Chương 1
KHÁI QUÁT VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TƯ
TƯỞNG ĐẠO ĐỨC TRIẾT HỌC NHO GIA
1.1 Khái
quát nội dung tư tưởng đạo đức Nho giáo
Nho giáo được ra đời ở thời Xuân Thu do Khổng
Tử (551 – 479 TCN) sáng lập. Sau khi ông mất, tư tưởng của ông đã
được các thế hệ học trò kế thừa. Đến thế kỷ II TCN, Nho giáo mới được giai cấp
phong kiến sử dụng vào việc trị quốc. Ở Trung Quốc, Nho giáo đã tồn tại trong
suốt thời phong kiến và là công cụ giúp các triều vua cai trị đất nước.
Khổng Tử và các học trò của ông đã thấy được sức mạnh và
vai trò to lớn của đạo đức đối với xã hội. Vì vậy, nội dung quan trọng của Nho
giáo là luận bàn về đạo đức.
Theo Khổng Tử, đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của
con người được gọi là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua - tôi, cha - con,
chồng - vợ, anh em, bạn bè. Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất,
Đổng Trọng Thư gọi là Tam cương - ba sợi dây ràng buộc con người từ
trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội. Đức chính là các phẩm chất quan trọng
nhất mà con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên.
Khổng Tử nhấn mạnh “Tam đức” (nhân, trí, dũng); ở Mạnh Tử là “Tứ đức” (nhân,
nghĩa, lễ, trí); Đổng Trọng Thư là “ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín).
Tam cương và ngũ thường được kết hợp và gọi tắt là đạo cương - thường.
Cương
- thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi
phối mọi suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh
của con người. Một mặt, đạo cương - thường góp phần điều chỉnh hành vi của con
người, đưa con người vào khuôn phép theo chế độ lễ pháp của nhà Chu trước đây
và các triều đại phong kiến sau này đặt ra. Cương - thường là nhân tố quan
trọng làm cho xã hội ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của
thiên tử. Mặt khác, đạo cương - thường với nội dung “quân xử thần tử, thần bất
tử bất trung”, “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (vua xử bề tôi chết, bề
tôi không chết là không có lòng trung, cha xử con chết, con không chết là không
có hiếu) là sợi dây trói buộc con người, làm cho con người thụ động trong cả
suy nghĩ và hành động. Tư tưởng này là lực cản sự phát triển của xã hội và là
một trong những nguyên nhân làm cho xã hội phương Đông trì trệ.