Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”- Bài 1

Tư liệu : Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ  “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”- Bài 1.
Nguồn bài viết: nguyencuulichsu.com - Tác giả: Nguyễn Ngọc Lanh

Ba thế hệ trí thức với hoài bão nâng cao dân trí:  Cụ Nguyễn Trường Tộ và “bộ ngũ” sống cách nhau tới hai thế hệ. Trong khoảng thời gian 50 hoặc 60 năm ấy, chen vào giữa họ, là thế hệ các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Không ai thật sự có quyền lực trong tay. Các cụ được trọng vọng là do những gì tích lũy trong óc. Có uy tín là nhờ thái độ đối với xã hội, nhân quần. Sản phẩm của mỗi người đều chỉ là những suy nghĩ, do tự mình thể hiện trên giấy – mà không thể nhờ vả làm giúp, hoặc sai bảo ai làm thay…

Tất cả các vị này đều sinh ra từ thế kỷ 19 – cách nay hàng trăm năm, nhưng các vị đều là trí thức đúng nghĩa – mặc dù đầu thế kỷ 20 mới có khái niệm “trí thức“ để có thể phân loại “người có học” khác trí thức ở chỗ nào. Đó là những người vừa “có học” lại vừa có tư duy phản biện xã hội. Chính do tư duy phản biện, họ bị chế độ thực dân và phong kiến – nói chung là những chế độ độc tài – kỳ thị, cảnh giác, kể cả lên án, thậm chí bị lên án từ nhiều phía. Nhưng tất cả đều bất khuất và sử dụng phương thức phù hợp để thể hiện lòng yêu nước và thực hiện hoài bão nâng cao dân trí. Thời nay, con cháu Phan Chu Trinh và “bộ ngũ” – thế hệ thữ năm – vẫn tiếp tục sự nghiệp cha ông.


spacer

Giả thuyết mới về Chánh cung Hoàng hậu vua Quang Trung

Lâu nay, sử liệu ghi nhận Chánh cung Hoàng hậu của vua Quang Trung quê gốc ở Quy Nhơn, nhưng tư liệu vừa tìm thấy ở Quảng Nam đã đặt giả thuyết mới về thân phận và quê quán vị hoàng hậu này.

Gia phả lập năm 1927 có ghi “Hoàng chánh hậu Phạm Thị Ngọc Dẫy” - Ảnh: C.T.V
spacer

Khu mộ hơn 200 năm của danh thần triều Nguyễn giữa Sài Gòn

Lăng Bình Giang Quận công Võ Di Nguy tọa lạc tại số 19 Cô Giang (gần ngã tư Phú Nhuận, TP.HCM). Từ khi được an táng đến nay đã hơn 214 năm nhưng ngôi mộ vẫn giữ được nét uy nghi, đường bệ của bậc đệ nhất công thần, đồng thời tiêu biểu cho nghệ thuật xây cất lăng mộ cổ ở Nam bộ. Bộ VH-TT đã ra quyết định công nhận đây là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Lăng Bình Giang Quận công Võ Di Nguy gồm phần tiền mộ (bình phong tiền, sân tế) và phần mộ (cửa mộ, bàn hương án, mộ và bình phong hậu)
spacer

Mộ các danh thần ở Sài Gòn - 3 ngôi mộ của danh tướng Võ Tánh

Theo tục lệ dân gian, khi một người chết mất xác hoặc vì lý do nào đó mà người ta phải tạo mộ giả (mộ gió) để hương khói, thờ cúng là chuyện bình thường. Nhưng một vị tướng mà có đến 3 ngôi mộ thì quả là chuyện hiếm.

Mộ gió của Võ Tánh ở Q.Phú Nhuận - Ảnh: H.Đ.N
“Dũng” và “nhân” của đạo làm tướng
Sử liệu ghi Võ Tánh người gốc Biên Hòa, năm 1788 ông theo phò Nguyễn Ánh, được Nguyễn vương gả em gái là công chúa Ngọc Du. Ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Năm 1799, ông cùng Nguyễn Huỳnh Đức theo chúa Nguyễn tiến chiếm thành Quy Nhơn. Chúa Nguyễn đổi tên là thành Bình Định, giao cho Võ Tánh và Lễ bộ Tham tri Ngô Tùng Châu coi giữ còn chúa rút đại quân về Gia Định.

spacer

Mộ các danh thần ở Sài Gòn: Lăng Bình Giang Quận công Võ Di Nguy

Những ngôi mộ của các danh thần triều Nguyễn nằm lặng lẽ tại đất Sài Gòn. Trong số những ngôi mộ cổ có tuổi đời trên dưới 200 năm đó, một số được gìn giữ, thờ cúng, nhưng có cái đã thành phế tích.
Toàn cảnh khu mộ Quận công Võ Di Nguy - Ảnh: H.Đ.N
Đệ nhất công thần
Từ đường Phan Đình Phùng rẽ vào Cô Giang (gần ngã tư Phú Nhuận), ngay đầu đường có tấm biển lớn treo trên cao như cổng chào, ghi hàng chữ “Đền Phú Trung Bình Giang Quận công Võ Di Nguy”.
Trong các cận thần của Nguyễn Ánh (vua Gia Long) thì Võ Di Nguy là người phò tá sớm nhất, ông theo giúp Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1751 - 1777, chú ruột của Nguyễn Ánh), rồi theo Nguyễn Ánh chống Tây Sơn và cũng tử trận sớm hơn nhiều công thần khác (ông mất ngày 27.2.1801) khi cuộc chiến với Tây Sơn bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, trước khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, lên ngôi vua (1802). Thi hài Võ Di Nguy được chuyển về Gia Định. Chi phí cho tang lễ rất lớn.

spacer

Thư họa Trần văn Đường


Phúc

lộc

spacer

Tìm lại huy hoàng kỳ 3.3: Lý Triều Quốc Sư – vị tứ bất tử lưu dấu ấn của Phật Pháp tại nhân gian

Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà.
Chùa Bái Đính, Ninh Bình.
Trong các phần trước của loạt bài “Tìm lại huy hoàng”, chúng ta đã đi qua các câu chuyện về các vị “Tứ bất tử” của Việt Nam.
spacer

“Tìm lại huy hoàng” phần 3.2: Tiên giới thánh duyên Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà.


Từ trước tới nay, câu chuyện cổ tích giản lược về Chử Đồng Tử và Tiên Dung thường hay làm dấy lên những thắc mắc trong lòng người đọc như: Tại sao công chúa Tiên Dung lại dám tự ý kết duyên không theo lệnh vua cha? Một câu chuyện gặp nhau trong phòng tắm ngoài trời, có gì đáng để lưu lại ngàn đời và trở thành một trong tứ bất tử ở Việt Nam?
Đó là bởi vì những gì tinh túy nhất, thâm sâu nhất đã bị giản lược đi, chỉ để lại hiện tượng bề mặt đọc qua thấy trần trụi và thô tục. Người đời sau không biết lại tiếp tục gán cho huyền sử này một ý nghĩa “quyền tự do yêu đương” theo nhu cầu của con người hiện đại.
spacer

“Tìm lại huy hoàng” phần 3.1: Ba lần chuyển sinh của Tiên Chúa Liễu Hạnh

“Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà.
Nguồn ảnh internet

Liễu Hạnh Tiên Chúa (thời Hậu Lê) vốn là con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng Thượng Đế, 3 lần giáng trần để ngàn đời được tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân” và cuối cùng quy y cửa Phật.

spacer

“Tìm lại huy hoàng”: Tứ bất tử của Việt Nam, họ là ai?

“Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà.
Gia Phả
nguồn ảnh internet

Người xưa quan niệm rằng: phàm là những ai được lưu danh trong sử sách, thì đều là đã được Thần an bài điều đó với mục đích lưu lại lịch sử văn hóa nhân loại, giáo dục con người đời sau không quên nguồn cội và các giá trị đạo đức nhân sinh. Trước khi trở thành những vị Thánh nhân, những vị Thần Tiên như trong sử sách và các câu chuyện cổ, những vị ấy cũng đã từng một lúc nào đó làm người, đóng các vai trò khác nhau trong xã hội như một người mẹ, một người vợ, một người con… Thế nhưng, theo chuyện kể, trước khi hạ thế làm người, họ vốn dĩ đã là Thần Tiên trên thiên thượng rồi. Vậy ý nghĩa của việc này là gì?
“Tứ bất tử” của Việt Nam đã định ra nền tảng văn hóa tín ngưỡng Phật Đạo Thần và đạo lý làm người.
Tiếp theo phần 1 và phần 2 về nguồn gốc loài người và lịch sử hình thành đất Việt, con cái của Lạc Long Quân và Âu Cơ là các vị vua Hùng dựng lập đất nước, dạy người dân biết làm nương, làm rẫy, nấu cơm, thổi lửa, dựng vợ, gả chồng…, những kỹ năng cần thiết để sinh tồn và bảo toàn nòi giống. Tiếp theo đó, con người còn cần phải học những gì?

spacer
do