rõ ràng.
Hiện vẫn còn
tồn tại nhiều giai thoại liên quan đến nhân cách và tài thơ của Cao Bá Quát.
Theo GS Vũ Khiêu, chúng ta chỉ có thể hiểu Cao Bá Quát và đánh giá đúng tư
tưởng cùng hành động của ông trên cơ sở phân tích nguồn gốc xã hội đương thời,
diễn biến trong cuộc đời và trong thơ văn của ông mà thôi…
Dưới
đây là tổng hợp một số giai thoại tiêu biểu về thánh Quát.
Cao Bá Quát tự
là Mẫn Hiên, bút hiệu là Chu Thần (Cao Chu Thần), Cúc Đường, Cao Tử…Ông là
người làng Sủi, Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Họ Cao ở làng
Sủi vốn là họ lớn, người trong họ nối đời khoa bảng xuất thân; danh vọng nhất
là tiến sĩ thượng thư Cao Dương Trạc làm quan đến Binh bộ Thượng thư...Từ nhỏ,
ông đã thông minh hơn người, ăn nói đanh thép, dáng điệu hiên ngang, chí khí
khác thường. Lên năm tuổi, cha đã cho học chữ. Ông học đâu nhớ đấy, lại thêm
chữ viết đẹp như rồng bay phượng múa nên sớm nổi tiếng là thần đồng. Mười tuổi,
ông có tài nhả ngọc phun châu, đặt bút là thành thơ. Càng lớn lên, ông càng tỏ
ra là người có khí phách khác thường, không chịu cúi đầu khuất phục cường
quyền.
Tương truyền,
làng ông có người lý trưởng cậy thế quan trên rất hống hách, lạm thu thuế của
dân, cả làng sợ uy không ai dám nói. Ông biết chuyện, tức lắm, nhân việc lý
trưởng đứng ra thuê thợ đắp đôi voi ở đình bèn làm bài thơ đem đến dán. Thơ
rằng:
Khen ai khéo khéo đắp đôi voi
Ðủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Chỉ có cái kia sao chẳng thấy
Hay là thầy lý bớt đi rồi!
Lý trưởng biết
là Quát nói xỏ mình, song đành bấm bụng làm ngơ.
Một lần khác,
nghe tin Minh Mạng ra bắc để nhận phong của vua nhà Thanh, Quát cũng ra Hà Nội
xem vua. Hôm đó, trời nắng quá, Quát thấy bức bối trong mình bèn cởi quần áo
xuống Hồ Tây tắm. Bất ngờ, Minh Mạng ngự chơi đền Trấn Võ. Lính cận vệ dẹp
đường phát hiện ra Quát dưới hồ bèn gọi lên. Quát giả vờ sợ hãi không kịp mặc
quần áo, cứ trần như nhộng xin chịu trói. Vừa lúc, kiệu vua xịch đến. Minh Mạng
thấy thế cho là hỗn láo vô lễ thì quở mắng. Quát nói mình là học trò, thật tình
không biết lối vua đi, xin vua tha tội. Vua bảo:
- Nếu ngươi là
học trò, trẫm ra cho câu đối, đối được thì tha, bằng không phải phạt chục roi.
Nhân thấy dưới hồ có con cá lớn đuổi bắt cá bé, Minh Mạng tức cảnh đọc rằng:
- Nước trong leo lẻo, cá đớp cá.
Quát gãi đầu gãi
tai xin vua có tha tội mới dám đối, Minh Mạng thuận cho. Ðược lời, Quát đối
luôn:
- Trời nắng chang chang, người trói người.
Minh Mạng biết
mình hớ để Quát xấc xược, đánh đồng vua với Quát, song trót hứa tha tội nên
đành giả bộ thản nhiên khen hay rồi cho đi.
Cót két thẩn thơ
Tương truyền khi chưa quen nhau, ông Quát nghe tiếng ông Nguyễn Văn Siêu dạy học, tìm đến thăm dò. Ông Siêu còn nghèo lắm, chỉ ngồi trên ghế chõng tre cũ kỹ, học trò trải chiếu ngồi quanh nền nhà. Cao Bá Quát xin vào học. Ông Siêu ra câu đối, bảo có đối được mới nhận. Câu đối như sau:
Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két, két chi cót, cót cót két két.
Ông Quát đối ngay:
Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ, thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ.
Nguyễn Văn Siêu rất phục, dắt tay mời vào. Từ đó hai người kết bạn vong niên.
Trên dưới đều
chó
Nhờ có tài văn chương, tuy chức phận thấp, Cao Bá Quát thường được nhiều người lưu ý, kể cả nhà vua. Một hôm, có hai viên quan cãi cọ nhau về một việc gì đó, đâm ra ẩu đả. Cao Bá Quát vì có chứng kiến nên vua Tự Đức bắt viết tờ trình cho vua rõ đầu đuôi. Ông Quát khai rằng:
Bất tri ý hà
Lưỡng tương đấu khẩu
Bỉ viết cẩu
Thử diệc viết cẩu
Dĩ chí đấu ẩu
Thần kiến thế nguy thần tẩu
Nghĩa là:
Chẳng biết vì sao
Hai bên cãi cọ
Bên này rằng: chó
Bên kia cũng: chó
Trên dưới đều chó
Rồi họ đấu võ
Thần thấy thế nguy thần bỏ.
Khù khờ khệnh khạng
Vua Tự Đức thường cứ nghĩ ra những trò văn chương độc đáo để khoe tài với các quan. Một lần, ông nói với họ:
- Đêm qua, trẫm nằm mơ thấy hai câu thơ thật đặc biệt:
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khaị
Các khanh thấy thế nào?
Các quan đều nức nở cho là lạ, thơ chữ Hán kèm tiếng Nôm, rõ nghĩa mà có hình ảnh tân kỳ, chắc là tiên thánh nào ban cho, hoặc nhà vua nghĩ được câu thần cú. Chỉ có Cao Bá Quát quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ, câu thơ ấy là thơ cũ đấy ạ! Nguyên là hai câu 3, 4 ở một bài thơ thần đã được nghe.
Vua ngạc nhiên, thơ mình nghĩ ra kia mà. Anh chàng họ Cao này sao dám nói là thơ cũ? Nhưng vua cũng bình tĩnh bảo:
- Nếu khanh đã nghe cả bài thì đọc thử xem:
Cao Bá Quát đọc:
Bảo mã tây phong huếch hoác lai
Huyênh hoang nhân tự thác đề hồi
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài
Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài
Tạm dịch:
Gió tây ngựa huếch hoác về
Huyênh hoang người cũng tự đi theo vào
Khề khà oanh hót vườn nao
Đồng quê lấm tấm muôn đào nở hoa
Xuân không lộp bộp sương sa
Ngày thu chỉ thấy trời mưa bài nhài
Khù khờ thơ đã cũ rồi
Ông còn khệnh khạng hỏi người hay thở
Đức vua bị một đòn đau quá. Ông biết rõ Cao Bá Quát bịa ra, mà lại ngang nhiên trêu chọc ông: "Khù khờ thơ đã cũ rồi, ông còn khệnh khạng hỏi người hay thơ".
Câu đối ghi vào đèn lồng
Cao Bá Quát có dịp vào Quảng Nam, đến thăm nhà một cụ đồ (sau này là thân sinh ông Nguyễn Hiển Dĩnh). Nhiều người nghe tiếng ông giỏi thơ văn đã đến xin chữ. Một người làm đôi đèn lồng để thờ mẹ, xin ông cho một đôi câu đối Nôm. Ông Quát viết luôn vào đôi đèn lồng hai câu:
- Trước mẹ dạy con, gió chiều nào che chiều ấy, con dạ.
Giờ con thờ mẹ, đèn nhà ai rạng nhà nấy, mẹ ơi!
Trong Nam truyền tụng là câu đối rất hay, dùng toàn tục ngữ mà sát với đôi đèn.
Câu đối ghi ở nhà học
Trước khi khởi nghĩa, Cao Bá Quát được triều đình nhà Nguyễn đưa đi làm giáo thụ ở Quốc Oai, vùng đất thuộc Sơn Tây, xa chốn kinh đô, thành thị. Học trò ít, cảnh sinh hoạt tiêu điều. Ông đã viết đôi câu đối dán ngoài nhà học:
Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái
Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi
Nhờ có tài văn chương, tuy chức phận thấp, Cao Bá Quát thường được nhiều người lưu ý, kể cả nhà vua. Một hôm, có hai viên quan cãi cọ nhau về một việc gì đó, đâm ra ẩu đả. Cao Bá Quát vì có chứng kiến nên vua Tự Đức bắt viết tờ trình cho vua rõ đầu đuôi. Ông Quát khai rằng:
Bất tri ý hà
Lưỡng tương đấu khẩu
Bỉ viết cẩu
Thử diệc viết cẩu
Dĩ chí đấu ẩu
Thần kiến thế nguy thần tẩu
Nghĩa là:
Chẳng biết vì sao
Hai bên cãi cọ
Bên này rằng: chó
Bên kia cũng: chó
Trên dưới đều chó
Rồi họ đấu võ
Thần thấy thế nguy thần bỏ.
Khù khờ khệnh khạng
Vua Tự Đức thường cứ nghĩ ra những trò văn chương độc đáo để khoe tài với các quan. Một lần, ông nói với họ:
- Đêm qua, trẫm nằm mơ thấy hai câu thơ thật đặc biệt:
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khaị
Các khanh thấy thế nào?
Các quan đều nức nở cho là lạ, thơ chữ Hán kèm tiếng Nôm, rõ nghĩa mà có hình ảnh tân kỳ, chắc là tiên thánh nào ban cho, hoặc nhà vua nghĩ được câu thần cú. Chỉ có Cao Bá Quát quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ, câu thơ ấy là thơ cũ đấy ạ! Nguyên là hai câu 3, 4 ở một bài thơ thần đã được nghe.
Vua ngạc nhiên, thơ mình nghĩ ra kia mà. Anh chàng họ Cao này sao dám nói là thơ cũ? Nhưng vua cũng bình tĩnh bảo:
- Nếu khanh đã nghe cả bài thì đọc thử xem:
Cao Bá Quát đọc:
Bảo mã tây phong huếch hoác lai
Huyênh hoang nhân tự thác đề hồi
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài
Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài
Tạm dịch:
Gió tây ngựa huếch hoác về
Huyênh hoang người cũng tự đi theo vào
Khề khà oanh hót vườn nao
Đồng quê lấm tấm muôn đào nở hoa
Xuân không lộp bộp sương sa
Ngày thu chỉ thấy trời mưa bài nhài
Khù khờ thơ đã cũ rồi
Ông còn khệnh khạng hỏi người hay thở
Đức vua bị một đòn đau quá. Ông biết rõ Cao Bá Quát bịa ra, mà lại ngang nhiên trêu chọc ông: "Khù khờ thơ đã cũ rồi, ông còn khệnh khạng hỏi người hay thơ".
Câu đối ghi vào đèn lồng
Cao Bá Quát có dịp vào Quảng Nam, đến thăm nhà một cụ đồ (sau này là thân sinh ông Nguyễn Hiển Dĩnh). Nhiều người nghe tiếng ông giỏi thơ văn đã đến xin chữ. Một người làm đôi đèn lồng để thờ mẹ, xin ông cho một đôi câu đối Nôm. Ông Quát viết luôn vào đôi đèn lồng hai câu:
- Trước mẹ dạy con, gió chiều nào che chiều ấy, con dạ.
Giờ con thờ mẹ, đèn nhà ai rạng nhà nấy, mẹ ơi!
Trong Nam truyền tụng là câu đối rất hay, dùng toàn tục ngữ mà sát với đôi đèn.
Câu đối ghi ở nhà học
Trước khi khởi nghĩa, Cao Bá Quát được triều đình nhà Nguyễn đưa đi làm giáo thụ ở Quốc Oai, vùng đất thuộc Sơn Tây, xa chốn kinh đô, thành thị. Học trò ít, cảnh sinh hoạt tiêu điều. Ông đã viết đôi câu đối dán ngoài nhà học:
Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái
Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi