BÁCH GIA TÁNH


BÁCH GIA TÁNH
Triệu  (Thiên Thủy) 
Tiền  (Bành Thành) 
Tôn  (Lạc An) 
Lý  (Lũng Tây).
Châu  (Nhữ Nam) 
Ngô  (Diên Lăng) 
Trịnh  (Vinh Dương) 
 Vương  (Thái Nguyên)
Phùng  (Thủy Bình) 
Trần  (Dĩnh Xuyên) 
Chử  (Hà Nam) 
Vệ   (Hà Đông).
Tưởng  (Loan An) 
Trầm  (Cụ Châu) 
Hàn  ( Nam Dương) 
Dương  (Hoành Nông)
Chu  (Phái Quốc) 
Tần  (Thiên Thủy) 
Vưu  (Ngô Hưng) 
Hứa  (Cao Dương).
Hà  (Lư Giang) 
Lữ  (Hà Đông) 
Thi  (Ngô Hưng) 
Trương   (Thanh Hà).
Khổng  (Đông Lỗ) 
Tào  (Yên Quốc) 
Nghiêm  (Thiên Thủy) 
Hoa  (Thiên Thủy)
Kim  (Bành Thành) 
Ngụy  (Cự Lộc) 
Đào  (Tế Lương) 
Khương  (Thiên Thủy).
Thích  (Đông Hải) 
Tạ  (Trần Lưu) 
Trâu   (Phạm Dương)
 Dụ  (Giang Hạ).
Bá   (Ngụy Quận) 
Thủy  (Ngô Hưng)
 Đậu  (Phù Phong) 
Chương  (Hà Giang).
Vân   (Giang Hạ) 
Tô  (Võ Công) 
Phan  (Vinh Dương) 
Cát  (Hiệt Khâu).
Hề  (Bắc Hải) 
Phạm  (Cao Bình) 
Bành  (Lũng Tây)
 Lang  (Trung Sơn).
Lỗ  (Phù Phong) 
Vi  (Kinh Triệu) 
Xương (Nhữ Nam) 
Mã (Phù Phong).
Miêu  (ĐôngDương) 
Phượng  (Thiệu Dương) 
Hoa  (Đông Bình) 
Phương  (Hà Nam)
Du  (Hà Gian) 
Nhâm  (Đông Lỗ) 
Viên  (Nhữ Nam)
 Liễu  (Hà Đông).
Phong  (Kinh Triệu) 
Bào  (Thượng Đãng) 
Sử  (KinhTriệu) 
Đường  (Tấn Dương)
Phí  (Giang Hạ) 
Liêm  (Hà Đông) 
Sầm  ( Nam Dương) 
Tiết  (Hà Đông).
Lôi  (Phùng Dực) 
Hạ  (Quảng Bình) 
Nghê  (Thiên Thừa) 
Thang  (Hà Đông).
Đằng  ( Nam Dương) 
Ân  (Nhữ Nam) 
La  (Dự Chương) 
Tất  (Hà Nam).
Hác  Thái Nguyên) 
Ổ  (Thái Nguyên) 
An  (Võ Lăng) 
Thường  (Bình Nguyên)
Lạc  ( Nam Dương) 
Vu  (Hà Nam) 
Thời  (Lũng Tây) 
Phó  (Thanh Hà)
Bì  (Thiên Thủy) 
Biện  (Tế Dương) 
Tề  (Nhữ Nam) 
Khang  (Kinh Triệu).
Ngũ  (An Định)
Dư  (Hạ Bì) 
Nguyên  (Hà Nam) 
Bốc  (Tây Hà).
Cố  (Võ Lăng) 
Mạnh  (Bình Dương) 
Bình  (Hà Nam) 
Hoàng  (Giang Hạ).
Hòa  (Nhữ Nam) 
Mục  (Hà Nam) 
Tiêu  (Lan Lăng ) 
Doãn  (Thiên Thủy).
Diêu  Ngô Hưng) 
Thiệu  (BácLăng) 
Trạm  (Dự Chương) 
Uông  (Bình Dương)
Kì  (Thái Nguyên) 
Mao  (Tây Hà) 
Vũ  (Lũng Tây) 
Địch  (Thiên Thủy).
Mễ  (Kinh Triệu) 
Bối  (Thanh Hà) 
Minh  (Ngô Hưng) 
Tàng  (Đông Hải).
Kế  (Kinh Triệu) 
Phục  (Thái Nguyên) 
Thành  (Thượng Cốc) 
Đái  (Tiêu Quốc)
Đàm  (Quảng Bình) 
Tống  (Kinh Triệu) 
Mao  (Đông Hải) 
Bàng  (Thỉ Bình).
Hùng  (Giang Lăng) 
Kỷ  (Bình Dương) 
Thư  (Kinh Triệu) 
Khuất  (Lâm Hoài)
Hạng  (Liêu Tây) 
Chúc  (Thái Nguyên) 
Đổng  (Lũng Tây)
Lương  (An Định).
Đỗ   (Kinh Triệu) 
Nguyễn  (Trần Lưu) 
Lam  (Nhữ Nam) 
Mẫn  (Lũng Tây).
Tịch  (An Định) 
Qúy  (Bộc Hải) 
Ma  (Thượng Cốc) 
Cường  (Thiên Thủy).
Giả  (Võ  Thành) 
Lộ  (Nội Hoàng) 
Lâu  (Tiêu Quốc) 
Nguy  (Nhữ Nam).
Giang  (Tầm Dương) 
Đồng  (Nhạn Môn) 
Nhan  (Đông Lỗ) 
Quách  (Phấn Dương)
Mai  (Nhữ Nam) 
Thịnh  (Nhữ Nam) 
Lâm  (Tây Hà) 
Điêu  (Hoành Nông).
Chung  (Dĩnh Xuyên) 
Từ từ  (Đông Hải) 
Khưu  (Hà Nam)
 Lạc  (Nội Hoàng).
Cao  (Bộc Hải) 
Hạ  (Hội Kê) 
Thái  (Tế Dương) 
Điền  (Nhạn Môn).
Phàn  (Thượng Đãng) 
Hồ  (An Định) 
Lăng  (Hà Gian) 
Hoắc  (Thái Nguyên).
Ngu  (Trần Lưu) 
Vạn  (Phù Phong) 
Chi  (Khích Dương) 
Kha  (Bộc Dương).
Qũi  (Thái Nguyên) 
Quản  (Tấn Dương) 
Lư  (Phạm Dương) 
Mạc  (Cự Lộc).
Kinh  (Vinh Dương) 
Phòng  (Thanh Hà) 
Cừu  (Bôc Hải) 
Mâu  (Lan Lăng).
Can  (Dĩnh Xuyên) 
Giải  (Bình Dương) 
Ưng  (Nhữ Nam) 
Tông  (Kinh Triệu)
Đinh  (Tế Nam) 
Tuyên  (Thỉ Bình) 
Bôn  (Hoạn Thành) 
Đặng  ( Nam Dương).
Úc  (Lê Dương) 
Đơn  ( Nam An) 
Hàng  (Dư Hàng) 
Hồng  (Đôn Hoàng).
Bao  (Thượng Đãng) 
Chư  (Lang Gia) 
Tả  (Tế Dương) 
Thạch  (Võ Thành).
Thôi  (Lan Lăng) 
Cát  (Phùng Dực) 
Nữu  (Ngô Hưng) 
Củng  (Võ Lăng).
Trình  (An Định) 
Kê  (Tiêu Quốc) 
Hình  (Hà Gian) 
Hoạt  (Hạ Bì).
Bùi  (Hà Đông) 
Lục  (Hà Nam) 
Vinh  (Thượng Cốc) 
Ông  (Giám Quan).
Tuân  (Hà Nam) 
Dương  (Kinh Triệu) 
Ư  (Kinh Triệu) 
Huệ  (Phù Phong).
Chân  (Trung Sơn) 
Khúc  (Nhữ Nam) 
Gia  (Kinh Triệu) 
Phong  (Bộc Hải).
Nhuế  (Bình Nguyên) 
Nghệ 羿 (Tề Quận) 
Trừ  (Hà Đông) 
Cận  (Hà Tây).
Cấp  (Thanh Hà) 
Bính  (Bình Dương) 
Mê  (Nhữ Nam) 
Tùng  (Đông Hoang).
Tỉnh  (Phù Phong) 
Đoạn  (Kinh Triệu) 
Phú  (Tề Quận) 
Vu  (Bình Dương).
Ô  (Dĩnh Xuyên) 
Tiêu  (Trung Sơn) 
Ba  (Cao Bình ) 
Cung  (Thái Nguyên).
Mục  (Hoành Nông) 
Ngụy  (Dư Hoàng) 
Sơn  (Hà Nam) 
Cốc  (Thượng Cốc).
Xa  (Kinh Triệu) 
Hầu  (Thượng Cốc) 
Phục  (Bình Xương) 
Bồng  (Trường Lạc)
Toàn  (Kinh Triệu) 
Si  (Sơn Dương) 
Ban  (Phù Phong)
Ngưỡng  (Nhữ Nam).
Thu  (Thiên Thủy) 
Trọng  (Trung Sơn) 
 (Trần Lưu) 
Cung  (Thái Nguyên).
Ninh  (Tề Quận) 
Cừu  (Bình Dương) 
Loan  (Tây Hà) 
Bạo  (Ngụy Quận).
Cam  (Bộc Hải) 
Châm (Liễu Tây) 
Lệ  ( Nam Dương) 
Nhung  (Giang Lăng).
Tổ  (Phạm Dương) 
Vũ  (Thái Nguyên) 
Phù  (Lang Gia)
 Lưu  (Bành Thành).
Cảnh  (Tấn Dương) 
Chiêm  (Hà Gian) 
Thúc  ( Nam Dương)
 Long  Võ Dương)
Diệp  ( Nam Dương) 
Hạnh  (Nhạn Môn) 
Tư  (Đốn Khâu) 
Thiều  (Thái Nguyên)
Cáo  (Kinh Triệu) 
Lê  (Kinh Triệu) 
Kế  (Nội Hoàng) 
Bạc  (Nhạn Môn).
Ấn  (Phùng Dực) 
Túc 宿 (Đông Bình) 
Bạch  ( Nam Dương) 
Hoài  (Hà Nội).
Bồ  (Hà Tây) 
Thai  (Bình Lư) 
Tòng  (Đông Hoang) 
Ngạc  (Võ Xương).
Sách  (Võ Thành)
 Hàm  (Nhữ Nam) 
Tịch  Quảng Bình) 
Lại  (Dĩnh Xuyên).
Trác  (Tây Hà) 
Lận  (Trung Sơn) 
Đồ  (Trần Lưu) 
Mông  (An Định).
Trì  (Tây Hà) 
Kiều  (Lương Quận) 
Âm  (Thỉ Hưng) 
Uất  (Thái Nguyên).
Tư  (Lang Gia) 
Năng  (Thái Nguyên) 
Thương  (Võ Lăng) 
Song  (Thiên Thủy).
Văn  (Ngô Hưng) 
Tân  (Thiên Thủy) 
Đảng  (Phùng Dực) 
Trạch  ( Nam Dương)
Đàm  (Tề Quận) 
Cống  (Quảng Bình) 
Lao  (Quế Dương) 
Phùng  (Tiếu Quận)
Cơ  ( Nam Dương) 
Thân  (Lang Gia) 
Phù  (Kinh Triệu) 
Đổ  (Hà Đông).
Nhiễm  (Võ Lăng) 
Tể  (Tây Hà) 
Lịch  (Tân Thái) 
Ung  (Kinh Triệu).
Khước  (Tế Dương) 
Cừ  (Dự Chương) 
Tang  (Lê Dương) 
Quế  (Thiên Thủy).
Bộc  (Lỗ Quận) 
Ngưu  (Lũng Tây) 
Thọ  (Kinh Triệu) 
Thông  (Tây Hà).
Biên  (Lũng Tây) 
Hỗ  (Kinh Triệu) 
Yến  (Phạm Dương) 
Ký  (Bộc Hải).
Giáp  (Võ Lăng) 
Phổ  (Kinh Triệu) 
Thượng  (ThượngĐãng) 
Nông  (Nhạn Môn)
Ôn  (Thái Nguyên) 
Biệt  (Kinh Triệu) 
Trang  (Thiên Thủy) Yến  (Tề Quận).
Sài  (Bình Dương) 
Cù  (TùngDương) 
Diêm  (TháiNguyên) 
Sung  (Thái Nguyên)
Mộ  (Đôn Hoàng) 
Liên  (ThượngĐãng) 
Như  (Hà Nội) 
Tập  (Đông Dương).
Hoạn (Đông Dương) 
Ngải  (Thiên Thủy) 
Ngư  (NhạnMôn) 
Dung  (Đôn Hoàng)
Hướng  (Hà Nam) 
Cổ  (Tân An) 
Dịch  (Thái Nguyên) 
Thận  (Thiên Thủy).
Qua  (Lâm Hải) 
Liêu  (Nhữ Nam) 
Du  (Tế Nam) 
Chung  ( Nam Dương).
Ký  (Bộc Hải) 
Cư  (Bộc Hải) 
Hành   (Nhạn Môn) 
Bộ  (Bình Dương).
Đô  (Lê Dương) 
Cảnh  (Cao Dương) 
Mãn 滿 (Hà Đông) 
Hoằng  (Thái Nguyên).
Khuông  (Tấn Dương) 
Quốc  (Hạ Bì) 
Văn  (Nhạn Môn )
 Khấu  (Thượng Cốc).
Quảng  (Đơn Dương) 
Lộc  (Phù Phong) 
Khuyết  (Hạ Bì) 
Đông  (Bình Nguyên).
Ấu  (Bình Dương) 
Thù  (Võ Công) 
Ốc  (Thái Nguyên ) 
Lợi  (Hà Nam).
Uý  (Lang Gia) 
Việt  (Tấn Dương) 
Quỳ  (Kinh Triệu) 
Long  ( Nam Dương).
Sư  (Thái Nguyên) 
Củng  (SơnDương)
 Khố  (Quát Thương) 
Nhiếp  (Hà Đông).
Triều  (Kinh Triệu) 
Câu  (BìnhDương) 
Ngao  (Tiêu Quận) 
Dung  ( Nam Khang).
Lãnh  (Kinh Triệu) 
Ti  (Bộc Hải) 
Tân  (Lũng Tây) 
Khám  (Thiên Thủy).
Na  (Thiên Thủy) 
Giản  (PhạmDương) 
Nhiêu  (BìnhDương) 
Không  (KhổngKhâu).
Tăng   (Lỗ Quận) 
Vô  (Cự Lộc) 
Sa  (Nhữ Nam) 
Khiết  (Tấn Xương).
Dưỡng  (Sơn Dương) 
Cúc  (Nhữ Nam ) 
Tu  (Bộc Hải) 
Phong  (Tùng Dương).
Sào  (Bành Thành) 
Quan  (Lũng Tây ) 
Khoái  (Nông Dương) 
Tướng  (Tây Hà).
Tra  (Tề Quận) 
Hậu  (Đông Hải) 
Kinh  (Quảng Lăng) 
Hồng  (Bình Xương).
Du  (Quảng Bình) 
Trúc  (Đông Hải) 
Quyền  (Thiên Thủy) 
Lộc  (Quảng Bình).
Cái  (Nhữ Nam) 
Ích  (Phùng Dực) 
Hoàn  (Tiêu Quận) 
Công  (Quát Dương).
Mặc Sĩ   (Lan Lăng) 
Tư Mã 司馬 (Hà Nội).
ThượngQuan 上官 (Thiên Thủy) 
Âu Dương   (Bộc Hải).
Hạ Hầu   (Tiêu Quận) 
Chư Cát   (Lang Gia).
VănNhân 聞人(Hà Nam) 
ĐôngPhương   (Bình Nguyên) .
Hách Liên   (Bộc Hải) 
HoàngPhủ   (Kinh Triệu).
Uý Trì   (Thái Nguyên)
 Công Dương   (Đốn Khâu).
Đạm Đài   (Thái Nguyên) 
Công Dã   (Lỗ Quân).
Tông Chánh   (Bành Thành) 
Bộc Dương   (Bác Lăng).
Thuần Vu   (Hà Nội) 
Thiền Vu   (Thiên Thừa).
Thái Thúc   (Đông Bình) 
Thân Đồ   (Kinh Triệu).
Công Tôn   (Cao Dương) 
Trọng Tôn   (Cao Dương).
Hiên Viên   (Cáp Dương) 
Lệnh Hồ   (Thái Nguyên) .
Chung Ly   (Hội Kê)  
Vũ Văn   (Triệu Quận).
Trường Tôn   (Tế Dương) 
Mộ Dung   (Đôn Hoàng).
Tiên vu   (Ngư Dương) 
Lư Khâu   ( Đôn hoàng).
Tư Đồ   (Triệu Quận) 
Tư Không   (Đốn Khâu).
Kỳ Quan   (Khổng Tử mẫu) 
TưKhấu   (Bình Xương).
ChưởngĐốc   (Mạnh Tử mẫu) 
Tử Xa   (Thiên Thủy).
Chuyên Tôn   (Đơn Dương) 
Đoan Mộc   (Lỗ Quận).
Vu Mã   (Ngư Phụ) 
Công Tây  西 (Đốn Khâu).
Tất Điêu   (Thái Quận) 
Nhạc Chánh   (Thiên Thủy).
Nhưỡng Tứ   (Tần Quận) 
Công Lương   (Đông Quốc).
Thác Bạt   (Dĩnh Xuyên) 
Giáp Cốc   (Phủ Thành).
Tể Phụ 宰父 (Lỗ Quận) 
Cốc Lương   (Hạ Quận).
Tấn  (Bình Dương) 
Sở  (GiangLăng) 
Diêm  (Thái Nguyên)
 Pháp  (Phù Phong).
 Nhữ  (Thiên Thủy) 
Yên  (Phạm Dương)
 Đồ  (Dự Chương) 
Khâm  (Hà Giang).
Đoạn Can   (Kinh Triệu) 
Bách Lý   (Thái Quận).
ĐôngQuách  
(Tế Nam) 
NamMôn   (HàNam).
Hô Diên   (Thái Nguyên) 
Quy  (Kinh Triệu) 
Hải  (Tiết Quận).
Dương Thiệt   (Kinh Triệu) 
Vi Sinh   (Tấn Quận).
Nhạc  (Sơn Dương) 
Soái  (Thanh Quận) 
Câu  (TháiNguyên)
Kháng  (Thái Nguyên).
Huống  (Hậu Giang)
Hậu  (Đông Hải)
Hữu  (Đông Hải) 
Cầm  ( NamQuốc)
LươngKhâu   (Phùng Dực) 
Tả Khâu   (Tế Quận).
Đông Môn   (Tế Dương) 
Tây Môn 西  (Lương Quốc).
Thương  (Nhữ Nam) 
Mâu  (Bình Dương) 
Dư  (Tân Trịnh) 
Nhĩ  (Cổ Chân).
Bá  (Lỗ Quận) 
Thưởng  (Ngô Quận) 
Nam Cung   (Đông Lỗ).
Mặc  (Lương Quận) 
Cáp  (Trường Cát) 
Tiếu  (Kinh Triệu) 
Đát  (Kiến Bình).
Niên  (Hoài Viễn) 
Ái  (Tây Hà) 
Dương  (Lũng Tây) 
Đồng  (Liêu Đông).
Đệ Ngũ 弟五 (Lũng Tây) 
Ngôn  (Nhữ Nam) 
Phúc  (Bá Tế).
Bách  ( Nam Dươn)
Gia  (Kinh Triệu) 
Tính  (Lâm Quận) 
Tục  (Hạ Môn)

TRẦN VĂN ĐƯỜNG
Sưu tập 2019
spacer

Nguyễn Biểu và hành động khiến danh tướng phương Bắc nể phục


Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, Trùng Quang Đế chạy vào Hóa Châu, sai Điện tiền Ngự sử Nguyễn Biểu đi sứ giảng hoà, gặp Trương Phụ xin cầu phong, thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người, ép Nguyễn Biểu ăn để thị oai. Nguyễn Biểu đã có hành động khiến Trương Phụ kính phục.


Nguyễn Biểu là tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam, quê ở làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh). Theo sử sách, không rõ Nguyễn Biểu sinh năm nào và cha mẹ là ai, làm nghề gì nhưng ông mất vào năm 1413.

Ông đỗ Thái học sinh thời cuối nhà Trần, làm quan đến chức Điện tiền Ngự Sử. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông phò Vua Trần Trùng Quang tổ chức kháng chiến. Ông bị tướng nhà Minh là Trương Phụ sát hại một cách hèn hạ khi đại diện Vua Hậu Trần đi sứ sang trại giặc.

Miếu thờ Nguyễn Biểu ở xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Một số tài liệu chép rằng, vào năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, Vua Trùng Quang phải chạy vào Hóa Châu và sai Nguyễn Biểu đi sứ giảng hòa. Và vì biết rõ bản chất tàn bạo của giặc Minh, Nguyễn Biểu xác định rõ lần đi này là một sống mười chết. Nhưng với khí phách của một tướng lĩnh nước Nam, ông không hề run sợ.
Đoàn sứ giả do Nguyễn Biểu dẫn đầu mang sản vật và biểu cầu phong định đi sang nhà Minh, nhưng mới đến Nghệ An thì bị Trương Phụ bắt giữ lại. Khi nghe Nguyễn Biểu đề nghị hòa hoãn, tướng giặc đã khước từ, nhưng tỏ vẻ là người trọng nghĩa, Phụ đã thiết tiệc chiêu đãi.
Để đe dọa tinh thần sứ ta, Trương Phụ đã cho dọn cỗ tiệc đầu người nhằm "trả đũa" sự ngang tàng của Nguyễn Biểu. Sử sách ghi: Trong căn phòng trang trí lộng lẫy, một mâm cỗ đặt trên chiếc sập gụ màu nâu sẫm. Chiếc lồng bàn đan bằng sợi ngà trắng toát chụp trên mâm đồng trạm trổ tinh vi càng làm cho mâm tiệc thêm vẻ thanh lịch.
Cạnh mâm, một nậm và cái chén đặt ngay ngắn trên khay khảm xà cừ... Tuy nhiên, khi tên lính hầu nhấc chiếc lồng bàn ra thì cũng là lúc Nguyễn Biểu sững sốt: Mâm cổ quái đảng và ghê tởm: Một cái đầu người!
Để ứng phó với hành động man rợ quỷ quyệt của tướng giặc, Nguyễn Biểu không có thì giờ suy nghĩ nhiều. Những chuyện đối đáp thử thách với sứ giả xưa nay có nhiều, Nguyễn Biểu đã từng nghe nói hoặc đọc trong sách vở. Nhưng đến mức này, Nguyễn Biểu chưa hề thấy.
Chắc chắn rằng đây là đầu một người dân lành đã bị Trương Phụ bắt và hành tội. Không ăn thì tên tướng giặc cho là sứ giả hèn nhát, còn ăn thì ghê tởm mà lại ăn thịt đồng bào... Song, không chút do dự, Nguyễn Biểu ngồi xuống sập, ung dung rót rượu.
Sau uống một ngụm rượu khai vị, Nguyễn Biểu đã có hành động khiến đám lính canh kinh ngạc và kiêu hãnh ứng khẩu một bài thơ: Ngọc thiệt, trân tu đã đủ mùi/ Gia hào thêm có cỗ đầu người/ Nem công, chả phượng còn thua béo/ Thịt gấu, gan lân cũng kém tươi/ Cá lối lộc minh so cũng một/ Vật bày thỏ thủ bội hơn mười/ Kìa kìa ngon ngọt tày vai lợn/ Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời.
Không dừng ở đó, Điện tiền Ngự sử Nguyễn Biểu còn nhắn bảo Trương Phụ: "Thật chẳng mấy khi người Nam được ăn đầu người Bắc".
Lại nói tướng nhà Minh, khi nghe quân hầu thuật về hành xử của Nguyễn Biểu, Trương Phụ tròn xoe mắt kinh ngạc. Trong cái nghề làm tướng cầm quân đánh đông dẹp bắc của mình, chưa bao giờ hắn gặp một người như Nguyễn Biểu. Tự cho mình là anh hùng hảo hán, tỏ ra mình cũng biết trọng những kẻ có tài năng, khí phách, Trương Phụ lấy lễ tiếp đãi Nguyễn Biểu, rồi tiễn chân sứ giả.
Vậy, tại sao Trương Phụ đã để Nguyễn Biểu bình an ra về, nhưng ông lại bị giết chết? Theo bản chép tay Gia phả họ Nguyễn, vì cảm phục khí phách ngất trời của Nguyễn Biểu, Trương Phụ đã hỏi viên hàng thần Phan Liêu: “Nguyễn Biểu là người thế nào?” Liêu bèn nói: “Người ấy là hào kiệt của nước Nam, ngài muốn lấy nước Nam mà không có người này thì việc thành sao được”.
Trương Phụ sai người đuổi theo bắt Nguyễn Biểu lại, hòng uy hiếp mua chuộc nhưng khi Nguyễn Biểu bị dẫn đến trước dinh, Trương Phụ bắt ông lạy ông vẫn đứng thẳng không hề run sợ. Nguyễn Biểu nói: "Ta là tôi của Vua phương Nam, ngươi là tôi của Vua đất Bắc; cùng là bề tôi cả sao lại bắt nhau quỳ được?".
Phụ mắng ông vô lễ, ông bèn vạch âm mưu và tội ác của giặc: “Trong bụng muốn đánh lấy nước người, bên ngoài giả làm quân nhân nghĩa; đã hứa lập con cháu nhà Trần nay lại đặt quận huyện, không những chỉ cướp lấy vàng bạc, châu báu mà còn giết hại nhân dân, thực là giặc tàn ngược” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Tướng giặc đã rất tức giận, sai quân đưa Nguyễn Biểu ra trói dưới cầu Yên Quốc (tức cầu Lam, một nhánh sông Lam chảy giữa hai làn Vệ Chánh và Quang Dụ xưa) cho nước lên dìm chết. Ông lấy móng tay vạch vào cột cầu 8 chữ: “Thất nguyệt, sơ nhất nhật, Nguyễn Biểu tử” (ngày mồng 1 tháng 7 Nguyễn Biểu chết).
Trương Phụ giết ông nhưng phải ngầm kính phục cho đưa thi hài về Bình Hồ an táng. Vua Trùng Quang được tin ông tử tiết hết sức thương xót sai làm văn Dụ tế, nhà sư chùa Yên Quốc cũng soạn bài tụng, làm lễ cầu siêu cho ông. Chưa hết, nhân dân miền Nghệ - Tĩnh đã lập miếu thờ, suy tôn ông là Nghĩa vương. Các triều đại sau cũng đều truy phong ông làm Phúc thần.
Như vậy, Nguyễn Biểu - vị sứ giả can trường của dân tộc - đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Minh. Tiết tháo của ông thật là lẫm liệt, trước giặc giữ lòng chỉ nghĩ đến Vua, trước vận suy của nước vẫn làm rạng danh quốc thể. Hiện nay, tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ có đền thờ Nguyễn Biểu được xây dựng vào thời nhà Lê để tưởng nhớ công lao của ông.
Vĩnh Khang - Đất Việt

spacer

Kỳ bí chuyện “yểm mạch đế vương” của vua Trần Thái Tông

Nhà Trần khai mở bắt đầu từ vua Trần Thái Tông, để từ đó truyền nối 175 năm (1225 - 1400). Quanh vị vua đầu tiên của nhà Trần, còn đôi điều thú vị để nói...

Lâu nay, sử sách đa phần nhận định, nhà Trần có được ngai vàng qua cuộc chuyển giao quyền lực mềm, nghĩa là không có đổ máu khi sắp xếp để nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng làm bạn trăm năm với Trần Cảnh rồi sau trao quyền trị nước cho chồng.

Yểm mạch đế vương
Trước thời Trần, việc trấn yểm mạch đế vương không hiếm. Khi Cao Biền làm Tiết độ sứ ở nước ta là một tay phong thủy có hạng, từng yểm mạch đế vương để triệt dòng phát vận của người Nam, nhưng hắn từng hết hồn hết vía vì thần Long Đỗ, để dân gian sau này dè bỉu là “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”. Còn ở đất Trung Hoa trước đó, khi lên làm Tần Thủy Hoàng đế mở nghiệp nhà Tần, Doanh Chính cũng sai người yểm mạch đế vương mong dòng dõi nhà Tần truyền mãi.
Vua Trần Thái Tông, trong giai đoạn chuyển tiếp triều đại, có lẽ lo nơi nào đó của nước có người nổi dậy chiếm ngôi, nên cũng mượn tới thuật trấn yểm. “Đại Việt sử ký toàn thư” cho hay, vua “Sai các nhà phong thủy đi xem khắp núi sông cả nước, chỗ nào có vượng khí đế vương thì dùng phép thuật để trấn yểm, như các việc đào sông Bà Lễ, đục núi Chiêu Bạc ở Thanh Hóa; còn lấp các khe ở kênh mở đường ngang dọc thì nhiều không kể xiết. Đó là làm theo lời Trần Thủ Độ”.

Theo “Việt sử địa dư” việc này xảy ra năm Mậu Thân (1248): “(Trần Thái Tông) niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 17 (1248), sai người giỏi về phong thủy đi trấn áp vượng khí trong khắp núi sông, như núi Chiêu Bạc, sông Bà, sông Lễ ở Thanh Hóa, đều đào và đục đi. Lấp các khe kênh, mở đường ngang lối dọc, không kể xiết. Núi Chiêu Bạc, ngờ rằng tức núi Chiếu Sơn, huyện Nga Sơn. Sông Bà, tại địa giới huyện Đông Sơn. Sông Lễ, còn có tên là sông Mã, phát nguyên từ Lão Qua, hợp lưu với sông Lương, cùng chảy ra biển”.

Dù đào, đục hay lấp, nhưng khắp cõi Nam, vận đế vương ở mọi nơi, yểm làm sao hết được. Thế nên lời của sử thần Ngô Sĩ Liên chẳng sai chút nào: “Từ khi có trời đất này, thì đã có núi sông này, mà khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời, đều có số cả. Khí trời từ Bắc chuyển xuống Nam, hết Nam rồi lại quay về Bắc. Thánh nhân trăm năm mới sinh, đủ số lại trở lại từ đầu. Thời vận có lúc chậm lúc chóng, có khi thưa khi mau mà không đều, đại lược là thế, có can gì đến núi sông? Nếu bảo núi sông có thể lấy pháp thuật mà trấn áp, thì khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời có pháp thuật gì trấn áp được không?”. Còn “Đại Nam quốc sử diễn ca” thì chê trách việc này:

Tin lời phong thủy khi tà.
Đào sông đục núi cũng là nhọc thay!
Mở triều đại không có miếu hiệu Thái Tổ
Thông thường các vua đầu tiên của một triều đại khi mất miếu hiệu đặt sau khi mất là Thái Tổ. Ví như: Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ… hoặc đặt là Tiên Hoàng (Đinh Tiên Hoàng)… nhưng với vua đầu tiên của triều Trần thì không phải thế. Vì sao vậy?
Trần Thái Tông làm Thái thượng hoàng.


Trần Cảnh là vua mở nghiệp nhà Trần, cha là Thái Thượng hoàng Trần Thừa mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1234), thọ 51 tuổi. Sau khi cha mất, vua lấy miếu hiệu cho cha là Huy Tôn, mà theo “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi “Thụy là: Khai vận lập cực hoằng nhân ứng đạo thuần chân chí đức thần vũ thánh văn thùy dụ chí hiếu hoàng đế”. Đến tháng Giêng năm Mậu Thân (1248) vua lại đổi miếu hiệu cho cha mình từ Huy Tôn thành Thái Tổ. Như vậy Trần Thừa dù chưa một ngày ở ngôi vua đã được phong là Thái Tổ. Nơi “An Nam chí lược” khi viết về Trần Thừa, cũng xác nhận miếu hiệu Thái Tổ được truy phong cho ông khi viết: “Đời thứ nhất (tức Trần Thừa). Người Giao Chỉ, ngoại thích của nhà Lý. Cuối cuộc loạn đời Lý, Trần Thừa cùng em là Kiến Quốc đánh giặc có công, được phong chức Thái úy; Kiến Quốc được làm đại tướng quân. Con trai lấy con gái của Lý Huệ vương là Chiêu Thánh, nhân đó được truyền ngôi (Thừa chết, truy tặng Thái Tổ)”.

Bàn về nguyên do của cớ sự này, sử gia nhà Nguyễn trong “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có lời bình đáng lưu ý: “Họ Trần lấy được nước, đều là nhờ công sức Thủ Độ, cũng như vua Thuận Trị nhà Thanh với Đa Nhĩ Cổn, chứ Trần Thái Tông có gì đáng khen đâu? Cho nên nhà Trần không có miếu hiệu là Thái Tổ. Cái cớ làm cho nhà Trần được hưởng nước lâu dài là nhờ công đức Thánh Tông và Nhân Tông đấy chăng”.

Còn Trần Cảnh sau truyền ngôi cho con, lên làm Thái Thượng hoàng. Đến năm Đinh Sửu (1277) ông mất, và mùng 4 tháng 10 cùng năm, ông được táng ở Chiêu Lăng, phong miếu hiệu là Thái Tông. Cha là Thái Tổ, con là Thái Tông. Về miếu hiệu Thái Tổ của Trần Thừa, sử thần nhà Nguyễn cho điều đó là không đúng khi nhận xét: “Truy tôn không xứng đáng, dầu có cũng như không”.

Bói được ngày chết của mình
Xưa, những lời sấm ký, chiêm đoán thường được các nhà chiêm tinh, lý số vận vào những sự kiện lớn, những nhân vật có ảnh hưởng trong lịch sử, và nhiều câu sấm truyền ứng với việc thật làm người đời sau phải ngỡ ngàng về độ chính xác. Thế nên, những điềm như nhà Lý truyền được 9 đời thì dứt bóng, Trần Cảnh được xem tướng biết trước sẽ làm vua làm cho thật giả nhiều khi đan xen nhau, truyền thuyết, giai thoại nhiều khi không phân biệt rõ.
Nhà Trần với vị vua đầu tiên là Trần Thái Tông, dù xuất thân từ con nhà ngư phủ, nhưng cũng có chữ nghĩa, làm vua trăm họ, mở nghiệp nhà Trần, lại là người hâm mộ đạo Phật, nên tuổi càng cao thì việc xét đoán việc càng sâu. Và bản thân Thái Tông cũng từng có sự chiêm đoán rất chính xác về một vấn đề liên quan tới bản thân mình. Đó là ngày cuối cùng ở dương thế. Việc này được “Đại Việt sử ký tiền biên” thuật lại.

Một lần Trần Thái Tông lúc này đã làm Thái thượng hoàng, đến ngự đường chợt thấy một con rết bò trên áo ngự, sợ quá ông lấy tay phủi đi, con rết rơi xuống đất phát ra tiếng kêu, nhìn lại thì hóa ra một chiếc đinh sắt. Ông bói thử thì biết sẽ có điềm gì đó sẽ xảy ra vào năm Đinh. Có lần Thượng hoàng đùa, nói Minh Tự Nguyễn Mặc Lão chiêm đoán xem điềm lành hay dữ cho mình. Khi Mặc Lão dùng phép chiêm đoán thấy có một cái hòm vuông, bốn mặt đều có chữ “nguyệt”, trên hòm vuông có một cái kim, một cái lược, Trần Thái Tông mới suy ra rằng: “- Cái hòm đó là quan tài, bốn mặt chữ “nguyệt” tức là tháng tư, nguyệt cũng là mệnh âm (trái với nhật tức mặt trời là mệnh dương). Cái kim trên hòm có thể xâu vật gì đó tương ứng với đòn xóc khiêng quan tài. Chữ “sơ” là cái lược, đồng âm với chữ “sơ” là xa, tức là sẽ xa rời cõi sống”. Đương lúc đó Thượng hoàng xem múa rối, tiết mục đó hay có câu cửa miệng: “Chóng đến ngày mùng Một thay phiên”. Thượng hoàng lại đoán rằng: “- Thế là ngày mùng Một ta chết.”
Về sau lời chiêm đoán của Thái thượng hoàng không sai chút nào. Đúng mùng Một tháng tư năm Đinh Sửu (1277), ông băng ở cung Vạn Thọ, đó là sự ra đi dường như đã được báo trước. Trần Thái Tông đón nhận cái chết một cách nhẹ nhàng, bình thản. Tương truyền vào năm Bính Tý (1276), có lần ông bảo trước với người hầu cận: “Đến tháng tư sang năm ta tất chết”, quả ứng nghiệm. Trong “Việt sử diễn âm” thì ghi:
Trị vì ba mươi bốn thu,
Thái Tông hoàng đế tiên đô chầu trời.

Việc ấy, được sử thần Ngô Sĩ Liên ghi là: Điềm lành hay tai họa, chỉ có người thành tâm mới biết trước được. Vì thế, Đại truyện trong Kinh dịch có nói: “Hình dung sự vật thì biết được vật thực, chiêm đoán sự vật thì mới biết được tương lai”. Nhưng tất là phải sau khi đã suy xét trong lòng, nghiền ngẫm trong óc, Thái Tông biết được việc tương lai là chiêm đoán sự vật đấy. Nhưng nếu không phải là người lý sáng, lòng thành, mà cứ thấy việc là phỏng đoán mò để rồi khẳng định, thì chưa bao giờ không chuốc lấy tai họa về sau. Đó là chỗ khác nhau giữa cái học sấm ký thuật số với cái học thánh hiền chăng?
Ngày Thượng hoàng Thái Tông băng hà, Thiều Dương công chúa - con gái thứ của ngài - vừa ở cữ chợt nghe tiếng chuông liên thanh ở điện đình. Theo thể lệ nhà Lý, nhà Trần, gặp lúc vua mất, thì chuông ở triều đình khua vang lên để báo hiệu. Công chúa biết cha đã rời cõi trần tục, thương xót lắm nên khóc mãi không thôi, rồi cũng mất theo cha...
Theo Trần Đình Ba
spacer

LỜI GIÓI THIỆU TÁC PHẨM "NGỌC PHẢ TRIỀU LÝ TÂN BIÊN"


   L ỜI GIỚI THIỆU
Các triều đại hầu như đều có Ngọc Phả, Thế Phả,  Ngọc Điệp , ... riêng triều đại Lý có Ngọc Phả đầu tiên nhưng hiện nay chỉ còn trên sử sách. Triều Lý đã một thời liệt oanh, khôi phục lai đất nước sau thời kỳ nhà Tiền Lê suy vy và từng phạt Tống, bình Chiêm, 216 năm trị vì thiên hạ nhưng hậu duệ họ Lý không giữ  được "Lý Triều Ngọc Phả" là một tiếc nuối không cùng. Khi anh Lê Bá Quang về Từ Sơn và Cổ Pháp chiêm ngưỡng di tích lăng mộ, chùa, tượng vọng thờ các vua nhà Lý đã sanh  lòng trắc ẩn, ngày về lại Sài Gòn mang theo một suy nghĩ sẽ cùng anh em là những người từng viết gia phả làm bộ "NGỌC PHẢ TRIỀU LÝ TÂN BIÊN" dưới dạng một gia phả.
Đó chính là bộ sách này, món quà của kẻ hậu sanh dâng tặng tạo chút công đức với Lý Triều và tặng tất cả mọi người.
Thiết nghĩ, đây là việc làm không đơn giản, cần đầu tư nhiều công sức, tuy nhiên các sử thần, các nhà nghiên cứu lịch sử đã biên soạn để lại giúp chúng tôi rất nhiều thông tin. Mục đích của các vị là góp phần làm phong phú kho tàng lịch sử nước nhà, chúng tôi xin được phép truy cứu tắt ngang một số tư liệu để hệ thống lại theo cách của chúng tôi trên khuôn khổ là Gia Phả, cũng không ngoài mục đích để lại cho đời sau.
Nhiều tư liệu nói về nguồn gốc và thân thế Lý triều nhưng không giống nhau, chính các sử gia cũng đã bàn nhưng không dám khẳng định, chúng tôi phải dựa theo chính sử để biên soạn, có thể có một vài sai sót, không thể đầy đủ hơn nhưng bộ sách này mang đúng ý nghĩa với tựa đề Ngọc Phả Triều Lý Tân Biên.
Chúng tôi biên dựng theo tuần tự qui hoạch một bộ gia phả của Trung Tâm Nghiên Cứu và Thực Hành Giả Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Lịch Sử Dòng Họ Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, ngoài các phần lời tựa, lời giới thiệu, các phần chính gồm: PHẢ KÝ - PHẢ ĐỒ - PHẢ HỆ - NGOẠI PHẢ - PHỤ KHẢO. Hình ảnh về di tích của Triều Lý được chụp trực tiếp và có một số được truy cập qua các website có ghi chú nguồn để sắp xếp theo hành trạng, theo nội dung từng chương mục vừa mang tính giới thiệu di tích vừa làm rỏ hơn bài viết.
  Phả ký là phần việc có nhiều khó khăn khi phải minh bạch hóa lịch sử trong khi  tài liệu có nhiều giả thiết khác nhau, cái đúng và cái sai chỉ mảy may của thiên kiến, do vậy tất cả các giả thiết sẽ được đưa vào phần ngoại phả để sau này có những thông tin đủ tin cậy phần phả hệ này vẫn có cơ sở xác định một bối cảnh lịch sử dù phải nhìn nhận khác hơn. Sau đây là các mô tả giúp quý độc giả dễ theo dõi khi cần tra cứu.
Phả đồ, mô tả thế thứ như một sơ đồ tổ chức trên khổ giấy A3 xếp lồng vào khổ sách A4, nhưng theo sáng kiến riêng về hình thức để tôn vẻ trang nghiêm cổ kính. Đời thứ nhất, vua Lý Thái Tổ được sắp xếp vào vị trí chính trang, các hoàng huynh, hoàng đệ hai bên, phối họp với từng hoàng hậu để sanh hạ các thái tử, hoàng tử và công chúa. Diễn giải hình thức này đủ chín đời.
Phả hệ là phần cơ bản của một gia phả hay ngọc phả mô tả danh tánh, đế hiệu, vương hiệu, quốc hiệu, hành trạng và sự nghiệp, mỗi vị được đính theo một tiểu sử. Tài liệu tìm kiếm từ nhiều nguồn để ghi chép nhưng rất khiêm tốn nên chỉ có thể trong phạm vi có thể hy vọng sự bổ khuyết sau này là cần thiết.
Ngoại phả và phụ khảo được sưu tập đăng những bài viết của nhiều tác giả mà chúng tôi thấy có sự liên quan nhằm làm rỏ hơn cho thân thế Triều Lý.
Tóm lại, đây là một tác phẩm mang nhiệt tình của chúng tôi, không mong đợi gì khác hơn là góp một phần nhỏ vào góc kho tàng di chỉ văn hóa lịch sử đất nước, cùng làm cho văn hóa dòng họ Việt Nam phát triển và nhất là tô bồi thêm cho dòng họ Lý niềm tự hào cùng các họ Việt Nam. Chúng tôi rất biết ơn những tác giả, các nhà quản trị nguồn cho chúng tôi mạn phép trích xuất và độc giả có nhã ý đóng góp để chúng tôi có dịp làm mới hoàn hảo hơn.
Cũng xin được tỏ bày thêm, đúng ra cả ba anh em, gồm anh Lê Bá Quang, anh Lâm Hoài Phương và tôi cùng biên soạn nhưng các anh đã không thực hiện, tôi phải cố gắng hoàn tất; do vậy có thể còn thiếu sót, cần có sự quan tâm của các bậc thiện trí.
Trân trọng
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày   tháng  năm 2018.
Thay mặt nhóm biên soạn
Trần Văn Đường

spacer

LỜI TRẦN TÌNH TIỄN ĐƯA BA CỦA CON RỄ


LỜI TRẦN TÌNH VÀ CẢM TẠ
Kính lạy Cha trên trời, đấng cứu rỗi đời đời,
Kính lạy mẹ Maria thường xót thương nỗi đau nhân thế!
Kính thưa quí cha đang thừa mệnh chúa dìu dắt linh hồn Juse Nguyễn Văn Vân, ba của chúng con.
Kính thưa quí ông bà, cô bác, cậu dì, bạn bè thân hữu của ba chúng con và gia đình.
Kính thưa các bạn bè, anh em thân mến!
"Xin ơn trên mở rộng vòng tay nhân từ đón nhận ba chúng con về nơi nước Chúa đời đơi hằng sống  -  Vô cùng cám ơn hết thảy những tấm lòng đã vì yêu thương, vì thấu hiểu, vì ở đời cần nhau trong những lúc tột cùng đau thương mà quí vị đã đến thăm viếng, nguyện cầu cho ba chúng tôi và chia sẻ nỗi xót xa khi kẻ mất người còn của gia đình " là điều đầu tiên chúng tôi xin được nói.
Kính thưa quí vị:
Chúng tôi được sanh ra; ba Vân đã trải qua một chặng đời, ông nội hy sinh trong chiến cuộc tranh giành nửa Bắc nửa Nam. Ba Vân là Quốc Gia Nghĩa Tử, ba vào trường Thiếu Sinh Quân khởi đầu đời binh nghiệp, ra trường ba đã thành huấn luyện viên tại Trung Tâm huấn luyện Quang Trung, binh chủng nhảy dù của quân lực Việt Nam Công Hòa.
Bên đời lính phong trần của ba Vân, bà nội đã bù đắp tình thương cho ba trưởng thành, có vợ, có con.
Sóng gió chẳng ngừng cho ba, ngày 30 tháng tư năm 1975, Phú Túc, Gia Kiệm - Suối Mơ chốn rừng hoang nước độc của tỉnh Đồng Nai là nơi gia đình phải đến gọi là vùng Kinh Tế Mới. Căn nhà lá vách nứa nơi 7 năm gửi thân của những con người muốn sống. Ở đây, mùa khô nắng chói chang da sạm màu của đất, mùa mưa về gió lùa, nước tạt sốt rét rừng rình rập. Sức chịu đựng không thể, một người con bịnh chết, phải bỏ tất cả trốn về lại Sài Gòn.
Từ đó, năm 1983 một lần nữa trốn chạy cơ chế mới của nhà cầm quyền, một mình ba Vân vượt biển, bỏ lại mẹ già bỏ cả vợ và con. Lênh đênh trên biển, đánh đổi sự sống với sóng xô, đói khát để tìm tự do. Ba Vân đến Malaysia rồi được nhận sang đất Mỹ. Ba đã cùng anh em bạn bè, đơn độc, lặn lội đối mặt với cuộc sống xa lạ trên đất khách quê  người.
Chúng tôi được ba bảo lãnh qua đây, ba và chúng tôi sống một thời đời cơ cực, tại Salem một tay ba bảo bọc. Định mệnh trớ trêu đã chia hai duyên nợ, ba không ở cùng với mẹ, ba lầm lũi sớm chiều rồi ba bước thêm bước nữa với mum.
Đủ tuổi về hưu, ba chưa có gì để hạnh phúc tuổi già ngoài việc các con trai gái đã thành gia thất. Rất nhiều điều ba ước ao nhưng không còn kịp nữa! Ba chưa bao giờ nghĩ là ba sẽ thế này.
Trước đây một tháng cơn tai biến lần thứ hai xãy đến, sự lắng dịu của bịnh tình không phải đã tha ba cái chết làm ba không hay biết để còn trăn trối.
Trưa ngày 26/ 2/ 2019, cơn sốc nặng làm ba té ngã, ba gọi người đưa vào bệnh viên cấp cứu bằng giọng nói thều thào, tan biến hết hy vọng trong chúng con.
Than ôi! Ba Vân đã không trở về nhà được nữa, các bác sĩ đã lắc đầu để một ngày sau ba thực sự ngủ yên!
Ba ơi! Ba không thể cùng ngồi bên chúng con , chúng cháu bằng hình hài, bằng xương thịt như xưa nay nữa rồi. Những đứa cháu nội, cháu ngoại không còn được ba ôm vào lòng để ông cháu cùng hôn, để chúng đủ lớn để nói "con yêu ông" hoặc bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
 Trong quan tài ba nằm yên bên giấc ngủ ngàn thu, ba có nghe chúng con, chúng cháu thương và nhớ về ba nhiều lắm không ba? Những trăn trở đời ba có nặng nề lắm không ba!
Chúng con sững sờ có lúc không tin ba đã chết,  xin lỗi ba để chúng con gạt nước mắt giấu niềm đau lo cho ba một lần cuối, mong ba mãn nguyện. Chúng con luôn muốn ngồi bên ba cho đến giờ ngọn lửa thiêu dập tắt để không thấy ba lạnh lẽo, cô đơn trong kho lạnh nhà quàng, nhưng sự sắp đặt trên đất người các con không thể.
Ba ạ! Sự đời phủ phàng nhưng chúng con không dám phủ phàng, ba thương chúng con mà, ba sẽ không buồn như chúng con đang sợ ba buồn.
Thôi ba nhé, thời gian giành cho ba và chúng con không nhiều nữa, cánh cửa cuộc đời và thế giơi bên kia đang khép lại, nước mắt ba nước mắt chúng con rơi trên hai nẽo nhập nhòe, các con không muốn tiễn ba đâu!
Xin Chúa xót thương linh hồn ba Juse Nguyễn Văn Vân, gọi ba chúng con về bên ấy xứ sở yên lành!
Xin đời hãy quên giùm hờn trách để ba chúng tôi không vướng bận nợ nần trong 70 năm nhọc nhằn kiếp làm người.
Xin ba hãy tha thứ cho chúng con ví như chữ hiếu chưa tròn, chữ tình chúng con chưa báo được. Xin cám ơn ba đã cho chúng con đủ lớn ở đời bằng những yêu thương hôm nay có được.
Tiếng chuông giáo đường gióng lên rồi đó, ba hãy nén những muộn phiền nương theo tiếng kinh cầu thanh thảng ba đi!
Hình hài ba, cuộc đời ba chỉ vỏn vẹn là một nhúm tàn tro. Như mong muốn của ba, tro cốt ba sẽ đưa về Việt Nam thờ bên bà nội, nếu ba có về thăm thì cốt nhục, tổ tiên nhiều đời vẫn chờ ba nơi đó.
Ba ơi! Ba của chúng con!
Chúng con đang thương và khóc bên ba, những giọt nước mắt khóc cho ba chưa bao giờ nhỏ xuống nay sẽ còn rơi đến khi nào nếu thế gian không thấy bóng dáng ba.
Trước mặt chúng con trời đất đã tối sầm, tim chúng con nghe chừng đang đau nhói giữa giá băng!
Các con của ba, các dâu rễ, các cháu nội ngoại của ba thương ba nhiều vô kể và ước gì chiều nay không có lúc tận cùng.
Xin VĨNH BIỆT BA!
Kính thưa Quí cha, quí ông - bà - cô - bác và anh - chị - em đã đến với ba chúng tôi đến khoảnh khắc cuối cùng, một lần nữa xin tất cả nhận nơi đây lòng thành kính biết ơn, nếu có điều sơ suất xin được niệm tình tha thứ.
Đại diện Tang Hiếu,
Trưởng nam 
Nguyễn Đức Huy          
(Trần Văn Đường chấp bút, 3/3/2019 Oregon state)

spacer

BÀI CÁO TIỄN SUI GIA TỪ TRẦN



THƯ BÁI TIỄN

Kính thưa quí cha, quí ông bà, quí anh chị em và các con cháu thân mến.
Trước quan tài anh Vân, xin phép mọi người cho gia đình tôi, các anh em và các con cháu của chúng tôi từ Việt Nam được chia buồn với tang quyến khi anh Vân ra đi một cách đột ngột thế này.
Thật sự không còn cách nào khác hơn để tỏ bày chút tình sui gia, thông gia với anh Vân và gia đình ngoài lời "Vô CùngThương Tiếc"!
Thưa anh Vân,
Không cuộc chia ly nào mà nước mắt không rơi,
Không buổi tiễn đưa nào mà lòng không xót xa buồn!
Không thể không đớn đau trước cảnh anh không hay biết lúc nầy anh phải ra đi và anh đã không còn kịp nói lời từ biệt trong khi thân tình không ai có thể nắm tay anh níu nỗi!
Thế gian là nơi đến để làm người trên hình hài được thượng đế ban cho từ cát bụi, để chờ có một ngày phải trả về cát bụi như nhân gian thường nói "sanh ký tử quy", dẫu biết thế nhưng lòng cứ rưng rức một niềm đau.
Trong quan tài, trái tim anh ngừng đập nhưng tôi nghĩ linh hồn anh vẫn còn đây để đợi chờ cho tròn cuộc tiễn đưa.
Tôi nghĩ anh vẫn nghe lời thì thầm rất thâm sâu trong tình nghĩa phu thê, trong tình yêu phụ tử hiếu tôn, trong tình cảm cốt nhục và tất cả thân tình.
Tôi nghĩ anh vẫn còn nhìn thấy rất nhiều người cúi đầu nguyện xin thiên chúa xót thương anh và anh còn nghe tiếng kinh cầu tiễn đưa anh về nơi cõi thiên đường.

Tôi biết anh đã không thể xóa nhòa dòng chữ "I love you, my grandpa" của đứa cháu không đến được gần khi anh sắp phải đi, anh không khỏi ngậm ngùi khi vọng quanh đây tiếng gọi ông của đàn cháu nhỏ rất hồn nhiên nay đã ngẫn ngơ; nhưng tất cả đã an bày từ trong định mệnh rồi anh ạ.
Anh đi - Bao yêu thương gửi theo anh và anh để lại, trong đó có gia đình chúng tôi, tình nghĩa sui gia như "Qua Cát Tình Hoài" .
Chỉ còn hôm nay thôi, anh đã trở thành người trong thiên cổ, lời tiếc thương nói mãi vẫn vô cùng!
Cả một đời mang thân phận con người, bao nhiêu ân tình, ghét thương, hờn dỗi không còn ai đòi anh phải trả, anh hãy yên lòng về tìm lại tình yêu thiên chúa.
Tàn tro là hình hài anh sẽ được đưa về với mẹ; với quê anh Việt Nam; anh sẽ ấm áp với thâm tình như ngày anh đang sống.
Xin chào anh lần cuối cùng khi chúng ta không còn ngày gặp nữa! Dấu xưa còn thấy thì thương và nhớ anh như chưa có hôm nay.
Xin gia đình tang quyến và các con hãy lau khô nước mắt để linh hồn anh Vân, ba các con không trĩu nặng muộn phiền lúc làm cuộc chia ly.
Vĩnh biệt anh!
Salem, ngày 09 tháng 3 năm 2019 chiều nay, buồn hơn tất cả!
Gia đình ông bà sui gia Trần Văn Đường
Đồng bái tiễn



spacer
do