CHUYỆN XƯA NÊN BIẾT

 Nguồn: Fb Nguyễn Gia Việt 


VÌ SAO TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT XUẤT THÂN THÁI GIÁM NHƯNG KHI MẤT LẠI CHÔN CÙNG BÀ PHU NHÂN?


Từ lâu người Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn xem Tả Quân Lê Văn Duyệt là một vị thần có hơi hám tâm linh dân gian, đây là một hiện tượng độc nhứt vô nhị 


Các dịp Lễ Tết số lượng người đi Lăng Ông đông gấp nhiều lần đình chùa, ngày thường khách vẫn nườm nượp nhang khói không lúc nào nguội lạnh 


Ngày Tết Nguyên Đán đầu năm trong tiết tháng Giêng se lạnh, khi mà Trời Đất giao hòa cùng lòng người thì bá tánh thích ghé Lăng Tả Quân đặng cầu nguyện cho một năm an bình, tài lộc 


Sài Gòn còn có mộ và đền thờ của Võ Tánh, Trương Tấn Bửu, Võ Di Nguy nhưng đông nhứt vẫn là Lăng Ông Bà Chiểu. Gần đó có  đền thờ Trần Hưng Đạo nhưng dân Nam Kỳ ít khi lui tới 


Dân gian coi ông như thần và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần. Nghi lễ cúng kiếng tại lăng pha trộn giữa nghi lễ thờ cúng ông bà, tổ tiên của người Nam Kỳ với nghi lễ cúng thần


Người Việt cúng trái cây, bánh và nhang đèn. Người Hoa cúng heo quay theo tục của họ 


Vì ngày xưa Tổng Trấn làm cho Sài Gòn, Nam Kỳ  giàu mạnh nên nhiều người Việt lẫn Hoa coi ông là Phúc Thần, thành ra cúng tế ông là cầu xin, đó là lẽ thường xuất phát từ tâm tưởng của người dân 


Xin bắt đầu vài dòng về những ngày xưa 


Năm 1760 ông Lê Văn Hiếu cùng vợ chồng con trai ông bà là ông bà Lê Văn Toại rời Quảng Ngãi theo ghe bầu vô Nam Kỳ và tới vùng Mỹ Tho, sau định cư tại Vàm Trà Lọt 


Ông Lê Văn Toại và bà Nguyễn Thị Lập sanh ra con trai Lê Văn Duyệt ở đây 


Ông Lê Văn Toại sanh được 4 con trai, ông Duyệt là con thứ hai, con trưởng


Tương truyền, từ năm 14, 15 tuổi ông Lê Văn Duyệt thường tự than: “Sanh ra ở đời loạn mà không dựng cờ nổi trống làm đại tướng, để công danh trên thẻ bạc, thì chẳng đáng làm mặt trai!”.


Năm 1765 gia đình này dời nhà qua bên Long Hưng sanh sống 


Năm 1780 trong đêm mưa gió, Tây Sơn truy sát chúa Nguyễn Phước Ánh đã chạy từ Gia Định về Mỹ Tho tới vàm Ông Hổ và ghe chèo bị mắc cạn. Ông Lê Văn Toại chèo ghe ra cứu chúa Nguyễn và tùy tùng đem về nhà mình trú tạm 


Sau thấy ông Duyệt lanh lẹ, cũng khỏe mạnh, chúa trả ơn gia đình họ Lê bằng cách nhận con trai họ là Lê Văn Duyệt cho đi theo cùng đặng làm thái giám nội cung 


Sử Nguyễn chép Lê Văn Duyệt tuổi thơ không chịu học hành mà chỉ thích bắt chim, đánh cá, đá gà và tụ tập các trẻ trong làng, chia phe chơi trò tập trận 


Đại Nam liệt truyện cho biết “ông mình thể ngắn nhỏ, tinh hãn, có tài lực”, và mắc bệnh “ẩn cung hình” từ lúc mới sanh. 


Ẩn cung hình tức bộ phận sanh dục quá nhỏ và hình như con tằm không thể sanh con được


Nhiều nhà sử học nói ông không có bộ phận sanh dục nam, có người nói đó là tật "ẩn tinh hoàn" 


Chữ "ái nam ái nữ" là chữ không chính xác với một nhân vật lịch sử 


Trích "Nhật ký hành trình" của John White, London 1824, tr. 236:


"Tổng Trấn Sài Gòn nghe lời người ta nói là một hoạn quan. Trông hình dáng của ông đã chứng minh khá rõ tiếng đồn này. Ông ấy khoảng 50 tuổi, có cái nhìn thông minh. Ông có vẻ hoạt động mạnh về thể chất & tinh thần


Gương mặt tròn, nhẳn, không râu. Riêng giọng nói rất chát tai, giống tiếng đàn bà. Còn y phục của ông ta giản dị giống như y phục của người nghèo .."


Theo mô tả thì ông không có râu, giọng hơi chát, tức là âm hơi bổng, nội tiết tố nam testosterone hơi bị ít 


Từ thái giám, ông được làm cai đội nội cung, rồi tham gia đánh trận


Dũng cảm và quyết đoán, ông đánh trăm trận trăm thắng. Nổi danh trận Thị Nại Quy Nhơn 


Tả Quân Tổng Trấn Lê Văn Duyệt gan dạ, lập nhiều chiến công vào bậc nhứt khai quốc công thần thời Gia Long


Ông từng giữ chức Tổng Trấn Gia Định Thành 2 lần: từ 1812 đến 1815 (triều vua Gia Long) và từ 1820 đến 1832 (đời vua Minh Mạng)


Tả Quân lúc uy quyền, tuy chữ ít nhưng lòng người ai cũng kính phục, gọi ông là Ông Lớn Thượng, là Lê Thượng Công


Ông là người giỏi quân sự lẫn chánh trị, ngoại giao, là một vị quan nghiêm khắc, thanh liêm


Dù quyền hành lớn, ông không hề hiếp đáp kẻ dưới, hoặc tìm mọi cách để tư túi riêng, lính của ông có kỷ luật, không hề phá phách, cướp bóc dân gian 


Vì bất đồng cách trị quốc với vua Minh Mạng nên ông vua này để bụng với ông Duyệt nhưng do Lê Văn Duyệt có quyền uy lớn trong triều đình nên vua Minh Mạng không làm gì được


Nên hiểu ông Duyệt là thủ lãnh thế lực Nam Kỳ thời đó, phe Nam Kỳ góp phần cho nhà Nguyễn trung hưng, Nam Kỳ giàu có, nạp thuế, góp lúa gạo nhiều nhứt cho Huế 


Tả quân Lê Văn Duyệt được vua Gia Long tin tưởng giao như như phó vương Nam Kỳ tự trị, vua Gia Long nhờ dân Nam Kỳ mà trung hưng nhà Nguyễn, sống mấy chục năm ở Nam Kỳ nên vua hiểu bụng dạ người Nam Kỳ, cái tánh hảo sảng nhưng cũng rất tự do, Nam Kỳ tuy nhìn là dễ tánh nhưng thực sự rất khó, nguyên tắc rất chặt 


Thời của ông Tả Quân cai quản thì đất Gia Định - Nam Kỳ tự do kinh tế thị trường, doanh nhân ngoại quốc Tây - Tàu bán buôn, truyền giáo tự do


Thời Minh Mạng cương vực lãnh thổ Đại Nam bao trùm Lào và Cam Bốt, công của phe Nam Kỳ rất lớn vì góp của cải, lương thực vào chuyện đó 


Sanh thời vua Minh Mạng không sợ ai, ông nắm quyền tột đỉnh ở Huế, nhưng lại cảm thấy phe Nam Kỳ có thể uy hiếp triều đình 


Lịch sử tréo ngoe ở chổ khi thạnh quá thì sẽ suy. Chánh trị mà, đó là quyền lợi của Nam Kỳ và Huế đã có sự mâu thuẩn nhau


Vua Gia Long vì được người Tàu Minh Hương giúp trung hưng nhà Nguyễn nên ông có chánh sách “nhẹ tay”, Minh Hương được miễn lao dịch và miễn thuế thân.


Năm 1824, Minh Mạng buộc tất cả người Tàu di cư phải đóng thuế thân kể cả người Minh Hương, Lê Văn Duyệt phản đối,

Lê Văn Duyệt cũng chống lịnh cấm đạo Thiên Chúa, chống chủ trương trọng nông ức thương của Minh Mạng. Minh Mạng chủ trương triệt luôn quyền tự trị của người Chàm ở trấn Thuận Thành, ông Duyệt cũng chống 


Khi ông Duyệt còn sống, biết lão thần có uy tín lớn nên vua làm ngơ, khi ông Duyệt vừa qua đời thì vua Minh Mạng ra tay 


Chờ sau khi Tả Quân Lê Văn Duyệt mất vào năm 1832, việc đầu tiên của vua Minh Mạng là phá hết thế lực, phe cánh của Tả Quân ở Gia Định và đặt quan cai trị trực tiếp


Vua Minh Mạng triệt phiên bớt thế lực của Tả Quân, bỏ quy chế tự trị của Gia Định trấn, lập tỉnh trực thuộc Huế, áp dụng chánh sách thắt chặt kinh tế ở Nam Kỳ nên đã bị Nam Kỳ phản ứng chống đối


Những cái này ông Duyệt còn sống lại cho tự do 


Quan từ Huế vô, việc đầu tiên là khám tư dinh và truy xét tài sản của Lê Văn Duyệt, sau đó có những cử chỉ bất kính với người vừa mất 


Tổng đốc Nguyễn Văn Quế, bố chánh Bạch Xuân Nguyên và án sát Nguyễn Chương Đạt sai dựng lên một vụ án xử Lê Văn Duyệt 


Người Minh Hương, người Công giáo, điền chủ, quan lại Nam Kỳ bất bình 


Đêm 18 tháng 5 năm Quý Tỵ (1833), con nuôi Tả Quân là Lê Văn Khôi cùng 27 lính hồi lương đột nhập dinh Bố Chánh giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên. 


Quan Tổng đốc Nguyễn Văn Quế cũng bị giết 


Tới ngày 7 tháng 6 năm 1833, quân binh biến chiếm cả Nam Kỳ Lục Tỉnh một cách dễ dàng, Huế rúng động 


Dân Nam Kỳ ủng hộ vang trời


Phe Lê Văn Khôi bao gồm: Dân điền chủ Nam Kỳ, Cố đạo, giáo dân Công giáo, người Tàu bốn bang – kể cả con cháu Mạc Cửu ở Hà Tiên, con cháu Thoại Ngọc Hầu, người Miên (Con trai ông Nguyễn Văn Tồn ở Trà Ôn), Tiểu vương Chàm ở trấn Thuận Thành (Bình Thuận) một số người dân tộc ở Tây Nguyên cũng có dính líu 


Chúng ta nên nhìn kỹ, cuộc nổi loạn Lê Văn Khôi bắt nguồn từ chính sách triệt phiên, cấm đạo và bế quan tỏa cảng của vua Minh Mạng ở Nam Kỳ, nó là mâu thuẩn chánh trị giữa Nam Kỳ mà Tả Quân là thủ lãnh và triều đình Huế mà vua Minh Mạng là đại diện 


Cuộc binh biến thách thức vua Minh Mạng trong hơn 2 năm từ 1833 tới 1835


Và trong thế bị ép, Lê Văn Khôi làm binh biến, vua Minh Mạng sau đó dẹp được nhưng Huế cũng một phen xấc bấc xang bang và người ta đồn trong thời gian đó vua Minh Mạng sợ Lê Văn Khôi hành quân thốc ra đánh úp Huế nên đem vàng bạc chôn rất nhiều nơi ở Huế 


Lê Văn Khôi không đánh rốc ra Huế là một sai lầm, để triều đình có thì giờ đem quân vào Nam, trước tiên là khủng bố giới điền chủ nuôi Lê Văn Khôi 


Vụ binh biến thành Phiên An của Lê Văn Khôi rốt cuộc bị triều đình dẹp yên


Cả thảy 1.831 người trong thành đều bị chém đầu và vùi xác chung trong một hố ở Đồng Tập Trận mà vua Minh Mạng gọi là Mả Ngụy - Mả Biền Tru 


"Chiều giông Mả ngụy cũng giông.

Hồn lên lớp lớp bềnh bồng như mây

Sống thời gươm bén cầm tay

Chết thời một sợi lông mày cũng buông

Thương thay Mả ngụy mưa tuôn ..."


Trong đó có 800 người Tàu Nam Kỳ. Sử chép có một người tên “Bốn Bang” trước khi chết để lại bài thơ lục bát dài 308 câu kể lại sự kiện gọi là “Bốn Bang thư”, bài thơ này là của ông Lưu Hằng Tín 


Xin nhớ, Bốn Bang không phải tên người nào riêng lẻ, là bốn bang hội của người Tàu gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam. Tức là hiểu rằng có 4 bang hội Tàu hổ trợ tài chánh và nhơn lực cho Lê Văn Khôi 


Triều đình áp giải về Huế xét xử và tử hình lăng trì, bêu đầu 8 người, cầm đầu - trong đó có Lê Văn Cù - con trai 7 tuổi của Lê Văn Khôi (Khôi đã chết trước đó), một giáo sĩ Pháp tên Marchand (Cố Du), hai người Tàu tên Mạch Tấn Giai (người Tiều) và con trai nhỏ của ông này, Lưu Hằng Tín (người Quảng). Sau khi bêu đầu thì xác được đưa trả về Nam chôn


Sai lầm của Lê Văn Khôi khi đi cầu viện quân Xiêm vì thế tính chánh danh đã không còn được sự ủng hộ của bá tánh Nam Kỳ


Sau khi chiếm thành Phiên An, chém 1.831 người chôn ở mả ngụy – mả biền tru. Vua Minh Mạng cho phá thành xây lại thành nhỏ


Vua Minh Mạng đã san bằng mả của ông Duyệt và lôi nguồn gốc Thái giám của ông Duyệt ra miệt thị. Ngay tại mả Tả Quân vua Minh Mạng cho đóng tấm bia đề chữ "Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ“ (Đây chỗ tên hoạn quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước”


Đến lúc Tả quân Lê Văn Duyệt mất đi, vua Minh Mạng mới tuyên án tội của Lê Văn Duyệt trên ngôi mộ của ông


Vì bị oan khuất, hạ nhục mà dân lại còn thương nhiều hơn, từ tình cảm tới tâm linh, thành Linh thần Gia Định 


Lăng Ông linh thiêng trong lòng dân Nam Kỳ, người Tàu Chợ Lớn kêu là Lăng của Phò mã gia gia, nghĩa là lăng cha ông Phò mã (Cha thừa kế của Phò mã Lê Văn Yên - ông này là cháu ông Duyệt, con ông em Lê Văn Phong ) 


Tương truyền tướng tinh của Tả Quân là con cọp, khi còn sống lúc ngủ thì ban đêm có người thấy có bóng dáng con cọp hiện ra chợp chờn ở bên cạnh 


Vì Tả Quân có danh vọng với Nam Kỳ, cho tự do thông thương, kinh tế thị trường, tự do truyền đạo, có tầm nhìn của một người Nam Kỳ mở, lòng dạ thoáng, tầm nhìn rộng đã bị hạ nhục ngay cái mả - chổ chôn nấm xương tàn của mình 


Suốt mấy chục năm khu mả của ông hoang vắng không ai dám đi qua, truyền rằng đêm xuống nghe quân reo ngựa hí, có ma khóc lóc ở đó 


Dân Gia Định cả Việt lẫn Tàu đều đau thương 


Tả Quân Lê Văn Duyệt càng bị hạ nhục, bị xử khi đã chết thì cái tiếng linh của ông càng lan rộng trong dân gian


Dân kể giai thoại rằng những năm 1950 vua Thành Thái dịp Tết nọ lơn tơn đi chơi Lăng Ông, có ai đưa cho cựu hoàng cây nhang, ông nói rằng: ”Nó (Ông Duyệt) phải lạy tao chứ tao không lạy nó”


Có chuyện truyền rằng vua Thành Thái vào Nam Kỳ đi ngang Lăng Ông thì xe hơi bị chết máy, Thành Thái phải sai bỏ cái xiềng trên mộ ông mới nổ máy được (Nhưng thực tế cái xiềng ấy đã được bỏ đi từ đầu đời Thiệu Trị)


Lăng Ông linh thiêng trong lòng dân Nam Kỳ, người Tàu Chợ Lớn kêu là Lăng của Phò mã gia gia, nghĩa là lăng cha ông Phò mã


Kế bên mả vợ chồng Tả Quân người dân xưa dựng lên 上公廟 “Thượng Công miếu” từ 1841, không ngày nào là không có người đến cúng kiếng bánh trái, nhang đèn 


Đó là lòng dân, dân thương nên dân cúng 


Còn vì sao xuất thân là hoạn quan mà Tả Quân lại có Phu Nhân và lăng ngày nay có hai ngôi mộ song táng kế bên? 


Tả Quân phu nhân tên là Đỗ Thị Phận 


Đọc "Sài Gòn năm xưa" ông Vương Hồng Sển chép rằng:


"Nghe nói lại, lối năm 1885, thì chợ cũ ở vào xóm nhà dưỡng đường Chợ Rẫy, nay chỉ còn trơ lại một danh trơn và đây có lẽ là một chợ hồi đời trước, đến trào Pháp lại dẹp đi. Trước dưỡng đường Chợ Rẫy, xưa kia có một ngôi mộ cổ bằng vôi, kiểu chạm trổ rất khéo, tương truyền là của một ông hầu tước họ Đỗ (Tombeau du marquis de Đỗ)


Trường Viễn Đông Bác cổ đã xin liệt kê làm cổ tích, nhưng chủ đất là người có thế lực, một hai xin phá để cất phố xá và viên Toàn quyền Decoux ưng lời, thiệt là rất tiếc cho một cổ tích không có người ủng hộ


Mộ phần họ Đỗ này có dính líu với Tả quân phu nhơn, tên tộc là Đỗ Thị Phẫn. Tương truyền khi Lê Tả quân bị tội, phu nhơn về ngụ nơi xóm Chợ Rẫy, trong một ngôi chùa Phật, do bà mẹ năm xưa đứng tạo lập tục danh là Chùa Bà Dội." (Hết trích) 


Tức là khúc Chợ Rẫy là đất của bên ngoại nhà bà Đỗ Thị Phẫn, chùa Bà Đội là chùa của má bà lập ra 


Chúng ta chỉ có một chi tiết mơ hồ về Tả Quân phu nhân Đỗ Thị Phận 


Vào năm 1900, bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng và lúc đó còn mả họ Đỗ, còn chùa Bà Dội là chùa nào tới nay chưa xác định được 


Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt vốn là thái giám, sanh ra có tật "ẩn cung" nhưng trưởng thành trong chiến trận


Sử thần triều Nguyễn viết “Chư tướng thời trung hưng chỉ có Duyệt cùng Nguyễn Văn Trương đánh giặc không thua trận nào”.


Ông Tả Quân tánh rất nóng và có học vấn hạn chế 


Sau 1802 ông Lê Văn Duyệt là Đệ Nhứt Khai Quốc Công Thần của nhà Nguyễn, vua phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, tước Quận Công 


Sau đó vua Gia Long ban vợ cho Tả Quân Lê Văn Duyệt


Sử không ghi dòng nào về bà vợ họ Đỗ này 


Trong truyện ngắn "Đức Tả Quân" của Phạm Hữu Hoàng có ghi là: "Bấy giờ trong triều có nàng Đỗ Thị Phận, là ái nữ quan Thượng bảo khanh Đỗ Phiên. Đỗ Thị Phận dung nhan xinh đẹp, giỏi về y thuật, tính tình nghiêm nghị" 


Thượng Bảo khanh thời Gia Long là quan trật Tòng tam phẩm. Tuy nhiên chưa tra ra ông Thượng bảo khanh Đỗ Phiên là ai 


Nhưng bà Đỗ Thị Phận này có lẽ cũng là con quan và vào cung làm cung nữ. Thời xưa bà Từ Cung Hoàng Thái hậu Hoàng Thị Cúc mới vô cung cũng làm cung nữ hầu hạ đó thôi 


Nhà vua ban hôn cho Tả Quân với bà Đỗ Thị Phận, tức bà Đỗ này làm phu nhân Tả Quân, cả hai người phải chấp nhận 


Vua Gia Long đổi tên bà Đỗ từ Phận ra Phẫn


Chữ 墳 phẫn có nghĩa cao lớn, đất nhô lên. Đỗ Thị Phận thành Đỗ Thị Phẫn, tên được vua ban cho luôn, quá vinh dự 


Trong "Đức Tả Quân" Phạm Hữu Hoàn tả tâm trạng đêm hợp cẩn vợ chồng nghe rất có lý, chồng là Thái giám, vợ cung nữ và họ rất tôn trọng nhau về lý trí 

(Trích) 


"Đỗ Thị Phẫn mặc áo tân nương, khăn đỏ rũ che mặt ngồi trên ghế đợi. Tả quân bước vào, tới ngồi ghế đối diện. 


Tả quân lên tiếng, rành rọt:

– Nàng là nương tử vua ban. Nhưng ta không thể cùng nàng chăn gối. Mong nàng hiểu cho. Đây là phòng riêng của nàng, cần gì cứ nói với ta!


Lời vừa rồi của Tả quân làm Đỗ Thị Phẫn giảm bớt căng thẳng. Không ngờ Tả quân thẳng thắn, dứt khoát như vậy. Mọi thứ bỗng trở nên rõ ràng hơn. Nàng bớt lo âu như lúc bước vào dinh thự của Tả quân trong tiếng pháo nổ đón dâu. Lê Văn Duyệt gọi hai tỳ nữ vào căn dặn chăm lo cho nàng, rồi đi ra ngoài.

.........

Trong cuộc sống hằng ngày, Lê Văn Duyệt không để Đỗ Thị Phẫn thiếu thốn điều gì. Những lễ hội cung đình, Tả quân đều đưa Phu nhân đi dự. Việc hiếu nghĩa cả hai phía, Tả quân đều lo chu toàn. Mỗi khi có việc quân phải đi xa lâu ngày, Tả quân tin cậy căn dặn vợ quán xuyến việc nhà


Đỗ Thị Phẫn quen dần với cuộc sống mới


Càng gần gũi, nàng thấy Tả quân không như những gì mường tượng ban đầu


Người chồng chưa bao giờ đồng tịch đồng sàng luôn cảm thông và hết sức tôn trọng nàng. Qua nhiều lần hàn huyên tâm sự, ít nhiều đã có sự gắn bó."(Hết trích)


Thuyền theo lái, gái theo chồng 


Tả Quân phu nhân gắn bó với chồng mấy chục năm, bà là người hiền thục đoan chánh, lo từng chút cho chồng từ miếng ăn tới giấc ngủ, ông là người liêm khiết và sĩ diện 


Năm 1832 Cọp Gấm Đồng Nai Lê Văn Duyệt lìa đời khi đương chức Tổng Trấn Gia Định Thành tại tư dinh của ông ở khu dinh Độc Lập ngày nay 


Trần Bảo Định trong "Kệ kinh trong lòng người" viết lại giây phút vợ lìa chồng như sau: 


"Ánh bạch lạp không đủ sáng để soi thủng bóng tối đêm cuối, Phu nhân Đỗ Thị Phẫn quỳ bên giường bịnh lắng nghe lời trăn trối của chồng: 


- Nếu, một mai ta đi về cõi khác, phu nhân quay lại xóm Rẫy xưa, nơi mẹ trước kia đã tạo lập ngôi chùa Phật, tục danh chùa Bà Dội mà nương náu ... 


Gió rít tường thành dữ dội, tiếng mưa át cả lời người sắp ra đi và những hạt mưa đêm không thấm thấu nổi những giọt nước mắt của phu nhân Tổng trấn Gia Định thành


- Nàng đừng tiếc thương ta, bởi ta chỉ là kẻ yêm hoạn tầm thường ... ta không thể ... thiệt là, vô cùng có lỗi với phu nhân


Minh Mạng đầu nuôi chí cả, óc thông minh, trái tim còn nóng hổi, chưa lạnh lùng ... tuy bụng dạ có hẹp hòi đố kỵ ...


Ta tin rằng, Minh Mạng sẽ trả thù ta, nhưng với phu nhân chắc là không. Bởi, Minh Mạng thừa biết ta với nàng chỉ là phu thê trên danh nghĩa ... "


Tả Quân mất ngày 30 tháng 7 năm Mậu Thìn (nhằm ngày 15 tháng 8 năm 1832) hưởng thọ 69 tuổi


Tả quân còn có hai cô hầu rất thương, bằng chứng ngày nay mé ngoài vòng thành Lăng Ông còn có mả hai cô hầu rất lớn 


Đêm 8/5/1833 Lê Văn Khôi làm binh biến chiếm thành Gia Định ly khai triều đình Huế trong 2 năm trời làm Huế một phen thất kinh 


Đại Nam Thực lục chép trước khi phát động binh biến, Lê Văn Khôi có tới bẩm với bà Đỗ Thị, bà đã khóc ròng nói: "Các ngươi làm thế thì chắc chắn Thượng công sẽ bị đào mả thôi"


Ngày 16 tháng 7 năm 1835, quân triều đình Huế chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành Gia Định, vụ binh biến bị dẹp 


Vua Minh Mạng làm án xử Lê Văn Duyệt nhưng chừa Đỗ phu nhân ra vì biết bà là vợ danh phận và không có con nối dõi


Đỗ phu nhân về Chợ Rẫy sống ẩn dật, nhịn nhục ở chùa Bà Dội tới chết 


Khi bà mất người nhà vạch rào ban đêm đem quan tài bà chôn kế bên Tả Quân ở trong Lăng Ông Bà Chiểu, lúc này mả bị đục bia, san núm, xiềng xích và nhiều lời đồn về ban đêm ma quỷ gào thét vang trời. Người vợ đồng cam cùng chịu hình phạt với chồng 


Ngày nay đi lăng Ông thấy mả Tả Quân và Phu Nhân họ Đỗ nằm song song nhau, ta biết hai ông bà chung thủy và sắt son với nhau 


"Đạo nào bằng đạo phu thê

Tay ấp, má kề, sanh tử có nhau"


Tình nghĩa vợ chồng từ trong cách sống và sự tôn trọng nhau


Người xưa có lòng sáng tợ mặt trời


Kết luận:


Chưa có ông tướng nào có được vị trí tâm linh như Tả Quân Lê Văn Duyệt 


Chưa vua nào phong Thần cho ông, nhưng dân coi ông là Thần, coi ông như Phước Thần của Sài  Gòn, kêu nơi gửi nắm xương tàn của ông là “Lăng Ông” 


Sống  làm tướng bách chiên bách thắng, sống làm quan thanh liêm lo cho dân, chết làm Thần của dân 


Có gì hạnh phúc hơn


Mang lễ vật cúng không phải là mê tín dị đoan, tục này có từ đời xưa với lòng tin "có kiêng có lành". Người Việt thờ tổ tiên thường vẫn làm mâm cơm cúng giỗ ông bà, thì mang lễ vật cúng Tả Quân cũng như cúng ông bà vậy thôi 


Cúng Lăng Ông hay có xây chầu hát bội, đó là nét văn hóa đặc trưng Nam Kỳ xưa cần giữ gìn 


Cầu khấn Tả Quân cũng không phải mê tín dị đoan, cũng chẳng phải trả giá, trả treo gì với tiền nhân, thực chất nó là niềm tin, là tình thương, là sự gửi gắm lòng thành, niềm tin của dân Nam Kỳ vào Tả Quân. Cái sự "linh thiêng" và "linh ứng" là một đặc trưng ở đây mà các nơi khác không có được 


Đốt giấy tiền vàng bạc ở Lăng Tả Quân thường là người Tàu, đó là tục của họ, họ cúng chùa Tàu cũng vậy mà thôi 


Lăng Ông Bà Chiểu đã trở thành trung tâm tín ngưỡng thờ Thần điển hình của người Nam Kỳ vùng Sài Gòn Gia Định, đồng thời cũng là biểu tượng giáo dục tinh thần chánh trị cho thế hệ trẻ Nam Kỳ 


Thông điệp là: Sống có chánh kiến, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tay gươm tay viết, biết ý thức đem lợi ích về cho Nam Kỳ, biết phản kháng và chết vẫn hiển linh bảo vệ xứ sở mình.

spacer

CHỮ NGHĨA XUÂN

 Ngày xuân, nhớ lại cách thầy đồ giúp nho sinh phân biệt chữ 春 Xuân với chữ 舂 Thung.

Trước khi đi xa, anh chồng ghi vào Yô-ni của vợ chữ 春 Xuân. Khi về, vợ ngồi nhặt rau, thấy chữ 舂 Thung nên anh buồn bã xuất khẩu thành thơ:

昔日我題春一字 Tích nhật ngã đề XUÂN nhất tự

今于到此是成舂 Kim vu đáo thử thị thành THUNG

Vợ chàng cũng biết chữ nên nháy mắt trả lời bằng 2 câu:

怨君不識冤情婦 Oán quân bất thức oan tình phụ

立則春兮坐則舂 Lập tắc XUÂN hề, tọa tắc THUNG

Ngày ấy ta đề XUÂN một chữ

Nay về xem lại thấy thành THUNG

Bởi chàng không rõ nên chàng giận

Đứng ắt là XUÂN, ngồi hoá THUNG.

spacer

TRẦN THỪA VÀ NGÀY KỴ 18 THÁNG GIÊNG

 Chuẩn bị đến ngày huý kỵ 788 năm Thái Tổ Trần Thừa 18- Giêng năm Canh Tý -2021. TT xin chia sẻ thông tin về Thái Tổ để cùng tìm hiểu.

                         -.-.-.-.-.-.-.-.-

TRẦN THỪA - THÁI TỔ CỦA VƯƠNG TRIỀU TRẦN (1184-1234)


Trần Thừa là con trưởng của Trần Lý, là anh của Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung, Trần Tam Nương. Năm 1225, con thứ là Trần Cảnh lên ngôi vua, khai sinh vương triều Trần, Trần Thừa được tôn là Thượng hoàng trông coi việc nước. 

Ông mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1234), hưởng thọ 51 tuổi, làm Thượng hoàng 9 năm. 

Hiện có duy nhất đền thờ Thái Tổ Trần Thừa tại thôn Vạn Khoảnh xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định.

                                                                                                                                                     

Trần Thừa sinh năm Giáp Thìn (1184), là con trưởng của Trần Lý, là anh của Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung, Trần Tam Nương. Từ nhỏ, ông sinh ra và lớn lên ở Tinh Cương (Long Hưng). Năm 1209, theo cha và cậu đem quân về kinh dẹp giặc, sau lại cùng em là Trần Tự Khánh lập công đánh tan dư đảng giặc ngoài cõi. Năm 1211, được Lý Huệ Tông phong làm quan (không rõ chức tước gì). Năm 1216, được phong làm Nội thị phán thủ. Năm 1223, được phong làm phụ quốc Thái úy (sau khi Trần Tự Khánh chết). Năm 1225, con thứ Trần Cảnh lên ngôi, Trần Thừa được tôn là Thượng hoàng trông coi việc nước, Trần Thủ Độ làm Thái sư thống quốc hành quân vụ chính thảo sự lo việc dẹp loạn. Tuy vậy, mọi việc trong triều hai người đều bàn bạc với nhau.

Những năm làm quan triều Lý, kể cả khi ông đã là Thái úy phụ chính, ông vẫn ở phủ đệ Tinh Cương, mãi đến ngày Trần Cảnh, con trai ông lên ngôi vua  khai sinh vương triều Trần phải cho người về Tinh Cương đón ông mới rời Tinh Cương về kinh. Việt sử lược (Bản dịch của Trần Quốc Vượng) ghi “Ất Dậu, Kiến Gia năm thứ 15 (1225) mùa đông tháng chạp, vua sai Nội thị phán thủ Phùng Tá Chu, Nội hành khiển tả thị lang trung Trần Chí Hoành đem văn võ bá quan sửa soạn thuyền xe đến phủ Tinh Cương đón Thái tổ ta”. Trần Thừa rất sùng đạo Phật, khi làm Thái Thượng hoàng, ông đã ra lệnh cho các nơi dịch đình đều đắp tượng Phật để thờ. Do xưa tục nước ta, bên các quốc lộ, nhiều chỗ làm quán để cho người đi đường vào nghỉ gọi là dịch đình.

           Trần Thừa lấy vợ họ Lê, sinh ra Trần Liễu (An Sinh vương), Trần Bồ tức Trần Cảnh (Trần Thái Tông), Trần Nhật Hiệu (Khâm Thiên vương). Có sách chép là Nhật Liễu, Nhật Cảnh. Con gái có Thụy Tư công chúa thường gọi là Thụy Bà. Khi còn hàn vi, Trần Thừa lấy vợ người thôn Bà Liệt, huyện Tây Chân, nay là xã Vũ Lao, huyện Nam Trực, Nam Định. Người vợ này bị bỏ quên khi Trần Thừa theo cha đi đánh giặc, sau sinh được một con trai. Mãi đến năm 1232, người con này mới được ghi nhận, đặt tên là Trần Bà Liệt và được phong tước Hoài Đức vương.

          Trần Thừa có tính khiêm nhường và biết đánh giá đúng người, đúng việc. Khi cha là Trần Lý mất, đáng lý việc cầm quân thuộc về Trần Thừa nhưng ông thấy Trần Tự Khánh có tài thao lược hơn mình nên nhường cho em. Khi ông được Lý Huệ Tông phong làm Phụ quốc Thái úy, ông tiến cử Trần Thủ Độ làm phụ tá và được Lý Huệ Tông chấp nhận phong ngay Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Lúc còn hàn vi, ông thường ngồi nghỉ ở dịch đình, có một nhà sư nhìn thấy ông nói rằng: “Người trẻ tuổi này, ngày sau sẽ đại quý”. Trần Thừa là anh cả trong nhà, là trưởng nam trong gia tộc, cũng tức trưởng môn phái Đông A, trước hết ông phải có trách nhiệm trước tiên tổ, trước dòng họ về sự tồn vong của gia đình, của dòng họ. Nhìn vào sự trưởng thành của các em ông: Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung và các con ông: Trần Liễu, Trần Cảnh, Trần Nhật Hiệu thì ta không thể không thấy vị trí của ông… Việc ông làm rể Thái phó Lê Diện (triều Lý) và sau này, hai con ông làm rể Lý Huệ Tông không thể không có vai trò và ý đồ của ông. Các trọng thần triều Lý như quan nội hầu Phùng Tá Chu (quê ấp Mỹ Xá), Thái úy Phạm Kính Ân (quê Đặng Xá) cùng lộ Long Hưng sớm về với nhà Trần, trở thành công thần khai quốc triều Trần, thể hiện khả năng tập hợp lực lượng của ông. Ông ra làm quan triều Lý muộn hơn so với Trần Tự Khánh (1216), rồi Thái úy phụ chính (1224) “khi vào chầu không phải xưng tên” chứng tỏ tài năng và uy tín của ông không nhỏ.

           Trần Cảnh lên ngôi vua lúc mới 8 tuổi, Trần Thủ Độ được phong Quốc Thượng phụ nắm giữ mọi việc trong nước. Trần Thủ Độ nói: “Hiện nay giặc cướp đều nổi, họa loạn ngày càng tăng… thế nước nghiêng nguy… Nhị lang chưa am hiểu việc nước, chính sự nhiều chỗ thiếu sót, vận nước mới mở, lòng dân chưa phục, mối họa không phải nhỏ. Ta còn phải rong ruổi đông tây để chống giặc cướp, không gì bằng mời Thánh phụ làm Thượng hoàng tạm coi việc nước…”.

           Lời bàn của Trần Thủ Độ “Các quan đều cho là phải, mời Thánh phụ Trần Thừa nhiếp chính”. Tuy nhiên tháng 10 năm Bính Tuất (1226) Trần Thừa mới chính thức vào ngôi Thượng hoàng. Trong 9 năm ở ngôi Thượng hoàng (1226-1234), Trần Thừa làm được nhiều việc để củng cố Vương triều, xây dựng đất nước.

           Việc đầu tiên ông làm là trọng dụng những người hiền tài không phân biệt đối xử với các trọng thần triều trước như quan Phụng ngự Phùng Tá Chu, Thái úy Phạm Kính Ân, các ông không những được trở lại chức tước cũ mà còn được trọng dụng, được phong tới tước đại vương hoặc mang áo mũ đại vương. Với Quý Thịnh hầu cháu vua Lý Cao Tông sau cũng được phong tước vương, được ban quốc tính.

          Nhằm thống nhất ý chí, ông tuyên bố các điều khoản về lễ minh thệ, cùng mọi người thề “Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết”.

          Ông tiến hành chỉnh đốn triều chính, định luật lệ, thuế khóa, chế độ quan chức, lương bổng v.v. để ổn định nội bộ triều đình.

Để thiết lập kỷ cương, ông cho biên soạn “Quốc triều thông chế ”, sửa đổi hình luật, lễ nghi gồm 20 quyển… Việc dùng phép in ngón tay (điểm chỉ) vào các văn từ đơn khế do ông quy định đã đi trước các nước khác nhiều thế kỷ.

 Ồng rất chú ý đến việc đào tạo nhân tài, trong thời gian ở ngôi Thượng hoàng, ông cho tổ chức thi Tam Giáo (1227), thi Thái học sinh (1232) tuyển chọn nhân tài nổi tiếng trong đời.

          Một công lao to lớn trong cuộc đời làm Thượng hoàng của Trần Thừa là việc ông bồi dưỡng một ông vua con 8 tuổi thành một ông vua “Khoan nhân đại độ, có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, gương sáng xây dựng và bảo vệ đất nước”.

Ông mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1234), hưởng thọ 51 tuổi, làm Thượng hoàng cầm quyền 9 năm. Miếu hiệu là Huy tông, an táng ở Thọ lăng, thuộc hương Tinh Cương, phủ Long Hưng, nay là thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, nơi cùng có lăng của ba hoàng đế đầu triều Trần là Trần Thái Tông (Chiêu lăng), Trần Thánh Tông (Du lăng), Trần Nhân Tông (Đức lăng).

Có thể chưa nói hết những công lao, những đóng góp của Trần Thừa với triều Trần, với dân tộc, nhưng những gì đã nói trên chứng tỏ ông là người có công lớn trong buổi đầu mở nghiệp. 12 năm sau khi ông mất (1246) ông được truy tôn là Thái Tổ. Miếu hiệu của Huy tông đổi là miếu Thái Tổ, Thọ lăng đổi là Huy lăng./.


Sưu tầm.

spacer

 

vuatuduc2

Võ Hương An

Thân tặng anh Đỗ Ái, để nhớ những ngày khoai sắn với nhau ở Tiên Lãnh

Một hôm đang cong lưng nhổ sắn trên đồi, một anh bạn cùng đội bỗng cao hứng hỏi: ‘Anh hay kể chuyện sử, vậy anh có biết chuyện người ta đồn

spacer

 Giai thoại Tú Quỳ (Quảng Nam) cho chữ vui Tết.

Một bà thưa với Tú Quỳ: Tôi đi chợ về, có mua tượng 3 ông Phước Lộc Thọ về đặt trên trang (khóm thờ), xin thầy cho ít chữ! Tú Quỳ cho 6 chữ: 千上流眾三乎 Bà hỏi chữ gì, Tú Quỳ bảo cứ đem về treo trên trang. Các sĩ tử trong vùng đọc được là: “Thiên thượng lưu chúng tam hồ” nhưng không hiểu ý nghĩa là gì, bèn đến hỏi Tú Quỳ. Ông chất vấn, sĩ tử nêu nghĩa Nôm của từng chữ: 千Thiên là NGÀN. 上 Thượng là TRÊN. 流 Lưu là TRÔI. 眾 Chúng là ĐÔNG. 三 Tam là BA. 乎 Hồ là ÔI. Các sĩ tử ghép nghĩa Nôm thành 6 tiếng NGÀN TRÊN TRÔI ĐÔNG BA ÔI 

Nói lái NGÀN TRÊN TRÔI thành NGỒI TRÊN TRANG; còn ĐÔNG BA ÔI thành ĐÔI BA ÔNG! Thì ra 千上流眾三乎 "Thiên thượng lưu chúng tam hồ" có nghĩa là "Ngồi trên trang, đôi ba ông"!

(Tú Quỳ - đỗ Tú tài thời Tự Đức, là danh sĩ trào phúng đất Quảng Nam. Nho sĩ Nguyễn Đại Quế kể, Trần Văn Hảo ghi năm 1985)

spacer

An Nam tứ đại khí là gì?

An Nam tứ đại khí là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo của nước ta thời Lý, Trần bao gồm: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh.

Phật giáo Việt Nam ngàn năm nay còn truyền tụng bốn bảo bối lưu danh kim cổ: An Nam Tứ Đại Khí còn được gọi là Nam Thiên Tứ Bảo Khí, hay Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí, gồm có: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Ngân Thiên (có tài liệu nói là chuông Quy Điền), và vạc Phổ Minh. Đây được coi là 4 kỳ quan, 4 quốc bảo, 4 công trình nghệ thuật dưới thời Lý, Trần.
Đề cập đến chủ nhân khai sinh “tứ đại khí” này, nhiều văn tự ghi chép không giống nhau, nhưng hầu hết xoay quanh truyền thuyết Thiền sư Minh Không sang Trung Hoa xin đồng về để đúc bảo khí …
Chuông Ngân Thiên
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (chùa Một Cột, Hà Nội) vào tháng hai năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông. Để đúc quả chuông này, vua Lý Nhân Tông đã cho sử dụng đến 12.000 cân đồng (tương đương với 7,3 tấn đồng bây giờ). Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau chùa.
Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đến ở, nên có tên là Quy Điền (ruộng Rùa), nhân đó gọi chuông là chuông Quy Điền. Tháng 10 năm Bính Ngọ (1426), chuông Quy Điền đã bị Vương Thông (nhà Minh) cho phá hủy để chế súng đạn, hỏa khí.

Ảnh minh họa.

Tháp Báo Thiên
Tháp Báo Thiên có tên đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp, được xây dựng vào năm Đinh Dậu 1057, dưới thời Lý Thánh Tông. Tháp cao 70m, có 30 tầng (một số tài liệu khác lại chép 12 tầng). Tháp nằm trong viên tự chùa Sùng Khánh phường Báo Thiên, nay thuộc Hoàn Kiếm Hà Nội.
So với những pháp khí còn lại cũng bị thất lạc thì Tháp Báo Thiên có phần thăng trầm hơn. Năm 1258 đời Trần Thánh Tông, tháp đã bị cháy. Được trùng tu nhưng không lâu sau tháp lại bị sét đánh sạt mất 2 tầng năm Nhân Tuất 1322. Đến năm Bính Tuất 1406 tháp lại bị đổ. Cuối cùng khi quân Minh xâm lược, chúng lại cho quân phá tháp nấu đồng đúc khí giới.
Tháp được liệt vào Tứ đại khí bới số tầng chẵn (12 hoặc 30) biểu hiện sự cân bằng, ổn định (như triều đình nhà Lý, ngụ ý cho sự trường tồn thịnh vượng). Tháp Báo Thiên được đúc bằng đồng có khắc ba chữ Đao Ly Thiên, tỏ ý rằng ý tưởng của đấng tối cao dâng lên hay xông lên trời thẳm. Trên đỉnh tháp còn có bức tượng tiên nhân đứng hứng mưa làm thuốc cho vua. Vì thế có bài ca của các bậc nho sĩ thuật rằng:
Trấn áp đông tây vững đế kỳ
Khuynh  thiên nhất tháp độc nguy nguy
Sơn hà bất động kình thiên trụ
Kim cổ nan nan lập địa chủng
Tức:
Trấn giữ đông tây vững đế kỳ
Tháp cao sừng sững thật uy nghi
Làm cột trống trời yên đất nước
Vượt mọi thời gian chẳng sợ gì.

Tháp Báo Thiên một thời là biểu tượng sự bền vững của nhà Lý.


Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm

Truyền rằng chùa Quỳnh Lầm đã từng có hai pho tượng lớn. Do Thiền sư Nguyễn Minh Không tới Trung Quốc mang túi lớn thâu đồng đen về mà đúc thành. Một pho được đúc vào thời Lý do Thiền sư Nguyễn Minh Không phụ trách và một pho khác được đúc vào thời Trần cho Thiền sư Pháp Loa phụ trách. Theo một số tài liệu thì pho tượng đầu tiên thời Lý có chiều cao xấp xỉ 6 trượng (tức gần 20m) là tượng đồng cổ lớn nhất Việt nam, pho tượng lớn đến nỗi người ta phải cho xây tòa điện cao 7 trượng để đặt tượng. Vì lẽ pho tượng lớn vậy mà dân gian còn nhắc rằng, đứng ở phía nam huyện Đông Triều, cách chùa Quỳnh Lâm chừng 10 dặm vẫn có thể nhìn thấy nóc điện che sát đầu bức tượng. Đủ thấy sự vĩ đại của tượng Phật Thế nào. Có bài ca rằng:
Nức tiếng Quỳnh Lâm cõi sứ đông
Tháp cao chín đợt màu mây ám
Chùa rộng trăm gian gác ngựa hồng
Trước điện thông reo cùng trúc hóa
Trong am khánh đá với chuông đồng
Pho tượng thứ 2 đúc dưới thời nhà Trần bởi thiền sư Pháp Loa, thiền phái Trúc Lâm. Năm 1327, tượng được đúc xong , năm 1328, nhân dịp vua Trần Minh Tông đến thăm chùa, sư Pháp Loa đã lạy vua xin cho kéo tượng từ điện lên bảo tọa để dát vàng. Lúc ấy, công chúa Thượng Trân, vợ vua Trần Anh Tông đã công đức cho chùa 900 lượng vàng để dát tượng.
Đây là 2 pho tượng rất hùng vĩ trong giai đoạnh cực thịnh của Phật giáo Việt nam và cũng được xem như niềm tự hào của kiến trúc Đại Việt. Đáng tiếc cả 2 bức tượng đều đã bị quân Minh trong quá trình kéo quân sang xâm chiếm phá bỏ để lấy đồng đúc vũ khí vào thế kỷ 15.

Chùa Quỳnh Lâm lưu giữ những chứng tích Phật giáo - nơi Phật giáo phát triển vinh hiển của quá khứ.

Vạc Phổ Minh
Vạc Phổ Minh được đúc vào tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) đời Trần Thánh Tông, nhân dịp Trần Thái Tông (lúc đó là Thượng hoàng) về chơi Tức Mặc (nay thuộc về tỉnh Nam Định). Tại đây, Trần Thái Tông đã ban yến cho dân làng. Các hương lão từ 60 tuổi trở lên được ban tước hai tư, lão bà thì được hai tấm lụa. Nhân đấy, đổi Tức Mặc làm phủ Thiên Trường. Dựng cung Trùng Quang để các vua sau khi đã nhường ngôi về ở; lại dựng một cung riêng gọi là cung Trùng Hoa cho Tự quân (vua mới) khi đến chầu Thượng hoàng thì ngự ở đó. Đặt người chức dịch ở hai cung ấy để phòng khi sai khiến, hầu hạ và chức lưu thủ để trông coi. Phía Tây cung Trùng Quang dựng chùa Phổ Minh. Tại đây cho đúc một chiếc vạc lớn và khắc bài minh vào vạc.
Vạc sâu 4 thước, rộng 10 thước, nặng 6150 cân. Tương truyền, miệng vạc dày và rộng đến nỗi hai người có thể chạy nhảy và đi lại trên đó. Cùng với chuông Quy Điền, tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh để lấy đồng đúc vũ khí. Hiện nay tại chùa Phổ Minh chỉ còn lại bệ đá kê vạc khi xưa.
Vậy là trải qua thăng trầm của lịch sử, tứ đại khí gắn với bốn ngôi chùa danh tiếng đều chung số phận bị thất lạc và phá hủy. Tuy nhiên chúng vẫn hiện hữu trong các sự tích hiện thời, nhắc nhở con cháu Đại Việt về một thời cực thịnh của Phật giáo và những giá trị tự hào dân tộc mà chúng mang lại.

Tuệ Lâm (Tổng hợp)
spacer

Đình làng kỳ sự: Độc đáo cặp câu đối được Phan Khôi chỉnh sửa

Vốn tính khẳng khái, tác giả bài thơ Tình già - Phan Khôi đã không cả nể khi lên tiếng chỉnh sửa cặp câu đối của Nguyễn Bá Trác tặng cho đình Bảo An (nay thuộc xã Điện Quang, TX.Điện Bàn, Quảng Nam).

Trong quá khứ, đình làng Bảo An từng treo hai câu đối của hai tác giả Phan Khôi và Nguyễn Bá Trác
ẢNH: HOÀNG SƠN

Bớt hai từ của… quan tổng đốc
Đình Bảo An là di tích lịch sử cấp tỉnh nổi tiếng của vùng Gò Nổi. Theo nhiều tài liệu, đình được xây dựng vào năm 1702 chỉ bằng tranh tre để thờ tiền hiền khai canh, lập địa theo bước chân nam tiến mở mang bờ cõi. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đình đã bị hủy hoại nhiều lần và được xây dựng lại vào các năm 1848, 1955.
Năm 2013, đình được khánh thành sau 3 năm trùng tu. Vốn là mảnh đất văn vật bậc nhất xứ Quảng bởi vậy làng Bảo An cũng lưu giữ nhiều câu chuyện về những nhân tài là con em của làng. Một trong những câu chuyện thú vị là cuộc “va chạm” chữ nghĩa giữa Phan Khôi và Nguyễn Bá Trác.
Đình làng Bảo An được xây dựng lại bề thế
ẢNH: HOÀNG SƠN
Cụ Nguyễn Xuân Sinh (87 tuổi), một người am hiểu chữ nho sinh sống tại làng Bảo An cho biết cụ được những bậc cao niên kể lại rằng sau khi quan Tổng đốc Thanh Hóa Nguyễn Bá Trác tặng 2 câu đối cho làng, Phan Khôi vì không phục đã lên tiếng “chỉnh lại cho chuẩn” để treo trong đình.
Tác giả Lê Thí trong bài Hai câu đối ở đình làng Bảo đã kể lại câu chuyện này. Chuyện kể, khi làm Tổng đốc Thanh Hóa, trong một lần về thăm nhà, Nguyễn Bá Trác được mời đến dự lễ tế ở đình làng.
“Quan Tổng đốc đã đi cho làng một câu đối để treo ở đình với nội dung: Bảo ngã tử tôn lê dân, tam xã phồn xương Diên Phước chỉ/An như Thái Sơn bàn thạch, song giang hoàn nhiễu hộ thần cư”, tác giả Lê Thí viết, thấy câu đối, Phan Khôi lúc này đang ở đình làng liền nói với Nguyễn Bá Trác rằng hai câu này chỉ phù hợp treo ở nhà Nguyễn Bá Trác.
Phan Khôi cho rằng hai câu đối này không đại diện cho cả làng Bảo An. Ông lý giải, vế thứ nhất có chữ Tử tôn là cháu con là chưa rõ và chưa phù hợp. Ở vế thứ hai, vì đã có Thái Sơn nên có thêm chữ Bàn thạch là thừa chữ. Để cặp câu đối vừa gọn, chỉnh hơn, Phan Khôi đã đề nghị bỏ hai từ này.
Theo tác giả Lê Thí, lúc này các chức sắc trong làng đều tỏ ra ái ngại với quan tổng đốc vì lời góp ý quá thẳng của Phan Khôi. Bởi tác giả Tình già chỉ mới đỗ tú tài trong khi đó Nguyễn Bá Trác là cử nhân. Tuy vậy, vì trọng tài năng của Phan Khôi cũng như hiểu được tính cách của ông mà Nguyễn Bá Trác đã chấp thuận sửa lại hai câu đối, trước sự chứng kiến của nhiều người.
Xưa kia, tại ngôi đình này từng treo hai câu đối mà tục lưu truyền Phan Khôi đã chỉnh sửa lại
ẢNH: HOÀNG SƠN
Về sau, hai câu đối được sửa thành: Bảo ngã lê dân, tam xã phồn xương Diên Phước chỉ/An như bàn thạch, song giang hoàn nhiễu hộ thần cư (tạm dịch: Hãy giúp dân ta, ba xã giàu sang Diên Phước ở/Vững như tảng đá, đôi sông ôm kín giữ gìn nơi).
Hai câu đối này được người làng gìn giữ và treo trang trọng trong đình. “Câu chuyện cặp câu đối được sáng tác và hoàn thiện bởi hai tác giả là hai nhân tài được nhiều người già trong làng Bảo An ngày nay lưu truyền. Thế nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, đình làng cũng vài lần dựng lại nên hai câu đối này đã biến mất và không được nhắc lại”, cụ Sinh kể.
Người “tìm chữ” cho đình làng
Cụ Nguyễn Xuân Sinh nguyên là một giáo viên, từng dạy học nhiều nơi trước khi về sinh sống trên mảnh đất văn vật nổi tiếng xứ Quảng này. Vì yêu thơ văn chữ nho mà cụ đã không tiếc thời gian tự mày mò tìm hiểu thêm.
Ở làng Bảo An ngày nay, những người như độ tuổi cụ đã hiếm, hiểu chữ nho để “tìm chữ” cho ngôi đình càng hiếm hơn. Bởi vậy, cách đây gần chục năm khi dân làng quyết định đại trùng tu ngôi đình, cụ Sinh đã được Ban trị sự làng mời đứng ra chỉ huy việc xây dựng cho đến cách thờ tự.
Cụ Nguyễn Xuân Sinh (87 tuổi), một người am hiểu chữ nho đã cất công tìm chữ cho ngôi đình
ẢNH: HOÀNG SƠN

“Tôi chỉ nhờ một kỹ sư lên bản vẽ thiết kế phần móng để có kết cấu bền vững. Những phần còn lại, tôi tự tìm hiểu, tham quan các đình làng khác rồi dùng điện thoại chụp lại. Cái gì đẹp thì tôi chỉ cho thợ làm”, cụ Sinh kể.
Trong 3 năm thì xong phần “cốt”. Để tìm phần “hồn” là những câu viết trên hoành phi, liễn đối, cụ Sinh nhiều đêm liền thức trắng “tìm chữ, ghép nghĩa”.
Cụ tiếp lời, khi chưa tu bổ, trong tẩm chính của đình thờ chữ Càn khôn nhưng đây là chữ không phù hợp nên cụ đã tham khảo nhiều người am hiểu và chọn chữ Thần để thờ. Những liễn đối trong đình hiện nay cũng khác trước. “Tôi là tác giả hai câu đối trong tẩm: Bắc địa sơn khê thiên chiếu anh tài cư kiến tạo/Nam thiên đáo xứ địa linh nhân kiệt khởi giang sơn. Đây là hai câu đối cực kỳ quan trọng vì nằm trong tẩm chính. Do vậy, để câu đối chuẩn nhất, tôi đã đi tìm hiểu những người giỏi chữ nho để tham khảo”, cụ Sinh nhớ lại.
Dù tuổi cao sức yếu nhưng cụ vẫn lặn lội tìm gặp nhiều “cao nhân” về chữ nho tại Đại Lộc, Hội An (Quảng Nam) và Hòa Vang (Đà Nẵng) để xin hỏi ý kiến. Kết quả là cụ còn được khen vì hai câu đối hay.

Cụ Sinh là người đã cất công nghiên cứu, tìm hiểu và viết nên hai câu đối ngay cổng đình Bảo An ngày nay
ẢNH: HOÀNG SƠN
Là người có tính cách cẩn thận và mê chữ nghĩa nên trong ngôi đình Bảo An, cụ Sinh đã viết rất nhiều câu đối treo đối xứng các trụ. Đặc biệt, tại hai trụ biểu trước cổng đình, cụ dành để ca ngợi công trạng của các bậc tiền hiền: Khắc xương khuyết hậu tinh thần thừa vĩnh thiên niên/Hữu khai tất tiên công đức hiển lưu vạn thế.
Những người am hiểu chữ nho khi vào ngôi đình cũng rất nể phục trước vế đối hay. Chẳng hạn, bên trong tả ban, cụ Sinh đề chữ Quang tuyền, Dụ hậu với đại ý là những việc tốt để lại cho con cháu. Hay Nhược lâm, Như tại với đại ý không phân biệt ai lớn ai nhỏ. “Đã nói chữ là phải dùng chữ”, cụ Sinh khề khà

Ngôi đình diễn ra nhiều sự kiện quan trọng
Ông Nguyễn Tứ, Phó trưởng ban trị sự làng cho biết ngày 17.8.1945, người dân đã tập trung tại đình Bảo An và chuẩn bị gậy gộc, giáo mác để khởi nghĩa giành chính quyền. Sau khởi nghĩa thành công, tại sân đình đã diễn ra nhiều sự kiện như Tuần lễ vàng kêu gọi kháng chiến, hũ gạo kháng chiến… “Ông Trần Tống, 1 trong 14 ứng cử viên do Mặt trận Việt Minh giới thiệu đã đến đến đình làng tuyên truyền, cổ động tổng tuyển cử bàn Quốc hội khóa 1”, ông Tứ cho biết thêm. Làng Bảo An cũng nổi tiếng là quê của Phan Thành Tài, Phan Thanh, Phan Bôi…
Nguồn: thanhnien.vn


spacer

CẦN PHẢI MINH OAN CHO THỐNG QUỐC THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ


Thử soi lại vụ án:


“Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông và sát hại tôn thất nhà Lý” trên tinh thần Khoa học Tâm linh.  

Nhà Trần có công rất lớn đối với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Tuy nhiên mỗi lần đọc lại lịch sử sự kiện Trần Thủ Độ “giết vua và giết hết  tôn thất nhà Lý”  khiến ai cũng cảm thấy bất nhẫn và bùi ngùi. Hãy thử soi lại vụ án này trên tinh thần khoa học và Tâm linh.


Tượng Thái sư Trần Thủ Độ ở chùa Hồng Ân (Bắc Ninh).
Trần Thủ Độ
陳守度
Trung Vũ Đại Vương
Chân dung Trần Thủ Độ
Tể tướng Đại Việt
Thông tin chung
Phối ngẫuTrần Thị Dung
Thụy hiệuThượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại vương
尚父太師忠武大王
Thân phụchưa rõ
Thân mẫuchưa rõ
Sinh12 tháng 21194
Tức MặcĐại Việt
Mất22 tháng 21264
Thăng LongĐại Việt

spacer

Mê đắm những chuyện kể về di sản bài chòi

Lời ca mượt mà truyền theo dây tơ tâm tình với bạn trên gò đồi hay ruộng đồng giữa đêm thanh. Khúc hát giãi bày tâm tư đưa người đến với người, gắn kết lứa đôi. Qua thời gian, bài chòi càng làm say đắm bao người.

Một liên hoan nghệ thuật bài chòi tại TP.Quy Nhơn, Bình Định
ẢNH: ĐÀO TIẾN ĐẠT

Hát xua nỗi buồn những đêm canh thú dữ

Nghệ nhân ưu tú Võ Duy Khánh ở xã Phổ Cường (H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) rất hào hứng mỗi khi nói về dân ca bài chòi. Gần trọn cuộc đời, ông gắn bó với những câu hát mượt mà, sâu lắng như tiếng lòng của người dân quê. Bao năm mê đắm bài chòi, ông tìm hiểu và khá am tường về loại hình nghệ thuật lưu truyền qua bao thế hệ. Trò chuyện với ông, giúp tôi hiểu thêm bao điều thú vị về di sản văn hóa phi vật thể trên dải đất miền trung đầy nắng gió.


Thuở trước, thú rừng thường rời núi xuống ruộng đồng hay gò đồi phá hoại lúa, hoa màu, gia súc của người dân quê nhọc công chăm bón, nuôi trồng. Cư dân trong làng dựng những chiếc chòi cao để tránh thú dữ và bảo vệ mùa màng. Đêm đến, trai tráng và thôn nữ trong làng rời nhà rồi leo lên chòi cao để canh chừng muông thú gây hại thành quả gieo trồng. Khi phát hiện thú rừng, họ liền hô to rồi gõ mõ tre xua đuổi chúng về chốn non cao.
Đêm tịch liêu, nỗi buồn xâm chiếm cõi lòng những người trẻ trung, căng tràn sức sống như thân cây rạo rực đâm chồi giữa ngày xuân. Những câu hò, điệu lý lướt bay trên cỏ cây làm vơi đi nỗi buồn trong đêm thanh vắng.
Hội Bài Chòi Bình Định. Ảnh: Hồ sơ, tư liệu Cục Di sản văn hóa

Rồi lời ca tâm tình giữa hai căn chòi được kết nối qua phương tiện truyền âm khá hiện đại thời bấy giờ. Họ dùng ống tre rỗng bịt một đầu bằng da ếch phơi khô, ở giữa miếng da đục lỗ nhỏ rồi xỏ sợi tơ tằm gắn với ống tre gắn da ếch phía chòi bên kia. Khi người này hát, người kia áp ống vào tai để nghe những ca từ giản dị thấm đẫm nghĩa tình.

Lay động tâm hồn, se duyên đôi lứa

Khúc hát chân quê bày tỏ nỗi lòng thầm kín: Thân em như cái giường lèo (giường uốn lượn làm bằng tre)/Thân anh như chiếu rách chèo queo xó hè/Cầu trời cho gió thổi lên/Cho manh chiếu rách nằm trên giường lèo... làm lay động tâm hồn, se duyên đôi lứa.
Bài chòi dần làm say đắm bao người khi có tiếng đàn, nhịp phách phụ họa, nâng lời ca bay bổng giữa chốn quê. Xóm làng dần đông đúc, nhiều người thường tụ họp để hát và nghe bài chòi sau những giờ lao động vất vả trên ruộng đồng. Dân ca bài chòi ngày càng phong phú và hấp dẫn với sự đóng góp của những "nghệ sĩ chân quê" tài hoa. Họ ứng tác trước đám đông với lời ca mượt mà bày tỏ nỗi niềm, hát về khung cảnh yên bình nơi làng quê, ngợi ca những bậc tiền nhân có công mở mang xóm làng...
Loại hình nghệ thuật dân gian này càng thu hút dân chúng với hội đánh bài chòi vào dịp Tết, lễ hội khi nhiều người "rủ nhau đi đánh bài chòi/để cho con khóc tới lòi rún ra". Trên bãi đất trống là những căn chòi nhỏ thơm hương rơm vừa gặt từ đồng làng. Sau hồi trống chầu, âm thanh của nhiều loại nhạc cụ ngân vang phụ họa dẫn dắt vào cuộc vui chơi. Tiếng cười nói rộn ràng lẫn trong giọng hát của anh, chị hiệu (người hô thai) cùng tiếng mõ giục giã dân làng tụ tập chơi hội.
Một nghệ sĩ hát bài chòi tại hội xuân
Ảnh: ĐÀO TIẾN ĐẠT
Cạnh chòi, trẻ thơ tung tăng khoe áo mới, nam thanh nữ tú buông lời tán tỉnh và đong đưa ánh mắt trao tình. Lời ca chợt ngừng khi hồi mõ kéo dài báo hiệu có người thắng trong cuộc chơi với nụ cười rạng rỡ trên gương mặt sạm đen vì nắng gió. Người thắng hân hoan nhận thưởng với lời hát chúc mừng của anh, chị hiệu hòa cùng tràng vỗ tay vang dậy, khích lệ tinh thần người chơi. Mọi người tiếp tục mua thẻ bài và cuộc chơi kéo dài đến tận đêm khuya.
"Bài chòi xuất hiện từ khi người Việt vào mở mang, khai phá đất phương Nam với lời hát đối đáp đơn sơ giữa những người dân quê chân chất. Sau đó, cụ Đào Duy Từ sáng tạo ra hội chơi bài chòi khá độc đáo, thu hút nhiều người tham gia. Vùng đất Đức Phổ giáp ranh với Hoài Nhơn (Bình Định, nơi cụ Đào Duy Từ cư ngụ và được xem là đất tổ của hội đánh bài chòi - PV) nên bài chòi khá phát triển...", nghệ nhân Võ Duy Khánh chia sẻ. 
"Chúng tôi khuyến khích các đơn vị, địa phương dàn dựng và biểu diễn những tiết mục bài chòi nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả. Những tiết mục như thế luôn được người xem nhiệt liệt hoan nghênh...", ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông Văn hóa Thể thao huyện Đức Phổ cho biết.
Bạn Võ Thị Nguyệt Vy tâm sự: "Bài chòi tuy khó hát nhưng khi hát được thì cảm thấy êm ấm, da diết đi sâu vào trong lòng người, dễ cảm động. Đây là loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc cần lưu giữ, đặc biệt là giới trẻ. Vậy nên em rất yêu thích bài chòi...".
Qua bao thăng trầm, bài chòi vẫn "cháy âm ỉ" trong tim nhiều người mê đắm những lời ca mượt mà thấm đẫm tình quê. Những lời ca ấy lưu truyền qua bao thế hệ, gắn kết yêu thương cho đời thêm tươi đẹp.
Năm 2018, UNESCO công nhận Nghệ thuật bài chòi Trung bộ (Việt Nam) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trang Thy -Thanh Niên


spacer

GIA PHẢ SỰ CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐẤT HOA KỲ


GIA PHẢ
SỰ CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI VIỆT
TRÊN ĐẤT HOA KỲ
Đất nước nào cũng có LỊCH SỬ ghi chép những diễn biến qua từng thời kỳ để phổ biến rộng rãi trong công chúng, còn DÒNG HỌ và GIA ĐÌNH đã có nhiều chi họ có GIA PHẢ ghi lại lịch sử dòng họ mình và lưu truyền cho con cháu.
Dân tộc Việt Nam có Gia Phả từ thời nhà Lý, nhà Trần nhưng chỉ tập trung trong Hoàng tộc và các quan, sau đó xuất hiện trong các nhà khoa bảng biết chữ nghĩa. Đa số người dân thiếu chữ không lập được gia phả, trừ những người giàu có họ mời các Thầy Đồ viết hộ. Những Gia Phả ngày xưa tại nước ta chỉ ghi chép tóm tắt rất đơn giản, không giống Trung Quốc có vẽ hình của các người quan trọng có chức sắc. Ngày nay, Gia Phả được viết thành sách nhờ công nghệ khoa học hỗ trợ nên có được hình thức đẹp, nội dung kèm hình ảnh phong phú. Gia phả không chỉ là một bộ sách đặt trên bàn thờ Tộc, tôn nghiêm cháu con khó tiếp cận như trong những năm trước thập kỷ 60; Gia Phả đươc phát hành nhiều tập, lưu trữ trên đĩa CD, trên mạng internet cháu con ở đâu, bất kỳ lúc nào có nhu cầu đều xem được. Với công nghệ cao trên internet có những lập trình sẵn để viết Gia phả dòng họ, nhưng không phải là phổ cập cho nhiều người sử dụng.
Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu, chưa cảm nhận được ý nghĩa của Gia phả, nhất là quí vị là những gia đìnhcó truyền thống tôn giáo Thiên Chúa Giáo và lớp trẻ xa quê hương. Tại sao? Vì trong khuôn phép của giáo hội Thiên Chúa, giáo quí vị đã được ghi vào sổ Họ Đạo lúc làm phép rửa tội giống như một hồ sơ lý lịch cá nhân được lưu giữ tại nhà thờ, quí vị không cất giữ tại nhà. Quyển sổ Họ Đạo đó đã nhiều đời thay thế Gia phả, ai muốn xem phải có sự cho phép của các Cha nên quí vị có gặp trở ngại khi kết nối rõ ràng quan hệ dòng họ. Mặt khác, khi chúng ta như đàn chim bay đến nơi này rồi nơi khác, ở đâu bình yên thì chúng ta sẽ ở, sổ Họ Đạo chúng ta không có quyền mang theo, dần dà Tổ Tiên phai mờ trong ký ức. Đối với thế hệ trẻ sống tha hương không được sinh hoạt các văn hóa dòng họ, không có nhiều cơ hội hội ngộ cả dòng họ để nhìn nhận đúng thứ lớp quan hệ trong họ mình và tất cả sẽ đánh mất cội nguồn, còn chăng chỉ một cách mơ hồ nơi quê nhà có họ hàng nhưng thực chất không còn biết rõ quan hệ thân thích.
Đất nước có “Quốc sử” để tự hào dân tộc, chúng ta có “Gia phả” để tự hào dòng họ, gia đình.Hai yếu tố xã hội luôn đi theo ta cả cuộc đời là: Quốc tịch (nationality) và Họ (last name), dù ta đi đến đâu, quốc gia nào cũng đều phải tôn trọng và chính chúng ta cũng chưa từng bỏ nó, giống như con cháu dòng họ Kennedy, Francisco, Elizabert … họ đã từng tự hào và không đánh mất.
Tại Việt Nam có hai Trung Tâm nghiên cứu biên soạn chuyên nghiệp Gia Phả cho các dòng họ, tại Salt lake City của Hoa Kỳ cũng có một nhóm nghiên cứu biên soạn Gia Phả dòng họ cho người Châu Âu và Châu Mỹ, họ ra đời không vì lợi nhuận mà họ thấy được giá trị văn hóa của ngành gia phả.
Trở lại với những đồng hương xa xứ trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, Gia Phả là tư liệu là di sản cần thiết của người Việt chúng ta trên đấtHoa Kỳ. Người Việt Nam luôn mang theo bên mình dòng máu tự hào, luôn ôm ấp tình yêu quê hương, gia tộc và gia đình; đó là nguồn cội tổ tông tiếp nối 4000 năm từ trong Văn hiến, ta và con cháu chúng ta nhiều đời sau vẫn là hạt giống của tổ tiên làm nên dân tộc Việt Nam, làm nên từng dòng họ. Với vai trò làm cha làm mẹ ngoài việc chăm lo sự nghiệp cho con, thiết nghĩ việc vun bồi huyết thống cũng rất cần để gìn giữ thứ lớp anh em, quan hệ thân tộc và nhất là tránh được sự đồng huyết, cận huyết trong di truyền.
Trong cuộc sống ngỗn ngang nhiều mối lo toan không còn thời gian để suy nghĩ những vấn đề nầy, không trách nhưng không thể để dòng đời trôi mãi. Quí vị thử nghĩ, một nghệ sĩ nổi tiếng nhiều người bỏ thời gian đi tìm quá khứ, lai lịch nhưng vẫn không cảm nhận việc đó dư thừa trong khi ông nội ta tên gì, ông đã từng ngậm đắng nuốt cay như thế nào, vinh quang của ông đã để cho lớp sau cái gìnhiều ngưòi thờ ơ không rõ thật là tủi hỗ. Trách nhiệm ấy đang thuộc về chúng ta đó quí vị! Quí vị có hình dung được rằng ngày nào đó quí vị không còn hiện diện bên con cháu, chúng nó lấy nhau, những đứa cháu ấy là chắt ngoại và chắt nội? Đối với dân tộc Việt Nam là loạn luân, là nỗi ray rức của đấng sanh thành! Khi giá trị Gia Phả bị bỏ quên trên một đất nước công nghệ cao cuốn con người trong quay cuồng công việc, chắc chắn những hối tiếc sẽ đưa đến.
Những cơ cực, thiếu thốn đã là quá khứ, vẫn chưa muộn màng khi nhận được thông điệp nầy. Đồng đô la của quí vị rất lớn vì trên vai quí vị đang gánh hàng chục khoản chi trả hằng tháng, nhưng để đồng đô la của quí vị làm việc nầy là công đức rất lớn đối với tổ tiên, quí vị là sứ giả của ông bà sai về gìn giữ huyết thống cho dòng họ trong khi con cháu trong dòng họ hoặc chưa nhận thức đầy đủ hoặc còn nghèo không nghĩ được. Những liệt oanh của Tổ Tiên xưa là niềm tin cho đời nay, những gian truân trong quá khứ của Ông Bà là bài học kinh nghiệm đời cháu con, đánh giá được hiện tại là bản chất, là zen của dòng họ; Gia Phả đã làm nhân chứng, làm tấm gương cho hậu thế soi mình. Và Gia Phả chính là nền tảng của niềm tự hào, là đòn bẩy cho ta đạp bằng chông gai vươn đến đích quang vinh.
Tôi, người gắn liền với nhiều dòng họ, người kinh nghiệm Gia Phả, tôi đã cảm nhận sâu sắc tình gia tộc, thậm chí những người cùng chung một Họ vẫn thấy rằng giọt máu tổ tiên trong ta còn che giấu tiếng anh em! Tôi đang sẵn sàng làm kẻ đốt đèn cho quí vị và không cần sự thù lao.
Hãy bắt đầu từ hôm nay nếu xưa nay vẫn chưa có sự bắt đầu.
Mời quí vị vào trang “Gia Phả và Cội nguồn” để tham khảo bộ gia phả họ Võ phái nhì làng Phú Thái do một hậu duệ ở Tacoma, Washington nhờ viết.
Hy vọng quí vị có được một cái nhìn mới về Gia Phả.
Trần Văn Đường
Viện Lich Sử Dòng Họ
Chuyên Viên Trung Tâm Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phả Tp.HCM
P. Văn Phòng TT UNESCO Nghiên Cứu Văn Hoá các Dòng Họ Việt Nam.
Address: 10043, NW Curtis St, North Plains, OR. 97133-8201. USA
Phone number: (503) 701 4794 / Email: tranvanduong.sg@gmail.com

spacer
do