LỜI GIÓI THIỆU TÁC PHẨM "NGỌC PHẢ TRIỀU LÝ TÂN BIÊN"


   L ỜI GIỚI THIỆU
Các triều đại hầu như đều có Ngọc Phả, Thế Phả,  Ngọc Điệp , ... riêng triều đại Lý có Ngọc Phả đầu tiên nhưng hiện nay chỉ còn trên sử sách. Triều Lý đã một thời liệt oanh, khôi phục lai đất nước sau thời kỳ nhà Tiền Lê suy vy và từng phạt Tống, bình Chiêm, 216 năm trị vì thiên hạ nhưng hậu duệ họ Lý không giữ  được "Lý Triều Ngọc Phả" là một tiếc nuối không cùng. Khi anh Lê Bá Quang về Từ Sơn và Cổ Pháp chiêm ngưỡng di tích lăng mộ, chùa, tượng vọng thờ các vua nhà Lý đã sanh  lòng trắc ẩn, ngày về lại Sài Gòn mang theo một suy nghĩ sẽ cùng anh em là những người từng viết gia phả làm bộ "NGỌC PHẢ TRIỀU LÝ TÂN BIÊN" dưới dạng một gia phả.
Đó chính là bộ sách này, món quà của kẻ hậu sanh dâng tặng tạo chút công đức với Lý Triều và tặng tất cả mọi người.
Thiết nghĩ, đây là việc làm không đơn giản, cần đầu tư nhiều công sức, tuy nhiên các sử thần, các nhà nghiên cứu lịch sử đã biên soạn để lại giúp chúng tôi rất nhiều thông tin. Mục đích của các vị là góp phần làm phong phú kho tàng lịch sử nước nhà, chúng tôi xin được phép truy cứu tắt ngang một số tư liệu để hệ thống lại theo cách của chúng tôi trên khuôn khổ là Gia Phả, cũng không ngoài mục đích để lại cho đời sau.
Nhiều tư liệu nói về nguồn gốc và thân thế Lý triều nhưng không giống nhau, chính các sử gia cũng đã bàn nhưng không dám khẳng định, chúng tôi phải dựa theo chính sử để biên soạn, có thể có một vài sai sót, không thể đầy đủ hơn nhưng bộ sách này mang đúng ý nghĩa với tựa đề Ngọc Phả Triều Lý Tân Biên.
Chúng tôi biên dựng theo tuần tự qui hoạch một bộ gia phả của Trung Tâm Nghiên Cứu và Thực Hành Giả Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Lịch Sử Dòng Họ Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, ngoài các phần lời tựa, lời giới thiệu, các phần chính gồm: PHẢ KÝ - PHẢ ĐỒ - PHẢ HỆ - NGOẠI PHẢ - PHỤ KHẢO. Hình ảnh về di tích của Triều Lý được chụp trực tiếp và có một số được truy cập qua các website có ghi chú nguồn để sắp xếp theo hành trạng, theo nội dung từng chương mục vừa mang tính giới thiệu di tích vừa làm rỏ hơn bài viết.
  Phả ký là phần việc có nhiều khó khăn khi phải minh bạch hóa lịch sử trong khi  tài liệu có nhiều giả thiết khác nhau, cái đúng và cái sai chỉ mảy may của thiên kiến, do vậy tất cả các giả thiết sẽ được đưa vào phần ngoại phả để sau này có những thông tin đủ tin cậy phần phả hệ này vẫn có cơ sở xác định một bối cảnh lịch sử dù phải nhìn nhận khác hơn. Sau đây là các mô tả giúp quý độc giả dễ theo dõi khi cần tra cứu.
Phả đồ, mô tả thế thứ như một sơ đồ tổ chức trên khổ giấy A3 xếp lồng vào khổ sách A4, nhưng theo sáng kiến riêng về hình thức để tôn vẻ trang nghiêm cổ kính. Đời thứ nhất, vua Lý Thái Tổ được sắp xếp vào vị trí chính trang, các hoàng huynh, hoàng đệ hai bên, phối họp với từng hoàng hậu để sanh hạ các thái tử, hoàng tử và công chúa. Diễn giải hình thức này đủ chín đời.
Phả hệ là phần cơ bản của một gia phả hay ngọc phả mô tả danh tánh, đế hiệu, vương hiệu, quốc hiệu, hành trạng và sự nghiệp, mỗi vị được đính theo một tiểu sử. Tài liệu tìm kiếm từ nhiều nguồn để ghi chép nhưng rất khiêm tốn nên chỉ có thể trong phạm vi có thể hy vọng sự bổ khuyết sau này là cần thiết.
Ngoại phả và phụ khảo được sưu tập đăng những bài viết của nhiều tác giả mà chúng tôi thấy có sự liên quan nhằm làm rỏ hơn cho thân thế Triều Lý.
Tóm lại, đây là một tác phẩm mang nhiệt tình của chúng tôi, không mong đợi gì khác hơn là góp một phần nhỏ vào góc kho tàng di chỉ văn hóa lịch sử đất nước, cùng làm cho văn hóa dòng họ Việt Nam phát triển và nhất là tô bồi thêm cho dòng họ Lý niềm tự hào cùng các họ Việt Nam. Chúng tôi rất biết ơn những tác giả, các nhà quản trị nguồn cho chúng tôi mạn phép trích xuất và độc giả có nhã ý đóng góp để chúng tôi có dịp làm mới hoàn hảo hơn.
Cũng xin được tỏ bày thêm, đúng ra cả ba anh em, gồm anh Lê Bá Quang, anh Lâm Hoài Phương và tôi cùng biên soạn nhưng các anh đã không thực hiện, tôi phải cố gắng hoàn tất; do vậy có thể còn thiếu sót, cần có sự quan tâm của các bậc thiện trí.
Trân trọng
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày   tháng  năm 2018.
Thay mặt nhóm biên soạn
Trần Văn Đường

Share:
spacer

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

do