Gia Phả Trần Công (Phần 2)

GIA PHẢ

TRẦN CÔNG
(Phần 2) 



Cháu con Trần Công Tộc chưa dám nói mình là giọt máu rơi của 400 năm xưa Trần Triều Hoàng Đế, nhưng phải khẳng định rằng cốt nhục của Trần Công trên đất Thăng Long và âm hưởng công hầu đích thực tại tổng Thanh Châu. Giấc mơ nối lại cội nguồn không thể nào không có. Điều ghi lại cần nhiều chính xác nhưng dòng suy nghĩ như có một sự sai khiến từ trong cõi huyền vi bảo cháu con phải đi tìm dòng máu của chính mình ở nơi đâu có vết tích tộc Trần. Một thời vẻ vang của tiên đế, vua quan nhà Trần đã thành dấu ấn lịch sử thế giới. Thành Cát Tư Hãn liệt oanh đã làm bá chủ một phần thế giới nhưng trước uy phong của Trần Triều phải dừng chân, quay ngựa rút quân về. Lịch sử Trần đã để lại cho trăm họ đời đời bái vọng, con cháu ta Trần Tộc cung nghinh vọng niệm là việc nên làm.

Giấc mơ nào không có sự mơ hồ và từ đó mới có thể tìm thấy những gì cần tìm thấy. Do đó, ta có quyền mơ hồ để có được giấc mơ ngàn năm chưa gặp, để thấy được Tộc Trần lớp lớp hội ngộ với xa xưa.
Mọi suy nghĩ còn trong đợi chờ và hy vọng. Làng Thanh Châu, Tổng Thanh Châu, Huyện Hòa Vang, Phủ Điện Bàn, nay là Cẩm Thanh – Cẩm Châu , thành phố Hội An vẫn là nơi bắt đầu của Gia Phả Trần Công Tộc.


“Thượng Niệm Bổn Âm Đường Thượng
Trần Công Môn Dĩnh Xuyên Quận,
Tiên Viễn Lịch Đợi Quá Cố Chư Tiên Linh Vị Tiền”



(Trích theo bút đề đầu bản gia phả sao chép bằng Hán Nôm)



TỔ CÔNG
THUỶ TỔ TRẦN CÔNG TỘC THANH CHÂU

spacer

GIA PHẢ TRẦN CÔNG TỘC


GIA PHẢ
TRẦN CÔNG TỘC





LÀNG THANH CHÂU
TỔNG THANH CHÂU
HUYỆN HÒA VANG
PHỦ ĐIỆN BÀN
TỈNH QUẢNG NAM

Tran Cong Toc


Hiện nay: Cẩm Châu – Cẩm Thanh, Thị xã Hội An, 
Tỉnh Quảng Nam.


spacer

Giới thiệu gia phả họ Võ phái Nhì làng Phú Thái - Quế Sơn


LỜI GIỚI THIỆU

“Nước có sử, nhà có phả” là đạo lý của dân tộc có văn hiến.
Nhiều năm trăn trở, bác Lan đã hoàn thành được bộ gia phả cho phái Nhất. Bộ gia phả nầy có hình thức và phương thức  biên tập mới có nhiều ưu điểm để con cháu đời sau lãnh hội một cách rõ ràng về thân thế và sự nghiệp phái Nhất và phản ánh một phần tộc Võ của chúng ta tại làng Phú Thái.
       Đây cũng là ước ao của cả họ Võ và phái Nhì.
      Nay cơ duyên đến, anh em nhận được thông tin đã phát tâm vun bồi công đức, cúng tiến tài vật, công sức để thực hiện bộ gia phả của phái Nhì.
      Với bề dày hình thành dòng họ cùng sự phát triển lớn mạnh của con cháu bộ gia phả phái Nhì có nội dung nhiều hơn và chi tiết phong phú hơn. Do đó, ngoài việc tài trợ kinh phí của gia đình hậu duệ Võ Văn Trạm tại Hoa Kỳ, các hậu duệ tại quê nhà gồm có ông Võ Văn Toàn (đời XI) dự tri, ông Võ Văn Học, ông Võ Văn Vĩnh (đời XII), các ông Võ Thanh Tơ, Võ Thanh Hà, Võ Văn Hoa, Võ Văn Bền, Võ Văn Tào và Võ Văn Một (đời XIII) đã phải tích cực làm việc, cung cấp thông tin, đi điền dã  khảo sát, ghi hình nhiều ngôi mộ, đến từng nhà chụp hình ảnh thờ, ảnh cá nhân để tổng hợp sự kiện. Tại Sài Gòn có ông Võ Thôi trách nhiệm bổ sung các tình tiết hành trạng các ông bà đời trước hậu sanh chưa rõ. Tư vấn và biên soạn do chuyên viên gia phả của TTNC&THGP TPHCM trực thuộc Hội Khoa Học Lịch Sử đảm nhận.
        Gia phả dựa vào hai tư liệu: thứ nhất là bản Phó Ý cầu siêu soạn năm Nhâm Thân (1872), thứ hai là bản Tông đồ bằng vải lập năm 1995; được nghiên cứu và thực hiện trong thời gian là năm tháng. Bản thảo do hội đồng gia tộc họp bàn, chỉnh lý và thống nhất. Bản chính in thành sách khổ 20x30, bìa cứng chữ mạ vàng, số lượng 5 bộ (01 tại nhà thờ tộc, 02 tại nhà thờ phái I &II, 01 tại hải ngoại, 01 gửi lưu trữ tại Thư Viện KHTH TPHCM).
         Nội dung gồm có:
        -         Lời tựa
        -         Phả ký: Phần nầy tóm lược quá trình tạo nghiệp của Tổ tiên, Tiền hiền - Giới thiệu tổ quán làng Thổ Ngõa, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang - Giới thiệu ấp Phú Khương nơi dừng chân của người họ Võ đầu tiên - Ảnh hưởng của người họ Võ đối với quê quán và các họ và Tiểu sử Ngài Tổ họ Võ Việt Nam.
        -         Bản Phó Ý biên soạn năm Nhâm Thân (1872).
        -        Tông đồ họ Võ, gồm bản thứ nhất thể hiện từ Thủy tổ, đời thứ I là ngài Tiền hiền Võ Văn Nhân đến đời thứ VIII. Các bản thứ hai, ba, bốn và năm… hệ thống theo từng phái và từng đầu ông.
        -         Phả hệ phái Nhì: Đây là phần chi tiết của từng thành viên thuộc phái Nhì dòng họ Võ; có hành trạng, thân thế, sanh mất, mồ mả, các con và nơi sanh sống, hình ảnh liên quan. Sắp xếp theo từng chi; chi ngài Võ Đức Thắng trước tiên, đến ngài Đức Thuận, ngài Đức Hòa và sau cùng là ngài Võ Đức Du. Trong các chi sắp xếp theo thứ tự từng đời , anh trước em sau có ghi rõ con của ai.
         -       Phần phụ khảo: Giới thiệu các nhà thờ họ Võ làng Phú Thái, ý nghĩa các hoành phi - câu đối, bài viết của con cháu…, ngày kỵ giỗ của tộc - của gia đình.
Bản gia phả có độ dày 300 trang, kèm theo một đĩa VCD thể hiện đầy đủ một thiên gia sử họ Võ làng Phú Thái, biên soạn có khoa học, không có định kiến xã hội, chính trị, tôn giáo mà chỉ mang tính sâu đậm tình cảm huyết thống gia tộc, những tình tiết chỉ là hành trạng cần chia sẻ, không ảnh hưởng quan hệ dòng họ. Bố cục và hệ thống của gia phả dễ dàng cho việc bổ sung, nhưng phải nói thêm rằng, có một số vấn đề khó giải quyết trong bộ gia phả nầy, hậu sanh không am tường, có lẽ tiền nhân không quở trách. Theo Phó Ý thì có tên ông bà nhưng gia phả không biết phải đưa vào đâu vì phó ý chỉ thể hiện tên họ và đời không ghi việc sanh hạ. Tông đồ lập năm 1995 thì ghi sai đời của các ngài cao đời, phải chuyển đổi cho đúng đời nhưng hệ thì còn một vài sai trật, khó xác định.
           Các hậu duệ quan tâm đến dòng họ, xem gia phả để hiểu về dòng họ, tự hào truyền thống gia phong nhà ta. Đây là tư liệu của gia tộc và là tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội học và văn hóa dòng họ.

            Xin cám ơn Tổ tiên đã cho chúng con duyên lành để hoàn thành ao ước, để cốt nhục nhiều đời nối kết rõ ràng hơn và thâm tình huyết thống đậm đà, bền chắc. Nhà thờ họ tôn nghiêm, tráng lệ và gia phả minh bạch, trang trọng, mồ mả huy hoàng là phong thái sáng ngời của văn hóa dòng họ, nay họ Võ ta có đủ là niềm vui lớn của con cháu.
            Nhìn thiên hạ biết mình, con cháu họ Võ xưa nay luôn thấy đâu là trọng trách!

         Soạn giả và Nội tôn đời thứ XII, XIII
         
          Cẩn bút




Ảnh nhà thờ tộc năm 2012


spacer

GIA PHẢ HỌ TRẦN Ở KỶ LAM


GIA PHẢ HỌ TRẦN Ở KỲ LAM

TÁC GIẢ TRẦN VĂN ĐƯỜNG ( VLSDH TPHCM )


LỜI TỰA 
 

Dòng họ Trần tại làng Kỳ Lam, tổng Đa Hòa, nay là xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có một thanh thế khá lớn đối với địa phương, là điều đáng mừng vui trong tộc họ. Việc dựng gia phả đã có từ nhiều đời trước, nhưng lịch sử càng ngày càng nhiều sự kiện, dòng họ mỗi lúc mỗi đổi thay thêm bớt, những văn bản thời xưa là rất quý nhưng đời sau xem ra không hiểu hết; không bổ sung, không tu chỉnh cho phù hợp e sẽ nhọc nhằn cho cháu con.
Nỗi trăn trở của những người lớn tuổi mang nguyện vọng, muốn báo đáp tròn vẹn hiếu tình với tiên tổ, với những bậc sanh thành; ngoài việc xây dựng từ đường, tôn tạo Tông miếu, mồ mả; có gia phả thể hiện đủ giềng mối thế thứ, tông chi, nội thân ngoại thích là rất cần thiết.
Qua một thời gian dài cùng nhau bàn bạc việc ghi chép phả nhưng gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu, trong kỹ thuật để thỏa đáng yêu cầu thời đại nên chưa có thể biên soạn. Nếu mọi việc thuận lợi, bộ gia phả dòng họ chúng ta được soạn thảo theo yêu cầu cao từ gia tộc, cộng thêm sở trường của chuyên gia gia phả dòng họ; chúng ta hy vọng họ Trần làng Kỳ Lam, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn có được một tác phẩm văn hóa dòng họ phong phú và hoàn chỉnh với nội dung như sau. 

spacer
do