“Tìm lại huy hoàng” phần 3.2: Tiên giới thánh duyên Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà.


Từ trước tới nay, câu chuyện cổ tích giản lược về Chử Đồng Tử và Tiên Dung thường hay làm dấy lên những thắc mắc trong lòng người đọc như: Tại sao công chúa Tiên Dung lại dám tự ý kết duyên không theo lệnh vua cha? Một câu chuyện gặp nhau trong phòng tắm ngoài trời, có gì đáng để lưu lại ngàn đời và trở thành một trong tứ bất tử ở Việt Nam?
Đó là bởi vì những gì tinh túy nhất, thâm sâu nhất đã bị giản lược đi, chỉ để lại hiện tượng bề mặt đọc qua thấy trần trụi và thô tục. Người đời sau không biết lại tiếp tục gán cho huyền sử này một ý nghĩa “quyền tự do yêu đương” theo nhu cầu của con người hiện đại.
spacer

“Tìm lại huy hoàng” phần 3.1: Ba lần chuyển sinh của Tiên Chúa Liễu Hạnh

“Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà.
Nguồn ảnh internet

Liễu Hạnh Tiên Chúa (thời Hậu Lê) vốn là con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng Thượng Đế, 3 lần giáng trần để ngàn đời được tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân” và cuối cùng quy y cửa Phật.

spacer

“Tìm lại huy hoàng”: Tứ bất tử của Việt Nam, họ là ai?

“Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà.
Gia Phả
nguồn ảnh internet

Người xưa quan niệm rằng: phàm là những ai được lưu danh trong sử sách, thì đều là đã được Thần an bài điều đó với mục đích lưu lại lịch sử văn hóa nhân loại, giáo dục con người đời sau không quên nguồn cội và các giá trị đạo đức nhân sinh. Trước khi trở thành những vị Thánh nhân, những vị Thần Tiên như trong sử sách và các câu chuyện cổ, những vị ấy cũng đã từng một lúc nào đó làm người, đóng các vai trò khác nhau trong xã hội như một người mẹ, một người vợ, một người con… Thế nhưng, theo chuyện kể, trước khi hạ thế làm người, họ vốn dĩ đã là Thần Tiên trên thiên thượng rồi. Vậy ý nghĩa của việc này là gì?
“Tứ bất tử” của Việt Nam đã định ra nền tảng văn hóa tín ngưỡng Phật Đạo Thần và đạo lý làm người.
Tiếp theo phần 1 và phần 2 về nguồn gốc loài người và lịch sử hình thành đất Việt, con cái của Lạc Long Quân và Âu Cơ là các vị vua Hùng dựng lập đất nước, dạy người dân biết làm nương, làm rẫy, nấu cơm, thổi lửa, dựng vợ, gả chồng…, những kỹ năng cần thiết để sinh tồn và bảo toàn nòi giống. Tiếp theo đó, con người còn cần phải học những gì?

spacer

Ấn triều Trần treo ở đâu cho đúng

Nhiều người xin được lộc ấn triều Trần nhưng sử dụng thế nào cho hợp cách, đúng phong thủy cũng như tâm linh thì ít người để ý. Thông thường mọi người hay đặt hay treo lên bàn thờ, như vậy là sai lầm. Nếu để lên bàn thờ thì sẽ là thờ ấn, chứ không phải thờ ông bà tổ tiên. Ngoài ra, để ấn lên bàn thờ sẽ không phù hợp theo tâm linh, cũng như trường khí.

1. Kiểm tra, xác định trường khí
Trường khí dương là trường khí tốt cho con người, giúp cơ thể minh mẫn, sảng khoái, làm việc hiệu quả hơn. Trường khí âm là trường khí xấu, do máy đo báo. Khi có trường khí âm, con người tiếp xúc nhiều sẽ hay đau đầu, tâm lý không ổn định, dễ cáu gắt, khó tập trung, hay nôn nóng… Từ đó ảnh hưởng xấu đến hành vi, học tập hay công việc.

Dán ấn ở chính Bắc, ở gần két để hỗ trợ tăng tài lộc. Ảnh: Mạnh Linh.
Ở phòng thí nghiệm, kiểm tra năng lượng trường khí của 10 mẫu ấn mới nhất cho thấy:
- Đặt nằm ngang trên bàn, năng lượng ở mức bình thường, trong đó 3 trường hợp âm, 7 trường hợp dương.
- Khi gấp lại, cả 10 ấn đều có trường khí âm rất mạnh.
- Dán lên tường, trường khí dương tăng cao, không có trường khí âm.
Kiểm tra thêm các mẫu khác, khi gấp đều có trường khí âm; nếu dán thẳng đều chuyển thành trường khí dương.
- Nếu đo trường khí, thông qua phổ màu cho thấy năng lượng thích hợp nhiều cho hệ miễn dịch và thần kinh, tăng cường sức sống. Đo bằng thiết bị điện từ trường, trường khí trung bình của ấn từ 400 đến 430 MHz. Điều này cho thấy ấn triều Trần có thể dùng trong phong thủy.

2. Cách dùng cụ thể
- Không nên: Không đặt lên bàn thờ, như đã nói ở trên. Không dán hướng vào nhà vệ sinh, dán trên tường nhà vệ sinh. Không gấp để trên bàn, càng không nên gấp để ví, để trên ôtô, vì có trường khí âm dễ gây ra sự cố khi đi lại.
- Nên: Dán trên tường hoặc đóng trong khung ảnh treo lên tường. Nếu không quan tâm đến phong thủy, bạn có thể treo gần vị trí làm việc. Đặt tại cơ quan hay phòng làm việc ở nhà đều được. Nên hướng vào mình, hay hướng vào tủ sách, hoặc có thể hướng ra cửa.
Nếu muốn sử dụng hiệu quả hơn theo phong thủy, tùy theo mục đích sử dụng mà dán ở các vị trí khác nhau, như năm 2015 để tăng tài lộc thì dán ấn ở chính Bắc, nếu để hỗ trợ nghề nghiệp, học hành dán ở Tây Bắc.

Nguyễn Mạnh Linh 
spacer

Lăng mộ 'ông nội vua nước Việt'

Khu di tích Gò Lăng (ở thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, H.Tây Sơn, Bình Định) được các nhà nghiên cứu và người dân địa phương nghi ngờ là khu lăng mộ của nhà Tây Sơn.

Ông Mai Văn Châu bên lăng mộ ông Hồ Phi Tiễn đang bị hoang phế

spacer

Giải mã: Kho báu bị yểm bùa ở đảo Lý Sơn

Những dấu tích của vua Lê ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) dù không nhiều nhưng có nhiều nét độc đáo, đặc biệt là nằm trong sự xâu chuỗi mối quan hệ với người Chăm. Có thể từng có nhiều người Chăm được tham gia đội quân thân cận của vua Lê. Cùng với đó là chuyện về kho báu bị yểm bùa của người Chăm (hay còn gọi là người Hời) vẫn còn như tươi mới trong tâm trí nhiều bậc cao niên nơi đây. Nhiều bí ẩn vẫn chưa được vén mở.

Núi Hòn Tươi, nơi được cho là chứa kho báu

spacer

Thực hư con sông làm đứt mạch đế vương và những lý giải dưới góc nhìn khoa học - Kỳ 3

Các tài liệu chép về phong thủy ngôi huyệt đế vương nhà Trần có đề cập tới một con sông bí ẩn. Tương truyền rằng, vì đào con sông này mà long mạch nơi đây bị phạm, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Trần. Hiện nay, có ý kiến tranh cãi rằng, con sông này là do Hồ Quý Ly thực hiện để phá long mạch. Một ý kiến nữa lại cho rằng, việc này là do thầy phong thủy trả thù. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?

Cổng lớn đi vào khu lăng mộ các vua Trần tại Thái Bình ngày nay.

spacer

Vén màn bí ẩn ngôi huyệt đế vương và những dấu tích còn lại - kỳ 2

Giai thoại phát tích của nhà Trần vẫn là một câu chuyện chưa đến hồi ngã ngũ. Sử sách ghi chép rất rõ ràng các sự kiện, nhưng trong dân gian lại tồn tại quá nhiều thuyết khác nhau. Thậm chí, trong một tài liệu chính thống cũng ghi chép về những câu chuyện đầy huyền hoặc này.

Ba ngôi mộ lớn được cho là phần mộ của vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông tại Thái Bình ngày nay (ảnh tư liệu).
Vậy đằng sau vẻ bí ẩn của ngôi huyệt quý kia là gì? Chúng ta có thể thấy gì nếu soi chiếu dưới cái nhìn khoa học về hiện tượng phi khoa học này?

spacer

Giai thoại về ngôi huyệt phát tích nhà Trần và thực hư con sông làm đứt long mạch đế vương

Hiện nay, tư liệu còn lưu lại hai thuyết chính nói về ngôi huyệt phát tích nhà Trần. Một thuyết nói rằng, ngôi huyệt phát kết là do thầy phong thủy Tàu đặt đất. Thuyết nữa thì nói rằng ngôi huyệt do thầy phong thủy bí ẩn người Việt tìm thấy. Vậy thầy phong thủy nào trong số hai người trên mới đích thực là “chân nhân”, góp phần tạo nên một trong những vương triều lẫy lừng bậc nhất trong lịch sử?

Đền thờ các vua Trần tại Thái Bình ngày nay.

spacer

NHO GIÁO VIỆT NAM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN

Chương 1
KHÁI QUÁT VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC TRIẾT HỌC NHO GIA

1.1      Khái quát nội dung tư tưởng đạo đức Nho giáo
Nho giáo được ra đời ở thời Xuân Thu do Khổng Tử  (551 – 479 TCN) sáng lập. Sau khi ông mất, tư tưởng của ông đã được các thế hệ học trò kế thừa. Đến thế kỷ II TCN, Nho giáo mới được giai cấp phong kiến sử dụng vào việc trị quốc. Ở Trung Quốc, Nho giáo đã tồn tại trong suốt thời phong kiến và là công cụ giúp các triều vua cai trị đất nước.

Khổng Tử và các học trò của ông đã thấy được sức mạnh và vai trò to lớn của đạo đức đối với xã hội. Vì vậy, nội dung quan trọng của Nho giáo là luận bàn về đạo đức.
Theo Khổng Tử, đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua - tôi, cha - con, chồng  - vợ, anh em, bạn bè. Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất, Đổng Trọng Thư gọi là Tam cương -  ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội. Đức chính là các phẩm chất quan trọng nhất mà con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên. Khổng Tử nhấn mạnh “Tam đức” (nhân, trí, dũng); ở Mạnh Tử là “Tứ đức” (nhân, nghĩa, lễ, trí); Đổng Trọng Thư là “ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Tam cương và ngũ thường được kết hợp và gọi tắt là đạo cương - thường.

            Cương - thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh của con người. Một mặt, đạo cương - thường góp phần điều chỉnh hành vi của con người, đưa con người vào khuôn phép theo chế độ lễ pháp của nhà Chu trước đây và các triều đại phong kiến sau này đặt ra. Cương - thường là nhân tố quan trọng làm cho xã hội ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của thiên tử. Mặt khác, đạo cương - thường với nội dung “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (vua xử bề tôi chết, bề tôi không chết là không có lòng trung, cha xử con chết, con không chết là không có hiếu) là sợi dây trói buộc con người, làm cho con người thụ động trong cả suy nghĩ và hành động. Tư tưởng này là lực cản sự phát triển của xã hội và là một trong những nguyên nhân làm cho xã hội phương Đông trì trệ.

spacer
do