THƯ PHÁP - TRẦN VĂN ĐƯỜNG

Chất liệu lụa

Mẹ
T/G: tranvanduong.sg@gmail.com
spacer

Thư pháp - Trần Văn Đường


Chất liệu lụa
Chồng


Vợ

T/G: tranvanduong.sg@gmail.com

spacer

Thư pháp - Trần Văn Đường

Sen






spacer

Bằng Tú Tài của ông Đoàn Sỹ Khuyến - Khải Định năm thứ 10

Bằng Tú Tài của ông Đoàn Sỹ Khuyến - Khải Định ngày 17 tháng 5 năm thứ 10,  người làng Phú Trạch, Quế Xuân, Quế Sơn, Quảng Nam

tranvanduong.sg@gmail.com

spacer

Bằng Tú Tài triều Nguyễn năm Tự Đức thứ 25

Sắc Vua Tự Đức công nhận Tú Tài  và bổ nhiệm ông TRƯƠNG XIỂN


Phiên âm:

Sắc

Tú Tài TRƯƠNG XIỂN quán Nghệ An tỉnh, Đức Thọ phủ, Hương Sơn huyện, Đồng Công tổng, Phụng Công xã. Tú Tài xuất thân hạch trung bình hạng. Tư Lại Bngh bcụ đề chuẩn nhỉ án Hàn Lâm Viện cung phụng sung Ninh Thuận Công Phủ Dực Thiện. Phàm giảng tập chư sự vụ.
Tuân lệ phụng hành, nhược sở sự phất tu, hữu quốc pháp tại.
Khâm tai.
Tự Đức nhị thập ngũ niên, nhị nguyệt, nhị thập lục nhựt.
                                                Ấn Sắc Mạng Chi Bửu.


Thích nghĩa:

Sắc
Ông TRƯƠNG XIỂN quê ở xã Phụng Công, tổng Đồng Công, huyện Hương Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An. Xuất thân học vị TÚ TÀI qua hạch chuẩn hạng trung bình. Nay nghĩ bổ vào Hàn Lâm Viện, làm việc tại Ninh Thuận Dực Thiện Công Phủ, lo công việc giảng dạy. Theo lệ mà làm, nếu không tròn bổn phận có quốc phép răn trị.
Lịnh vậy.
Ngày 26 tháng 2 năm Tự Đức thứ 25.

Ấn  Sắc Mạng Chi Bảo

tranvanduong.sg@gmail.com

spacer

TÁI HIỆN SẮC PHONG

TÁI HIỆN SẮC PHONG



Tái hiện sắc phong của Đô Đốc Trương Bảo - do Vua Quang Trung phong tặng “TRÁNG TIẾT TƯỚNG QUÂN VÕ ÚY BẢO ĐỨC NAM được lưu giữ tại nhà thờ Họ Trương Đức Hòa - Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tỉnh (Tổ quán của Chủ Tịch nước - Trương Tấn Sang)

Bản gốc sắc phong

Đạo Sắc thứ nhất cấp cho ông Trương Bảo.
Vua Quang Trung ban, ấn ký ngày 15 tháng 10 năm Quang Trung thứ 5.


Phiên âm:

          Sắc
          Đức Quang phủ, Hương Sơn huyện, Phụng Công xã.
Tả Bậc Đạo Thanh Hòa Cơ Đội, Trưởng đội Trương Bảo.
Lịch tùng chiến trận thiếu hửu vị lao, đặc chuẩn tự Võ Úy chức khả gia “TRÁNG TIẾT TƯỚNG QUÂN VÕ ÚY BẢO ĐỨC NAM
Suất bổn phận quân, ứng tùng sai bát, nhược giải đãi bất cầnhữu quân hiến tại. Khâm tai.
Cố sắc,
Quang Trung ngũ niên, thập nguyệt, nhị thập ngũ nhựt.
Ấn lệnh “Sắc Mệnh Chi Bảo”

Thích nghĩa:

Ông Trương Bảo người xã Phụng Công, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, chức Cơ đội trưởng đội Thanh Hòa, phò trợ cánh trái. Theo lịch trình chiến trận đã có công lao trội bậc xuất sắc, nay đặc chuẩn khen thưởng tước hiệu: “TRÁNG TIẾT TƯỚNG QUÂN VÕ ÚY BẢO ĐỨC NAM”
Triệt để theo quân lệnh, nếu sai sót buông lỏng, chểnh mảng việc quân, sẽ có quân pháp. Lệnh vậy.

                                        Ấn lịnh “Sắc Mệnh Chi Bửu”
                          Ngày 25 tháng 10 năm Quang Trung thứ 5

tranvanduong.sg@gmail.com
spacer

Huyền tích cầu trấn yểm thủy quái ở Hội An

Trên chùa dưới cầu
Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Hoa, viết nhân dịp ông đến Thuận Hóa năm 1695 có nhắc tới cây cầu nổi tiếng này với tên gọi “Nhật Bản kiều”. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu tuần du phương nam khi xa giá đến Hội An thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp bèn ban cho tên mới “Lai Viễn kiều”, sau đó khắc biển vàng, đến nay bức hoành phi vẫn còn. Người dân địa phương thì quen gọi “Chùa Cầu”, vì bên trên cầu có dựng ngôi chùa thờ đức Huyền Thiên đại đế (hay Bắc Đế trấn võ). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, thực ra đó là ngôi miếu thờ thần Bắc Đế, không phải chùa. Hiện chưa biết chính xác niên đại mà chỉ phỏng đoán cầu xây dựng khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tương truyền do khách buôn Nhật Bản dựng nên, dưới xây đá, trên lát ván, gác mái. Có giả thuyết còn cho rằng chùa (phần trên) xây sau cầu (phần dưới) ngót 100 năm…
Chùa cầu Hội An Chụp từ trên không

Cầu chùa Hội An 1903 (Annam - Le Pont japonais à FaiFo - Photos prises entre 1903).

 
Trên chùa dưới cầu
Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Hoa, viết nhân dịp ông đến Thuận Hóa năm 1695 có nhắc tới cây cầu nổi tiếng này với tên gọi “Nhật Bản kiều”. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu tuần du phương nam khi xa giá đến Hội An thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp bèn ban cho tên mới “Lai Viễn kiều”, sau đó khắc biển vàng, đến nay bức hoành phi vẫn còn. Người dân địa phương thì quen gọi “Chùa Cầu”, vì bên trên cầu có dựng ngôi chùa thờ đức Huyền Thiên đại đế (hay Bắc Đế trấn võ). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, thực ra đó là ngôi miếu thờ thần Bắc Đế, không phải chùa. Hiện chưa biết chính xác niên đại mà chỉ phỏng đoán cầu xây dựng khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tương truyền do khách buôn Nhật Bản dựng nên, dưới xây đá, trên lát ván, gác mái. Có giả thuyết còn cho rằng chùa (phần trên) xây sau cầu (phần dưới) ngót 100 năm…
 
Dị bản trấn yểm
Theo khảo tả của tác giả Nguyễn Quốc Hùng trong cuốn Phố cổ Hội An và việc giao lưu văn hóa ở Việt Nam (NXB Đà Nẵng 2004), Chùa Cầu làm theo kiểu thượng chùa - hạ cầu, rộng 3m, dài 18m. Mái lợp ngói âm dương, trụ xây bằng đá, mặt cầu lát ván, hai đầu cầu nối với 7 gian giữa theo hình chữ I. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, theo một phỏng đoán đó là ngụ ý về thời gian xây dựng công trình kéo dài 3 năm (từ năm Thân - con khỉ đến năm Tuất - con chó). Cầu bắc qua lạch nhỏ nối liền 2 phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Xưa, lạch này có tên Ồ Ồ (tức nước chảy ào ào, theo phát âm của phương ngữ). Cầu đã qua ít nhất 4 lần trùng tu, trong đó 3 lần diễn ra vào các triều vua nhà Nguyễn: Gia Long (năm 1817), Tự Đức (năm 1865), Khải Định (năm 1917); gần đây nhất là năm 1986. Nhưng cũng có tài liệu ghi lần trùng tu sớm nhất vào năm 1763.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng có đề cập ngắn gọn chi tiết trấn yểm của Chùa Cầu (cuốn Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước): Tục truyền xưa kia người Nhật qua đây buôn bán cho rằng chỗ này là cái sống lưng con cù, một quái vật giống như con rồng, đầu ở Ấn Độ và đuôi ở tận đất Phù Tang (Nhật Bản). Mỗi lần nó quẫy đuôi, nước Nhật bị động đất dữ dội. Vì thế, người Nhật cùng với người Việt, người Minh Hương ở Hội An dựng lên cầu này, coi như yểm thanh kiếm xuống huyệt lưng con cù, mong trừ tai họa cho nhân dân Nhật Bản và dân chúng bản địa.
Chưa rõ thực hư và sự linh nghiệm của “bùa trấn yểm” đến đâu, nhưng bản thân “bùa trấn yểm” Chùa Cầu từng bị lũ lụt… đe dọa. Ông Nguyễn Chí Trung kể, trận lụt lịch sử năm 1964 đã cuốn phăng bức tượng gỗ Huyền Thiên đại đế thờ trong chùa, cùng với 1 tượng khỉ đá. Bức tượng gỗ lưu lạc trong dân, mãi đến những năm 1982 - 1984 mới tìm thấy và đang được Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An bảo quản. Riêng tượng khỉ đá thì mất dạng, phải đúc mới… Mùa mưa, nước vẫn chạy rất mạnh qua lạch Ồ Ồ, “túi lũ” Hội An ở hạ lưu Thu Bồn lại bị nhấn chìm trong lũ, và xứ Phù Tang mấy trăm năm qua vẫn hứng chịu động đất…
Còn tác giả Nguyễn Quốc Hùng (sách đã dẫn) kể đến 3 dị bản. Thần tích cũng như huyền thoại trong dân Minh Hương cho rằng quãng sông gần Chùa Cầu vốn được coi như hang ổ loài thủy quái tên Cù. Thủy quái ẩn dưới nước, mỗi lần quẫy mình làm nước sông dâng ngập cả khu phố. Để yểm trừ, người dân lập đền tô tượng rồi cầu đảo rước Huyền Thiên đại đế ngăn chặn tai họa. Dị bản thứ hai kể, xưa phía bắc lục địa châu Á có quái vật tên Cù, đầu ở tận phương bắc, mình ở bên Nhật Bản, đuôi kéo dài sang Việt Nam. Mỗi lần cù trở mình, cả lục địa rung chuyển, Nhật Bản nằm giữa thân cù là điểm chịu nhiều tai họa nhất, động đất triền miên. Những người giỏi thuật phong thủy bèn xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ Huyền Thiên đại đế ở Hội An.
Lại có dị bản cho rằng Chùa Cầu là nơi xây dựng để thờ Linh Phù Thủy Khấu. “Linh Phù” có thể bắt nguồn từ chữ linga (sinh thực khí nam giới) mang dấu hiệu tín ngưỡng Chăm, “Thủy Khấu” dùng chỉ bọn cướp biển. Linh Phù Thủy Khấu, vì thế, ám chỉ thủy thần phù hộ người đi biển, về sau kết hợp với tín ngưỡng Chăm và bảo lưu đến ngày nay…
Do sức mạnh “trấn yểm” đã phai nhòa theo thời gian, hay đó chỉ đơn thuần là niềm tin dân gian gửi gắm trước thiên tai? Câu trả lời thật khó thỏa mãn sự hiếu kỳ, trong khi thiên tai ngày một khắc nghiệt và Chùa Cầu - biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, cũng không tránh khỏi. Chỉ biết rằng, câu chuyện trấn yểm đã trở thành một phần huyền tích ở vùng đất hội nhân, hội thủy Hội An và trở thành một phần lịch sử ở khu di sản văn hóa của nhân loại…
 


Bia trấn yểm
Cách Chùa Cầu khoảng 100m theo đường chim bay có tấm bia cổ dựng trong am nhỏ rộng 1m, sâu 0,6m, tường xung quanh cao 1,1m, ẩn trong gốc đa cổ thụ thuộc trên đường Phan Châu Trinh. Dân gian bảo đấy là tấm bia yểm chiếc đuôi của con cù và kết quả khảo sát gần đây cho thấy giả thuyết này có thể chấp nhận được, chứ không phải là bản đồ vẽ kho báu như dư luận từng đồn đoán. Bia gồm 3 phần, tầng trên cùng khắc 3 vòng tròn, là “tam điểm tinh tượng” theo Đạo giáo. Tầng giữa có hàng chữ “Bắc Đế sắc lệnh lập cực ngự phong yểm thủy đạo” và khắc hình, tên các vì sao; có hàng chữ “Án ma ni bát mê hồng”. Tầng dưới khắc hình 3 đạo bùa.
 
CÂY ĐA BIA YỂM THỦY ĐẠO ĐƯỜNG PHAN CHU TRINH
Tấm bia cổ trong gốc cây đa.
 
Theo Báo Quảng Nam
spacer

Thư họa - Trần Văn Đường


 Minh Nguyệt Vô Tư Chiếu
Thanh Phong Hữu Tình Lai

Nguyệt Quang Minh Chiếu - Tác giả Trần Văn Đường
Nguyệt Quang Minh Chiếu

TG: Trần Văn Đường

spacer

Văn hóa dòng họ trong thời đại hội nhập


Trong quá trình hình thành văn hóa làng xã Việt Nam, văn hóa dòng họ là một yếu tố rất quan trọng và có ý nghĩa rất to lớn. Tuy nhiên trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập ngày nay, văn hóa dòng họ đã có không ít những dấu hiệu của sự mai một. Cũng chính vì thế, vấn đề gìn giữ và bảo tồn những giá trị tinh thần vô cùng quý báu của văn hóa dòng họ là điều đặc biệt quan trọng và cần thiết, để góp phần phát huy nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc
 
Văn hóa dòng họ là đặc sản của nền văn hóa Việt Nam, bắt nguồn từ cộng đồng làng xã vốn lấy nền kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo. Từ xưa, văn hóa dòng họ là sự gắn kết giữa các cá nhân với nhau, giữa các gia đình trong một dòng tộc, giữa các thế hệ trong cùng gia đình…, mà ở đó trật tự, nề nếp gia phong luôn được coi trọng, tinh thần đoàn kết, gắn bó, kính trên nhường dưới, quan hệ hàng xóm làng giềng… luôn được mọi người nâng niu và gìn giữ.
Giống như ở quê hương tôi, vốn là một làng thuần nông tại Hà Tây (cũ), trước kia văn hóa dòng họ cũng luôn được coi trọng. Ở quê hương tôi nói riêng hay ở cả vùng đồng bằng Bắc Bộ thậm chí cả xã hội Việt Nam thời xưa, mỗi dòng họ tuy nghề nghiệp có khác nhau, nhưng phần lớn sống dựa vào ruộng đất, một số ít làm nghề thủ công, một số có tham gia đôi chút thương nghiệp kèm với nghề nông, chăn nuôi, nhưng cả họ đều gắn bó với nhau và noi gương một số gia đình nho học, những gia đình nho học này không những có uy tín trong họ, trong làng mà thường vượt ra khỏi phạm vi làng. Người đỗ đạt cao nhất họ hoặc một nhà nho có uy tín trong vùng thường là chỗ dựa và là niềm tự hào của dòng tộc. 
Nhiều dòng họ đã lập nên những quỹ khuyến học để khuyến khích các bạn trẻ nỗ lực học tập

Hàng năm, vào những ngày trọng đại của dòng họ như ngày giỗ tổ, ngày lễ tết, con cháu nội ngoại từ khắp nơi hội tụ về từ đường để tưởng nhớ vong linh ông bà tổ tiên, đọc cho nhau nghe tộc phổ, nhắc nhở con cháu mối quan hệ thiêng liêng gắn bó họ hàng, chọn nêu gia đình tiêu biểu nhất làm tấm gương về nhân cách, đạo đức cho dòng họ noi theo. Vào những ngày lễ, các gia đình trong cùng dòng họ cùng tới nhà nhau chúc tết hoặc vào những ngày giỗ tổ, mỗi một gia đình trong cùng dòng họ lại cử ít nhất một đại diện đến nhà của Trưởng họ để tổ chức một bữa cơm liên hoan, tạo không khí gẫn gũi, đoàn kết gắn bó giữa các thành viên.
Cũng chính vì thế, vấn đề quan tâm nhất của dòng họ không phải là kinh tế mà chính là ở tư cách đạo đức và học vấn. Các thành viên trong các gia đình tiêu biểu của dòng họ đều ý thức mình phải sống mẫu mực, bởi vì dòng họ, làng xã đều chú ý đến gia đình mình. Mỗi việc làm của họ hoặc mang lại niềm vinh hạnh cho cả dòng tộc, cả làng xã hoặc ngược lại. Chính vì thế truyền thống văn hóa của dòng họ phải luôn luôn được gìn giữ và mọi thành viên phải nhớ câu tục ngữ “giấy rách phải giữ lấy lề”.
Cũng như ở quê hương tôi, mỗi dòng họ lại lập một quỹ khuyến học, nhằm hỗ trợ và khuyến khích mỗi bạn trẻ nỗ lực học tập. Hàng năm, mỗi một bạn trẻ đậu đại học lại được một phần thưởng của dòng họ, mặc dù phần thưởng không lớn về giá trị vật chất tuy nhiên nó lại có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần, bởi đó là sự ủng hộ và ghi nhận của cả dòng họ về chặng đường phấn đấu và nỗ lực học tập của mỗi bạn trẻ.
Không chỉ vậy, mỗi khi một gia đình trong dòng họ có công việc quan trọng như việc cưới xin, ma chay… là cả dòng họ lại cùng nhau tham gia. Mỗi khi trong họ có một người không may gặp ốm đau, bệnh tật, là những thành viên khác trong họ lại tới để thăm nom, chia sẻ… Không chỉ vậy, nhiều dòng họ lớn còn tham gia giúp đỡ nhau trong việc liên kết và phát triển kinh tế, những gia đình khá giả có thể cho các gia đình khó khăn trong họ vay vốn để làm ăn…
Có thể nói trong nền văn hóa Việt Nam từ ngàn xưa, nhắc đến văn hóa dòng họ là người ta nghĩ tới một cộng đồng văn hóa mà trong đó cả cộng đồng đều yêu thương đoàn kết, đùm bọc, hòa hợp với nhau, gắn kết giữa cá nhân và tập thể, giữa cái riêng và cái chung… Điều này cũng được thể hiện trong việc nhiều dòng họ xây dựng từ đường, huy động lập chợ, xây dựng trường học, trùng tu đình miếu, cùng nhau xây dựng đường làng ngõ xóm… Đó thực sự là những giá trị văn hóa rất quý báu của cả dân tộc Việt Nam.
Thách thức trước thời đại hội nhập
Văn hóa dòng họ quý báu là vậy, nhưng rất khó để phủ nhận một hiện thực đó là: những giá trị tốt đẹp của văn hóa dòng họ đang có dấu hiệu bị mai một trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.
Trong thời đại ngày nay, trước sức ép của quá trình đô thị hóa, đặc biệt là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao (như những vùng ven các đô thị lớn) thì sự mai một của văn hóa dòng họ càng trở nên rõ rệt. 
Văn hóa dòng họ đang dần bị mai một, đặc biệt là ở cuộc sống đô thị (ảnh minh họa)

Ở những đô thị lớn, mỗi gia đình đều không còn bị phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp nữa mà thay vào đó là đời sống công nghiệp, dịch vụ… mà ở đó, mỗi cá nhân đều trở nên bận rộn hơn, ít thời gian dành cho họ hàng, làng xóm hơn. Ở thời đại hội nhập, đặc biệt là ở giới trẻ thì ngoài việc học hành bận rộn, các bạn trẻ cũng có quá nhiều tác động xung quanh, những tác động về môi trường xã hội, về quan hệ xã hội, cộng với việc ngày càng có rất nhiều loại hình giải trí nên các bạn trẻ ngày càng “quên” đi những giá trị truyền thống quý báu của cha ông.
Ở thời đại hội nhập, giữa cuộc sống ngày càng năng động và hệ quả là những sức ép ngày càng nhiều hơn… mỗi cá thể đều trở nên sống nhanh hơn, lối sống “cá nhân chủ nghĩa” ngày càng phát triển thì tất yếu đã dẫn tới hệ quả là họ ngày càng ít quan tâm tới dòng họ, tới làng xã.
Đan xen trong tốc độ phát triển kinh tế thì ở xã hội công nghiệp hóa, những giá trị nề nếp, gia phong và truyền thống trong gia đình ở nhiều nơi cũng dần bị mai một, với nhiều gia đình ở các đô thị thì thời gian dành cho dòng họ là rất ít, chỉ những ngày giỗ lớn hay những dịp tết thì họ mới có điều kiện để trở về quê, tìm về với cội nguồn dòng họ của mình.
Thêm vào đó, trong thời đại hội nhập, ngoài những giá trị mang tính phi vật thể thì cả văn hóa vật thể như từ đường, gia phả, bia ký... trải qua thời gian cũng không còn được nguyên vẹn. Hiện tại ở nhiều địa phương, nhiều dòng họ thì vấn đề khôi phục và xây dựng lại từ đường, tìm lại gia phả…cũng đã gặp không ít những khó khăn.
Bảo tồn những giá trị quý báu của văn hóa dòng họ là vô cùng cần thiết (ảnh minh họa)

Như vậy có thể thấy, những giá trị của văn hóa dòng họ đang đứng trước thách thức ngày càng lớn trong thời đại hội nhập. Chính vì thế, để gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của cha ông thì cách tốt nhất là mỗi một cá nhân rất cần ý thức được một cách sâu sắc về những giá trị tốt đẹp đó để từ đó trân trọng và bảo vệ. Không chỉ vậy, các cơ quan quản lý ngành văn hóa cũng cần có thêm những giải pháp nhằm xây dựng và đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng đời sống văn hóa, tôn vinh gia đình văn hóa, hỗ trợ phục hồi văn hóa dòng họ, tôn vinh những dòng họ có đóng góp lớn cho xã hội…. Ngoài ra, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, của những người làm công tác văn hóa nghệ thuật… cũng cần được nêu cao hơn nữa, đó là việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, định hướng cộng đồng đặc biệt là với thế hệ trẻ về giá trị tốt đẹp của văn hóa dòng họ. Chỉ có sự ý thức của mỗi cá nhân đồng thời là sự chung tay của toàn xã hội thì những giá trị của dòng họ mới luôn được gìn giữ và phát huy, góp phần tạo nên nền văn hóa Việt luôn tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
L.Sơn
spacer

Tư liệu: Hồ Con Rùa và khám Chí Hòa trong thế trấn yểm long mạch Sài Gòn

Hai kiến trúc độc đáo này không chỉ nổi tiếng ở Sài Gòn mà còn có rất nhiều giai thoại mang màu sắc huyền bí, ly kỳ xung quanh. 

Con rùa lớn yểm đuôi rồng
 Hồ Con Rùa không phải là hồ tự nhiên, và giờ cũng không thấy con rùa nào. Hãy tìm hiểu lịch sử hình thành, gắn liền với sự thịnh suy của các “triều đại” cũ đất Sài thành.

Trước 1836: là cổng thành
Trước năm 1790, vị trí này là cổng thành Bát Quái (tiền thân của thành Gia Định) do Gia Long xây dựng. Sau năm 1833, Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt chiếm thành, chống lại triều đình. Đến năm 1836, quân triều đình lấy lại thành và phá bỏ để xây thành mới là Gia Định. Lúc này, cổng thành Bát Quái cũ trở thành nằm bên ngoài thành, trên đường xuống bến sông.

Thời Pháp: là tháp nước
Người Pháp chiếm được thành Gia Định, san phẳng vào năm 1859 và tiến hành quy hoạch lại Thành phố. Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ngay cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng. Năm1865, Thống đốc Nam Kỳ đặt tên con đường số 16 là đường Catinat. Một tháp nước cũng được xây dựng ở vị trí Hồ Con Rùa để cung cấp nước cho dân cư.

Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển. Sau 1921: là giao lộ
1921, con đường Catinat được mở rộng nối dài đến đường Mayer (đường Võ Thị Sáu). Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre. Cắt giao lộ là đường Testard (Võ Văn Tần bây giờ) và đường Larclauze (Trần Cao Vân).

Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp, người dân ở đây thường gọi là Công trường ba hình. Đến năm 1956 thì bị người Việt phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ trong quần thể tượng đài và được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.

Hồ Con Rùa có tên chính thức là Công trường Quốc tế (trước là Công trường Chiến sĩ trận vong). Đây là nút giao của 3 con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Tuy không chính thức được xác nhận, nhưng rất nhiều giai thoại cho rằng hồ Con Rùa được thiết kế thêm hồ phun nước hình bát giác, con rùa đội bia. Và trụ đứng vươn lên cao ở giữa hồ chính là biểu tượng bát quái đồ, Kim Quy cùng chiếc đại đinh đóng xuống đất là để yểm đuôi rồng.

Các vị cao niên kinh qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của vùng đất này đã kể những giai thoại rằng, vốn là người đa nghi và cuồng tín. Bởi vậy, sau khi nhậm chức tổng thống, ông luôn trong tâm trạng bất an, lo lắng cho vị thế của mình. Vào năm 1967, nghe tin có thầy địa lý cao tay ở Hong Kong, Thiệu liền cho người mời sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập.
Thầy địa lý nghiên cứu đến mấy ngày sau rồi phán: “được xây trên long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng. Đuôi rồng nằm cách đó non 1 km, rơi vào vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con rùa lớn trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống mới mong bền vững”.

Ho con rua tại sài gòn
Đây là hình chụp năm 1972 chúng ta còn thấy con rùa với cái bia trên lưng khắc tên những quốc gia đồng minh trong chiến tranh

Vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu lập tức tin theo, cho xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ, một biểu tượng phong thủy thường dùng để của người xưa. Hồ có 4 đường đi bộ xoắn ốc đều hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội bia đá.

Ngoài ra, khu vực trung tâm còn có một cột cao mang hình cánh hoa xòe phía trên. Cột cao này được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Năm 1972, Công trường Chiến trị trận vong được đổi thành Công trường quốc tế. Vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ. Tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

Lại có giai thoại khác liên quan đến việc hồ Con Rùa là sản phẩm trấn long mạch Sài Gòn. Giai thoại này gắn liền với nguồn gốc xây Dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, lấy núi giả trong Thảo Cầm Viên làm bình phong, sông Thị Nghè làm lưu thủy, tạo thế long chầu, hổ phục.
Người Pháp biết rõ điều này, liền cho xây nhà thờ Đức Bà mặt trước bên phải Dinh, hòng phá vỡ thế chữ Vương (gồm đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Pastuer – Phạm Ngọc Thạch hiện nay), thêm một chấm thành chữ Chủ nhằm phá luôn long mạch của Dinh. Do vậy phải xây thêm hồ Con Rùa để phá thủy, làm nước phun lên.

Nhưng còn một điều rất huyền diệu về hồ Con Rùa mà rất ít người bình thường để ý đến, chỉ có các thầy phong thủy và các kiến trúc sư học thêm bộ môn trấn yểm mới hiểu tận tường những bí ẩn trong thiết kế tổng quan của Sài Gòn xưa. Đó là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh nằm ngay giữa ngã tư Võ Văn Tần – Lê Quý Đôn xưa chính là chùa Khải Tường. Chùa Khải Tường là nơi chúa Nguyễn Phúc Ánh trên đường bôn tẩu tránh sự truy đuổi của Tây Sơn có ghé qua tá túc. Và hoàng tử Đảm – sau này trở thành vua Minh Mạng – đã được sinh tại nơi đây.
Tương truyền, khi hoàng tử Đảm – chân mệnh đế vương – ra đời, chùa Khải Tường đã phát ra hào quang đến 3 đêm liền. Nếu nhìn trên bản đồ chụp từ vệ tinh thì chùa Khải Tường thẳng trục với Dinh Độc Lập và vuông góc với hồ Con Rùa. Việc trấn yểm này còn liên quan đến ngũ hành, âm dương, phá thủy, giả sơn mà các thầy chiêm tinh, địa lý nào cũng phải biết.
Do đó, không phải ngẫu nhiên mà hồ Con Rùa nằm thẳng trục với nhà thờ Đức Bà trên đường Phạm Ngọc Thạch, còn chùa Khải Tường thẳng trục Dinh Độc Lập. Bốn công trình nổi tiếng này đều được xây dựng tại những địa điểm mà xưa kia ít nhiều đều dính dáng đến long mạch của Sài Gòn và càng không phải ngẫu nhiên mà tạo thành một hình vuông, nếu chiếu bóng sẽ trở thành một đường thẳng.

Bát quái trận giam giữ linh hồn người đã khuất
Một kiến trúc khác được cho là biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa. Toàn bộ khu trại giam này rộng khoảng 7 ha, được người Pháp xây dựng từ những năm 1943.
Sở dĩ người ta cho rằng khám Chí Hòa là một biểu tượng phong thủy dùng để trấn yểm Sài Gòn là bởi kiến trúc của nó khá đặc biệt. Trại giam này được một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái. Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, có hình bát giác với 8 cạnh đều nhau, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ: càn, khôn, chấn, tốn, cẩn, khảm, đoài, ly.
Đây là công trình được đánh giá khá cao, bởi nó hòa hợp được những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.

khám Chí Hòa
Khám Chí Hòa nhìn từ trên cao xuống
Một vài tài liệu nghiên cứu cho rằng, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trân bát quái trận đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín phía ngoài, còn phía trong toàn song sắt. Toàn khu trại giam chỉ có một cửa vào, người ta gọi đó là cửa Tử. Qua cửa này là hệ thống đường hầm.
Trại giam Chí Hòa, được người Pháp cho xây dựng từ năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hoà rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch. 

Điều đặc biệt nhất của khám Chí Hòa là tất cả các lối di chuyển bên trong đều được thiết kế theo cung vị. Chính vì thế, người bình thường khi bước qua cửa Tử sẽ mất hết phương hướng, như lạc vào một mê cung trận đồ, không thể tìm thấy lối ra. Chính giữa hình bát giác là một sân rộng cũng được thiết kế theo hình bát quái đồ, với 8 khu hình tam giác chụm vào nhau.
Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phu nước như cột cao của hồ Con Rùa đã nói ở phần trên. Nhìn từ trên cao, đài phun nước này có hình dáng như một thanh gươm đâm thẳng xuống đất. Những giai thoại về khám Chí Hòa đều ghi lại vai trò mấu chốt của thanh gươm này và gọi tên nó là “tru tiên kiếm”.

Tru tiên kiếm trấn yểm khám Chí Hòa, khiến những tên tội phạm dù có xảo quyệt, tinh ranh đến đâu cũng không thể trốn được. Nếu tru tiên kiếm bị nhổ lên thì toàn bộ bát quái trận đồ được thiết kế công phu sẽ tự vỡ.
Chính lối kiến trúc áp dụng bát quái trận đồ nhuốm màu sắc huyền linh này mà người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử. Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch vốn là môn khoa học không phải bất kỳ ai cũng nghiên cứu và tiếp nhận được.

Người ta xem khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ giữa lòng Sài Gòn, bởi lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công. Một là của người tù cộng sản vào năm 1945, và hai là của tên giang hồ khét tiếng Phước “tám ngón” sau đó 50 năm.
Hiện tại, bát quái trận đồ đã bị san bằng một nóc nhà cũng bởi tính quá hoàn hảo của nó. Trước kia, các nhà nghiên cứu kinh dịch, lý số khi nhìn vào khám Chí Hòa đều lắc đầu bởi âm binh, chướng khí tại nơi này quá nặng. Vì những tù nhân chẳng may qua đời ở đây thì linh hồn bị bát quái trận đồ giam giữ, không tài nào thoát ra được.

Không biết thật giả ra sao, nhưng chính tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tin vào điều này. Ông Diệm đã cho mời một thầy địa lý cao tay nhằm hóa giải một phần trận đồ. Và sau đó, nóc nhà khu GF của bát quái trận đồ vô cùng hoàn hảo đã bị san bằng. Thuận theo ý trời, lòng người, ngoài cửa Tử, cửa Sanh đã được mở để cho các linh hồn được bay đi và sớm siêu thoát.
Có thể những truyền thuyết, giai thoại nhuốm màu huyền linh, kỳ bí nhưng xét về khía cạnh khoa học ngày nay thì không có thật. Nhưng cũng phải thừa nhận, khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ hoàn hảo, ở đó giống như một mê cung đồ khiến ta mất hết mọi khái niệm về phương hướng lẫn không gian và thời gian.
spacer
do