Sau 50 năm nghiên
cứu chữ Việt cổ, thời đại Hùng Vương, ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giờ đã
đọc thông, viết thạo chữ Việt cổ. Ông có thể nói luôn cả tiếng của người
Việt cổ xưa. Ông Xuyền nói vui rằng, nếu có phép thần thông quảng đại,
hoặc cỗ máy vượt thời gian, đưa ông về thời Đông Sơn, ông có thể dễ dàng
giao tiếp với người Việt thời kỳ đó.
Giờ
đây, thầy giáo Đỗ Văn Xuyền, với bút danh Khánh Hoài, vẫn sáng tác
thường xuyên. Bản thảo truyện ngắn, công trình nghiên cứu lịch sử, văn
hóa của ông xếp thành chồng. Tuy nhiên, không ai đọc được những bản thảo
đó ngoài ông, vì chúng được viết bằng chữ… Việt cổ.
Tôi đưa cuốn sổ cho ông Xuyền, nhờ ông viết mấy chữ tặng tôi. Chẳng cần suy nghĩ, ông cầm bút viết nhanh như viết chữ Quốc ngữ.
Ông Xuyền viết tặng phóng viên bằng chữ Việt cổ. |
Cho
đến lúc này, một số người vẫn coi việc làm của ông là điên rồ, rỗi hơi,
bởi dù thứ chữ Việt cổ đó có được khôi phục lại, cũng chẳng ai dùng
nữa, vì đã có chữ Quốc ngữ rồi.
Ông Xuyền thì không nghĩ như vậy. Với
ông, chỉ cần trả lời được câu hỏi: Thời kỳ Hùng Vương tổ tiên chúng ta
có chữ hay không, đã là một thành công ngoài sức tưởng tượng của ông
rồi. Với việc chứng minh thời kỳ đó có chữ viết, ông Xuyền càng tự hào
về tổ tiên mình, là những người có trình độ, tri thức cao, chứ không
phải là những người tiền sử, đóng khố, ở trần như sử sách vẫn nói.
Giải mã chữ Việt cổ giúp công tác nghiên cứu lịch sử, khảo cổ thời kỳ Hùng Vương thuận lợi hơn. |
Các nhà khoa học phương Tây đã làm được một việc vĩ đại, đó là giải mã được chữ viết đã thất truyền của người Ai Cập cổ đại. Dù
xã hội hiện đại không dùng thứ chữ đó phục vụ cuộc sống, nhưng nó là
phương tiện cực kỳ thuận lợi để các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử. Có
vô vàn những tài liệu bí ẩn thời Ai Cập, mà nếu không giải mã được chữ
viết, sẽ bế tắc trong việc nghiên cứu. Nghĩ vậy, nên ông Xuyền đã dày
công tìm cách giải mã loại chữ Việt cổ thất truyền này.
Ông giáo già Đỗ Văn Xuyền bảo rằng, tài
năng khảo cổ, lịch sử, nhất là chữ Việt cổ của ông, không thể so với
những “núi Thái Sơn” như Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Phạm Thận Duật,
Vương Duy Trinh… Thế nhưng, ông lại có may mắn hơn các vị tiền bối, là
được tiếp thu những công trình nghiên cứu vĩ đại của người đi trước, vô
tình có được nhiều tài liệu quý và may mắn khi tìm ra được phương pháp
giải mã loại chữ cổ này.
Sau
khi sưu tầm đầy đủ ký tự chữ Việt cổ, nắm được giọng nói, ngôn ngữ của
người cổ, ông Xuyền nghiên cứu ngôn ngữ, chữ viết tuần tự theo thời gian
từ thời hiện đại trở về trước. Ông đã vô cùng ngạc nhiên khi đọc được
một tài liệu cổ, mà nhà truyền giáo Alexandre de Rodes đã viết: “Đối
với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3
tuần, anh ta đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và
cách đọc các từ”.
Như vậy, rõ ràng một thiếu niên bản xứ
đã dạy cho nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha này một loại ngôn ngữ tượng
thanh. Ông ta chỉ học có 3 tuần là biết cách đọc các từ, thay vì phải
học ít nhất 10 năm như chữ Hán. Ông Xuyền tin rằng, thứ chữ mà người
thanh niên đó dạy nhà truyền giáo Bồ Đào Nha là chữ Việt cổ! Điều đó có
nghĩa, những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã tiếp thu bộ chữ cổ của
người Việt, và có công Latin hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ.
Ngoài
ra, có một tài liệu lưu ở Tòa thánh La Mã. Sau khi chép lại nhiều trang
giấy tập viết chữ Quốc ngữ, đoạn cuối, chủ nhân của tập tài liệu viết
thế này: “Đây là tài liệu tập chuyển thể từ chữ Việt cổ sang chữ Quốc ngữ (năm 1625 – tài liệu)”.
Nghĩ theo hướng đó, ông Xuyền lục tìm những tài liệu liên quan đến các nhà truyền giáo, đến chữ Quốc ngữ vào thế kỷ 17, 18.
Ông Xuyền giở một đống tài liệu phôtô
các văn bản chữ Quốc ngữ từ cách nay vài chục năm, cho đến 350 năm trước
cho tôi xem. Những văn bản này còn lưu lại rất nhiều trong các thư viện
ở Lisbon, Pari, Roma... Tôi quả thực hết sức ngạc nhiên về những văn
bản này. Những văn bản từ đầu thế kỷ 20 còn đọc được khá trôi trảy,
nhưng ngược đến thế kỷ 19, tương đối khó đọc, và nhiều chữ không đọc
nổi. Lần giở các văn bản chữ Quốc ngữ của thế kỷ 17 thì gần như không
đọc được. Tôi chỉ có thể đọc được một vài chữ trong một văn bản cả ngàn
chữ vào thời kỳ mà chữ Quốc ngữ mới ra đời.
Giờ đây, ông giáo Xuyền ít sử dụng chữ Quốc ngữ, mà toàn sử dụng chữ Việt cổ vào công việc ghi chép, sáng tác. |
Theo
ông Xuyền, vì ông đã nghiên cứu chữ Việt cổ rất lâu rồi, 50 năm nay
rồi, và đã hiểu được tương đối, nên khi cầm những văn bản chữ Quốc ngữ
thời kỳ đầu, trong khi các nhà khoa học chưa chắc đã đọc được, thì ông
đọc vanh vách, không bị vấp bất cứ một chữ nào.
Điều ngạc nhiên mà ông Xuyền
nhận thấy, đó là nhiều ký tự mà các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha sử
dụng trong những buổi đầu tương đối giống với chữ Việt cổ.
Càng về sau này, qua cả trăm lần cải tiến, thay đổi, những chữ tương
đối giống chữ Việt cổ đã dần biến mất và mất hẳn bóng dáng trong các văn
bản Quốc ngữ ngày nay.
Mặc dù, về hình dáng, chữ Việt cổ không còn nét nào giống chữ Quốc ngữ, nhưng lại cùng có cấu trúc ghép vần.
Theo ông Xuyền, bí quyết để giải mã được
chữ Việt cổ, là phải hiểu được ngôn ngữ thời xưa và nắm được quy luật
thay đổi vị trí nguyên âm theo đạo lý người Việt (ví dụ từ “trời” nguyên
âm đặt phía trên, từ “đất” nguyên âm đặt phía dưới. Tương tự các từ
“cha, con” nguyên âm đặt phía trước hoặc sau…). Khi đã nắm được quy luật
ghép vần, hiểu được ngôn ngữ Việt cổ, thì chỉ cần học chưa đầy 10 ngày,
có thể đọc, viết được loại chữ này!
Con rùa đá có khắc chữ Việt cổ đặt tại miếu Hai Cô. Ảnh nhân vật cung cấp. |
Khi
đã giải mã được chữ Việt cổ, ông Xuyền có thể dễ dàng phiên dịch từ chữ
Việt cổ sang chữ Quốc ngữ và ngược lại. Chữ Việt cổ không ghi âm được
phần lớn ngôn ngữ hiện đại, nhưng khi chuyển ngôn ngữ hiện đại về ngôn
ngữ Việt cổ, thì việc dịch diễn ra dễ dàng.
Từ ngày giải mã được loại chữ mà ông
Xuyền khẳng định là chữ Việt cổ, chính quyền, nhân dân Việt Trì đã góp
công sức, tiền bạc xây dựng lại ngôi miếu Hai Cô. Các hoành phi, câu đối
đều được viết bằng thứ chữ Việt cổ do ông Xuyền thực hiện.
Mới đây, Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam
đã dâng tặng ngôi miếu một “quy thần” bằng đá, lưng khắc chữ Việt cổ.
Rùa đá này biểu thượng cho quy thần mà Hùng Quốc Vương dâng tặng cho Vua
Nghiêu vào năm 2357 trước công nguyên.
Có thể nói, sự tồn tại của chữ Việt cổ
là một sự thật, đã được các học giả trong và ngoài nước thừa nhận. Đó là
niềm tự hào dân tộc. Việc giải mã được chữ Việt cổ, giúp chúng ta và
thế hệ sau sẽ có điều kiện tốt hơn trong việc nghiên cứu lịch sử nước
nhà.
Công trình giải mã chữ Việt cổ của nhà
giáo già Đỗ Văn Xuyền đã đúng hướng hay chưa, đã thành công được mức độ
nào, cần có rất nhiều sự đầu tư của các nhà khoa học và các cuộc hội
thảo mang tầm quốc gia, thậm chí là quốc tế.