GIA PHẢ HỌ VÕ PHÁI NHÌ LÀNG PHÚ THÁI QUẾ SƠN - PII


LÀNG THỔ NGÕA

CỐ HƯƠNG CỦA NGÀI TIỀN HIỀN
VÀ CON CHÁU HỌ VÕ LÀNG PHÚ THÁI


Đến năm 1074, năm năm sau khi Chế Củ mất ngôi, triều đình Chiêm Thành chống lại việc Chế Củ đầu hàng nhượng đất cho vua Lý, đem quân cướp lại ba châu, nhưng lần tiến quân nào cũng bị quân dân Đại Việt đánh bại. Từ năm 1284 đến năm 1288, trước nạn xâm lăng của quân Nguyên-Mông, ba nước Đại Việt, Chiêm Thành, Chân Lạp phải liên kết chống kẻ thù chung. Sau ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông thắng lợi, Đại Việt và Chiêm Thành trở nên thân thiện. Năm 1301, thượng hoàng Trần Nhân Tông đi thăm Chiêm Thành, hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân. Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý làm lễ cưới. Năm 1307, Chế Mân lâm bệnh chết. Theo tục Chiêm Thành, hoàng hậu phải vào hoả đàn để tuẩn táng. Vua Trần Nhân Tông sợ Huyền Trân phải chết, sai người tìm cách cứu thoát. Sau sự kiện này, bang giao hai nước Đại Việt và Chiêm Thành lại rắc rối. Năm Hồng Đức (Lê Thánh Tông) thứ nhất (1470) Chiêm Thành đưa hơn
mười vạn quân xâm phạm bờ cỏi Đại Việt. Vua Lê Thành Tông tự cầm quân vào đánh chiêm Thành. Dẹp xong quân Chiêm, Vua xuống chiếu kêu gọi dân phiêu tán từ các vùng phía Bắc di dân xuốg phía Nam, lập ấp ở châu Bố Chính. Đây là đợt di dân thứ ba của nhà nước Đại Việt, sau đợt thứ nhất thời Lí Nhân Tông năm 1075 và đợt thứ hai thời Hồ Quý Ly năm 1403.
Gia phả họ Nguyễn còn lưu giữ được cho biết , ông Nguyễn Khống (tự Khắc Nhượng) quê làng Thổ Vượng, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An (nay thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một võ tướng theo vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt ChiêmThành. Chiến thắng trở về năm 1471, thực hiện chiếu chỉ di dân của vua, ông đưa một số người vốn là binh sỹ dưới quyền vào đây khai hoang lập ấp. Vợ ông là bà Hoàng Thị Trường, người làng Ngoạ Kiều cùng huyện với ông cũng đưa các con theo chồng đi xây dựng quê hương mới. Tên làng Thổ Ngoã do ông Nguyễn Khống đặt năm 1472 trên cơ sở ghép hai từ đầu của làng cũ, Thổ Vượng quê ông và Ngoạ Kiều quê bà. Dần dần dân cư làng Thổ Ngoã (Ngọa) ngày càng đông thêm. Ngoài họ Nguyễn còn có họ Trần, họ Trương, họ Đỗ... Ông Nguyễn Khống chủ trương phân chia điền thổ, đào giếng, lập chợ, xây dựng đình chùa, cắt đất tế lễ. Dân làng vô cùng mến mộ ông. Khi ông mất, cả làng tôn ông là “Thần hoàng” làng và thờ ông tại đình làng. Như vậy tính đến năm 2012, làng Thổ Ngoạ đã có lịch sử tròn 540 năm.

Song Lam - Nghe An

Một góc núi Hồng - sông Lam, đặc trưng về địa-văn hóa của xứ Nghệ



Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu () cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh. Trung tâm của Xứ Nghệ nằm ở hai bên dòng sông Lam là phủ Đức Quang và phủ Anh Đô khi xưa, tức là các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay.

Danh xưng Nghệ An có từ năm 1030 thời nhà Lý, niên hiệu Thiên Thành thứ 2 đời Lý Thái Tông. Lúc đó gọi là Nghệ An châu trại (安州寨), sau đó thì đổi thành trại Nghệ An ri Nghệ An phủ (安府), Nghệ An thừa tuyên (安承宣). Năm 1490, vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức thứ 21) đổi tên từ Nghệ An thừa tuyên thành xứ Nghệ An (gọi tắt là xứ Nghệ) đồng thời với các đơn vị hành chính khác lúc bấy giờ như: xứ Kinh Bắc, xứ Sơn Nam, xứ Đông, xứ Đoài, xứ Thanh Hóa, xứ Lạng Sơn... Năm 1831, thời vua Minh Mệnh, Xứ Nghệ bị tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1976, hai tỉnh lại hợp thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh. Năm 1991, tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay.

Cương vực xứ Nghệ bắt đầu được mở rộng sang lãnh thổ Lào ngày nay từ thời nhà Lê sơ, phát triển đến rộng nhất là thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (với 11 phủ), đến thời Pháp thuộc thì người Pháp cắt khoảng nửa về cho đất Lào (5/11 phủ), phần còn lại tương đương với lãnh thổ 2 tỉnh Nghệ AnHà Tĩnh ngày nay.

Năm Thuận Thiên nguyên niên thuộc đạo Hải Tây
Năm Quang Thuận thứ 7 đặt làm Nghệ An thừa tuyên; Năm Hồng Đức thứ 1, định bản đồ tỉnh này có 9 phủ, 27 huyện, 2 châu. Thiên nam dư hạ lục chép rằng: Phủ Đức Quang lĩnh 6 huyện là Thiên Lộc, La Sơn, Nghi Xuân, Chân Phúc, Hương Sơn, Thanh Giang, Phủ Anh Đô lĩnh 2 huyện là Nam Đường, Hưng Nguyên. Phủ Diễn Châu lĩnh 2 huyện là Đông Thành và Quỳnh Lưu. Phủ Hà Hoa lĩnh 2 huyện là Thạch Hà và Hà Hoa. Phủ Trà Lân lĩnh 4 huyện là Kỳ Sơn, Tương Dương, Vĩnh Khang, Hội Ninh. Phủ Quỳnh Châu lĩnh 2 huyện là Trung Sơn, Thuý Vân, Phủ Trấn Ninh lĩnh 7 huyện là Quang Vinh, Minh Quảng, Cảnh Thuần, Thanh Vị, Kim Sơn, Châu Giang, Trung Thuận. Phủ Ngọc Ma lĩnh một châu Trịnh Cao, phủ Lâm An lĩnh một châu Quy Hợp. Toàn hạt 25 huyện, 2 châu.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đổi làm xứ: Xứ Nghệ. Lúc bấy giờ, Xứ Nghệ gồm 9 phủ.
Phủ Đức Quang quản lĩnh 6 huyện: Thiên Lộc (Can Lộc và bắc Lộc Hà ngày nay), La Sơn (Đức Thọ), Chân Phúc (Nghi Lộc), Thanh Chương (gồm huyện Thanh Chương và tây nam huyện Nam Đàn hiện nay), Hương Sơn (bao gồm các huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê ngày nay) và Nghi Xuân.
 
Nơi đây sanh ra rất nhiều hiền tài xưa nay, có tầm ảnh hưởng của xứ sở địa linh nhân kiệt đất Nghệ An – Hà Tỉnh và núi sông hùng vĩ. Họ Võ tại đó, sẽ mang theo hào khí ấy. Cội nguồn của họ Võ Phú Thái tại huyện Can Lộc thuộc phủ Đức Quang xa xưa còn ai, dấu tích tổ tiên thế nào, chưa có cơ hội hành hương về nguồn cội để truy tìm. Lá rụng sẽ về cội, những giọt máu họ Võ tha hương sẽ có ngày hòa chung với dòng máu nguyên sanh. 
Nguồn từ internet



SƠ LƯỢC
TIỂU SỬ VŨ CÔNG THỦY TỔ

Theo các tư liệu nghiên cứu về lịch sử dòng họ Vũ- Võ Việt Nam, vào đời nhà Đường, khoảng đầu thế kỷ thứ 9, có một vị quan tên Vũ Huy người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến. Sau đó, ông làm sớ dâng lên vua Đường xin nghỉ hưu. Ông Vũ Huy vốn tinh thông khoa địa lý phong thủy, vì vậy trên đường đi du ngoạn về phương Nam. Đến ấp Mạn Nhuế thuộc huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu, nay là thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Ngài thấy một thế  đất đẹp ở khu cánh đồng có 98 gò đất nhỏ bao quanh một gò cao và lớn, tựa như 98 ngôi sao chầu về mặt trời (cửu thập bát tú triều dương ). Cái gò ấy địa phương gọi là Đống Dờm. Theo thuyết địa lý - phong thủy nếu mộ táng ở đây con cháu sẽ phát về khoa bảng, công danh hiển hách. Cụ Vũ Huy quay trở về Phúc Kiến đưa hài cốt thân phụ sang táng ở Đống Dờm, rồi làm nhà ở tạm để trông nom ngôi mộ.
Khi ấy ở làng Mạn Nhuế có một thôn nữ tên Nguyễn Thị Đức là con nhà nề nếp, tính tình đoan trang phúc hậu. Có lẽ do duyên trời đã định, nên gia đình cô thôn nữ đã chấp nhận lời cầu hôn của ông Vũ Huy.  Được hơn một năm, bà có thai, ông đưa bà trở về Phúc Kiến.

Mùng Tám tháng Giêng năm Giáp Thân (804) bà sinh con trai. Ông bà đặt tên con là Vũ Hồn. Ngay từ thuở nhỏ, Ngài rất khôi ngô, tuấn tú. Vua Đường khen ngợi  cho là nhân tài, vì thơ văn hay, sách lược giỏi, nên xuống chiếu bổ dụng một chức quan trong Tả Thị Lang Bộ Lễ  triều đình, phụ trách lễ nghi, cúng tế và thi cử trong nước. Được 2 năm thăng chức Đô Đài Ngự Sử.
Năm 841 (Tân Dậu) đời Đường Vũ Tôn, niên hiệu Hội Xương thứ nhất, Ngài được cử làm Kinh Lược Sứ thay Hàn Uớc. Trong thời gian ở An Nam, Ngài Vũ Hồn đã đi kinh lý và xem xét nhiều nơi, đồng thời để tâm chú ý việc tìm địa điểm tốt vì Ngài đã muốn chọn quê ngoại để định cư sau này. 

Ngài đã nhiều lần về Mạn Nhuế thăm mộ ông nội ở Đống Dờm, sau đó đã đi thăm tất cả các vùng lân cận. Một lần Ngài đến trang Lạp Trạch huyện Đường An thấy về phía Tây thôn ấy có cánh đồng hoang, cỏ lau rậm rạp, rải rác có những gò đống tựa 5 con ngựa, 7 ngôi sao ( ngũ mã tiền triều, thất tinh hậu ứng)  hoặc những ao, mà dưới đáy có doi đất nổi lên như hình quả bút, nghiên mực, quyển sách… Theo kiến thức về địa lý - phong thủy, đấy là một kiểu đất đẹp rất tốt cho hậu thế của Trang Ấp này.
Sau đó một thời gian, Ngài xin từ quan, Vua Đường chuẩn y. Ngài liền đưa mẹ sang An Nam định cư ở Lạp Trạch, vì theo Ngài: “Người xưa được một ngày nuôi cha mẹ, dẫu làm đến Tam Công cũng không sướng bằng, ta nay còn có mẹ già, há nên tham giàu sang mà không nghĩ đến hiếu dưỡng hay sao?” 

Ngài xây dựng cơ ngơi cho gia đình, rồi chiêu mộ dân cư ở rải rác các vùng xung quanh về làm ruộng, khai hoang, giúp đỡ họ tiền bạc để xây dựng nhà cửa. Ngài mở trường dạy học, bốc thuốc cho dân, lập nên một xóm nhỏ, đặt tên là Khả Mộ trang ( có nghĩa là ấp Đáng Mến), sau dân cư đông đúc thêm. Đời Trần đổi tên thành thôn Mộ Trạch (nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) dần dần thành một thôn ấp có văn hoá, có lễ nghĩa và làm ăn thịnh vượng.

Do công đức to lớn của Ngài, nên dân làng Khả Mộ tôn kính Ngài như cha mẹ, đã xin với Ngài rằng: “Dinh cơ ngài hiện nay để ở, sau khi Ngài mất, dân làng sẽ dùng làm miếu để thờ phụng Ngài”. Ngài ưng cho, lại bảo rằng: “Trang khu có hậu đạo với ta thì phải trọng lời di chúc của ta, mà ngàn năm thờ phụng”. Ngài lại cho thêm năm nén vàng, tậu ruộng ao để cung ứng cho việc tế tự, khỏi phiền dân đóng góp.
Ngày Rằm tháng Tám năm Canh Ngọ (850) mẹ Ngài - cụ bà Nguyễn Thị Đức,  qua đời Ngài khóc than khôn cùng rồi rước linh cữu mẹ về táng ở xã Kiệt Đặc, huyện Thanh Lâm (làng Kiệt Thượng, phường Văn An, Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay).
Năm 853 (Quý Dậu), năm ngài vừa đúng 49 tuổi, ngày mùng Ba tháng Chạp, ngài đang dạy học, thì thấy trong người khó chịu, rồi thiếp đi, không bệnh gì mà hoá. Trang dân và gia nhân bèn rước ngài lên xứ Đồng Cạn, một gò đất nhỏ trong cánh đồng phía Tây Bắc thôn trang để an táng.
Dân làng tôn Ngài làm Thành Hoàng, mới đầu thờ tại dinh cơ Ngài để lại, về sau làm thêm đình, miếu thờ cũng để ghi công Ngài vừa là người khai ấp Khả Mộ, vừa là người dạy dỗ đem học vấn, lễ nghĩa đến cho dân cư trong làng. Đồng thời cũng thờ Ngài như một ông Tổ đầu tiên của dòng họ Vũ - Võ nước Nam. Bốn mùa hương khói không dứt cho đến ngày nay.

Sau khi Vũ công Thủy Tổ qua đời, đến lượt phu nhân cũng được con cháu an táng liền kề bên, gọi là “mộ song táng”. Vì vậy, đến nay khu gò đất táng di hài Ngài có tên Mả Thần. Mả Thần được tôn tạo, tu bổ vào năm 1993. Sau đó, có một số nhà  công đức đã mua thêm đất nới rộng và xây dựng mới rất hoành tráng, đường vào cũng được mở rộng và khánh thành vào đầu năm 2011. Năm 2012 tiếp tục xây thêm Tháp Bút và Nghiên Mực cùng vườn Tiến sĩ trong quần thể khu lăng mộ  của Thủy tổ Dòng họ Vũ - Võ Việt Nam trông vô cùng uy nghi và bền vững để lại cho đời sau chiêm ngưỡng.


VŨ HỮU CHÍNH
TT/BCH họ Vũ - Võ Phía Nam
tổng hợp tháng 01 năm 2013
 



NGÀI TRIỆU TỔ


VÕ CHÁNH ĐỨC
武正德
TUYÊN CHẾ BINH THƯ VỤ TRUNG ĐÔ CẬN THẦN
VÕ ĐẠI LANG
Thụy THƯỢNG SĨ CHI LINH


Sanh hạ:
1/                         THỊ   THƯỢNG 
2/       Ngài                VĂN  NHƠN  
3/       Ngài                CHÁNH TRỰC




Triệu Tổ Họ Võ





ĐỜI THỨ NHẤT
CON NGÀI VÕ CHÁNH ĐỨC
 

TỔ CÔ
 VÕ THỊ THƯỢNG
Thụy THIỆN CHI LINH




        Tư liệu xưa ghi trong phó ý như sau:
        Tổ cô      Võ nhất nương,
        húy         Thượng,
        hiệu        Thiện chi linh.
Bà là chị cả, trưởng nữ của ngài Võ đại lang Chánh Đức. Bà ở lại Nghệ An cùng cha, thân thế và sự nghiệp nơi tổ quán lưu trữ, con cháu ở Quảng Nam lâu đời không ai biết thêm.


ĐỜI THỨ NHẤT
CON NGÀI VÕ CHÁNH ĐỨC

 


Ông là trưởng nam của ngài Chánh Đức, ông làm quan cuối thời vua Lê – chúa Trịnh.
Chúa Nguyễn Hoàng chiêu tập người đàng Ngoài vào khai phá xây dựng đàng Trong, nhân cơ hội ngài từ quan vào Quảng Nam khai phá, lập ấp Phú Khương, sau đổi thành làng Phú Thái, dân tôn ngài là tiền hiền. Ngài sanh hạ cháu con và là vị tổ đời thứ nhất của họ Võ làng Phú Thái.
Bà vốn người làng Thổ Ngõa, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An, là cháu tằng tôn của tướng Trần Nguyên Hãn.
Ông bà ra đi gặp may mắn và đã chọn được nơi đắc địa để an phận, vui thú điền viên, dành lúc an nhàn huấn dụ cháu con học đạo thánh hiền lấy Phật đạo tu học thuần hành cầu quả phúc.


Tiền Hiền  VÕ VĂN NHÂN

Ảnh mộ ông
Khi mất ông thọ 74 tuổi, mộ táng tại Gò Soài Nhị tục gọi xứ mả cố. Năm 1995 (Nhâm Thân) hậu duệ trong và ngoài nước cùng chung nhau xây thành lăng. Đến năm 2003 tu sửa thêm cho khang trang và thụy lập Thiên Định lăng giữa địa thế uy nghi thanh tú..
Lăng bà Tiền Hiền Phu Nhân cũng đã được xây nguy nga vào tháng 3 năm 2003 nhằm tháng 2 năm Quí Mùi, thụy lập Thiên Thuận lăng gần lăng ông..


Ảnh mộ bà



    ĐỜI THỨ NHẤT

CON NGÀI VÕ CHÁNH ĐỨC


Tư liệu xưa ghi:
Thúc tổ                 Võ tam lang
Húy             Chánh Trực
Hiệu            Phụ Độ chi linh.
Ông là thứ nam của ngài Chánh Đức, ông ở lại Nghệ An  cùng cha. Thân thế và sự nghiệp của ông lưu truyền nơi tổ quán, ở Quảng Nam không thấy bút tích để lại nữa.




ĐỜI THỨ HAI

CON NGÀI VÕ VĂN NHÂN
 





Ngài trưởng nam ngài Lê Triều Trung Quân Để Lãnh Thự Quốc Công, làm quan võ Nhà Nguyễn đến chức Quản cơ, dung mạo ngài phương phi, binh pháp tinh thông.. Thời trai trẻ dọc ngang, nhưng lúc trí sĩ ngài xuất gia cầu đạo tu Phật lấy pháp tự là Bích Nhãn Năng Sư, đạo hiệu là Huyền Thông và thụy là Từ Hạnh Tiên Sanh.

Khi ông mất thọ 67 tuổi, mộ táng tại xứ nhà thờ, lập bia ngày 26.3 năm Nhâm Thân đến 12.7 năm  Ất Hợi (1997) con cháu trong và cả ngoài nước trùng tu xây thành lăng Tổ Sư.
Danh tánh bà không có di chỉ nào ghi lại
 Ông bà sanh năm người con:
1/ Ngài    Võ Văn   Cảnh 
2/ Ngài    Võ Văn   Thanh
3/ Ngài    Võ Văn   Long
4/ Ngài    Võ Công Ba
5/ Bà       Võ Thị    Luật


Ông bà có sáu người cháu nội trai nhưng đời sau vô hậu, mả mồ bà xiêu lạc dấu tích.

Một vị quan khi trí sĩ, ông đã chọn thiền môn tìm lý đạo soi lại những thiệt hơn trần thế. Ông đã ngộ ra rằng đúng cũng ở đó và sai cũng ở đó, vì vốn dĩ là vô thường. Trên đầu là cửa Phật dưới chân là bờ Giác, ông ung dung giữa chốn nhiệm màu.
“Vào cửa từ bi, hoằng dương Phật đạo phương giải thoát,

Qua bờ giác ngộ, tịnh cảnh Như lai pháp nhiệm màu.”
Và đời sau đang đề trên bia đá tặng cho ông.
 
Ảnh mộ ngài Võ Kim Bảng Từ Hạnh Tiên Sanh
Ảnh mộ ngài Võ Kim Bảng Từ Hạnh Tiên Sanh



ĐỜI THỨ HAI

CON ÔNG VÕ VĂN NHÂN


Ngài làm quan thời Chúa Nguyễn được phong đến chức Dực Nghĩa Hầu Đô Sứ, chiêu tập nhân dân vùng Nghệ An theo ngài vào Đàng Trong khai khẩn đất hoang. Sau ngài cáo quan về khẩn đất lập vườn, canh ruộng, an phận nuôi dạy cháu con.

Ông bà sanh hạ:
1/ Ngài Võ Công Đạt
2/ Ngài Võ Văn Thông

Ngài qua đời năm 72 tuổi, mộ ông táng tại xứ Tràm. Đến năm 1995 con cháu kẻ trong nước người nước ngoài cùng chung nhau trùng tu, xây dựng lại khang trang  mỹ mãn.
Kỵ ông bà theo xuân thu quý tiết của tộc tại từ đường.
Con cháu của ngài lưu hậu khá đông, tuy có sa sút do chiến tranh, nhưng cũng lắm người học hành đỗ đạt. Hiện nay, một số vẫn ở lại với quê cảnh ruộng nương lam lũ gìn giữ mồ mả tổ tiên, một số khác vào miền Nam lập nghiệp và một số ít định cư nơi hải ngoại.

Bà mất năm nào không rõ, mộ bà táng bên cạnh mộ ông, mới trùng tu năm 2003.
 


Mộ ngài Võ Viết Phú




ĐỜI THỨ HAI
CON ÔNG VÕ VĂN NHÂN




Ông bà Nhuận sanh hạ con cháu bao nhiêu người không ai biết rõ, theo bản phó ý soạn năm Nhâm Thân (1872) thì kế đời ông là lục đại tổ, nhưng ngài Võ Đức Thắng và ngài Võ Đức Du chỉ mới ở hàng ngũ đại tổ, do đó ngài Thắng và ngài Du là hàng cháu nội.

Tư liệu cũ có ghi và truyền miệng rằng: “Khi ngài Đức Nhuận qua đời, không con nối nghiệp nên thân tộc đã sắp đặt con ngài Võ Văn Thông, quý tôn của ngài Võ Viết Phú là ngài Đức Thắng, ngài Đức Thuận, ngài Đức Hòa và ngài Đức Du đứng thừa tự kế thế dĩ hạ tại  đệ nhị phái”.
Mộ ông nằm cạnh mộ anh ruột Dực Nghĩa Hầu Đô Sứ Võ Viết Phú tại Xứ Tràm. Năm 1995 con cháu cả tộc trùng tu xây dựng; còn mộ bà về sau thất lạc.

Mộ Ngài Võ Đức Nhuận


ĐỜI THỨ BA
(lục đại tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC BẢNG 

NGÀI VÕ VĂN THANH                   B. KHUYẾT DANH
武文清

Ngài sanh hạ:

1/       Võ Văn Quý         武文
2/       Võ Văn Thạnh      武文
3/       Võ Văn Lý            武文
4/       Võ Văn Định        武文
5/       Võ Văn Chiểu       武文

6/       Võ Văn Bình         武文


ĐỜI THỨ BA
(lục đại tổ)
CON ÔNG VÕ VIẾT PHÚ


Ngài sanh hạ:
1/       Võ Viết Khương             武曰羌
2/       Võ Viết Ninh                  武曰宁
3/       Võ Văn Minh                 武文明
4/       Võ Thị Phái




ĐỜI THỨ BA
(lục đại tổ)
CON ÔNG VÕ VIẾT PHÚ


Ngài sanh hạ:
1/       Võ Đức Thắng                武德胜
2/       Võ Đức Thuận               武德顺
3/       Võ Đức Hòa                  武德和

4/       Võ Đức Du                     武德攸

CÁC NGÀI THUỘC NGŨ ĐẠI TỔ:

PHÁI I
-         VÕ VIẾT QUÝ
-         VÕ VIẾT THẠNH
-         VÕ VĂN LÝ
-         VÕ VĂN ĐỊNH
-         VÕ VĂN CHIỂU
-         VÕ VĂN BÌNH
-         VÕ VIẾT KHƯƠNG
-         VÕ VĂN NINH
-         VÕ VĂN MINH

PHÁI II
-         VÕ ĐỨC THẮNG
-         VÕ VĂN KẾ
-         VÕ VĂN NĂNG
-         VÕ ĐỨC THUẬN
-         VÕ ĐỨC HÒA
-   VÕ ĐỨC DU

Họ Võ
Mộ Cao Cao Cao Tổ Phái II
               


CHI ÔNG VÕ ĐỨC THẮNG 
ĐỜI THỨ

(ngũ đại tổ)
CHÁU ÔNG VÕ ĐỨC NHUẬN

Sanh hạ:
1/       Võ Đức Hạnh      (武德幸) (I)
2/       Võ Đức Tài          (武德才) (II)



ĐỜI THỨ NĂM
(cao tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC THẮNG  (I)

Sanh hạ:
1/       Võ Đức Thành      (武德成)
2/       Võ Đức Tấn          (武德进)
3/       Võ Đức Lộc          (武德禄)
4/       Võ Văn Tú            (武德秀)


ĐỜI THỨ NĂM
(cao tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC THẮNG  (II)
Ô. VÕ ĐỨC TÀI
Sanh hạ:
1/       Võ Văn Có        (武文固)



ĐỜI THỨ SÁU
(tằng tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC HẠNH
Võ Đức Thành
Sanh hạ:
1/       Võ Văn Chợ      


ĐỜI THỨ SÁU
(tằng tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC HẠNH
         

Ô. VÕ ĐỨC TẤN
武德进

B. KHUYẾT DANH

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Sỹ        




ĐỜI THỨ SÁU
(tằng tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC TÀI
         

Ô. VÕ ĐỨC CÓ
武德固

KHUYẾT DANH


Sanh hạ:
1/       Võ Văn Kỵ       (武文忌)
 (vô tự)


ĐỜI THỨ BẢY
(tổ khảo)
                  CON ÔNG VÕ ĐỨC THÀNH
         

Ô. VÕ VĂN CHỢ 
文....
Mộ tại  . . . . . . . . . . ..

B. KHUYẾT DANH


Sanh hạ:
1/       Võ Văn Chim


ĐỜI THỨ BẢY
(tổ khảo)
                  CON ÔNG VÕ ĐỨC TẤN
         

Ô. VÕ ĐỨC SỸ
武德

B. NGUYỄN THỊ DƯƠNG
阮氏

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Hóa  (*)
2/       Võ Văn Hống (**)             



ĐỜI THỨ TÁM
(hiển, bá, thúc khảo)
                  CON ÔNG VÕ ĐỨC CHỢ
         

Ô. VÕ VĂN CHIM
文占

B. CAO THỊ MƯU
高氏谋

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Quyền
2/       Võ Văn Hành
3/       Võ Văn Hạ


ĐỜI THỨ TÁM
(hiển, bá, thúc khảo)
CON ÔNG VÕ ĐỨC SỸ    (*)
         

Ô. VÕ VĂN HÓA
文化

B. NGUYỄN THỊ CỦA

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Thức
2/       Võ Văn Lôn              



ĐỜI THỨ TÁM
(hiển, bá, thúc khảo)
CON ÔNG VÕ ĐỨC SỸ   (**)


Ô. VÕ VĂN HỐNG
文吼

B. CAO THỊ TIỆN
高氏便


Sanh hạ:
1/       Võ Văn Ngõa


ĐỜI THỨ CHÍN
(nhất thế đại)
CON ÔNG VÕ ĐỨC CHIM
         

Ô. VÕ VĂN QUYỀN
文卷

B. LÊ THỊ MÀ
刘氏


Sanh hạ:
1/       Võ Văn Chấp                 
 (vô tự)



ĐỜI THỨ CHÍN
(nhất thế đại)
CON ÔNG VÕ VĂN HÓA
         

Ô. VÕ VĂN LÔN
文仑

B. CAO THỊ ĐẠT
高氏

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Xe
2/       Võ Văn Khuê
3/       Võ Thị Đá
4/       Võ Văn Cảo              

ĐỜI THỨ CHÍN
(nhất thế đại)
CON ÔNG VÕ VĂN HỐNG
         

Ô. VÕ VĂN NGÕA
文瓦

B. VÕ THỊ ĐẾN


Sanh hạ:
1/       Võ Văn Vày
2/       Võ Thị Hợi
3/       Võ Thị Tào 


ĐỜI THỨ MƯỜI

CON ÔNG VÕ VĂN LÔN
         

Ô. VÕ VĂN CẢO
文杲.      

B. NGUYỄN THỊ DÓM
阮氏肛      

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Mùi
2/       Võ Văn Cải
3/       Võ Văn Được
4/       Võ Vô danh
5/       Võ Thị Cái              (Hết hậu)



ĐỜI THỨ MƯỜI

CON ÔNG VÕ VĂN NGÕA
         

Ô. VÕ VĂN VÀY
Sanh năm . . . . .. mất  .
Mộ tại  . . . . . . . . . ..
Giỗ ngày . . . . . . . . .


B. CAO THỊ NHỰT
高氏日
Sanh năm . . . . .. mất  . . . . .
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . . . .
Giỗ ngày . . . . . . . . . . . .       



Sanh hạ:
1/       Võ Văn Tập
2/       Võ Thị Lan
3/       Võ Thị Thuyền
4/       Võ Văn Phạp
5/       Võ Văn Nhâm

ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
( nội tôn )
CON ÔNG VÕ VĂN VÀY
         

Ô. VÕ VĂN TẬP
文集
Sanh năm . . . . .. mất  . . .
Mộ tại  . . . . . . . . .. . . . . 
Giỗ ngày . . . . . . . . . .

B. KHUYẾT DANH


Sanh hạ:
1/       Võ Văn Hội
2/       Võ Văn Ngộ
3/       Võ Thị ........
4/       Võ Văn Mùi
5/       Võ Vô danh      
(vô tự)

ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
( nội tôn )
CON ÔNG VÕ VĂN VÀY
         

Ô. VÕ VĂN NHÂM
文任
Sanh năm . . . . .. mất  . . . . .
Mộ tại  . . . .. . . . . . . . . . .
Giỗ ngày . . . . . . . . . . . . .       


B. LÊ THỊ THÂM
黎氏深
Sanh năm . . . . .. mất  . . . . .
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . .. . . .
Giỗ ngày . . . . . . . . . . . . .       



Sanh hạ:
1/       Võ Thị   Diễn
2/       Võ Thị   Phụng
3/       Võ Thị  Thất
4/       Võ Văn Thân
5/       Võ Vô danh
6/       Võ Văn Cữu
7/       Võ Thị  Đợi           
(vô tự ?)       


* Bà Võ Thị Diễn, có chồng người họ . . . . . . . . . . . làng . . . . . . .  .  sanh . . . . con, gia đình sanh sống tại . . . . . . . . . . . . . . .
* Bà Võ Thị Phụng, có chồng người họ . . . . . . . . . . . làng . . . . . . .  sanh . . . . con, gia đình sanh sống tại . . . . . . . . . . . . . . .
* Bà Võ Thị Thất, có chồng người họ . . . . . . . . . . . làng . . . . .
sanh . . . . con, gia đình sanh sống tại . . .  . . .
* Bà Võ Thị Đợi, có chồng người họ . . . . . . . . . . . làng . . . . ...
sanh . . . . con, gia đình sanh sống tại . . . . . . . . . . . .

(hết phần ông Đức Thắng)



 CHI ÔNG VÕ ĐỨC NHUẬN
ĐỜI THỨ

(ngũ đại tổ)
CHÁU ÔNG VÕ ĐỨC NHUẬN
         

1/  Ô. VÕ ĐỨC KẾ
武德


2/  Ô. VÕ ĐỨC NĂNG
武德能


ĐỜI THỨ
(ngũ đại tổ)
CHÁU ÔNG VÕ ĐỨC NHUẬN
         

3/Ô. VÕ ĐỨC THUẬN
武德顺

B. PHAN THỊ MẦU
潘氏牟

Sanh hạ:
1/       Võ Đức  Đãng      (武德宕)
2/       Võ Đức Lương     (武德良)




ĐỜI THỨ NĂM
(cao tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC THẮNG
         

Ô. VÕ ĐỨC ĐÃNG
武德宕

B. LƯU THỊ BÁN
刘氏半

Sanh hạ:
1/       Võ Đức Sơn     (武德山)
2/       Võ Văn Thạch
3/       Võ Văn Hiệp



ĐỜI THỨ NĂM
(cao tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC THẮNG
         

 Ô. VÕ ĐỨC LƯƠNG
武德良

B.  TRẦN THỊ LAN
陈氏兰

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Diện        (武文面)
2/       Võ Văn Giao         (文交) vô hậu



ĐỜI THỨ SÁU
(tằng tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC ĐÃNG
         

 Ô. VÕ  ĐỨC SƠN
武德山

B. NGUYỄN THỊ ĐẰNG
氏滕

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Chánh          (武文政)
2/       Võ Văn Huyên
3/       Võ Văn Sa
4/       Võ Văn Năng
5/       Võ Văn Đơn


ĐỜI THỨ SÁU
(tằng tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC LƯƠNG
         

 Ô. VÕ ĐỨC DIỆN
武德面
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . .
Giỗ ngày …………… 

B.  LÊ THỊ LIÊN
黎氏莲
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . . . .
Giỗ ày ………………

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Phiếm   (Ký)      (武文)
2/       Võ Văn Hay          (武文) vô hậu
3/       Võ Văn Trang      (武文庄) vô hậu
4/       Võ Văn Nghiêm    (武文严)
5/       Võ Thị Trú           ()     



ĐỜI THỨ BẢY
(tổ khảo)
CON ÔNG VÕ ĐỨC SƠN
         

 Ô. VÕ  VĂN ĐƠN
武德

B. TRẦN THỊ LÝ
氏俚

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Tiên
2/       Võ Văn Soan
3/       Võ Văn Để


ĐỜI THỨ BẢY
(tổ khảo)
CON ÔNG VÕ VĂN DIỆN
         

Ô. VÕ ĐỨC PHIẾM
武德汜


Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . . .
 Giỗ ngày :……

B.  LÊ THỊ THIỆT
   黎氏舌
B.   VÕ THỊ TÚC
氏足
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . .


Sanh hạ:
1/       Võ  Văn Ký          (武文既)
2/       Võ Văn Túc   (?)   (武文) vô hậu



ĐỜI THỨ TÁM
(hiển, bá, thúc khảo)
CON ÔNG VÕ ĐỨC ĐƠN
         

 Ô. VÕ  VĂN TIÊN
武德先

B. KHUYẾT DANH


Sanh hạ:
1/       Võ Văn Ai
(hết hậu)


ĐỜI THỨ TÁM
(hiển khảo)
CON ÔNG VÕ VĂN PHIẾM


Ô. VÕ VĂN KÝ
武文既
Mộ tại  . . . . . . . . . . .. . .
Giỗ ngày ……………… 

B. KHUYẾT DANH

Mộ tại  . . . . . . . . . . . .
Giỗ ngày ………

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Mậu        (武文茂)


ĐỜI THỨ CHÍN

CON ÔNG VÕ VĂN KÝ
         

Ô. VÕ VĂN MẬU
武文茂
Mộ tại             chưa rõ
Giỗ ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch     

B. CAO THỊ VĂN
高氏闻
Mộ tại               chưa rõ
Giỗ ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch     

Sanh hạ:
1/       Võ Thị Thấy          
2/       Võ Thị Triết
3/       Võ Thị Gần
4/       Võ Văn Đề


ĐỜI THỨ MƯỜI

CON ÔNG VÕ VĂN MẬU
         

Ô. VÕ VĂN ĐỀ
武文提
Năm sanh, mất, mộ không rõ
Mộ tại  rẫy ông Yên
Giỗ hội ngày 13 tháng 6 âm lịch      

B. PHẠM THỊ XƯƠNG
范氏昌
Năm sanh, mất, mộ không rõ
B. ĐẶNG THỊ QUYÊN
邓氏蠲
Năm mất không rõ, mộ tại Tràm

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Thiếu
2/       Võ Văn Phụng
3/       Võ Thị Thỉ
4/       Võ Văn Đốc
5/       Võ Văn Bồi
6/       Võ vô danh
7/       Võ Văn Mót 

Mộ ông
 ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT

CON ÔNG VÕ VĂN ĐỀ
         

Ô. VÕ VĂN THIẾU
武文少
ÔNG ĐA
Mộ tại     gò Tràm
Giỗ ngày 13 tháng 6  âm lịch     

B. TRẦN THỊ THUYỀN
陈氏船
Mộ tại  gò Tràm
Giỗ ngày 13 tháng 6  âm lịch     

Sanh hạ:
1/       Võ  Thị Đậu
2/       Võ Văn Đa
3/       Võ Văn Đoan
4/       Võ Văn Định
5/       Võ Văn Đô

VÕ VĂN THIẾU




ĐỜI THỨ MƯỜI HAI

CON ÔNG VÕ VĂN THIỂU
         

Ô. VÕ VĂN ĐÔ
武文都
Sanh năm 1906, mất  2000
Mộ tại  gò Tràm
Giỗ ngày mùng 3 tháng chạp       

B. TRẦN THỊ VINH
陈氏荣
Sanh năm 1906, mất  1969
Mộ tại  gò Tràm
Giỗ ngày 20 tháng giêng       


Ông Võ Văn Đô tức ông Đốc, tính tình hiền hậu; cưới bà Trần Thị Vinh người làng . . . . . . . . .
Sanh hạ:
1/       Võ  Văn Triều (Đốc)  sanh năm 1940 hy sinh 1966
2/       Võ Thị Học                 sanh năm 1941
3/       Võ Thanh Tơ              sanh năm 1943
4/       Võ vô danh
5/       Võ Thị Ấu                  sanh năm 1946 chết
6/       Võ Văn Bảy       sanh năm 1951 chết 1973
7/       Võ Văn Tỵ                  sanh năm 1953 chết 1969
8/       Võ Văn Mùi                sanh năm 1955
9/       Võ Thị  Mười             sanh năm 1958

Ảnh ông Võ Văn Đô
* Ông Võ Văn Triều tức Võ Văn Đốc, sanh năm 1940, đi bộ đội, hy sinh năm 1966, ông chưa có vợ con. Mộ ông táng tại Xứ Tràm.
* Bà Võ Thị Học, có chồng họ Nguyễn, người làng An Xuân, gia đình hiện sanh sống tại xã Phú Thọ, sanh được một gái.
* Bà Võ Thị Ấu chưa chồng bị giặc bắn chết trước nhà năm 196…
* Ông Võ Văn Bảy đi dân quân địa phương, hy sinh năm 1973, chưa   
      vợ, chưa con.
* Ông Võ Văn Tỵ cùng anh trai đi dân quân địa phương hy sinh năm 1969.
* Bà Võ Thị Mười lấy chồng họ Trần làng Xuân Phước, sanh một gái, gia đình hiện ở Xuân Phước.

Mộ ông bà Đốc




ĐỜI THỨ MƯỜI BA

CON ÔNG VÕ VĂN ĐÔ
         

Ô. VÕ THANH TƠ
武青丝
Sanh năm 1943


B. LÊ THỊ PHÒNG
黎氏房
Sanh năm 1950
B. LÊ THỊ KHANH
黎氏卿
Sanh năm 1956


Ảnh ông Võ Thanh Tơ
Ông Võ Thanh Tơ, con trai ông Võ Văn Đô, ông đi bộ đội bị bắt cầm tù tại Côn Đảo, năm 1972 trao trả về tại Lộc Ninh. Sau 1975 về chăm bón ruộng vườn, lo báo đáp cha mẹ tuổi già.


Ông cưới bà Lê Thị Phòng người xã Quế Phong, sanh được một trai và hai gái. Trong những ngày dao du việc làng việc xã ông gá nghĩa với bà Lê Thị Khanh người làng Phước Chỉ, sanh một trai út ngoài giá thú.



Sanh hạ:
Dòng I   
1/       Võ  Thanh  Lương         sanh năm 1978
2/       Võ Thị Kim Thiện          sanh năm 1980
3/       Võ Thị Kim Thảo           sanh năm 1989
Dòng II
4/       Võ Hoàng Huy Tâm       sanh năm 1985

* Võ Thị Kim Thiện sanh năm 1980, có chồng họ Nguyễn, người huyện Đại Lộc, gia đình hiện sanh sống tại quê chồng, sanh một trai một gái.
* Võ Thị Kim Thảo sanh năm 1989,có chồng họ . . . . .người làng . .  . . . . . . gia đình hiện sanh sống tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 



ĐỜI THỨ MƯỜI BA

CON ÔNG VÕ VĂN ĐÔ
         

Ô. VÕ VĂN MÙI
武文未
Sanh năm 1956


B. CAO THỊ HOA
高氏花
Sanh năm 1957



Ảnh ông Võ Văn Mùi
Ông Võ Văn Mùi, con trai thứ của ông Võ Văn Đô, đảng viên Đảng Cộng Sản. Ông cưới bà Cao Thị Hoa người xã Phú Thọ, sanh được hai trai và ba gái.
Ông là một hậu duệ có tâm với tộc họ, trong thời gian xây dựng nhà thờ tộc ông đã thường trực tại công trình gần tám tháng.
 Gia đình làm nông, nhà tại xã Phú Thọ, riêng ông đang tham gia trong chính quyền địa phương.





Sanh hạ:
1/       Võ Thị Phương              Thất lộc
2/       Võ Thị Vân                    sanh năm 1983
3/       Võ Thị Lợi                      sanh năm 1986
4/       Võ Văn Danh                 sanh năm 1989
5/       Võ Văn Vọng                 sanh năm 1997

* Võ Thị vân sanh năm 1983,có chồng họ Phạm, người làng Nam Tân, gia đình hiện sanh sống tại quê chồng, sanh một trai một gái.
* Võ Thị Lợi sanh năm 1987, có chồng họ Nguyễn, người Quảng Ngãi, gia đình hiện sanh sống tại Quảng Ngãi, sanh một trai.


 ĐỜI THỨ MƯỜI BỐN
CON ÔNG VÕ VĂN TƠ
         

 VÕ THANH LƯƠNG
Sanh năm 1978


 NGUYỄN THỊ BÉ
Sanh năm 1979

Võ Văn Lương là trưởng nam của ông Võ Văn Tơ, cưới Nguyễn Thị Bé người làng Đông Phú, xã Quế Châu. Gia đình sinh sống tại  thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam.
Chồng làm công nhân, vợ làm KCS tại xí nghiệp may Tuấn Đạt, Tam Kỳ.
Sanh các con:
1/       Võ Nguyễn Mỹ Duyên    sanh năm 2007
2/       Võ Nguyễn Bảo Ngọc     sanh năm 2012



ĐỜI THỨ MƯỜI BỐN
CON ÔNG VÕ VĂN TƠ
         

 VÕ HOÀNG HUY TÂM
Sanh năm 1978

 PHAN THỊ MAI
Sanh năm 1985

Võ Hoàng Huy Tâm là thứ nam của ông Võ Văn Tơ và bà Lê Thị Khanh, cưới Phan Thị Mai  người Hà Tỉnh. Gia đình sinh sống tại xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sanh hạ:
1/       Võ  . . . . . . . . . .. .           sanh năm 19.....
2/       Võ  . . .  . . . . . . .. .                   sanh năm 19.....



ĐỜI THỨ MƯỜI BỐN
CON ÔNG VÕ VĂN MÙI
         

Ô. VÕ VĂN DANH
Sanh năm 1989

B. NGUYỄN THỊ BÍCH
Sanh năm 1989

Võ Văn Danh là con trai của ông Võ Văn Mùi và bà Cao Thị Hoa, cưới Nguyễn Thị Bích người tỉnh Ninh Thuận. Gia đình sinh sống tại  thành phố Hồ Chí Minh.

Sanh hạ:

1/       Võ .........................        sanh năm 20......





CHI ÔNG VÕ ĐỨC HÒA
ĐỜI THỨ 
(ngũ đại tổ)
CHÁU ÔNG VÕ ĐỨC NHUẬN
         

2. Ô.   VÕ ĐỨC HÒA
武德和
Đạo hiệu  HUYỀN THÁI
 Thụy    NGỘ PHƯỚC TIÊN SINH


B.  PHẠM THỊ THAI
范氏

Ngài Võ Đức Hòa, cùng đời với ngài Đức Thắng, ngài Đức Du theo như bản phó ý cầu siêu soạn ngày 12 tháng 6 năm Nhâm Thân, đối chiếu với Tây lịch nhằm ngày 17 tháng 7 năm 1872. Ông đã có vợ sanh con và cuối đời tu hành Phật Đạo. Ông lấy đạo hiệu là Huyền Thái, thụy là Ngộ Phước Tiên sanh.
Sanh hạ:
1/       Võ Đức Lợi       (武德利)
2/       Võ Công Khoa (武公科)cao tổ bá nhị lang, vô tự
* Võ Văn Xứng  (武文)  
* Võ Đức Đạo      (武德道)cao tổ thúc nhất  lang, tướng thần tử trận. Các ông là huynh đệ thúc bá đồng đường, của ông Võ Đức Lợi và Võ Công Khoa. 



ĐỜI THỨ NĂM
(cao tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC HÒA
         

Ô. VÕ ĐỨC XỨNG
武德
ÔNG KHOA ()

B.  LÊ THỊ KÝ
黎氏既

Trong Phó Ý chỉ ghi ông Võ Đức  Khoa là anh của ông Võ Đức Lợi, có thể do chữ Khoa và chữ Xứng gần giống nên hai tên nhưng chỉ một ông.
Sanh hạ:
  1/     Võ Văn Ký    (武文既)  
vô tự

ĐỜI THỨ NĂM
(cao tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC HÒA
         

Ô. VÕ ĐỨC LỢI
武德利

B.  NGUYỄN THỊ VẬT
阮氏勿

Sanh hạ:
1/       Võ Đức Cạnh       (武德)
2/       Võ Đức Chủng      (武德)
3/       Võ Đức Giá          (武德稼)

ĐỜI THỨ SÁU
(tằng tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC LỢI
         

Ô. VÕ ĐỨC CHỦNG
武德
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . .
Giỗ ngày 20 tháng giêng      

B.  NGUYỄN THỊ KHÁNG
阮氏肴(Hào)
B.  NGUYỄN THỊ TRA
阮氏查
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Giỗ ngày 20 tháng giêng      

Sanh hạ:
1/                Võ Văn Dưỡng     (武文)
2/                Võ Văn Hàng        (武德)
3/                Võ Văn Lồn          Vô tự
4/                Võ Văn Du           Vô tự
5/                Võ Đức Phước      Vô tự          


ĐỜI THỨ BẢY
(tổ khảo)
CON ÔNG VÕ ĐỨC CHỦNG
         

Ô. VÕ VĂN DƯỠNG
武文
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . .

B.  ĐOÀN THỊ THÂN
阮氏身
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . .

Sanh hạ:
 1/               Võ Văn Trinh       (武文)


ĐỜI THỨ SÁU
(tằng tổ)
CON ÔNG VÕ ĐỨC LỢI
         

Ô. VÕ ĐỨC GIÁ
武德稼
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . . .
       

B.  KHUYẾT DANH


Sanh hạ:
1/       Võ Văn Di            (武文移)
2/       Võ Thị Lư            (武氏)

ĐỜI THỨ BẢY
(tổ khảo)
CON ÔNG VÕ ĐỨC GIÁ
         

Ô. VÕ VĂN DI
武文移
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . .

B.  LÊ THỊ DỤ
黎氏
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . .
      

Sanh hạ:
1/       Võ Văn Trì           (武文持)
2/       Võ Văn Ấn           (武文印)
3/       Võ Văn Thắng      (武文)


ĐỜI THỨ TÁM

  CON ÔNG VÕ VĂN DI
         

Ô. VÕ VĂN TRÌ
武文持
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . . . .

B. LÊ THỊ .....
 阮氏
  Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . .


Sanh hạ:
   1/    Võ Văn Niệm



ĐỜI THỨ CHÍN

  CON ÔNG VÕ VĂN TRÌ
         

Ô. VÕ VĂN NIỆM
武文念
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . . . .

B. NGUYỄN THỊ HOAN 阮氏
  Mộ tại  . . . . . . . . . . . . .


Sanh hạ:
1/       Võ Văn Khiết
2/       Võ Văn Phối
3/       Võ Văn Vĩnh
4/       Võ Văn Thường


ĐỜI THỨ MƯỜI

CON ÔNG VÕ VĂN NIỆM
         

Ô. VÕ VĂN KHIẾT
武文契
  Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . . . . . . .       

B.     ĐỖ THỊ HỬ
           杜氏
   Mộ tại  . . . . . . . . . . . . .


Sanh hạ:                      ( Vô tự )





ĐỜI THỨ MƯỜI

 CON ÔNG VÕ VĂN NIỆM
         

Ô. VÕ VĂN PHỐI
武文配
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . .
Giỗ ngày . . . . . . . . . . . . . 
     

B.  KHUYẾT DANH


Sanh hạ:
   1/    Võ Văn Hiến


ĐỜI THỨ MƯỜI
CON ÔNG VÕ ĐỨC NIỆM
         

Ô. VÕ VĂN VĨNH
武文永
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Giỗ theo tộc ngày 20 tháng giêng
       

B. VÕ THỊ CẤN
           武氏艮
Mộ tại  . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Giỗ ngày 20 tháng giêng       

Sanh hạ:                     
1/                Võ Văn Thẹp
2/                Võ Văn Trà
3/                Võ Văn Lặt




ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT

CON ÔNG VÕ VĂN PHỐI
         

Ô. VÕ VĂN HIẾN
ÔNG TỬU
武文
Mộ tại núi Kỳ Sơn, huyện Tam Kỳ
Giỗ ngày . . . . . . . . . . . . .       

B.     BÙI THỊ BẬN
裴氏

Mộ tại  Rừng Làng
Giỗ ngày . . . . . . . . . . . . . 

Ông tánh tình hiền hậu, ai cũng mến thương, nhà nghèo. Sau đi vào núi Kỳ Sơn kéo gỗ làm che, đêm nghỉ tại núi, đang lúc mọi người ngủ, ông ngồi chất lửa sưởi ấm bị cọp rình bắt.
Giữa núi rừng hoang vu, đêm đen mịt mờ, ông đối mặt với hung thần và cái chết. Ai thấy được nỗi đớn đau khi thịt da xé toạt, chẳng biết kêu ai khi trời cũng vô tình không cứu.
Ông chết, đống xương vung vãi sau nhiều ngày tìm được, phần mất phần còn, những gì tìm thấy gôm lại và đắp thành mộ nhưng, cũng chỉ một nấm đất đơn sơ không bia ghi khắc tuổi tên. Gần thế kỷ trôi qua, xói mòn, nấm mồ xưa còn mất mấy ai hay. Chướng nghiệp khắc khe, hờn trách ai! Con cháu ông trưởng thành rồi tuổi già, ray rức, nắm xương vẫn chưa đem về xây mộ ở quê nhà.

 Sanh hạ:
1/       Võ Văn Tửu
2/       Võ Văn Trà         chết sớm
3/       Võ Văn Pha

* ông Võ Văn Trà chết sớm, chưa vợ, mộ tại Rừng Làng.



ĐỜI THỨ MƯỜI HAI

CON ÔNG VÕ VĂN HIẾN
         

Ô. VÕ VĂN TỬU
武文酒
Sanh năm . . . . .. mất  . . . . .
Mộ tại  Lò Thổi
Giỗ ngày . . . . . . . . . . . . .      

B.     TRẦN THỊ ĐỂ
氏抵
Sanh năm . . . . .. mất  . . . . .
Mộ tại  Rừng Làng
Giỗ ngày . . . . . . . . . . . . .
      

Ông Tửu giống cha bổn tánh hiền lương, kết hôn với bà Trần Thị Để người cùng làng, sanh được bốn người con trai nhưng hai người sau chết sớm.
Sanh hạ:
1/       Võ Văn Sắc
2/       Võ Văn Tây (thất lộc)
3/       Võ vô danh
4/       Võ Văn Tào
5/       Võ Văn Khang      (thất lộc)


ĐỜI THỨ MƯỜI BA
CON ÔNG VÕ ĐỨC TỬU


Ô. VÕ VĂN SẮC
武文色
Sanh năm 1927, mất  2000
Mộ tại  Rừng Làng
Giỗ ngày . . . . . . . . . . . . .       


B.     ĐỖ THỊ MƯỜI
杜氏迈
Sanh năm 1928

   

Ông Võ Văn Sắc, anh em với ông Võ Văn Tào, sanh ra trong cảnh nhà nghèo, chinh chiến. Tuy học ít nhưng biết tìm tòi nên rất thông việc ở đời, văn hay chữ đẹp, Năm 1946-1954 tham gia phong trào Việt Minh kháng chiến. Sau năm 1954 chính quyền Sài Gòn truy bắt, ông trốn ra ở Chợ Tổng, huyện  Điện Bàn, cưới vợ người tại đó. Chẳng bao lâu ông tham gia Quốc Dân Đảng; năm 1975 bị tập trung cải tạo tại An Điềm hơn một năm. Ông bà lập nghiệp tại quê vợ, chết năm 2000, vợ con đưa về táng tại Rừng Làng


Ảnh ông Võ Văn Sắc

Sanh hạ:

1/       Võ Thị Anh          sanh năm 19 ....             
2/       Võ Thị Hạnh        sanh năm 19 ....
3/       Võ Thị Tuyết        sanh năm 19 ....
4/       Võ Thị Khánh      sanh năm 19 ....


                                                
* Bà Võ Thị Anh, có chồng, gia đình sanh sống tại Chợ Tổng.
* Bà Võ Thị Hạnh, có chồng, gia đình sanh sống tại Điện Bàn.
* Bà Võ Thị Tuyết, có chồng người họ ……. làng …………..
* Bà Võ Thị Khánh, có chồng người họ ……làng …………. .





ĐỜI THỨ MƯỜI BA

CON ÔNG VÕ TỬU
         

Ô. VÕ VĂN TÀO
武文曹
Sanh năm 1932

B.     CAO THỊ SUNG
高氏充
Sanh năm  1931


Sanh hạ:
1/       Võ Thị Hồng         sanh năm 1955
2/       Võ Thị Nhỏ           (thất lộc)
3/       Võ văn Bốn           (thất lộc)
4/       Võ Văn Chút        (thất lộc)
5-6-7/ Võ vô danh
8/       Võ Văn Bình         sanh năm 1977

Ảnh bà Cao Thị Sung và ông Võ Văn Tào

* Bà Võ Thị Hồng, không có chồng nhưng có một con trai, hiện nhà ở gần cha mẹ.





ĐỜI THỨ MƯỜI BỐN

CON ÔNG VÕ TÀO
         

Ô. VÕ VĂN BÌNH
武文平
Sanh năm 1977


B.NGUYỄN THỊ LỢI       阮氏利
Sanh năm 1978


Sanh hạ:

1/       Võ Thị Thúy Uyên              sanh năm  2001
2/       Võ Nguyễn Thanh Thiên    sanh năm  2006



spacer

THƯ PHÁP - TRẦN VĂN ĐƯỜNG

Chất liệu lụa

Mẹ
T/G: tranvanduong.sg@gmail.com
spacer

Thư pháp - Trần Văn Đường


Chất liệu lụa
Chồng


Vợ

T/G: tranvanduong.sg@gmail.com

spacer

Thư pháp - Trần Văn Đường

Sen






spacer

Bằng Tú Tài của ông Đoàn Sỹ Khuyến - Khải Định năm thứ 10

Bằng Tú Tài của ông Đoàn Sỹ Khuyến - Khải Định ngày 17 tháng 5 năm thứ 10,  người làng Phú Trạch, Quế Xuân, Quế Sơn, Quảng Nam

tranvanduong.sg@gmail.com

spacer

Bằng Tú Tài triều Nguyễn năm Tự Đức thứ 25

Sắc Vua Tự Đức công nhận Tú Tài  và bổ nhiệm ông TRƯƠNG XIỂN


Phiên âm:

Sắc

Tú Tài TRƯƠNG XIỂN quán Nghệ An tỉnh, Đức Thọ phủ, Hương Sơn huyện, Đồng Công tổng, Phụng Công xã. Tú Tài xuất thân hạch trung bình hạng. Tư Lại Bngh bcụ đề chuẩn nhỉ án Hàn Lâm Viện cung phụng sung Ninh Thuận Công Phủ Dực Thiện. Phàm giảng tập chư sự vụ.
Tuân lệ phụng hành, nhược sở sự phất tu, hữu quốc pháp tại.
Khâm tai.
Tự Đức nhị thập ngũ niên, nhị nguyệt, nhị thập lục nhựt.
                                                Ấn Sắc Mạng Chi Bửu.


Thích nghĩa:

Sắc
Ông TRƯƠNG XIỂN quê ở xã Phụng Công, tổng Đồng Công, huyện Hương Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An. Xuất thân học vị TÚ TÀI qua hạch chuẩn hạng trung bình. Nay nghĩ bổ vào Hàn Lâm Viện, làm việc tại Ninh Thuận Dực Thiện Công Phủ, lo công việc giảng dạy. Theo lệ mà làm, nếu không tròn bổn phận có quốc phép răn trị.
Lịnh vậy.
Ngày 26 tháng 2 năm Tự Đức thứ 25.

Ấn  Sắc Mạng Chi Bảo

tranvanduong.sg@gmail.com

spacer

TÁI HIỆN SẮC PHONG

TÁI HIỆN SẮC PHONG



Tái hiện sắc phong của Đô Đốc Trương Bảo - do Vua Quang Trung phong tặng “TRÁNG TIẾT TƯỚNG QUÂN VÕ ÚY BẢO ĐỨC NAM được lưu giữ tại nhà thờ Họ Trương Đức Hòa - Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tỉnh (Tổ quán của Chủ Tịch nước - Trương Tấn Sang)

Bản gốc sắc phong

Đạo Sắc thứ nhất cấp cho ông Trương Bảo.
Vua Quang Trung ban, ấn ký ngày 15 tháng 10 năm Quang Trung thứ 5.


Phiên âm:

          Sắc
          Đức Quang phủ, Hương Sơn huyện, Phụng Công xã.
Tả Bậc Đạo Thanh Hòa Cơ Đội, Trưởng đội Trương Bảo.
Lịch tùng chiến trận thiếu hửu vị lao, đặc chuẩn tự Võ Úy chức khả gia “TRÁNG TIẾT TƯỚNG QUÂN VÕ ÚY BẢO ĐỨC NAM
Suất bổn phận quân, ứng tùng sai bát, nhược giải đãi bất cầnhữu quân hiến tại. Khâm tai.
Cố sắc,
Quang Trung ngũ niên, thập nguyệt, nhị thập ngũ nhựt.
Ấn lệnh “Sắc Mệnh Chi Bảo”

Thích nghĩa:

Ông Trương Bảo người xã Phụng Công, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, chức Cơ đội trưởng đội Thanh Hòa, phò trợ cánh trái. Theo lịch trình chiến trận đã có công lao trội bậc xuất sắc, nay đặc chuẩn khen thưởng tước hiệu: “TRÁNG TIẾT TƯỚNG QUÂN VÕ ÚY BẢO ĐỨC NAM”
Triệt để theo quân lệnh, nếu sai sót buông lỏng, chểnh mảng việc quân, sẽ có quân pháp. Lệnh vậy.

                                        Ấn lịnh “Sắc Mệnh Chi Bửu”
                          Ngày 25 tháng 10 năm Quang Trung thứ 5

tranvanduong.sg@gmail.com
spacer

Huyền tích cầu trấn yểm thủy quái ở Hội An

Trên chùa dưới cầu
Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Hoa, viết nhân dịp ông đến Thuận Hóa năm 1695 có nhắc tới cây cầu nổi tiếng này với tên gọi “Nhật Bản kiều”. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu tuần du phương nam khi xa giá đến Hội An thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp bèn ban cho tên mới “Lai Viễn kiều”, sau đó khắc biển vàng, đến nay bức hoành phi vẫn còn. Người dân địa phương thì quen gọi “Chùa Cầu”, vì bên trên cầu có dựng ngôi chùa thờ đức Huyền Thiên đại đế (hay Bắc Đế trấn võ). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, thực ra đó là ngôi miếu thờ thần Bắc Đế, không phải chùa. Hiện chưa biết chính xác niên đại mà chỉ phỏng đoán cầu xây dựng khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tương truyền do khách buôn Nhật Bản dựng nên, dưới xây đá, trên lát ván, gác mái. Có giả thuyết còn cho rằng chùa (phần trên) xây sau cầu (phần dưới) ngót 100 năm…
Chùa cầu Hội An Chụp từ trên không

Cầu chùa Hội An 1903 (Annam - Le Pont japonais à FaiFo - Photos prises entre 1903).

 
Trên chùa dưới cầu
Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Hoa, viết nhân dịp ông đến Thuận Hóa năm 1695 có nhắc tới cây cầu nổi tiếng này với tên gọi “Nhật Bản kiều”. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu tuần du phương nam khi xa giá đến Hội An thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp bèn ban cho tên mới “Lai Viễn kiều”, sau đó khắc biển vàng, đến nay bức hoành phi vẫn còn. Người dân địa phương thì quen gọi “Chùa Cầu”, vì bên trên cầu có dựng ngôi chùa thờ đức Huyền Thiên đại đế (hay Bắc Đế trấn võ). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, thực ra đó là ngôi miếu thờ thần Bắc Đế, không phải chùa. Hiện chưa biết chính xác niên đại mà chỉ phỏng đoán cầu xây dựng khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tương truyền do khách buôn Nhật Bản dựng nên, dưới xây đá, trên lát ván, gác mái. Có giả thuyết còn cho rằng chùa (phần trên) xây sau cầu (phần dưới) ngót 100 năm…
 
Dị bản trấn yểm
Theo khảo tả của tác giả Nguyễn Quốc Hùng trong cuốn Phố cổ Hội An và việc giao lưu văn hóa ở Việt Nam (NXB Đà Nẵng 2004), Chùa Cầu làm theo kiểu thượng chùa - hạ cầu, rộng 3m, dài 18m. Mái lợp ngói âm dương, trụ xây bằng đá, mặt cầu lát ván, hai đầu cầu nối với 7 gian giữa theo hình chữ I. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, theo một phỏng đoán đó là ngụ ý về thời gian xây dựng công trình kéo dài 3 năm (từ năm Thân - con khỉ đến năm Tuất - con chó). Cầu bắc qua lạch nhỏ nối liền 2 phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Xưa, lạch này có tên Ồ Ồ (tức nước chảy ào ào, theo phát âm của phương ngữ). Cầu đã qua ít nhất 4 lần trùng tu, trong đó 3 lần diễn ra vào các triều vua nhà Nguyễn: Gia Long (năm 1817), Tự Đức (năm 1865), Khải Định (năm 1917); gần đây nhất là năm 1986. Nhưng cũng có tài liệu ghi lần trùng tu sớm nhất vào năm 1763.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng có đề cập ngắn gọn chi tiết trấn yểm của Chùa Cầu (cuốn Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước): Tục truyền xưa kia người Nhật qua đây buôn bán cho rằng chỗ này là cái sống lưng con cù, một quái vật giống như con rồng, đầu ở Ấn Độ và đuôi ở tận đất Phù Tang (Nhật Bản). Mỗi lần nó quẫy đuôi, nước Nhật bị động đất dữ dội. Vì thế, người Nhật cùng với người Việt, người Minh Hương ở Hội An dựng lên cầu này, coi như yểm thanh kiếm xuống huyệt lưng con cù, mong trừ tai họa cho nhân dân Nhật Bản và dân chúng bản địa.
Chưa rõ thực hư và sự linh nghiệm của “bùa trấn yểm” đến đâu, nhưng bản thân “bùa trấn yểm” Chùa Cầu từng bị lũ lụt… đe dọa. Ông Nguyễn Chí Trung kể, trận lụt lịch sử năm 1964 đã cuốn phăng bức tượng gỗ Huyền Thiên đại đế thờ trong chùa, cùng với 1 tượng khỉ đá. Bức tượng gỗ lưu lạc trong dân, mãi đến những năm 1982 - 1984 mới tìm thấy và đang được Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An bảo quản. Riêng tượng khỉ đá thì mất dạng, phải đúc mới… Mùa mưa, nước vẫn chạy rất mạnh qua lạch Ồ Ồ, “túi lũ” Hội An ở hạ lưu Thu Bồn lại bị nhấn chìm trong lũ, và xứ Phù Tang mấy trăm năm qua vẫn hứng chịu động đất…
Còn tác giả Nguyễn Quốc Hùng (sách đã dẫn) kể đến 3 dị bản. Thần tích cũng như huyền thoại trong dân Minh Hương cho rằng quãng sông gần Chùa Cầu vốn được coi như hang ổ loài thủy quái tên Cù. Thủy quái ẩn dưới nước, mỗi lần quẫy mình làm nước sông dâng ngập cả khu phố. Để yểm trừ, người dân lập đền tô tượng rồi cầu đảo rước Huyền Thiên đại đế ngăn chặn tai họa. Dị bản thứ hai kể, xưa phía bắc lục địa châu Á có quái vật tên Cù, đầu ở tận phương bắc, mình ở bên Nhật Bản, đuôi kéo dài sang Việt Nam. Mỗi lần cù trở mình, cả lục địa rung chuyển, Nhật Bản nằm giữa thân cù là điểm chịu nhiều tai họa nhất, động đất triền miên. Những người giỏi thuật phong thủy bèn xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ Huyền Thiên đại đế ở Hội An.
Lại có dị bản cho rằng Chùa Cầu là nơi xây dựng để thờ Linh Phù Thủy Khấu. “Linh Phù” có thể bắt nguồn từ chữ linga (sinh thực khí nam giới) mang dấu hiệu tín ngưỡng Chăm, “Thủy Khấu” dùng chỉ bọn cướp biển. Linh Phù Thủy Khấu, vì thế, ám chỉ thủy thần phù hộ người đi biển, về sau kết hợp với tín ngưỡng Chăm và bảo lưu đến ngày nay…
Do sức mạnh “trấn yểm” đã phai nhòa theo thời gian, hay đó chỉ đơn thuần là niềm tin dân gian gửi gắm trước thiên tai? Câu trả lời thật khó thỏa mãn sự hiếu kỳ, trong khi thiên tai ngày một khắc nghiệt và Chùa Cầu - biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, cũng không tránh khỏi. Chỉ biết rằng, câu chuyện trấn yểm đã trở thành một phần huyền tích ở vùng đất hội nhân, hội thủy Hội An và trở thành một phần lịch sử ở khu di sản văn hóa của nhân loại…
 


Bia trấn yểm
Cách Chùa Cầu khoảng 100m theo đường chim bay có tấm bia cổ dựng trong am nhỏ rộng 1m, sâu 0,6m, tường xung quanh cao 1,1m, ẩn trong gốc đa cổ thụ thuộc trên đường Phan Châu Trinh. Dân gian bảo đấy là tấm bia yểm chiếc đuôi của con cù và kết quả khảo sát gần đây cho thấy giả thuyết này có thể chấp nhận được, chứ không phải là bản đồ vẽ kho báu như dư luận từng đồn đoán. Bia gồm 3 phần, tầng trên cùng khắc 3 vòng tròn, là “tam điểm tinh tượng” theo Đạo giáo. Tầng giữa có hàng chữ “Bắc Đế sắc lệnh lập cực ngự phong yểm thủy đạo” và khắc hình, tên các vì sao; có hàng chữ “Án ma ni bát mê hồng”. Tầng dưới khắc hình 3 đạo bùa.
 
CÂY ĐA BIA YỂM THỦY ĐẠO ĐƯỜNG PHAN CHU TRINH
Tấm bia cổ trong gốc cây đa.
 
Theo Báo Quảng Nam
spacer

Thư họa - Trần Văn Đường


 Minh Nguyệt Vô Tư Chiếu
Thanh Phong Hữu Tình Lai

Nguyệt Quang Minh Chiếu - Tác giả Trần Văn Đường
Nguyệt Quang Minh Chiếu

TG: Trần Văn Đường

spacer

Văn hóa dòng họ trong thời đại hội nhập


Trong quá trình hình thành văn hóa làng xã Việt Nam, văn hóa dòng họ là một yếu tố rất quan trọng và có ý nghĩa rất to lớn. Tuy nhiên trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập ngày nay, văn hóa dòng họ đã có không ít những dấu hiệu của sự mai một. Cũng chính vì thế, vấn đề gìn giữ và bảo tồn những giá trị tinh thần vô cùng quý báu của văn hóa dòng họ là điều đặc biệt quan trọng và cần thiết, để góp phần phát huy nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc
 
Văn hóa dòng họ là đặc sản của nền văn hóa Việt Nam, bắt nguồn từ cộng đồng làng xã vốn lấy nền kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo. Từ xưa, văn hóa dòng họ là sự gắn kết giữa các cá nhân với nhau, giữa các gia đình trong một dòng tộc, giữa các thế hệ trong cùng gia đình…, mà ở đó trật tự, nề nếp gia phong luôn được coi trọng, tinh thần đoàn kết, gắn bó, kính trên nhường dưới, quan hệ hàng xóm làng giềng… luôn được mọi người nâng niu và gìn giữ.
Giống như ở quê hương tôi, vốn là một làng thuần nông tại Hà Tây (cũ), trước kia văn hóa dòng họ cũng luôn được coi trọng. Ở quê hương tôi nói riêng hay ở cả vùng đồng bằng Bắc Bộ thậm chí cả xã hội Việt Nam thời xưa, mỗi dòng họ tuy nghề nghiệp có khác nhau, nhưng phần lớn sống dựa vào ruộng đất, một số ít làm nghề thủ công, một số có tham gia đôi chút thương nghiệp kèm với nghề nông, chăn nuôi, nhưng cả họ đều gắn bó với nhau và noi gương một số gia đình nho học, những gia đình nho học này không những có uy tín trong họ, trong làng mà thường vượt ra khỏi phạm vi làng. Người đỗ đạt cao nhất họ hoặc một nhà nho có uy tín trong vùng thường là chỗ dựa và là niềm tự hào của dòng tộc. 
Nhiều dòng họ đã lập nên những quỹ khuyến học để khuyến khích các bạn trẻ nỗ lực học tập

Hàng năm, vào những ngày trọng đại của dòng họ như ngày giỗ tổ, ngày lễ tết, con cháu nội ngoại từ khắp nơi hội tụ về từ đường để tưởng nhớ vong linh ông bà tổ tiên, đọc cho nhau nghe tộc phổ, nhắc nhở con cháu mối quan hệ thiêng liêng gắn bó họ hàng, chọn nêu gia đình tiêu biểu nhất làm tấm gương về nhân cách, đạo đức cho dòng họ noi theo. Vào những ngày lễ, các gia đình trong cùng dòng họ cùng tới nhà nhau chúc tết hoặc vào những ngày giỗ tổ, mỗi một gia đình trong cùng dòng họ lại cử ít nhất một đại diện đến nhà của Trưởng họ để tổ chức một bữa cơm liên hoan, tạo không khí gẫn gũi, đoàn kết gắn bó giữa các thành viên.
Cũng chính vì thế, vấn đề quan tâm nhất của dòng họ không phải là kinh tế mà chính là ở tư cách đạo đức và học vấn. Các thành viên trong các gia đình tiêu biểu của dòng họ đều ý thức mình phải sống mẫu mực, bởi vì dòng họ, làng xã đều chú ý đến gia đình mình. Mỗi việc làm của họ hoặc mang lại niềm vinh hạnh cho cả dòng tộc, cả làng xã hoặc ngược lại. Chính vì thế truyền thống văn hóa của dòng họ phải luôn luôn được gìn giữ và mọi thành viên phải nhớ câu tục ngữ “giấy rách phải giữ lấy lề”.
Cũng như ở quê hương tôi, mỗi dòng họ lại lập một quỹ khuyến học, nhằm hỗ trợ và khuyến khích mỗi bạn trẻ nỗ lực học tập. Hàng năm, mỗi một bạn trẻ đậu đại học lại được một phần thưởng của dòng họ, mặc dù phần thưởng không lớn về giá trị vật chất tuy nhiên nó lại có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần, bởi đó là sự ủng hộ và ghi nhận của cả dòng họ về chặng đường phấn đấu và nỗ lực học tập của mỗi bạn trẻ.
Không chỉ vậy, mỗi khi một gia đình trong dòng họ có công việc quan trọng như việc cưới xin, ma chay… là cả dòng họ lại cùng nhau tham gia. Mỗi khi trong họ có một người không may gặp ốm đau, bệnh tật, là những thành viên khác trong họ lại tới để thăm nom, chia sẻ… Không chỉ vậy, nhiều dòng họ lớn còn tham gia giúp đỡ nhau trong việc liên kết và phát triển kinh tế, những gia đình khá giả có thể cho các gia đình khó khăn trong họ vay vốn để làm ăn…
Có thể nói trong nền văn hóa Việt Nam từ ngàn xưa, nhắc đến văn hóa dòng họ là người ta nghĩ tới một cộng đồng văn hóa mà trong đó cả cộng đồng đều yêu thương đoàn kết, đùm bọc, hòa hợp với nhau, gắn kết giữa cá nhân và tập thể, giữa cái riêng và cái chung… Điều này cũng được thể hiện trong việc nhiều dòng họ xây dựng từ đường, huy động lập chợ, xây dựng trường học, trùng tu đình miếu, cùng nhau xây dựng đường làng ngõ xóm… Đó thực sự là những giá trị văn hóa rất quý báu của cả dân tộc Việt Nam.
Thách thức trước thời đại hội nhập
Văn hóa dòng họ quý báu là vậy, nhưng rất khó để phủ nhận một hiện thực đó là: những giá trị tốt đẹp của văn hóa dòng họ đang có dấu hiệu bị mai một trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.
Trong thời đại ngày nay, trước sức ép của quá trình đô thị hóa, đặc biệt là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao (như những vùng ven các đô thị lớn) thì sự mai một của văn hóa dòng họ càng trở nên rõ rệt. 
Văn hóa dòng họ đang dần bị mai một, đặc biệt là ở cuộc sống đô thị (ảnh minh họa)

Ở những đô thị lớn, mỗi gia đình đều không còn bị phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp nữa mà thay vào đó là đời sống công nghiệp, dịch vụ… mà ở đó, mỗi cá nhân đều trở nên bận rộn hơn, ít thời gian dành cho họ hàng, làng xóm hơn. Ở thời đại hội nhập, đặc biệt là ở giới trẻ thì ngoài việc học hành bận rộn, các bạn trẻ cũng có quá nhiều tác động xung quanh, những tác động về môi trường xã hội, về quan hệ xã hội, cộng với việc ngày càng có rất nhiều loại hình giải trí nên các bạn trẻ ngày càng “quên” đi những giá trị truyền thống quý báu của cha ông.
Ở thời đại hội nhập, giữa cuộc sống ngày càng năng động và hệ quả là những sức ép ngày càng nhiều hơn… mỗi cá thể đều trở nên sống nhanh hơn, lối sống “cá nhân chủ nghĩa” ngày càng phát triển thì tất yếu đã dẫn tới hệ quả là họ ngày càng ít quan tâm tới dòng họ, tới làng xã.
Đan xen trong tốc độ phát triển kinh tế thì ở xã hội công nghiệp hóa, những giá trị nề nếp, gia phong và truyền thống trong gia đình ở nhiều nơi cũng dần bị mai một, với nhiều gia đình ở các đô thị thì thời gian dành cho dòng họ là rất ít, chỉ những ngày giỗ lớn hay những dịp tết thì họ mới có điều kiện để trở về quê, tìm về với cội nguồn dòng họ của mình.
Thêm vào đó, trong thời đại hội nhập, ngoài những giá trị mang tính phi vật thể thì cả văn hóa vật thể như từ đường, gia phả, bia ký... trải qua thời gian cũng không còn được nguyên vẹn. Hiện tại ở nhiều địa phương, nhiều dòng họ thì vấn đề khôi phục và xây dựng lại từ đường, tìm lại gia phả…cũng đã gặp không ít những khó khăn.
Bảo tồn những giá trị quý báu của văn hóa dòng họ là vô cùng cần thiết (ảnh minh họa)

Như vậy có thể thấy, những giá trị của văn hóa dòng họ đang đứng trước thách thức ngày càng lớn trong thời đại hội nhập. Chính vì thế, để gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của cha ông thì cách tốt nhất là mỗi một cá nhân rất cần ý thức được một cách sâu sắc về những giá trị tốt đẹp đó để từ đó trân trọng và bảo vệ. Không chỉ vậy, các cơ quan quản lý ngành văn hóa cũng cần có thêm những giải pháp nhằm xây dựng và đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng đời sống văn hóa, tôn vinh gia đình văn hóa, hỗ trợ phục hồi văn hóa dòng họ, tôn vinh những dòng họ có đóng góp lớn cho xã hội…. Ngoài ra, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, của những người làm công tác văn hóa nghệ thuật… cũng cần được nêu cao hơn nữa, đó là việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, định hướng cộng đồng đặc biệt là với thế hệ trẻ về giá trị tốt đẹp của văn hóa dòng họ. Chỉ có sự ý thức của mỗi cá nhân đồng thời là sự chung tay của toàn xã hội thì những giá trị của dòng họ mới luôn được gìn giữ và phát huy, góp phần tạo nên nền văn hóa Việt luôn tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
L.Sơn
spacer
do