CẦN PHẢI MINH OAN CHO THỐNG QUỐC THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ


Thử soi lại vụ án:


“Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông và sát hại tôn thất nhà Lý” trên tinh thần Khoa học Tâm linh.  

Nhà Trần có công rất lớn đối với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Tuy nhiên mỗi lần đọc lại lịch sử sự kiện Trần Thủ Độ “giết vua và giết hết  tôn thất nhà Lý”  khiến ai cũng cảm thấy bất nhẫn và bùi ngùi. Hãy thử soi lại vụ án này trên tinh thần khoa học và Tâm linh.


Tượng Thái sư Trần Thủ Độ ở chùa Hồng Ân (Bắc Ninh).
Trần Thủ Độ
陳守度
Trung Vũ Đại Vương
Chân dung Trần Thủ Độ
Tể tướng Đại Việt
Thông tin chung
Phối ngẫuTrần Thị Dung
Thụy hiệuThượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại vương
尚父太師忠武大王
Thân phụchưa rõ
Thân mẫuchưa rõ
Sinh12 tháng 21194
Tức MặcĐại Việt
Mất22 tháng 21264
Thăng LongĐại Việt



A. TRẦN THỦ ĐỘ CÓ SÁT HẠI LÝ HUỆ TÔNG HAY KHÔNG




Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi:



“(Năm 1226)… Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo.
Trước đó, Thượng hoàng nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, nhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt.
Có lần Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấy Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”.
Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói: “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”.
Đến nơi, sai người bày biện hương hoa đến bảo (Huệ Tông): “Thượng phụ sai thần đến mời”.
Thượng hoàng nhà Lý nói: “Ta tụng kinh xong sẽ tự tử”.
Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: “Thiên hạ nhà ta đã về tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi khác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”.
Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa.
Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía nam làm cửa (người bấy giờ gọi là “cửa khoét”), đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông…”.

Đoạn sử trên đây có nhiều điều cần bàn.



  • Về lý:


- Thứ nhất, Nếu Trần Thủ Độ có âm mưu giết vua thì cũng không thể “nói toạc móng heo” ra một câu khiếm nhã như vậy, cho dù có nói mà thân tín của Lý Huệ Tông nghe được câu “ phải nhổ tận gốc” thì kẻ đó PHẢI CHẾT, còn nếu là thủ hạ của Trần  Thủ Độ mà nghe được thì liệu có phát tán câu nói này ra ngoài không?
 - Thứ hai: Nếu nói rằng Trần Thủ Độ “cho dời Lý Huệ Tông đến ở chùa Chân Giáo, bề ngoài giả vờ là phụng sự, nhưng bên trong thực ra là để giám sát nghiêm ngặt, thì ai có thể theo sát vào buồng ngủ để nghe Lý Huệ Tông khấn nguyền rủa con cháu nhà Trần? Vậy chỉ có thể là thân tín của Trần Thủ Độ được “giám sát nghiêm ngặt” nghe thấy mà thôi, và nếu có nghe được thì liệu có để lọt ra ngoài câu nguyền rủa động trời này hay không?
- Thứ ba: Chi tiết “Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía nam làm cửa (người bấy giờ gọi là “cửa khoét”),gán chi tiết “cửa khoét vào sự việc để tăng độ tin cậy thông tin nhưng lại bị mâu thuẫn, bởi nếu Trần Thủ Độ “ra lệnh cho các quan đến khóc”, tức là đã cố tình công khai hóa cái chết của Huệ Tông thì phải dùng nghi lễ long trọng đưa ra cửa chính chứ cần gì phải “khoét cửa” một cách vụng trộm mờ ám như vậy ?! Rõ ràng lắp cái chi tiết “cửa khoét” vào lại lộ ra sự ngây ngô, miễn cưỡng của sự kiện
- Thứ tư: Nói sợ rằng dân chúng “nhớ đến vua cũ” thì chẳng cớ gì mà lại chôn cất tử tế trong tháp chùa Bảo Quang, lại còn tôn vinh miếu hiệu là Huệ Tông để cho tôn thất nhà Lý được đến cúng tế theo nghi lễ linh đình.!

  • Về sự
Về xử lý tình huống theo đắc nhân tâm


*Trần Thái Tông là con rể của Lý Huệ Tông, con cháu họ Trần nối ngôi sau này cũng chính là cháu ngoại của Lý Huệ Tông, sao ông ngoại nỡ có lời nguyền độc địa như vậy với các cháu của mình ?

*Chính vây cánh, bè đảng của Đàm Thái Hậu mới có âm mưu triệt hạ nhà Trần để đưa hoàng tử Lý Long Tường lên ngôi (cũng bởi nhà Trần đã cưu mang Thái tử Lý Sảm lúc hàn vi và phò tá  thái tử lên ngôi vua - tức Lý Huệ Tông). Nếu nhà Trần có cảnh giác thì đối tượng phải đề phòng phải là Lý Long Tường và Đàm Thái Hậu,  Nhưng Lý Long Tường đã chạy ra nước ngoài từ năm 1226.

*. Về chính danh và thực lực thì không ai có đủ khả năng cạnh tranh ngôi vua với Trần Cảnh được vợ là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi, do vậy chẳng có cớ gì mà một người thông minh mưu lược như Trần Thủ Độ lại dùng hạ sách giết một vị vua đã thoái vị để chuốc lấy tiếng xấu muôn đời.
*.Các vị thái Thượng Hoàng sau khi nhường ngôi cho Thái Tử rồi phát tâm đi tu, đó là nét đẹp và độc đáo của Phật giáo Việt Nam thời Lý Trần. Lý Huệ Tông cũng theo truyền thống này mà xuất gia tu hành, vậy cớ gì mà lại có thể nói ra những câu sân hận đến như vậy? Việc lưu truyền  câu nguyền rủa này là đã hạ thấp đạo lực tu hành của Lý Huệ Tông, đồng thời cũng làm tầm thường hóa công đức tu giải thoát của các bậc chân tu thời Lý Trần nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.
*.Như vậy, đối thoại giữa Trần Thủ Độ và Lý Huệ Tông, cũng như câu Lý Huệ Tông nguyền rủa con cháu nhà Trần là thêu dệt, không hề có bằng chứng, không có vật chứng, không hề có cơ sở đáng tin cậy.



B. TRẦN THỦ ĐỘ CÓ SÁT HẠI TÔN THẤT NHÀ LÝ HAY KHÔNG ?




1. Về việc này, Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi:

“(Năm1232)… Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý. Khi ấy Thủ Độ chuyên chính lâu ngày, đã giết Huệ Tông, tôn thất nhà Lý đều bùi ngùi thất vọng. 
Mùa đông năm ấy, nhân người họ Lý làm lễ tế các vua Lý ở Thái Đường, Hoa Lâm, Thủ Độ lập mưu ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên, chờ khi mọi người tế lễ rồi uống rượu say liền giật máy trên 300 người đều bị chôn sống hết”.
I.Những phân tích về mặt kỹ thuật:

1.1         Với chi tiết “Thủ Độ lập mưu ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên”, thì làn nhà trước hay đào hầm trước?
1.2         Nếu làm nhà trước rồi mới đào hố ngầm sau, mà diện tích hố vừa sâu vừa rộng như vậy thì nền sẽ bị sập ngay khi đang thi công và chôn sống thợ đào hố ngầm trước khi tế đàn.
1.3         Như vậy buộc phải đào hố trước rồi mới làm nhà sau. Nhưng để làm một công trình nhà tế đàn rộng hàng nghìn m2 sàn thì hố ngầm phải rộng như một cái hồ, có độ sâu phải trên 3 mét thì mới có thể chôn sống trên 300 người cùng các vật dụng được. Kèm theo đó, thiết bị kỹ thuật phải vô cùng tinh xảo và đồ sộ (như hệ tiêu nước ngầm chống ngập, hệ thống kết cấu chịu tải trọng và chống lún, các thiết bị máy móc cơ mật để có thể “ấn nút” đánh sập và phi tang trên 300 người cùng các nguyên vât liệu trong giây lát).
1.4         Với trình độ kỹ thuật xây dựng của nước ta thời đó, thi công “tầng hầm bí mật” này bằng thủ công cũng phải tốn rất nhiều thời gian, và phải huy động rất nhiều người, vận chuyển hàng vạn tấn đất đá cùng các vật liệu xây dựng mà tại sao dân làng và hàng vạn con cháu hậu duệ nhà Lý lại không hề hay biết gì về việc thi công hệ thống này?
1.5         Một hố chôn tập thể trên 300 tử thi cùng với các pháp khí tại địa điểm rất cụ thể (là Thái Đường Hoa Lâm) mà tại sao đã 800 năm nay lại không tìm ra dấu vết của ngôi mộ tập thể đó?

2. Về mặt xã hội

2.1        Theo nội dung nêu trên của sử ký thì nơi xảy ra thảm án là ở Thái Đường, Hoa Lâm (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội ). Nhưng về mặt xã hội học thì đấy là điều vô lý, vì địa điểm đó lại là quê ngoại của nhà Lý. Tại sao không tiến hành tế lễ tổ tông của triều đại nhà Lý tại Đình Bảng Bắc Ninh (là quê nội nhà Lý), mà lại phải tiến hành tế lễ tại quê ngoại (nhất là tế lễ dòng tôn thất đã có 8 đời làm đế vua)?. Điều này hoàn toàn trái với phong tục tập quán tế lễ của các triều đại nước ta thời đó.
2.2        Khi nói rằng “Thủ Độ lập mưu ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên” lại càng mâu thuẫn, bởi làm nhà thờ và đàn tế lễ tôn thất nhà Lý tại sao lại do Trần Thủ Độ chủ trì xây dựng?. Vậy con cháu hậu duệ nhà Lý đi đâu mà lại không tham gia chủ trì, thậm chí lại còn không hề biết gì về quy mô công trình cũng như về hạ tầng kiến trúc phần ngầm của khu tế đàn?
2.3        Trần Thái Tông là con rể của Lý Huệ Tông và Trần Thánh Tông chính là cháu ngoại của Lý Huệ Tông. Nhà Trần, kể từ Trần Thánh Tông có một nửa dòng máu của họ Lý, thì một con người khôn ngoan, mưu lược như Thái sư Trần Thủ Độ (và còn là cháu ngoại của vua Lý Anh tông) thì có cần thiết phải tàn sát tôn tộc nhà Lý hay không? Chả lẽ Trần Thủ Độ lại bất nhân đến mức tuyệt diệt hết người họ ngoại nhà mình để gây tiếng xấu muôn đời cho mình?
2.4        Khi giành được quyền bính, nhà Trần đã học cách của nhà Lý là dùng hôn nhân để ban ân, đem cung nhân và con gái tôn thất nhà Lý gả cho các tù trưởng, tộc trưởng nhằm mua lấy sự trung thành của các tộc trưởng miền sơn cước, do vậy nhà Trần đâu có dại gì mà giết sạch tôn thất nhà Lý để gây thù chuốc oán với các thế lực của các dòng họ vốn có quan hệ hôn nhân với nhà Lý. Thay vào đó, nhà Trần càng phải đối xử tử tế với người họ Lý để tiếp tục duy trì sự giao hảo, đoàn kết với các thế lực trong xã hội
2.5        Nếu Trần Thủ Độ tạo ra vụ thảm sát trên 300 tông môn nhà Lý trong dịp lễ tổ thì mới chỉ là số ít trong hàng trăm vạn hậu duệ nhà Lý, nhưng sẽ gấy ra sự bạo động rất lớn, không chỉ tạo sự phẫn nộ cho hàng trăm vạn con dân nhà Lý mà còn gây sự bất bình cho bao dòng họ khác, làm sao họ có thể chấp nhận và ngồi yên trước hành vi tàn bạo và bất nhân này?. Tuy nhiên, trong các tư liệu lịch sử không hề có cuộc phản kháng về hành vi tàn bạo này mà ngược lại chỉ có sự ca ngợi sự đoàn kết dân tộc của nhà Trần (điển hình nhất là hội nghị Diên Hồng).
2.6        Vào năm xảy ra vụ án (1232), lúc đó nhà Trần đã cầm quyền được 6 năm, tình hình chính trị đã tương đối ổn định. Cụ thể:
-              Vào năm 1228, Chiêm Thành phải sang triều cống Đại Việt;
-              Năm 1229 hai lực lượng chống đối tương đối quyết liệt là lực lượng của Nguyễn Nộn (cát cứ ở vùng Bắc Giang), và lực lượng của Đoàn Thượng (cát cứ vùng Hồng Châu Hải Dương và Hưng Yên) đều đã bị tiêu diệt;
-      Đặc biệt năm 1229 nhà Tống chính thức công nhận và phong vương cho vua Trần là “An Nam Quốc Vương”. Như vậy để thấy nhà Trần đã kế thừa ngôi nhà Lý một cách danh chính ngôn thuận, với tình hình như vậy, không có lý do gì để nhà Trần phải gây ra vụ án thảm sát tôn thất họ Lý.
2.7        Trong đối sách trị quốc, nhà Trần vẫn trọng dụng nhân tài họ Lý, điển hình là Lý Đạo Tái được chọn là Trạng Nguyên và được bổ nhiệm làm quan trong Viện Nội Hàn dưới triều vua Trần Thánh Tông, rồi được vua Trần Nhân Tông cho theo lên Yên Tử tu hành và thành tam Tổ Thiền Phái Trúc Lâm, pháp danh Huyền Quang.  
2.8        Trong bộ sử liệu đề cập về thời kỳ đầu nhà Trần là “An Nam chí lược” của Lê Tắc có ghi: “Lý Chiêu Hoàng lên ngôi được một năm thì trao quốc chính cho chồng là Trần Cảnh. Tất cả tôn thất nhà Lý và bình dân họ Lý đều khiến đổi ra họ Nguyễn (cũng còn bởi lý do kiêng phạm húy Trần Lý là ông nội của vua Trần Cảnh). Đến nay họ Lý vẫn được tế tự tại tông miếu luôn luôn”
Bộ sử liệu của Lê Tắc là cuốn sử cổ nhất của nước ta viết từ thời nhà Trần, đến nay còn truyền bản, và ghi khá công bằng vì ông ở nước ngoài không bị chi phối bởi các thế lực chính trị hoặc quyền bính khi chép sử. Trong bộ sử liệu này hoàn toàn không hề có chi tiết nào nói về việc Trần Thủ Độ thảm sát người họ Lý. 
2.9        Vương Võ Xứng nhà Tống làm sách “Đông Đô sử lược Giao Chỉ phụ lục” có đoạn : “… Nay họ Lý truyền ngôi tám đời 220 năm. Huệ Tông không con, truyền nước cho rể. Đến nay họ Lý vẫn được tế tự luôn luôn, kể sự may thì may biết bao nhiêu”.
Trong tư liệu của sử gia nha Tống cũng không hề nói đến việc Trần Thủ Độ thảm sát tôn thất nhà Lý.
2.10     Điều đáng lưu ý, tiếp theo đoạn này, trong Đại Việt sử ký toàn thư Ngô Sỹ Liên cũng tỏ ra nghi ngờ về sự kiện thảm sát họ Lý, nên để ngỏ ý kiến cho hậu thế phán xét như sau: “Xét thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng, hơn nữa Phan Phu Tiên không ghi lại, việc này chưa chắc đã có thực, hãy tạm chép vào đây”.



III.NHỮNG KIẾN NGHỊ




3.1. Đã gần 8 thế kỷ trôi qua, nhưng xung quanh vụ tàn sát tôn tộc nhà Lý còn nhiều tồn nghi, rất cần các nhà sử học, các chuyên gia nghiên cứu thiện tâm tiếp tục nghiên cứu tìm ra sự thật.
Một vật chứng nhỏ như mũi tên bằng đồng cách đây hơn 2 nghìn năm tại thành Cổ Loa mà người ta vẫn còn tìm được, huống chi đây là một sự kiện “động trời”mới chỉ gần 8 thế kỷ, nếu đã từng có một ngôi mộ chôn tập thể trên 300 mạng người cùng các đồ pháp khí tế đàn tại vị trí cụ thể của Thái Đường Hoa Lâm, thế mà tại sao lại không tìm được bằng chứng nào về khảo cổ học để có thể kết luận về vụ thảm sát này?

Sử sách cũng vậy, đã ghi một sử liệu nào đó thì phải có nguồn dẫn đáng tin cậy thì mới được khảng định. Điều đáng nói là lâu nay khi đánh giá về sự kiện lịch sử này người ta thường không lưu ý đến câu “mở ngoặc” của sử gia Ngô Sỹ Liên và cũng không để ý đến bối cảnh có chỉ dụ của Lê Thánh Tông.

3.2 Nhưng Tại sao lại có giai thoại vu cáo Thái sư Trần Thủ Độ thảm sát nhà Lý trong bộ chính sử “Đại Việt sử ký toàn thư”?

Người chép sử thời Trần là Lê Văn Hưu rất thông tuệ và đầy bản lĩnh, ông đã chép ra bộ Đại Việt sử gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 .Tuy nhiên, khi nhà Minh sang xâm lược thì chúng lấy hầu hết tàng thư, sử liệu của nước ta để  mang đi. Những gì không mang về được thì chúng thiêu đốt, hủy hoại. Về sau, đến triều đại nhà Lê, vua Lê Thánh Tông đã giao cho Ngô Sỹ Liên và các sử quan đi sưu tầm, tập hợp tất cả tư liệu, truyền thuyết, dã sử và các giai thoại trong dân gian để biên soạn lại quốc sử.

Như vậy, Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên chủ biên đã không còn bản gốc, và có nhiều chỗ chép lại các giai thoại dân gian để hậu thế tham khảo. Ngay trong đoạn Trần Thủ Độ thảm sát họ Lý thì Ngô Sỹ Liên cũng đã hoài nghi về tính xác thực của tư liệu này, nên có ghi chú để nhắc nhở người đời sau phải suy ngẫm và khảo cứu thêm.

Còn trong dư luận dân gian khi ấy tại sao lại có thái độ chỉ trích cay nghiệt Trần Thủ Độ? Có thể đây là dư đảng của Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn và phe cánh của Đàm Thái Hậu vì oán hận nên thêu dệt, hư cấu những huyền sử để hạ uy tín Thái sư nhà Trần

3.3.KHÔNG ĐỦ BẰNG CHỨNG CẤU THÀNH TỘI PHẠM
a. Lịch sử chống ngoại xâm của triều đại nhà Trần rất vẻ vang, Hưng Đạo Vương là một trong 10 tướng tài kiết xuất nhất của Thế giới. Không lẽ chúng ta lại để cho những hạt sạn trong thảm án mơ hồ này làm hoen ố tính nhân văn cao thượng của dân tộc Việt ?
b. Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thời Lý đã có những thành tựu rực rỡ và được đánh giá rất cao trong Phật giáo thế giới. Một vị vua nhường ngôi để đi tu , tìm đạo giải thoát là hình ảnh cao đẹp và được kính ngưỡng. Nhưng chỉ với giai thoại về câu nguyền rủa đặc mùi cay độc và sân hận của Lý Huệ Tông không chỉ xúc phạm công đức tu hành của Ngài mà còn xúc phạm về đạo lực của các bậc tu hành thời Lý - Trần. Điều này đã làm mờ đi hình ảnh cao đẹp và uy danh của nền Phật giáo VN trên trường quốc tế.
c. Nhà Trần đề cao tinh thần hòa hợp dân tộc và trọng dụng hiền tài, đó là điều cốt lõi trong nghệ thuật kháng chiến chống ngoại xâm, được minh chứng hùng hồn bằng hội nghị Diên Hồng. Đây là đỉnh cao của chính sách hòa hợp dân tộc. Nếu gây ra thảm sát tông môn nhà Lý thì nhà Trần không còn đủ công đức, không thể đắc nhân tâm để có thể triệu tập hội nghị Diên Hồng. Chính điều này đã phủ nhận hoàn toàn những lời vu khống nhà Trần thảm sát tông môn nhà Lý.
d. Nhà Trần luôn duy trì chính sách trọng dụng nhân tài, trong đó có nhân tài họ Lý, đó là điều không thể phủ nhận. Điển hình là việc tôn vinh và trọng dụng trạng nguyên Lý Đạo Tái. Không những thế, Lý Đạo Tái còn được bồi dưỡng, kế thừa chức danh sư tổ của thiền phái Trúc Lâm (Tam Tổ Trúc lâm Huyền Quang).
e. Đoàn kết dân tộc và tính nhân văn cao thượng là truyền thống quý báu của người Việt, cần được khuyến khích, kế thừa và phát triển cho các thế hệ mai sau. Không nên cổ súy cho những sự vu cáo gây ra hận thù giữa các dòng họ. Trong quá trình khảo nghiệm thẩm định về giao lưu với gia tiên các dòng họ, chúng tôi đã nhận được những thông điệp từ thế giới tâm linh rằng cần phải đoàn kết giữa các dòng họ trên tinh thần lục hòa, các oán kết lâu đời giữa các dòng họ cần phải gỡ bỏ, không nên gây thù kết oán giữa các dòng họ, bởi rất nhiều trường hợp hậu duệ của dòng họ này lại là chi nhánh của dòng họ khác do những biến cố lịch sử.
f. Việc bịa đặt, thêu dệt sự thù oán, hiềm khích giữa các dòng họ không chỉ sẽ gây ra hiện tượng bè phái trong hệ thống chính trị mà còn là chướng ngại vật cản trở cho những cuộc hôn nhân khi các đôi uyên ương phải chịu đựng những hậu quả tai hại của sự thù hằn giữa các dòng họ trong quá khứ lịch sử.
Ngày Xưa, đức vua Lê Thánh Tông là vị vua anh minh sáng suốt và nhân ái, đã có hành xử vĩ đại là minh oan cho vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi trong vụ án Lệ Chi Viên,
Thời nay, liệu ai sẽ là “vị minh công” noi gương Lê Thánh Tông để trả lại sự công bằng cho Thái sư Trần Thủ Độ và vua quan nhà Trần, dám phủ quyết những lời buộc tội thiếu căn cứ.
g. Thù trong giặc ngoài của dân tộc ta luôn tìm cách vu khống để hạ thấp uy tín của những vị anh hùng dân tộc, làm quên đi chiến công hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nhà Trần 3 lần đánh tan quân Nguyên là sự kiện vẻ vang trong lịch sử thế giới, thế mà lại bị những tư liệu lịch sử mập mờ nhằm bôi nhọ sự vĩ đại của dân tộc Việt, làm cho thế hệ con cháu mai sau thiếu tin tưởng vào truyền thống oai hùng và đầy nhân ái của dân tộc ta.
Trong khi chờ sưu tầm những sử liệu xác thực cũng như căn cứ vào những tư liệu khảo cổ học thì những nhà khoa học thiện tâm với lịch sử dân tộc cần bày tỏ những chính kiến của mình để hướng mọi người đến những suy nghĩ nhân văn hơn, lo gic hơn , biện chứng hơn về những sự kiện lịch sử của dân tộc.
Với dân tộc Việt nam, tiếng đàn Thạch Sanh chính là nhân văn, Quán Âm Từ bi của dân tộc ta, không giết kẻ thù đã ngã ngưa, thậm chí còn cấp lương thực và cấp thuyền bè xe ngựa cho chúng trở về cố quốc huống chi nhà Trần sao lại nỡ tàn sát tôn thất nhà Lý.
Tóm lại :
Nhà Trần đã kế thừa ngôi nhà Lý một cách danh chính ngôn thuận, trong không khí hòa bình, không hề có đổ máu, do vậy không có lý do để “nhổ cỏ tận gốc”. Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông… đều là những anh hùng có công với nước, đặc biệt có công trạng lẫy lừng 3 lần chiến thắng quân xâm lược mạnh nhất hành tinh lúc bấy giờ là quân Nguyên - Mông. Do vậy, không thể vì những đoạn sử liệu thiếu bằng chứng mà đã vội tin, làm tổn hại đến uy danh, công trạng của các bậc tiền nhân.
Ngày nay, chúng ta căn cứ vào công trạng đối với đất nước nên Trần Thủ Độ được tạc tượng và đặt tên đường phố. Ông gây dựng cơ nghiệp nhà Trần trong buổi đầu, dù quyền hành “nghiêng nước” nhưng cách hành xử của ông quang minh lỗi lạc, chí công vô tư, cho dù hết lòng bảo vệ nhà Trần thì ông cũng không thể dùng thủ đoạn lừa dối, tàn bạo để giết hại tông môn nhà Lý.
Nếu để những hạt sạn trong sử liệu không được xóa đi khiến muôn đời hậu thế vẫn còn suy nghĩ định kiến về nhà Trần cũng như về Trần Thủ Độ thì chúng ta vẫn còn mắc nợ với tiền nhân.
Một “nghi án” không có vật chứng, không đủ bằng chứng, mà chỉ dựa vào “giai thoại trong dư luận sưu tầm trong dân gian truyền miệng” thì không thể kết tội, và nếu không thể kết tội được thì phải tuyên bố đương sự vô tội, trả lại sự công bằng cho Trần Thủ Độ và triều đại nhà Trần.
Và từ đây, cũng xóa được mối hiềm khích tồn tại suốt 8 thế kỷ giữa 2 dòng họ Lý – Trần
 TS.KTS Vũ Thế Khanh, TGĐ UIA
Tôi rất tâm đắc với bài viết này, cám ơn TS.KTS Vũ Thế Khanh đã nói hộ chúng tôi, con cháu họ Trần điều nhức nhối này. Tôi xin nói thêm, lịch sử luôn có khuynh hướng phụng sự chính thể, các sử gia cũng không thể không khom lưng để thuận ý chủ. Với lý lẻ tác giả đưa ra đã phần nào nói lên Thái Sư Trần Thủ Độ không phải người nhẫn tâm!

Thiết nghĩ, không sử gia nào hiện nay sửa nỗi những oan uổng chất chồng trên sách vở, trên miệng tiếng nhiều đời khi không thể có một cuốn sử xưa nào bác bỏ những điều đã thành văn. Chỉ biết trách sử gia Ngô Sĩ Liên đưa một việc tồn nghi đồn đãi trong nhân gian gán ghép giữa thực và hư mà không lường hận thù truyền kiếp. Hỡi con cháu họ Trần và anh em họ Lý hãy mở lòng, hãy có cái nhìn mới trên toàn cục diện để minh oan cho một đại công thần vì dân tộc chuyển đổi ngai vàng, lo chấn hưng xã tắc trở lại huy hoàng!


Tuấn Trần hãy gửi đến nhiều trang họ Trần để công chúng tiếp cận, cám ơn Tuấn đã cất công tìm.
Bloger - Trần Văn Đường
Share:
spacer

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

do